intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bầy chim sẻ đã về

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nổi nênh bến đục bến trong, cuối cùng thì cô gái bạc phận trong vở diễn “Mười hai bến nước” cũng chỉ còn là nấm mồ xanh được đứa con nuôi nhang khói trong vườn nhà. Kể ra nàng còn hơn Đạm Tiên trong “Kiều”, chỉ là nấm mồ vô chủ. Hiên sụt sùi khi tấm màn nhung khép lại, sụt sùi tới cả khi bốn diễn viên của vở kịch ra cúi chào khán giả đã vào trong cánh gà từ lâu, khách đã lục tục kéo về. Nàng kín đáo nhìn quanh, hình như có khối người đàn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bầy chim sẻ đã về

  1. Bầy chim sẻ đã về TRUYỆN NGẮN CỦA VÕ THU HƯƠNG Nổi nênh bến đục bến trong, cuối cùng thì cô gái bạc phận trong vở diễn “Mười hai bến nước” cũng chỉ còn là nấm mồ xanh được đứa con nuôi nhang khói trong vườn nhà. Kể ra nàng còn hơn Đạm Tiên trong “Kiều”, chỉ là nấm mồ vô chủ. Hiên sụt sùi khi tấm màn nhung khép lại, sụt sùi tới cả khi bốn diễn viên của vở kịch ra cúi chào khán giả đã vào trong cánh gà từ lâu, khách đã lục tục kéo về. Nàng kín đáo nhìn quanh, hình như có khối người đàn bà đa cảm như nàng, mắt hoe hoe đỏ tự bao giờ. Bên Hiên, Quốc không khỏi tặc lưỡi: “Gớm chửa, có bốn mạng diễn viên mà tiền vé tới cả trăm ngàn mỗi người!”. Câu nói của Quốc khiến nàng chưng hửng, cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Hiên nguýt dài: “Thế lần sau anh mua vé mà đi xem phim Đại chiến Xích Bích nhá, cả mấy ngàn người, chỉ bốn chục. Chọn hôm ế khách, giảm 50% ấy, chỉ hai chục ngàn đồng”. “Ừ, hôm nào mình đi” – Quốc cười hè hè, ôm vai người yêu, chẳng thèm để tâm thái độ dỗi dỗi vô lí của Hiên. Nói là vô lí vì câu nói ấy nếu có xúc phạm tới ai thì cũng chẳng liên quan gì Hiên. Vô lí còn vì đã rất nhiều lần, Hiên kể về Quốc cho cô bạn thân nghe đều kèm thêm câu: “Tao cá với mày, không ai keo hơn lão ấy”. Hiên cũng thừa hiểu, kéo Quốc đi xem kịch, chẳng khác gì việc ngồi bên cạnh một người chỉ biết chổng mông vào nghệ thuật. Trong khi mọi người đều có thể sụt sùi thì gã lại so đo giá cả cái vé kịch “chỉ bốn người diễn”. Gu của Quốc may ra chỉ có thể là dăm bộ phim đánh nhau hoành tráng, hoặc cười nói chí chóe, múa võ quay lộn tùng phèo, càng đông như chợ tết càng vui, kiểu của hãng phim Kỳ Nhông Béo.
  2. Biết còn nhiều hơn thế về tật xấu của Quốc, Hiên vẫn không dứt ra được. Dường như là một món nợ trả giá cho phần ngu muội trong con người Hiên vốn được đánh giá thông minh. Quốc giàu có? Nhằm nhò gì, giàu mà keo thì lâu lâu cũng chỉ bao người yêu được bữa cà phê, xem phim, xem kịch. Lâu lâu đi công tác, Quốc cũng nhớ mua cho Hiên một hai món quà. Lúc là cái vòng ngọc trai Phú Quốc đểu, dùng chưa qua tuần đã bong tróc lớp sơn bóng bẩy, lòi những hạt nhựa trắng hếu. Lúc là chiếc nhẫn không biết làm bằng gì, hễ đeo vào tay lại bị ăn da, mẩn đỏ dị ứng. Tiền thuốc có khi bằng mấy lần tiền nhẫn. Riết rồi, nữ trang Quốc tặng, Hiên chẳng dám đeo, cất vô một cái hộp sơn mài Quốc mua “mấy trăm ngàn cơ đấy” từ Đà Lạt về. Lâu lâu lấy ra ngắm nhìn, có cầm thì nhẹ thật nhẹ kẻo lại bong tróc. Một phần, Hiên ngại dứt ra khỏi mối quan hệ ấy vì sợ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, khi tuổi ba mươi đã sầm sập bên lưng. Suy cho cùng, đó cũng là một sự tính toán, dù không đo đếm bằng vật chất như thói quen của Quốc. Quốc kéo Hiên vào quán cà phê Lối về quen thuộc nằm hun hút sâu trong con hẻm. Trong bóng tối lờ mờ của Lối về, chưa ngồi ấm chỗ, chàng đã len nhanh tay vào sâu trong lớp áo ngực vân vê bầu vú. Hiên né tránh bằng cách ngả nhanh người ra dựa hẳn lưng vào ghế. Cảm xúc của vở kịch vẫn còn chưa dứt hẳn, lại ùa về từng lời thoại hẫng hụt trong nước mắt. Gã chưng hửng. - Em, sắp tới lão già anh kí giấy bán nhà. Anh sắp giàu to. Hiên ngạc nhiên: “Thầy đang ốm liệt giường cơ mà?”. “Liệt thì liệt chứ, đất đai đang được giá. Lừng khừng lúc này là lỗ thiệt cả lũ.”. Hiên tặc lưỡi: “Thầy không muốn bán thì vội làm gì. Ông cũng sống không được bao lâu nữa”. “Em khờ quá. Đã nói là đất đai đang sốt giá mà. Chờ là chờ thế nào. Đến lúc ông già chết, đất xuống giá thì ai chịu cái khoản lỗ ấy cho?”. Rồi gã cười khùng khục. “Bố già cũng hâm bỏ mẹ. Bố không muốn bán nên ra điều kiện: Con phải kí giấy từ bố thì bố kí giấy bán và chia phần cho con đàng hoàng. Già rồi lẩn thẩn. Ông nghĩ anh không dám kí”.
  3. Hiên nghe rõ cảm giác xát muối trong lòng khi nghe Quốc nói về ba anh – là thầy giáo cấp ba của Hiên như vậy. Cũng may ngồi giữa bóng đêm, nếu không, nhìn vẻ mặt hả hê của Quốc, ruột gan nàng có thể lộn mửa ra ngoài chứ không chỉ là có cảm giác xót rát. Bỗng chốc lòng Hiên dịu lại khi nghĩ tới những câu Kiều ngày xưa thầy dạy. Đám sinh viên, có đứa đã thuộc làu làu Kiều, hiểu tận từng chi tiết, chẳng hiểu sao mắt vẫn ngân ngấn nước. *** Hiên biết thầy trăm lần không muốn bán, ngàn lần không muốn bán vì đã nhiều lần, ông kéo tay cô lại mà hỏi: “Con thấy đàn sẻ đã về chưa?”. Những lúc ấy, Hiên lại vờ như chạy ra sân đứng ngó nghiêng, lại quay vào nắm bàn tay da bọc xương còn rất ít hơi ấm của ông cụ: “Chưa về thầy ơi!”. Đôi khi, trong những lúc ngó nghiêng ngoài sân, bốn phía chỉ toàn nhà hàng khách sạn, panô quảng cáo lòe loẹt bao vây, cây cối thấp lè tè vì hàng cây cổ thụ đã bị chặt đi để mở đường, Hiên thầm nghĩ: “Đàn sẻ làm sao mà về nổi”. Khi ngoài năm mươi, thầy từng bỏ nhà, bỏ trường đi theo tiếng gọi tình của một cô ca sĩ chừng hai mươi. Cô ca sĩ ấy, hát rất hay những bài hát phổ thơ của thầy. Hiên còn nhớ, cô ca sĩ ấy ở trọ cuối con hẻm nhà Hiên ở, mỗi lần thầy ghé qua đưa đón cô đi hát, cô ấy trắng bóc, xinh như một đóa hồng bạch, ngan ngát tỏa hương. Đã có lúc, Hiên chỉ ước mơ mình lớn lên làm ca sĩ, để ngan ngát tỏa hương như thế. Nhà trường làm kiểm điểm, thầy về nhà đóng cửa phòng được mấy hôm thì vác ba lô cùng cô ca sĩ ấy ra đi. Hôm hai người ra đi, ngang qua nhà Hiên, hình như cả hai cùng rạng rỡ. Từ đó, Hiên hay sang nhà thầy hỏi han cô, lâu lâu hỏi tin tức của thầy. Rồi yêu Quốc từ lúc nào. Hiên yêu khi hiểu và sẻ chia cùng nỗi đau có người cha bỏ nhà đi của Quốc. Mặt khác, Hiên có sự cảm thương chứ không trách gì hoàn cảnh của thầy. Dạo bé, ba cô cũng bỏ mẹ con cô đi biền biệt mười năm trời, có hẳn vài ba bà vợ bé, vợ nhỡ… rồi quay về cô vẫn không oán trách. Lâu lâu chỉ khóc òa tị nạnh khi bè bạn đi học có bố đưa, mẹ đón, khi mình đi lúi húi một mình, mẹ thì mải bươn chải ngoài chợ. Quốc khác Hiên thuở ấy
  4. khi anh đã biết dửng dưng chôn nỗi đau trong lòng. Lúc ấy, Quốc chưa keo kiệt, tính toán như bây giờ. Lúc ấy, nhà trống cột trống kèo, đâu có gì để keo kiệt, toan tính? Mẹ Quốc mất tháng trước thì tháng sau, 49 ngày cô đi, như có linh tính, thầy về. Hôm ấy, Hiên qua dọn cỗ cúng 49 ngày, thấy có một đàn sẻ về quanh sân. Bước chân thầy chừng mỏi mệt, lùng chùng bên đàn sẻ vô tư ăn thức ăn vương vãi trong nắng sớm. “Hết, tôi đã hết thật rồi!”. Thầy gục đầu trên chiếc ba lô sờn cũ. Mái tóc bạc trắng quá nhanh so với ngày thầy ra đi, hơn mười năm trước. Chỉ Hiên ra dìu thầy vào. Bàn tay thầy mềm rũ như một đứa trẻ, chân lẫm chẫm bước vào nhà. Ở một góc sân, Quốc đứng sững, lặng im. Hai cha con Quốc giao tiếp với nhau bằng những thanh âm của sự im lặng kể từ đó. *** - Phần của con bốn gian nhà, bố kí giấy ủy quyền đây rồi, con cứ bán. Chỉ còn một gian và mảnh sân, bố giữ lại. Bố chỉ muốn ở trong căn phòng này, có chết, cũng chết ở đây. Sau giọng nói có phần dứt khoát của thầy là tiếng rít lọt qua kẽ răng của Quốc sít sịt: “Ối giời ơi, cái mảnh sân ấy là mặt tiền, gần trăm triệu một mét đấy cụ Khốt ạ. Ở phố, ông cứ trồng chuối, trồng cà, chẳng đáng đồng xu cắc bạc, người ta đi ngang tưởng ông điên đấy. Ông giữ làm gì, để đưa xuống mồ à?” Hiên tình cờ mở cửa vào lúc cãi vã, chỉ còn biết đứng chôn chân dưới mấy bụi chuối đang mùa cho quả trước sân. Những gốc chuối oằn mình cho trái lớn, buồng sai. Và cũng những gốc chuối ấy sẽ tàn sẽ lụi đi rất nhanh sau chỉ một mùa trái chín. Không nghe tiếng thầy đáp lại, chỉ một chuỗi ho kéo dài. Hiên vội chạy vào nhà. Quốc nhăn nhăn mặt, thủng thẳng: - Em đến đúng lúc quá, bố già cứ ho là đái cả ra quần. Bẩn thỉu. Giọng anh dài ra như mấy bà bán cá hay cãi cọ ở chợ. Nói xong, Quốc quày quả bỏ ra ngoài. Thầy nhìn Hiên làm vệ sinh cho ông, nước mắt vắn dài: “Đời thầy khốn nạn thế, văn hay chữ tốt cho lắm, đi dạy cả thiên hạ, cuối cùng thành kẻ mất nết, bỏ vợ bỏ con,
  5. đến thằng con cũng không dạy nổi”. Lặng đi một lúc, thầy nắm bàn tay Hiên trong bàn tay xương gầy của mình. Đôi mắt đã mờ đục, buồn tủi ánh lên chút ít ấm áp cuối mùa. Nén tiếng thở dài, thầy khe khẽ: “Con ra sân xem, đàn chim đã về chưa?” Trước mảnh sân quen thuộc, Hiên thở dài. Cố lắm, cô mới nói được câu quen thuộc: “Thầy ơi, chưa về”. Không ngờ câu chuyện Hiên kể cho thầy lại ám ảnh ông đến vậy. “Thầy à, khi còn sống, hàng ngày cô vẫn đưa thóc ra vãi quanh sân cho lũ chim ăn. Cô bảo, thầy thích nhìn lũ chim đùa chơi trong sân, thầy sẽ quay về. Có hôm, chim về lích rích xao xác cả mảnh sân”. Chẳng hiểu sao, khi cô mất, Hiên vẫn thường ra vãi thóc nhưng lũ chim thưa dần và thôi về hẳn. Ngày thầy về, 49 ngày cô mất, lũ chim sẻ về lần cuối. Đã có lần, thầy nói, khi đàn chim về thường xuyên, cô sẽ lại về. Đi gần trọn cuộc đời, thầy tin vào điều thần kì ấy. Dù hàng ngày trên bàn thờ cô vẫn thoảng hương khói thì thầy cũng không một lần ra mộ vợ. Bữa ăn hàng ngày thầy vẫn nấu những món ăn cô thích, dọn thêm bát đũa chỗ cô ngồi chứ nhất định không dọn mâm riêng cho cô trên bàn thờ. Hiên hiểu, thầy đang cố đi ngược quy luật. Cũng có khi thầy nói, số thầy không phải chịu cảnh cô đơn. Quốc lúc ấy chen ngang: “Gớm, chết vợ này thì có vợ khác, lo gì cô đơn”. Lúc thầy ngủ, ở một góc gần đó, Quốc nói, không thèm giữ ý, anh nghi lão già chưa bán mảnh sân. Là vì ông già còn con vợ bé trong Nam, biết đâu có ngày nó chán nghề hát xướng, quay về với lão. Hiên sững sờ nhìn Quốc, lặng im ra về khi đã dém màn cẩn thận cho thầy và thắp nhang cho cô. Đã nhiều lần, Hiên thề với lòng mình không bước vào căn nhà này, không gặp Quốc để ngày càng bị dìm sâu xuống đáy thất vọng. Đã đến lúc hai người không thể là những người bạn chung đường. Thế rồi, nhìn thầy nằm sệp trên giường, không một chỗ dựa; nhìn ánh mắt trĩu nặng của cô trên bàn thờ, Hiên lại không đành lòng. *** Hiên, em qua đây! Ông cụ sáng giờ cứ nói sảng, bảo hẹn gặp mẹ lúc mười giờ sáng nay – Quốc giục sau tiếng chuông đổ dài.
  6. Hiên bật dậy, nhìn chuông đồng hồ, đã tám giờ sáng. Đêm qua, mải xem một bộ phim tâm lí, cô quên giờ, dậy trễ. Thầy mỉm cười khi thấy Hiên bước qua bậc cửa. Đôi môi khô gầy không thèm uống nước. Đôi tay ông không thể nhấc lên, dù là yếu ớt như hôm qua. Hiên cuống quýt nắn nhẹ đôi tay xương gầy ấy: “Thầy ơi, thầy…” - Con xem đàn chim đã về chưa? Giọng thầy mềm, nhỏ và ấm. Ánh mắt thầy như van như nài. Hiên nặng trĩu bước chân ra sân. Phía ấy, chắc chỉ là nắng và nắng, mấy buồng chuối để mặc trái chín vàng không ai ăn. Nhưng kìa, chính Hiên cũng bất ngờ khi thấy dăm ba chú sẻ lạc, nhảy nhót dưới gốc chuối rỉa trái chín rụng. - Thầy ơi, đàn chim đã về nhiều lắm… Giọng cô nhòa đi trong nước mắt - Thầy ơi…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2