intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bất bình đẳng và khác biệt xã hội: Phần 1

Chia sẻ: Thuỳ Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

159
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Khác biệt xã hội và bất bình đẳng: Phần 1 tập trung trình bày các vấn đề cơ bản như: Khác biệt xã hội và bất bình đẳng ở Đông Nam Á; thực trạng điều kiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam; tiểu sử và sự khác biệt theo thế hệ, Philippe Antoine, Andonirina Rakotonarivo; giới, tình dục và sinh sản ở Việt Nam;... Hy vọng Tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bất bình đẳng và khác biệt xã hội: Phần 1

  1. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Học viện Khoa học Xã hội Khác biệt xã hội và bất bình đẳng Các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành đối với những vấn đề về giới và dân tộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Viện nghiên 04 7 / 2012 cứu phát triển Pháp (IRD), Đại học Nantes, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (ÉFEO) và Cơ quan đại học Pháp ngữ (AUF) đồng thuận hỗ trợ tổ chức Khóa học mùa hè về khoa học xã hội «Khóa học Tam Đảo» trong khuôn khổ thỏa thuận đối tác giai đoạn 2010- 2013. Thỏa thuận đối tác nhằm mục đích tổ chức khóa đào tạo đa ngành chất lượng Khác biệt xã hội Khác biệt xã hội và bất bình đẳng cao, xây dựng diễn đàn đối thoại về các chính sách và thu hút đông đảo đối tượng trong và ngoài giới học thuật của khu vực Đông Nam Á. Với chủ đề về khác biệt xã hội và bất bình đẳng, những vấn đề về giới và dân tộc, cuốn kỷ yếu này ghi lại những tham luận và thảo luận được thực hiện trong khuôn khổ các phiên học toàn thể và lớp học chuyên đề diễn ra từ ngày 15 đến 23 tháng 7 năm 2011 tại Hà Nội và Tam Đảo. Bốn lớp học chuyên đề đã đề cập đến các chủ đề và bất bình đẳng nghiên cứu chính bao gồm: Khác biệt về dân tộc và giới: đo lường và các phương pháp phân tích; Tiểu sử: từ điều tra định lượng đến phân tích; Xây dựng và quản lý các dân tộc ở Đông Nam Á; Các phương pháp điều tra thực địa trong kinh tế - xã hội và nhân học. Các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành đối với những vấn đề về giới và dân tộc Conférences & Séminaires / Tháng 7 / 20112/ liên hệ Khóa học mùa hè về khoa học xã hội Stéphane LAGRÉE Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, ÉFEO Tam Đảo, Việt Nam fsp2s@yahoo.fr Tháng 7 / 2011 Virginie DIAZ Vụ Nghiên cứu, AFD diazv@afd.fr Bùi Thu Trang Học viện Khoa học Xã hội fsp2s.bureau@yahoo.fr Nhà xuất bản Tri Thức
  2. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Học viện Khoa học Xã hội Chủ biên: GS. TS. Đỗ Hoài Nam Khác biệt xã hội và bất bình đẳng Các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành đối với các vấn đề về giới và dân tộc Biên tập khoa học Stéphane LAGRÉE Viện Viễn đông Bác cổ Pháp, ÉFEO Liên hệ Virginie DIAZ Ban nghiên cứu, AFD diazv@afd.fr Bùi Thu Trang Học viện Khoa học xã hội fsp2s.bureau@yahoo.fr
  3. Hội nghị & hội thảo Vụ Nghiên cứu của AFD tổ chức nhiều hội thảo và hội nghị, là nơi trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa các tác nhân tham gia hỗ trợ phát triển: nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp... Các buổi gặp gỡ này có thể đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt động của AFD. Tuyển tập ấn phẩm Hội nghị và hội thảo có mục đích cung cấp những kết quả và thành tựu chính của các cuộc gặp này tới những độc giả có liên quan. Quý vị có thể tìm hiểu về các ấn phẩm của chúng tôi tại http://recherche.afd.fr Các ấn phẩm đã xuất bản thuộc tuyển tập: N° 03: Measure for Measure - How Well Do We Measure Development? – Proceedings of the 8th AFD-EUDN Conference, 2010 N° 02: Transitions Decreed, Transitions Experienced – Regional social sciences summer university “Tam Đảo Summer School Week” N° 01: Implementing Large-Scale Energy Efficiency Programs in Existing Buildings in China – Conference in Wuhan (China) [ Lưu ý ] Những phân tích và kết luận giới thiệu trong tài liệu này thuộc trách nhiệm của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của AFD hoặc của các định chế đối tác của AFD. Giám đốc xuất bản: Dov ZERAH Giám đốc biên tập: Robert PECCOUD Thiết kế: Ferrari / Corporate – điện thoại: 33 (0)1 42 96 05 50 Thực hiện: Tomorrow Media Co., Ltd. - Email: tomorrowmedia@gmail.com In tại Tomorrow Media Co., Ltd.
  4. Lời nói đầu 5 Lời cảm ơn 13 Diễn văn khai mạc 15 • Võ Khánh Vinh, Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Giám đốc Học viện KHXH  17 • Alain Henry, Giám đốc, Cơ quan Phát triển Pháp AFD Việt Nam 19 • Franciscus Verellen, Giám đốc Viện Viễn đông Bác cổ ÉFEO 22 • Jean-Pascal Torreton, Trưởng đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển IRD tại Việt Nam 24 • Yves Perraudeau, Giáo sư các trường Đại học, Phụ trách Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Đại học Nantes 26 • Olivier Garro, Giám đốc văn phòng châu Á – Thái Bình Dương, Mục lục Cơ quan Đại học Pháp ngữ, AUF 28 Phần 1 – Phiên toàn thể 31 1.1. Khác biệt xã hội và bất bình đẳng ở Đông Nam Á. Thực trạng dưới góc nhìn đa ngành và lịch đại, Jean-Luc Maurer 33 1.2. Thực trạng điều kiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam: phương pháp tiếp cận kinh tế học và xã hội - nhân học, Christian Culas, Benoît Massuyeau, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud 64 1.3. Tiểu sử và sự khác biệt theo thế hệ, Philippe Antoine, Andonirina Rakotonarivo 95 1.4. Giới, tình dục và sinh sản ở Việt Nam, Catherine Scornet 116 1.5. Tổng hợp các phiên toàn thể, Jean-Pierre Cling 131 Phần 2 – Các lớp chuyên đề 143 2.1. Phân biệt về dân tộc và về giới: đo lường và các phương pháp phân tích, Jean-Pierre Cling, Axel Demenet, Christophe Jalil Nordman, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud 145 2.2. Tiểu sử: từ điều tra định lượng đến phân tích, Philippe Antoine, Mody Diop, Andonirina Rakotonarivo 197 2.3. Xây dựng và quản lý các dân tộc ở Đông Nam Á: văn hóa, chính sách và phát triển, Christian Culas, Trần Hồng Hạnh, Grégoire Schlemmer 241 2.4. Đào tạo kỹ thuật điều tra điền dã về kinh tế xã hội và nhân học. Khác biệt và bất bình đẳng xã hội: thực tế được nhìn nhận, trải nghiệm tại xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, Christophe Gironde, Pierre-Yves Le Meur, Olivier Tessier, với sự tham gia của Annuska Derks và Mireille Razafindrakoto 289 Lý lịch của các giảng viên 325 Ký hiệu và viết tắt 353 Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD [ 3 ]
  5. Lời mở đầu Khóa học mùa hè về khoa học xã hội quy mô khu vực: một chương trình đào tạo chất lượng cao Khóa học mùa hè về khoa học xã hội «Khóa học Tam Đảo» được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2007 trong khuôn khổ dự án Quỹ đoàn kết ưu tiên về khoa học xã hội (gọi tắt là FSP2S) «Hỗ trợ nghiên cứu về những thách thức trong chuyển đổi kinh tế và xã hội ở Việt Nam», do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp chủ trì thực hiện[1]. Khóa học ra đời sau khi Hội đồng khoa học Pháp-Việt nhận thấy nhu cầu nâng cao năng lực của các nhà nghiên cứu, giảng viên-nghiên cứu viên và nghiên cứu sinh Việt Nam về phương pháp luận, nắm vững các công cụ điều tra và xử lý dữ liệu. Được tiếp tục tổ chức vào năm các năm 2008 và 2009, «Khóa học Tam Đảo» – viết tắt tiếng Pháp là JTD – vẫn giữ nguyên mục tiêu ban đầu là mang đến cho các nhà khoa học tương lai của Việt Nam những kỹ năng và công cụ tri thức cần thiết để nắm bắt thực tế xã hội một cách chặt chẽ, đúng khoa học, cũng như mang đến cho họ các cơ sở lý luận và phương pháp luận phục vụ cho việc xây dựng đề tài nghiên cứu có giá trị khoa học. Khóa học được tổ chức tại Hà Nội và Tam Đảo, cách thủ đô không xa. Kỷ yếu của ba khóa học này đã được xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Pháp[2]. 2010-2013: thỏa thuận đối tác, thay đổi quy mô cho khóa học lên quy mô khu vực Với thành công của ba khóa học đầu, cũng như để hỗ trợ cho việc tiếp tục phát triển cho các Khóa học mùa hè, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD), Trường Đại học Nantes, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp (ÉFEO) và Cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF)[3] đã tái khẳng định cam kết thông qua một thỏa thuận đối tác ký kết ngày 15 tháng 4 năm 2010 tại trụ sở của AFD tại Paris cho giai đoạn 2010-2013. Quan hệ đối tác này được thiết lập nhằm tiếp tục kéo dài khóa học mùa hè Tam Đảo cho những năm tới trên cơ sở những nội dung đã thực hiện trong các khóa trước với các mục tiêu lớn sau: - Hỗ trợ một chương trình đào tạo đa ngành chất lượng cao: tăng cường kiến thức, phương pháp và công cụ điều tra trong các ngành khoa học xã hội; nâng cao năng lực phân tích những thay đổi về kinh tế xã hội; củng cố việc nắm bắt các phương pháp đánh giá tác động của các dự án phát triển; [1] Dự án kết thúc ngày 7 tháng 5 năm 2009. [2] Lagrée S., Cling J-P., Razafindrakoto M., et Roubaud F. (biên tập khoa học), Khóa học Tam Đảo. Chiến lược giảm nghèo: các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành, NXB Tri Thức, Hà Nội, tháng 07 năm 2010, 624 tr. (bản tiếng Pháp), 620 tr. (bản tiếng Việt); Lagrée S. (biên tập), Khóa học Tam Đảo. Các cách tiếp cận phương pháp luận mới ứng dụng trong phát triển (2), NXB Tri Thức, Hà Nội, tháng 9 năm 2009, 401 tr. (bản tiếng Pháp), 398 tr. (bản tiếng Việt); Lagrée S. (biên tập), Khóa học Tam Đảo. Các cách tiếp cận phương pháp luận mới ứng dụng trong phát triển, NXB Thế Giới, Hà Nội, tháng 11 năm 2008 (tái bản tháng 5 năm 2009), 348 tr. (bản tiếng Pháp), 350 tr. (bản tiếng Việt). [3] AUF: tài trợ «Hành động đổi mới» 2010-2012. Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD [ 5 ]
  6. - Thiết lập một địa chỉ để thảo luận về các chính sách, cũng như một môi trường mở cho các nhà nghiên cứu của khu vực Đông Nam Á: khóa học mùa hè Tam Đảo JTD được thiết kế như một không gian nghiên cứu về các chiến lược, phương pháp và thực tiễn của phát triển, đồng thời cũng là một không gian đào tạo và trao đổi của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách; - Gia tăng uy tín và độ hấp dẫn của khóa học «Tam Đảo JTD»: khóa học có định hướng thu hút ngày càng nhiều giới học thuật và ngoài học thuật của cả khu vực Đông Nam Á. Từ những kết quả đạt được thông qua những đánh giá của ba khóa học đầu tiên, dự án khu vực cho 4 năm trong giai đoạn 2010-2013 cũng đặt ra những tham vọng mới: - Mỗi năm lựa chọn một đề tài mang quy mô khu vực hoặc quốc tế, sau đó sẽ phân tích và thảo luận trên cơ sở các cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành khác nhau; - Hai ngày đầu tiên được tổ chức tại Viện KHXH Việt Nam sẽ kết thúc bằng một buổi tổng kết nhằm giúp các giảng viên và học viên cùng suy nghĩ dưới góc độ liên ngành cũng như đối thoại về các công cụ phương pháp luận được giới thiệu ở các buổi trước đó; hai ngày của phiên học toàn thể này cũng nhằm dẫn nhập cho các lớp chuyên đề tổ chức vào những ngày tiếp theo; - Bốn lớp chuyên đề được tổ chức tại Tam Đảo, mỗi lớp có khoảng 20 học viên, các lớp chuyên đề kéo dài 5 ngày, sau đó có thêm một ngày tổng kết để các lớp báo cáo thu hoạch nội dung của từng lớp; ở ngày cuối cùng, học viên và giảng viên sẽ cùng ngồi lại để thảo luận và viết báo cáo thu hoạch để trình bày ở ngày tổng kết; - Để mở rộng quy mô, khóa học Tam Đảo cũng đón tiếp các nghiên cứu viên và học viên từ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với việc mở rộng quy mô như vậy, khóa học đã nâng cao được uy tín một cách rõ rệt và mở rộng được mạng lưới trao đổi và hợp tác giữa các nhà khoa học. Thành phần của khóa học bao gồm khoảng 50 học viên Việt Nam, và 30 học viên của các nước trong khu vực (Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia và một số nước láng giềng khác). Kỷ yếu khoa học xuất bản bằng ba thứ tiếng Việc xuất bản kỷ yếu của khóa học bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh được đề xuất cho năm tiếp theo sau khi khóa học kết thúc và được đưa vào bộ sưu tập AFD Conférences et Séminaires do ÉFEO và NXB Tri Thức đồng xuất bản. Cuốn kỷ yếu sẽ có CD ROM đi kèm và có thể tải bản điện tử miễn phí trên trang www.tamdaoconf.com và trang web của các đối tác ký kết dự án. Ngoài bản in, trang web của khóa học cũng có các bài đọc tham khảo bổ sung thông tin và phân tích sâu hơn cho các chủ đề và phạm vi nghiên cứu của từng chuyên ngành, lý lịch chi tiết của các giảng viên và đánh giá nhận xét về khóa học của các giảng viên, học viên và báo cáo viên. [ 6 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD
  7. « Khác biệt xã hội và bất bình đẳng » Chủ đề xuyên suốt của khóa học mùa hè Tam Đảo 2011 là các vấn đề về khác biệt và bất bình đẳng, đặc biệt nhấn mạnh vào hai khía cạnh là giới và dân tộc. Khóa học lần thứ 5 này được tổ chức theo hai phần bổ sung cho nhau: - Hai ngày học của phiên toàn thể, tổ chức tại Viện KHXH Việt Nam, vào hai ngày 15 và 16 tháng 7 năm 2011. Phiên toàn thể được mở đầu bằng phim tài liệu « 8 » và tiếp nối qua 4 tham luận trình bày dưới góc độ phương pháp luận đối với các chủ đề về khác biệt xã hội và bất bình đẳng. Toàn bộ nội dung của phiên học toàn thể đã được tổng hợp trong bài tổng kết cuối cùng; - Bốn lớp học chuyên đề, kéo dài 5 ngày tại Tam Đảo, từ thứ hai ngày 18 tháng 7 đến thứ sáu ngày 23 tháng 7. Nội dung của các lớp chuyên đề bao gồm các vấn đề khác biệt về dân tộc và về giới (lớp chuyên đề 1), điều tra tiểu sử (lớp chuyên đề 2), xây dựng và quản lý dân tộc ở Đông Nam Á (lớp chuyên đề 3), khác biệt xã hội và bất bình đẳng trong khuôn khổ đào tạo về điều tra điền dã trong kinh tế xã hội học và nhân học (lớp chuyên đề 4). Phim tài liệu « 8 » được chiếu trong phần khai mạc của phiên học toàn thể. Được chiếu lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2009 tại Liên hoan phim Cannes, bộ phim gồm 8 phim ngắn được kết nối thành một phim dài có chủ đề về 8 Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ tháng 9 năm 2000. Bộ phim được thực hiện nhằm mục đích cung cấp thông tin và tuyên truyền tới công chúng về các thách thức đối với sự đoàn kết quốc tế. Tại phiên khai mạc, ban tổ chức đã lựa chọn chiếu hai bộ phim ngắn có liên quan đến chủ đề của Khóa học mùa hè 2011 – có phụ đề tiếng Việt –: « Giấc mơ của Tiya » của đạo diễn Abderrahmane Sissako về đề tài đói nghèo cùng cực; « Từ người đến người » của đạo diễn Wim Wenders về đề tài quan hệ đối tác Bắc-Nam. Sau phần chiếu phim, giảng viên Jean-Luc Maurer, chuyên gia về chính trị học, Giáo sư tại Viện nghiên cứu quốc tế và phát triển (IHEID, Geneva) đã trình bày bài tham luận dẫn đề đầu tiên. Bài tham luận nhấn mạnh tới các yếu tố di sản mà lịch sử và văn hóa đã để lại cho các nước Đông Nam Á vốn nằm dưới sự ảnh hưởng của « văn hóa Trung Hoa », chủ yếu đối với Việt Nam, và của « văn hóa Ấn Độ » đối với tất cả các nước còn lại trong khu vực ngoại trừ Philippines. Qua tham luận, diễn giả muốn chứng minh rằng nếu như sự khác biệt được thể hiện một cách rất rõ nét ở tất cả các nước trong khu vực giữa các dân tộc đa số, nắm quyền lực thì ở các dân tộc thiểu số nằm xa các trung tâm quyền lực, sự khác biệt lại khó thấy hơn và dễ thay đổi hơn so với về sau này. Bằng cách chia để trị, quá trình đô hộ thực dân đã làm cho sự khác biệt càng trở nên sâu sắc hơn, mang tính đối kháng hơn trong mối quan hệ giữa các dân tộc vốn có truyền thống hợp tác và bổ sung cho nhau nhiều hơn. Trong phần tiếp theo, diễn giả tập trung trình bày về giai đoạn hậu thuộc địa và giai đoạn hiện nay cũng như về những tác động của quá trình phát triển kinh tế hoặc của sự thiếu vắng phát triển kinh tế đối với các hiện tượng khác biệt và bất bình đẳng xã hội. Trong phần kết luận, diễn giả đã nhấn mạnh rằng tốc độ phát triển kinh tế được đẩy mạnh kể từ khi bắt đầu làn sóng « toàn cầu hóa » theo xu hướng tân tự do đã càng làm gia tăng sự khác biệt mang tính xã hội ở tất cả các nước trong khu vực. Tuy nhiên có sự khác Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD [ 7 ]
  8. biệt rất rõ rệt giữa các nước, tùy theo những đặc điểm do lịch sử tiền thuộc địa để lại, tùy theo những ảnh hưởng từ thời thuộc địa và những lựa chọn chính trị và kinh tế của các nước. Đầu phiên học buổi chiều, các tham luận tập trung vào điều kiện sống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Các thảo luận được dẫn dắt theo góc nhìn của hai chuyên ngành nghiên cứu bổ trợ cho nhau là kinh tế học (các giảng viên Benoît Massuyeau, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud) và nhân học (giảng viên Christian Culas). Tham luận này đã mang đến một bức tranh về tình hình kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam qua góc nhìn về các chính sách dành cho họ. Từ các kết quả nghiên cứu và điều tra định lượng được thực hiện trong thời gian gần đây – Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam Household Living Standard Survey, điều tra việc làm, Baseline Survey – đặc biệt dành riêng cho điều tra các dân tộc thiểu số –, tham luận quan tâm đến phân tích sự thay đổi trong mức thu nhập và tỷ lệ nghèo đói, cũng như trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Bên cạnh đó, tham luận cũng đề cập tới các phương diện khác nhau trong chất lượng sống cũng như các yếu tố quyết định chất lượng sống của người dân, đặc biệt là sự tham gia của người dân thuộc các dân tộc thiểu số trong các dự án phát triển được triển khai tại địa phương cũng như cách thức các dự án đó có tạo ra sự biến động hay không trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Bài tham luận đầu tiên của ngày thứ hai giới thiệu các điều tra tiểu sử do hai nhà nhân khẩu học Philippe Antoine và Andonirira Rakotonarivo trình bày. Qua bài tham luận, có thể thấy việc thu thập và phân tích tiểu sử mang đến rất nhiều khả năng khai thác phục vụ cho nghiên cứu. Điều tra tiểu sử là một phương pháp tiếp cận theo chiều dọc, kéo dài qua thời gian, mỗi một sự kiện diễn ra trong cuộc đời của mỗi cá nhân đều được định vị theo bối cảnh tại thời điểm sự kiện đó diễn ra (thời gian cá nhân và thời gian tập thể), chứ không phải theo bối cảnh của thời điểm thực hiện điều tra. Kinh nghiệm tích lũy trong những năm qua cho thấy các nhóm thực hiện các nghiên cứu trên quy mô quốc gia hoàn toàn có thể áp dụng các kỹ thuật điều tra này. Cho đến nay, phương pháp này vẫn được đánh giá là chỉ áp dụng được ở các nước phát triển. Các điều tra tiểu sử hoàn toàn có thể thích nghi được với các thực tế khác nhau của các địa bàn nghiên cứu, chi phí cũng tương đối thấp: từ một mẫu điều tra mong muốn là từ 2000 đến 2500 người trên quy mô một thành phố, một vùng hoặc một quốc gia, hoàn toàn có khả năng thu được các kết quả đáng tin cậy về các mối quan hệ đan xen phức tạp giữa các biến kinh tế, nhân khẩu và xã hội. Ở những nước ít có các điều tra quan sát liên tục, có độ tin cậy cao thì các điều tra tiểu sử sẽ giúp xác lập dấu vết của các diễn biến chính về kinh tế xã hội ở cấp độ hộ gia đình trong một khoảng thời gian tương đối dài. Các phương pháp sử dụng, bao gồm phương pháp mô tả và phân tích sâu, sẽ cung cấp các chỉ số liên quan tới các phương diện khác nhau về thời gian, theo độ tuổi, theo thế hệ hoặc theo lịch đại. Tóm lại, kỹ thuật điều tra này giúp mô tả tốt hơn các mối liên hệ giữa các chuỗi sự kiện, con đường di cư và lịch sử gia đình của các cá nhân. Bài tham luận cuối cùng vào buổi sáng do giảng viên Catherine Scornet, chuyên gia xã hội - dân số học từ trường đại học Provence trình bày và mang nội dung bàn về các vấn đề giới, tình dục và sinh sản tại Việt Nam. Ở Việt Nam, mức sinh giảm rất nhanh, đi cùng với việc xuất hiện các cách nhìn nhận mới, các quan điểm mới về tình yêu và đời sống riêng tư. Mức sinh giảm nhanh cũng là điều kiện và kết quả của sự thay đổi trong quan hệ về giới và tình dục. Nếu như ở [ 8 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD
  9. Việt Nam, sự thay đổi trong mức sinh được hỗ trợ bằng một chính sách công rất duy ý chí, việc xuất hiện các biện pháp kiểm soát mức sinh cho thấy bắt đầu xuất hiện những tính toán trong quan hệ của các cá nhân với việc sinh sản và trải nghiệm cuộc sống, cũng như trong quan hệ giữa nam giới và nữ giới. Sự thay đổi đó cũng góp phần vào việc đưa các vấn đề tình dục và giới ra khỏi quy luật tất yếu của thiên nhiên. Việc các biện pháp tránh thai trở nên phổ biến đánh dấu một bước ngoặt, đó là việc chuyển từ các biện pháp tránh thai « của nam giới » phụ thuộc vào ý muốn và ý thức của nam giới sang sử dụng các biện pháp tránh thai do nữ giới trực tiếp kiểm soát, tức là các biện pháp tránh thai dùng thuốc có mức độ an toàn cao hơn. Trong một xã hội truyền thống, nơi việc tiếp tục làm những gì trước đây đã làm là hoàn toàn bình thường, nơi rất nhiều điều trong cuộc sống còn bị chi phối bởi thói quen và các mô hình có sẵn, các cá nhân không có khả năng tìm kiếm và lựa chọn theo ý mình một phong cách sống mà họ mong muốn. Nói cách khác, những lựa chọn về lối sống chỉ có thể tồn tại trong một xã hội cho phép sự « sự kể chuyện chiêm nghiệm về bản thân » được thực hiện, tức là trong một xã hội hiện đại. Bắt đầu đời sống tình dục là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng mang tính xã hội của tính nam và tính nữ. Thế nhưng nam giới và nữ giới bắt đầu đời sống tình dục không cùng một cách. Ở Việt Nam, mối bận tâm làm sao để mỗi cá nhân phải tuân theo một lý tưởng đạo đức tuyệt đối hiện đang đứng trước hiện tượng các cá nhân có những trải nghiệm riêng tư rất khác nhau, rất đa dạng về tình dục, về tình cảm và về quan hệ vợ chồng. Có sự chuyển đổi từ một mô hình có sự kiểm soát của gia đình và của vợ (chồng) đối với vấn đề tình dục sang một mô hình có sự nhìn nhận mang tính cá nhân chủ nghĩa nhiều hơn. Cuối cùng, vào đầu buổi chiều của phiên học toàn thể, Jean-Pierre Cling, giảng viên kinh tế tại Đại học Paris 13, đã tổng kết phiên học bằng một bài tổng luận phản biện. Phần tiếp theo của khóa học được tổ chức từ thứ hai ngày 18 tháng 7 đến thứ sáu ngày 22 tháng 7 với bốn lớp học chuyên đề tại Tam Đảo, cách Hà Nội 80 km. Lớp chuyên đề 1 « Khác biệt về dân tộc và giới: đo lường và các phương pháp phân tích » có mục đích giới thiệu và áp dụng các công cụ phương pháp luận do các nhà kinh tế học xây dựng. Dựa trên một loạt các điều tra tiến hành với các hộ gia đình, chủ yếu là các hộ gia đình ở Việt Nam, các học viên đã được làm quen với các phương pháp đo lường về các hiện tượng phân biệt – cơ sở lý luận, hạn chế – và các bài tập tình huống áp dụng để làm quen với cách sử dụng phần mềm Stata. Lớp chuyên đề 2 tiếp tục đào sâu thêm các vấn đề đã được đề cập đến trong tham luận đã được trình bày tại phiên toàn thể về các điều tra tiểu sử với các dữ liệu thực tế phục vụ cho các bài tập phân tích dữ liệu tiểu sử. Tại lớp chuyên đề này, các học viên cũng được học cách sử dụng phần mềm Stata. Nội dung của lớp học bao gồm việc tìm hiểu thế nào là một cuộc điều tra tiểu sử, các dạng phiếu tiểu sử và các cách xử lý dữ liệu, về việc xác định sự kiện và các kỹ thuật phân tích đơn biến, đa biến sử dụng trong cách tiếp cận loại này. Xây dựng và quản lý các dân tộc ở Đông Nam Á nhìn nhận dưới góc độ văn hóa, chính trị và phát triển là nội dung của lớp chuyên đề 3. Một trong những mục đích chính của lớp chuyên đề này là để chứng minh rằng tên gọi đặt cho các nhóm dân tộc, vào một thời điểm nào đó Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD [ 9 ]
  10. của lịch sử, mang đến những chỉ dẫn cụ thể về cách thức mà các Nhà nước – quyền lực trung ương – nhìn nhận và quản lý các dân tộc như thế nào. Cách tiếp cận phương pháp luận được sử dụng trong lớp chuyên đề này là phân tích so sánh lịch đại theo từng nước trong khu vực Đông Nam Á và đối chiếu dữ liệu – luật pháp, hiến pháp của các nước – và sử dụng các công cụ phân tích của chuyên ngành nhân học. Lớp chuyên đề 4 « Khác biệt xã hội và bất bình đẳng: thực tế được nhìn nhận và trải nghiệm. Đào tạo kỹ thuật điều tra điền dã trong kinh tế - xã hội học và nhân học » đặt ra hai mục tiêu chính là giới thiệu các công cụ và phương pháp điều tra kinh tế - xã hội học và nhân học và áp dụng các kỹ thuật điều tra đã học vào trường hợp của một xã tại huyện Tam Đảo. Ở ngày học đầu tiên, học viên và giảng viên cùng trao đổi về các vấn đề bất bình đẳng ở Việt Nam kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới, với trọng tâm đặt vào các bất bình đẳng về giới và dân tộc. Tiếp theo đó, lớp học có 3 ngày điều tra thực địa với các phỏng vấn thực hiện với người dân tại địa phương. Lớp học thực hiện điều tra về các chủ đề sau: i) phân biệt trong các hệ thống hoạt động sản xuất, ii) khác biệt văn hóa và giáo dục, iii) bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai, được nhìn như một sản phẩm của lịch sử của vùng và của xã. Các kết quả thu được từ điều tra thực địa được khai thác với sự tham gia của tất cả các nhóm để giúp các học viên làm quen với phương pháp tích lũy bổ sung. Mô tả đặc điểm chính của các lớp học chuyên đề của khóa học mùa hè JTD2011 Lớp chuyên đề Thang / cấp độ phân Ngành nghiên cứu Công cụ / phương tích pháp Điều tra việc làm, kỹ -1- Vĩ mô, trung mô và vi thuật phân tích, Stata, Khác biệt về dân tộc và mô. Đơn vị phân tích: Kinh tế, thống kê phương pháp định về giới hộ gia đình lượng và so sánh -2- Vĩ mô và vi mô. Đơn vị Tiểu sử, Stata, nghiên Tiểu sử: từ điều tra định phân tích: hộ gia đình Dân số học, thống kê cứu trường hợp lượng đến phân tích và cá nhân -3- Phân tích lịch đại, Xây dựng và quản lý Quốc gia và khu vực Nhân học so sánh, nghiên cứu các dân tộc ở Đông trường hợp Nam Á -4- Cấp độ địa phương: Đào tạo kỹ thuật điều làng, xã. Đơn vị phân Xã hội - nhân học, kinh tra điền dã trong kinh Phỏng vấn định tính tích: điều tra hộ gia tế - xã hội học tế - xã hội học và đình và cá nhân nhân học [ 10 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD
  11. Bốn lớp chuyên đề được xây dựng nội dung sao cho các học viên thuộc các ngành nghiên cứu khác nhau đều có thể tham gia với mục tiêu ưu tiên là giúp cho tất cả các học viên có thể sử dụng tất cả các phương pháp tiếp cận và các công cụ một cách cởi mở nhất có thể. Mong muốn đan xen các góc độ nghiên cứu của các chuyên ngành khác nhau này được cụ thể hóa một cách rõ nét nhất ở phiên báo cáo tổng kết khóa học, thứ bảy ngày 23 tháng 7. Như thông lệ từ các khóa học trước, các học viên đều được cấp chứng chỉ có chữ ký của đại diện các cơ quan đồng tổ chức là Viện Khoa học xã hội Việt Nam, AFD, IRD, ÉFEO và Đại học Nantes. Tối thứ năm ngày 21 tháng 7, phim tài liệu « L’argent de l’eau » (tạm dịch Tiền nước) của đạo diễn Christian Lallier – dài 52 phút, thực hiện năm 2006, phụ đề tiếng Việt đã được chiếu cho học viên tất cả các lớp. Bộ phim do Alain Henry giới thiệu và dẫn dắt bình luận. Bộ phim nói về việc lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch cho các làng ở Cộng hoà Mali. Nội dung bộ phim quan tâm đến những tranh luận xoay quanh vấn đề tổ chức và quản lý một loại dịch vụ cơ bản có trả phí trong bối cảnh của một nước đang phát triển, cũng như đưa ra cái nhìn phân tích về những logic cũng như những bất ổn nằm sau một dự án phát triển cụ thể. Qua bộ phim này, các học viên đã có cơ hội đối thoại về những phức tạp xoay quanh việc đưa một hoạt động mới vào đời sống địa phương, với những ràng buộc và lịch sử riêng mà các dự án còn chưa tính đến. Đặc điểm học viên khóa học 2011 Đối với khóa học năm 2011, việc lựa chọn học viên đã được thực hiện rất khắt khe. Ban tổ chức đã nhận được gần 300 đăng ký – tăng gần 50% so với năm 2010. Trong số đó chỉ có 84 ứng viên được tuyển chọn. Việc lựa chọn khắt khe như vậy là cần thiết để đảm bảo duy trì nhịp độ làm việc năng động của các nhóm cũng như để đưa ra phương pháp sư phạm phù hợp cho các lớp học chuyên đề trên Tam Đảo. Tổng cộng, tại phiên học toàn thể tổ chức tại trụ sở của Viện KHXH Việt Nam đã có gần 100 học viên tham dự. Từ các phiếu đăng ký, có thể tổng hợp các thông tin sau về thành phần tham dự: - Nữ chiếm đa số: 76% tổng số học viên; - Học viên trẻ: 25% trong độ tuổi 20-25 tuổi, 32% trong độ tuổi 26-30 tuổi, 23% trong độ tuổi 31-35 tuổi và 20% trong độ tuổi trên 36 tuổi; - Vị trí công tác và trình độ đa dạng: Thạc sĩ (35), Thạc sĩ - giảng viên (4), Tiến sĩ / nghiên cứu sinh (13), Tiến sĩ / nghiên cứu sinh - giảng viên (5), Nghiên cứu viên (16), Giảng viên (7), Giảng viên - nghiên cứu viên (2), Cán bộ làm trong lĩnh vực phát triển (2); - Đa ngành: xã hội học, nhân học và xã hội học - nhân học, kinh tế học, thống kê, dân số học, địa lý, lịch sử, khoa học pháp lý; - Học viên đăng ký chủ yếu là từ hai thành phố Hà Nội (35) và Thành phố Hồ Chí Minh (22 người đăng ký), ngoài ra còn có học viên từ các tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Nha Trang, Bình Dương và Cần Thơ; - Thành phần tham dự mở rộng ra các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á: Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia và các học viên đăng ký tự do từ Campuchia và Việt Nam; - Học viên đến từ nhiều cơ quan, viện nghiên cứu, tổ chức: Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD [ 11 ]
  12. •  Việt Nam: Viện Kinh tế Việt Nam; Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ; Viện dân tộc học; Viện nghiên cứu gia đình và giới; Trung tâm dân số huyện Phú Giao (tỉnh Bình Dương); Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông; Viện xã hội học; Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình; Đại học Đồng Nai; Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương); Viện nghiên cứu tôn giáo; Viện văn hóa; Trung tâm nghiên cứu đô thị hóa và phát triển (CEFURD); Tổ chức phi chính phủ Enda; Trung tâm chính trị huyện Củ Chi; Viện nghiên cứu Trung Quốc; Đại học KHXH và nhân văn TP Hồ Chí Minh; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai; trường Cao đẳng văn hóa, nghệ thuật và du lịch Nha Trang; Đại học Thái Nguyên; Viện kinh tế chính trị thế giới; Đại học Hà Nội; Viện nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh; Viện nghiên cứu Đông Nam Á; Trung tâm nghiên cứu, tư vấn và phát triển cộng đồng TP Hồ Chí Minh; •  Campuchia: Viện công nghệ; Đại học luật và khoa học kinh tế hoàng gia; NGO Nyemo; NGO Development and Partnership in Action; •  Lào: Đại học quốc gia Lào, Đại học Savannakhet; •  Thái Lan: Đại học Mahidol; •  Malaysia: Đại học quốc gia Malaysia; •  Ngoài châu Á: Đại học Provence Aix-Marseille Để kết thúc, chúng tôi xin thông báo lịch tổ chức của khóa học Tam Đảo lần thứ sáu năm 2012 từ ngày 13 đến ngày 21 tháng 7 với chủ đề là: « Nước và các vấn đề liên quan, các phương pháp và tính đa ngành trong phân tích ». Stéphane Lagrée [ 12 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD
  13. Lời cảm ơn Hợp tác và liên kết giữa các cơ quan khác nhau thông qua một Thỏa thuận đối tác ký kết từ bốn năm qua đã mang đến cho Khóa học mùa hè Tam Đảo một uy tín không chỉ dừng lại ở tầm khu vực Đông Nam Á mà còn vươn xa hơn nữa. Chúng tôi xin cảm ơn các cơ quan đã đóng góp vào kết quả này: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD – Ban nghiên cứu, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp ÉFEO, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp IRD – Ban các Chương trình nghiên cứu và Đào tạo phía Nam, Trường Đại học Nantes và Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF. Ấn phẩm các quý vị đang cầm trên tay được hoàn thành thông qua sự gửi gắm của Philippe Cabin, Ban Hỗ trợ quản lý tri thức của Cơ quan Phát triển Pháp AFD. Chúng tôi xin cảm ơn vì những trao đổi rất hiệu quả thời gian qua. Chúng tôi bày tỏ sự biết ơn chân thành nhất tới các giảng viên đã tham gia Khóa học mùa hè Tam Đảo với chất lượng khoa học và sư phạm rất cao, không chỉ trực tiếp tại khóa học mà còn cả trong công tác tổ chức và quảng bá cho khóa học. Đó là các giảng viên: Philippe Antoine, Jean-Pierre Cling, Christian Culas, Mody Diop, Christophe Gironde, Alain Henry, Pierre-Yves Le Meur, Benoît Massuyeau, Jean-Luc Maurer, Christophe Jalil Nordman, Andonirina Rakotonarivo, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud, Grégoire Schlemmer, Catherine Scornet, Olivier Tessier và Trần Hồng Hạnh. Công việc ghi và gỡ băng phục vụ cho xuất bản ấn phẩm này rất tỉ mỉ và mất nhiều thời gian. Chúng tôi xin cảm ơn công sức và chất lượng công việc của các báo cáo viên Jean Verly tại phiên học toàn thể (Đại học Thương mại Rouen, Cử nhân Văn học hiện đại – Đại học Paris-Sorbonne); Amandine Lepoutre tại lớp học chuyên đề 1 (Tiến sĩ Lịch sử, Trường cao học thực hành);Youssef Ouali Laalami, tại lớp học chuyên đề 2 (Thạc sĩ Quản lý tổ chức); Lena Kéravec, tại lớp học chuyên đề 3 (Tốt nghiệp Đại học Rennes II và Viện Di sản vùng IRPA); Alain Fiorucci, tại lớp học chuyên đề 4 (Tiến sĩ Xã hội học, Đại học Provence). Cuối cùng chúng tôi xin chúc mừng đội ngũ biên dịch, phiên dịch đã thực hiện công việc dịch thuật cho khóa học 2011. Xin gửi lời cảm ơn tới Trần Thị Phương Thảo, Đại học Hà Nội; Phạm Thị Kim Yến, Lê Kim Quy và Lê Thanh Mai, Bộ Ngoại giao Việt Nam; Ngô Thị Hồng Lan, Đại học Kinh tế quốc dân; Nguyễn Việt Tiến, Đại học Quốc gia Hà Nội; Elizabeth Burgess và David Smith, phiên dịch độc lập. Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD [ 13 ]
  14. Diễn văn khai mạc Võ Khánh Vinh Phó chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam Alain Henry Giám đốc AFD Việt Nam Franciscus Verellen Giám đốc ÉFEO Jean-Pascal Torreton Trưởng đại diện Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp tại Việt Nam Yves Perraudeau Giáo sư, giảng viên đại học, phụ trách Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Đại học Nantes Olivier Garro Giám đốc văn phòng châu Á - Thái Bình Dương, Cơ quan đại học Pháp ngữ Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD [ 15 ]
  15. Diễn văn khai mạc GS.TS. Võ Khánh Vinh Phó Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam kiêm Giám đốc Học viện Khoa học xã hội Kính thưa các vị khách quý, các giảng viên và thế nữa, nội dung, mô hình và phương pháp đại diện đến từ tổ chức nghiên cứu và đào tạo tổ chức Khóa học mùa hè cũng gây được của Pháp và Việt Nam. tiếng vang tốt trong và ngoài nước. Tôi tin Các bạn học viên thân mến, rằng trong thời gian tới, mô hình đào tạo này sẽ được các cơ quan nghiên cứu ở Việt Thay mặt lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam áp dụng và phổ biến rộng hơn. Với ý Nam, thay mặt Học viện Khoa học xã hội, tôi nguyện như vậy, cùng với sự nỗ lực và tinh xin nhiệt liệt chào đón quý vị đến tham dự thần trách nhiệm cao, các đối tác tham gia tổ Khóa học mùa hè về khoa học xã hội, Khóa chức Khóa học mùa hè bao gồm Viện Khoa học Tam Đảo 2011. học xã hội Việt Nam, Cơ quan phát triển Pháp, Như chúng ta được biết, Khóa học đầu tiên Viện nghiên cứu phát triển Pháp, Đại học được tổ chức vào năm 2007 và đến nay đã Pháp Nantes và Viện Viễn đông Bác cổ Pháp trở thành một sinh hoạt khoa học, giảng dạy đã cùng nhau ký Bản Thỏa thuận đối tác cho quen thuộc tại Viện KHXH Việt Nam nói riêng 4 năm 2010 - 2013 để tiếp tục tổ chức khóa và trong ngành khoa học xã hội ở Việt Nam học thường niên này. Khóa học năm 2011 này nói chung. Hoạt động này gây được những là khóa học thứ 2 trong khuôn khổ Bản Thỏa ấn tượng tốt đẹp và đặc biệt đã có những thuận 4 năm. Chúng tôi cũng không quên tác động lớn trong nghiên cứu và đào tạo về nhắc đến sự tham gia đóng góp hàng năm Khoa học xã hội ở Việt Nam. của Cơ quan đại học Pháp ngữ. Mỗi năm, nơi đây hội tụ trên dưới 100 học Một bước tiến nữa đã đạt được trong việc tổ viên đến từ các cơ sở nghiên cứu, đào tạo chức Khóa học mùa hè đó là việc mở rộng khác nhau của Việt Nam và các nước trong quy mô tuyển chọn học viên. Ngoài các học khu vực. Cũng từ đây, một mạng lưới quốc viên đến từ các viện nghiên cứu, các tổ chức tế bao gồm các giảng viên, nghiên cứu viên và các trường đại học thuộc các tỉnh thành và các nhà khoa học đã được xây dựng. Hơn của Việt Nam, Khóa học mùa hè còn thu hút học viên đến từ các quốc gia trong khu vực Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD [ 17 ]
  16. Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, trình đào tạo thạc sĩ và đào tạo ngắn hạn. Malaysia. Bước tiến này hoàn toàn phù hợp Chúng tôi sẽ nghiên cứu, rút kinh nghiệm và với định hướng phát triển nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp những nội dung của đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam các Khóa học mùa hè để đưa vào trong các nói chung và tại Học viện Khoa học xã hội chương trình đào tạo ngắn hạn tại Học viện. nói riêng. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức hai Nếu điều này được thực hiện thì đây cũng ngày phiên học toàn thể và sau đó là các lớp chính là kết quả to lớn về mặt thực tiễn của học chuyên đề đã cung cấp cho người học các Khóa học mùa hè. không chỉ những kiến thức hàn lâm mà cả Ý thức đầy đủ về sự kiện quan trọng này, Viện những kiến thức thực tiễn gắn với các địa bàn Khoa học xã hội Việt Nam nói chung, đặc biệt rất cụ thể. Đây là một bước tiến có ý nghĩa và Học viện Khoa học xã hội, với tư cách là cơ là một mô hình hay, có thể áp dụng tại các cơ quan chủ trì tổ chức sẽ nỗ lực thực hiện tốt sở giáo dục và nghiên cứu tại Việt Nam. nhất cam kết của mình, hội tụ đủ các điều Khóa học mùa hè năm nay với chủ đề «Sự kiện nhân lực và vật lực để ngày càng nâng khác biệt xã hội và bất bình đẳng: các cách tiếp cao chất lượng các Khóa học mùa hè. Với cận phương pháp luận và liên ngành đối với trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, những vấn đề về giới và dân tộc» là một chủ đề với sự cộng tác nhiệt tình của các giảng viên rất hay và liên quan đến nhiều khía cạnh xã đến từ các cơ quan nghiên cứu, và giảng dạy hội và đời sống, không chỉ liên quan đến Việt của Pháp và với ý thức học hỏi cao của các Nam mà cả các quốc gia khác. Hy vọng rằng, học viên, tôi tin chắc rằng Khóa học mùa hè với những kiến thức, kinh nghiệm quốc tế Tam Đảo 2011 sẽ thành công tốt đẹp. của các giảng viên, các trao đổi kinh nghiệm Xin chúc quý vị đại biểu sức khỏe. Chúc của các học viên đến từ các nước khác nhau chúng ta có sự kết nối, hợp tác chặt chẽ hơn trong khu vực, khóa học sẽ mang lại nhiều trong tương lai. điều lý thú và bổ ích. Ngoài ra, tôi muốn thông báo rằng hiện nay Học viện Khoa học xã hội Xin trân trọng cảm ơn. của chúng tôi đang xây dựng nhiều chương [ 18 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD
  17. Diễn văn khai mạc Alain Henry Giám đốc, AFD Việt Nam Thưa ngài Phó chủ tịch Viện Khoa học xã hội cho các học viên và giảng viên có những Việt Nam, thưa các giảng viên và trao đổi đa dạng và liên tục; các đồng nghiệp, - Cuối cùng, đây là một khóa học mở, đa ngành và mang tầm khu vực. Hình thức tổ Khóa học mùa hè Tam Đảo là một cuộc phiêu chức này giúp chúng ta có thể xuất bản các lưu tri thức và sư phạm độc đáo và hữu ích. Cơ ấn phẩm bằng nhiều thứ tiếng. quan phát triển Pháp AFD tự hào được hỗ trợ hoạt động tuyệt vời này. Chúng tôi hỗ trợ cả về Đối với chúng tôi, đây là các ưu điểm rất năng lực lẫn tài chính cho khóa học trong suốt quan trọng. những năm qua, đây là minh chứng của việc Chính vì lý do đó, Cơ quan phát triển Pháp AFD chúng tôi tin tưởng vào chất lượng của hoạt đã quyết định hỗ trợ tài chính cho khóa học. động này. Khóa học mùa hè Tam Đảo (viết tắt Hơn nữa, bản thân AFD không phải là một cơ tiếng Pháp là JTD) được đặt trong truyền thống quan nghiên cứu, các hoạt động nghiên cứu hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và đào tạo. Tôi nếu có thì cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong xin nêu bật một vài đặc điểm, đồng thời cũng các hoạt động của chúng tôi. Tuy nhiên, đối với là những lý do để AFD hỗ trợ cho khóa học. Tôi AFD, việc tham gia vào công tác tổ chức khóa xin liệt kê ít nhất ba yếu tố tạo nên chất lượng học sẽ giúp hiểu hơn tình hình chung, mạng tuyệt vời của Khóa học mùa hè Tam Đảo: lưới tổ chức xã hội và thực tiễn kinh tế vốn là - Thứ nhất, khóa học này là nơi chúng ta có những yếu tố quan trọng trong các tiến trình thể trình bày và tranh luận về các nghiên của lĩnh vực phát triển. Hiểu được bối cảnh, các cứu khoa học liên quan đến phát triển. Đây lực đẩy tạo sự thay đổi, các ưu thế và những là một công việc rất quý giá, đặc biệt là đối điểm còn tồn tại là ưu tiên lớn. Hình dung với các nhà tài trợ vốn và các tác nhân liên được rõ hơn các đặc điểm đặc thù của mỗi địa quan trong lĩnh vực phát triển; phương sẽ giúp điều chỉnh được những dự án - Khóa học cũng là một hoạt động đào tào phát triển vốn được xây dựng theo kiểu công tăng cường, giúp cho các nhà nghiên cứu thức có sẵn hay nói cách khác là xem xét lại các trẻ và sinh viên ngành khoa học xã hội chính sách phát triển theo kiểu có sẵn-chỉ-để- tiếp nhận được các kiến thức cả về lý luận nhìn. Những gì là quan tâm nghiên cứu của và thực tiễn từ các giảng viên giàu kinh các bạn sẽ là những cái nhìn phản biện đối với nghiệm. Việc lựa chọn tổ chức lớp học các dự án phát triển của chúng tôi. chuyên đề tại một địa điểm biệt lập giúp Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD [ 19 ]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2