intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh cháy lá Nam Mỹ gây hại trên cây cao su

Chia sẻ: Tửu Tinh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

113
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cháy lá Nam Mỹ là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với cây cao su do tác hại nặng nề mà nó gây ra. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo "Bệnh cháy lá Nam Mỹ gây hại trên cây cao su".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh cháy lá Nam Mỹ gây hại trên cây cao su

BỆNH CHÁY LÁ NAM MỸ GÂY HẠI TRÊN CÂY CAO SU<br /> (DO NẤM MICROCYCLUS ULEI GÂY RA)<br /> Ismail Hashim, chuyên gia SALB của FAO<br /> <br /> <br />  1. Giới thiệu<br /> Cháy Lá Nam Mỹ  (SALB) là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với cây <br /> cao su do tác hại nặng nề  mà nó gây ra. Trong quá khứ, SALB đã tàn phá hoàn toàn  <br /> những đồn điền thành lập vào thập niên 30 của thế  kỷ  trước tại Trung và Nam Mỹ. <br /> Cho đến ngày hôm nay, nó vẫn là yếu tố chính hạn chế sự phát triển của canh tác cao  <br /> su tại Trung và Nam Mỹ, nơi SALB  đang hoành hành (Lieberei, 2007; Sambugaro,  <br /> 2003). Các nước trồng cao su  ở châu Á, nơi cung cấp hơn 90% tổng sản lượng cao su  <br /> thiên nhiên của toàn thế  giới lo ngại về mối đe dọa của SALB (Rao, 1973a; Edathil,  <br /> 1986; Jayasinghe, 1992; Soepadmo, 1975), vì điều kiện khí hậu  ở  các nước này thuận <br /> lợi cho SALB lây nhiễm và gây hại (Chee, 1980b; Rao, 1973b; Silva, 2007). Các nước  <br /> này thực hiện một chế độ kiểm dịch chặt chẽ nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của bệnh <br /> vào trong vùng (Aziz, 1976; Chee, 1985; Rao, 1973a). Uỷ  ban Bảo vệ Thực vật Khu  <br /> vực châu Á ­ Thái Bình Dương (Asia Pacific Plant Protection Commission ­ APPPC)  <br /> được thành lập vào năm 1956, đề  ra những biện pháp cần thiết để  ngăn chặn sự  lan  <br /> truyền của SALB vào khu vực. Những hoạt động này thực sự đem lại hiệu quả trong  <br /> việc   ngăn   chặn   sự   xâm   nhập   của   SALB   vào   các   nước   trồng   cao   su   tại   châu   Á <br /> (Thurston, 1973). Ngoài ra, cũng nâng cao kiến thức cho các nhà bệnh cây và kiểm dịch  <br /> có liên quan. <br /> 2. Phân bố và kí chủ của SALB <br /> 2.1. Phân bố <br /> Trong nước: Bệnh chưa có ở Việt Nam <br /> Trên thế giới: SALB được phát hiện lần đầu vào đầu thế kỷ XIX trên cây cao  <br /> su hoang dại trong vùng Amazon và nhanh chóng lây nhiễm sang những đồn điền cao  <br /> su của Mỹ  trồng, do độc canh cây cao su trên diện tích lớn. Sau đó, bệnh được phát  <br /> hiện  ở  Guyana vào năm 1910, Trinidad (1916), Venezuela (1944), Costa Rica (1935) và <br /> Mexico (1946). Vào năm 1955, Hilton viết một báo cáo chi tiết về  những ngày đầu <br /> trồng cây cao su tại Trung và Nam Mỹ sự tàn phá của SALB tại các nước này. <br /> SALB hiện giới hạn tại vùng đất nhiệt đới châu Mỹ, phía bắc từ Mexico và trải  <br /> dài   đến   tới   Brazil   ở   phía   nam.   Hiện   nay,   bệnh   này   đang   hiện   diện   tại   Mexico,  <br /> Guatemala,   Panama,   Honduras,   Belize,   Costa   Rica,   Nicaragua,   Trinidad   và   Tobago, <br /> Haiti, Dominican Republic, Guyana, Guiana thuộc Pháp, Surinam, Venezuela, Colombia, <br /> Peru,   St   Lucia,   Ecuador,   Bolivia,   El   Salvador,   Paraguay   và   Brazil   (CMI,   1975; <br /> Compagnon, 1976; Hilton, 1955; Holliday, 1970b). Tại Mexico, SALB xuất hiện tại  <br /> những vùng như  Vera Cruz, Oaxaca và Chiappas, cách thành phố  Mexico khoảng 400  <br /> km (Rivano, 2004). Tại Brazil, SALB đặc biệt nghiêm trọng  ở  vùng rừng nóng  ẩm <br /> Amazon, hai bang Bahia và Espirito Santo (Bergamin Filho, 1984). SALB  ít nghiêm <br /> trọng hơn ở bang Sao Paulo và Mato Grosso nơi điều kiện khí hậu tại đây không thuận  <br /> lợi cho SALB, do mùa khô kéo dài và lượng mưa thấp hơn (Campanharo et al., 2011,  <br /> Holliday, 1970b). SALB chỉ  phù hợp với vùng có lượng mưa nhiều 2 (khoảng 2.500 <br /> mm/năm) với độ ẩm cao (hơn 80% R.H.) kéo dài mà không có mùa khô rõ rệt trong vài <br /> tháng (Holliday, 1970b). <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1. Bản đồ phân bố của SALB<br /> 2.2. Ký chủ<br /> Kí   chủ   chính   là   cao   su   (Hevea   brasiliensis)   ngoài   ra   còn   kí   sinh   trên   H.  <br /> benthamiana,   H.   camargoana,   H.   camporum,   H.   guianensis,   H.   pauciflora   và   H. <br /> spruceana, và loài lai giữa các loài trên<br /> Vị trí phân loại: (Agrios, 2005)<br /> Giới: Fungi<br /> Ngành: Ascomycota<br /> Lớp: Dothideomycetes<br /> Bộ: Capnodiales <br /> Họ: Mycosphaerellaceae<br />  3. Triệu chứng của SALB <br /> 3.1. Trên lá non <br /> Ngay sau khi bị  nhiễm bệnh, triệu chứng đầu tiên xuất hiện là sự  biến dạng <br /> của phiến lá (Hình 2). Lá từ 2 ­ 12 ngày tuổi xuất hiện triệu chứng của SALB sau 2 ­ 3  <br /> ngày lây nhiễm bệnh (Blazquez và Owen, 1957). Lá mẫn cảm nhiễm bệnh nặng sẽ teo <br /> lại, chuyển sang màu đen và rụng (Hình 2b). Cuống lá vẫn còn dính lại trên cây một <br /> vài ngày rồi cũng rụng (Hình 3). Vài ngày sau, những vết bệnh với hình dạng bất <br /> thường xuất hiện ở mặt dưới của chiếc lá non ở giai đoạn màu nâu nhạt. Sau đó, vết  <br /> bệnh này lại sản sinh ra vô số conidia và chuyển sang màu xanh olive đậm (Hình 3).  <br /> Kích thước của vết bệnh và số  lượng conidia sinh ra tùy thuộc vào tuổi của lá, tính <br /> mẫn cảm của dòng vô tính và điều kiện thời tiết ở thời điểm đó.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />  <br /> Hình 2. Triệu chứng trên lá non<br /> (a) Lá non biến dạng.<br /> (b) Lá bị nhiễm bệnh nặng bị biến dạng, chuyển sang màu đen và rụng.<br /> Hình 3. Những chồi non bị nhiễm SALB rồi trụi lá dần.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 4. Triệu chứng trên lá non<br />  (a) Lá bị biến dạng <br /> (b) Những vết bệnh chứa bào tử xuất hiện ở mặt dưới của lá<br />  3.2. Lá xanh chưa ổn định <br /> Khoảng hai đến ba tuần sau khi nhiễm bệnh, mô lá ở bề mặt ngay phía trên vết bệnh <br /> chuyển sang màu vàng, tiếp theo hình thành đám nhô lên dạng tròn màu đen, được gọi  <br /> là pycnidia (Hình 5). Pycnidia có đường kính 120­160 µm và chúng sinh sản ra bào tử <br /> dạng pycnospore. <br /> Hình 5. Pycnidia ở hai mặt lá cao su<br /> 3.3. Lá trưởng thành<br />  Vài tuần sau, những vòng tròn đó lớn dần và tạo thành những đốm sẫm màu,  <br /> được gọi là perithecia, nhất là vùng xung quanh theo rìa vết bệnh. Perithecia tạo thành <br /> ra mô nang (ascus) có chứa ascospore. Số  lượng perithecia thay đổi tùy theo mức độ <br /> nhiễm bệnh và tính mẫn cảm của lá. Trong vài trường hợp, toàn bộ  mặt trên của  <br /> phiến lá bị  bao phủ  bởi một lượng dày đặc perithecia. Khi lá đã già, mô lá ở  khu vực  <br /> trung tâm của phần bị bệnh sẽ chết, chuyển sang trắng mỏng như giấy và bị rách tạo  <br /> thành những lỗ thủng trên lá (Hình 6)<br /> <br /> <br /> <br /> <br />  Hình 6. Triệu chứng xuất hiện trên lá trưởng thành: lỗ thủng hình thành sau khi các  <br /> mô ở trung tâm của perithecia bị hoại tử<br />  3.4. Các bộ phận khác của cây<br />  Nấm M. ulei cũng gây bệnh trên phát hoa, cuống lá, chồi và trái với triệu chứng  <br /> nhìn thấy tại Hình 6, chồi bị nhiễm bệnh nặng sẽ bị chết (Hình 7b). <br /> (a) Phiến lá và gân lá bị nhiễm bệnh   (b) Chồi non bị bệnh sẽ rụng lá và dần chết khô <br /> <br /> <br /> <br /> <br />  (c) Trái còn xanh bị nhiễm bệnh<br />  Hình 7. Các bộ phận khác của cây cao su bị nhiễm bệnh Cây bị bệnh nặng, làm tán lá  <br /> sẽ thưa thớt và cành bị chết khô <br /> 4. Đặc điểm sinh thái và sinh học của SALB<br />   Bệnh cháy lá nam Mỹ  (SALB) gây ra bởi nấm  Microcyclus ulei  (P. Henn.) v. <br /> Arx. Trước đây, nấm còn được biết dưới nhiều tên khác như: Dothidella ulei P. Henn., <br /> Melanopsammopsis ulei (P. Henn.) Stahel, Fusicladium macrosporum Kuyper (chỉ trạng <br /> thái conidia của nấm) và Aposphaeria ulei P. Henn. (chỉ trạng thái pycnidia của nấm).  <br /> Dù với nhiều tên gọi khác nhau, nhưng chúng cùng chỉ một loại nấm. Hilton (1955) và <br /> Holliday (1970a; 1970b) đã trình bày chi tiết về định danh và lịch sử hình thành tên gọi <br /> của nấm. <br /> 4.1. Bào tử <br /> M. ulei thuộc họ Ascomycetes và sinh sản ra ba loại bào tử theo thứ tự: conidia  <br /> (Hình 8a), pycnospore (Hình 8b) và ascospore (Hình 8c). Conidia được sinh ra rất nhiều <br /> trong suốt giai đoạn vô tính trong khi pycnospore và ascospore lại được sản sinh ra <br /> trong giai đoạn hữu tính của nấm. Conidia có hai phần, một phần dạng bầu và phần  <br /> còn lại dạng thon. Dạng đặc trưng của conidia là dạng xoắn, kích thước có sự  biến <br /> thiên lớn được nêu trong Bảng 1. Kích thước của nó thay đổi tùy theo vùng và mùa. <br /> Đôi khi, conidia chỉ  có một phần, chúng thường phổ  biến lúc thời tiết khô và nuôi  <br /> trong phòng thí nghiệm. <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> (a) Conidia với hai phần (Holliday, 1970) (b) Pycnospore (Holliday, 1970) (c) Ascospore  <br /> Hình 8. Bào tử của nấm M. ulei<br /> Pycnospre có hình dạng như quả tạ và kích thước nhỏ (dài 6­10 µm và rộng 2­5 µm). <br /> Ascospore có dạng hình chữ nhật với hai phần không đều và kích thước cũng biến <br /> thiên (Bảng 1). Bảng 1. Bào tử của M. ulei<br /> <br /> Bào tử Mô tả Kích thước (nguồn tham khảo)<br /> <br /> <br /> <br /> Conidia Hầu hết có vách ngăn, nhỏ ­  12­30 x 5­8 µm (Langford, 1945)<br /> ở  hai  đầu,  có  màu  xám  ­  23­65 x 5­10 µm (Holliday, 1970b)<br /> đậm  cho  tới  màu  xanh  ­  23­65  x  5­10  µm  nếu  có  vách  ngăn  <br /> olive,  xoắn  lại  đôi  khi  là  và15­34 x 5­9 µm  nếu không có vách ngăn<br /> đơn bào (Chee & Holliday, 1986)<br /> Pycnospor Hình  dạng  giống  với  quả ­  6­10 µm (Holliday, 1970b)<br /> e tạ  đôi  với  kích  thước  hai  ­  6­10 µm (Chee & Holliday, 1986)<br /> đầu gấp đôi phần giữa.<br /> <br /> Ascospore Có  vách  ngăn  tạo  kích  ­  3 ­5 x 10­15 µm (Langford, 1945)<br /> thước hai phần khác nhau,  ­  2­5 x 12­20 µm (Holliday, 1970b)<br /> hình elip và trong suốt. ­  2­5 x 12­20 µm (Chee & Holliday, 1986)<br /> <br /> <br /> <br /> 4.2. Nuôi cấy M. ulei<br />  Cho dù trước đây, M. ulei được cho rằng là nấm ký sinh bắt buộc, hiện nay nấm đã <br /> được phân lập và nuôi cấy thành công bằng môi trường nhân tạo. Nhiều môi trường <br /> khác nhau được phát triển chứa thành phần chuyên biệt như: chiết xuất từ lá, vitamin,  <br /> nước dừa… (Blazquez và Owen, 1957; Chee, 1978b; Langdon, 1966; Langford, 1945;  <br /> Mattos, 1999; Medeiros, 1977). Môi trường đường có trong khoai tây rất tốt cho sự sinh  <br /> trưởng của M. ulei (Chee, 1978b). Sự tăng trưởng của khuẩn lạc rất chậm, nó có thể <br /> nổi lên hay sát bề  mặt của môi trường nuôi cấy (Hình 9). Conidia hiện được hình  <br /> thành trong môi trường nhân tạo, nhất là môi trường chuyên biệt cho sự sinh sản của  <br /> bào tử (Chee, 1978b, Junqueira et al., 1984; 1987; Mattos, 1999). Luân phiên chiếu sáng  <br /> xen kẽ với giữ tối sẽ gia tăng đáng kể sự hình thành conidia (Chee, 1978b).<br /> <br /> <br /> <br /> <br />   <br /> Hình 9. Khuẩn ty của M. ulei nuôi nhân tạo<br />  4.3. Nòi sinh lý của M. ulei <br /> Nhiều nòi sinh lý phát hiện trước đây của M. ulei và các nòi mới xuất hiện đã  <br /> vượt qua tính kháng bệnh của một vài dòng vô tính, trước đây nhiều nhà khoa học đã  <br /> quan sát hiện tượng này (Langdon, 1965; Langford, 1945). Miller (1966) đã tìm ra nấm <br /> hình thành bốn loài (race) riêng biệt (loài 1, loài 2, loài 3 và loài 4), ông cũng 8 phân  <br /> chia nhóm các dòng vô tính phản ứng với bốn loài trên. Nhiều loài khác và nòi sinh lý <br /> của M. ulei cũng được tìm thấy. Chee và cộng sự (1986) phân chia ra chín loài của M.  <br /> ulei có ngồn gốc từ  Bahia, Brazil dựa trên một nhóm của các dòng vô tính khác nhau.  <br /> Sau đó, Ismail và Almeida (1987) xác định chỉ có bốn lòai của M. ulei (loài 2, loài 3, loài  <br /> 4 và loài 6) tồn tại  ở Bahia. Một nòi có độc tính cao của M. ulei đã được phát hiện ở <br /> Trinidad và Tobago (Chee, 1978; Liyanage và Chee, 1981). Nhiều biến đổi trong quần <br /> thể của M. ulei đã được tìm thấy tại Brazil (Furtado et al., 1995; Junqueira et al., 1986;  <br /> Mattos et al., 2007), Guiana thuộc Pháp (Rivano, 1997) và Mexico (Cano, 1997). Ba  <br /> nhóm sinh lý của M. ulei được phân biệt từ  16 nguồn (isolate) phân lập khác nhau  <br /> (Junqueira et al, 1986). Rivano (1997) đã xác định được bảy “tác nhân gây độc” qua đó <br /> xác định 11 nòi sinh lý của M. ulei trong tổng số  16 chủng nêu trên. Gasparotto và  <br /> Junqueira (1994) đề  cập sự  tồn tại của quá trình biến đổi sinh lý sinh thái giữa các <br /> nguồn M. ulei. Cho tới nay, vẫn chưa thể xác định chính xác số lượng các nòi sinh lý <br /> của M. ulei. Mattos và cộng sự (2007) xác định có 36 dạng biến thiên về hình thái vết <br /> bệnh gây ra từ các chủng lấy ở Bahia với một nhóm gồm các dòng vô tính khác nhau. <br /> Số  lượng loài của M. ulei có thể  vào khoảng 50 (Pinheiro, 1995). Tuy nhiên, không <br /> nghi ngờ số lượng nòi, có thể là hơn bốn, của M. ulei hiện vẫn đang tồn tại. <br /> 4.4. Sự sống của bào tử <br /> Thời gian sống của bào tử bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu, nhất là ẩm  <br /> độ  và nhiệt độ. Bào tử  nằm trong quả  thể  vẫn có thể  sống lâu hơn các bào tử  đã bị <br /> tách rời. Một vài nghiên cứu chuyên biệt được thực hiện để  xác định thời gian sống <br /> của bào tử   ở  biên độ  nhiệt độ  và  ẩm độ  khác nhau, kết quả  cho thấy bào tử  có thể <br /> sống với khoảng thời gian nhất định (Bảng 2).  Ở  điều kiện  ẩm  ướt với nhiệt độ <br /> 24°C, perithecia lấy từ lá giai đoạn xanh có thể sống 12 ngày và sống 9 ngày trên lá bị <br /> rụng giai đoạn màu nâu (Chee, 1976d). Conidia đặt trên lam kính và duy trì ở nhiệt độ <br /> 24°C và  ẩm độ  95%, có thể  sống sốt trong 3 tuần mà vẫn có thể  nảy mầm (Chee,  <br /> 1976d). Tỷ  lệ  nảy mầm của conidia thay đổi thời gian, sau một tuần thì tỷ  lệ  này là <br /> 12­27% và giảm xuống còn 3­6% sau 3 tuần. Conidia đã tách rời vẫn có sống trong  <br /> vòng chín ngày ở ẩm độ đạt 65% và sáu ngày nếu ở 80­90% (Chee, 1976d).<br /> Bảng 2. Sức sống của bào tử và perithecia<br /> <br /> Loại bào tử Điều kiện lưu trữ Thời gian sống sót<br /> <br /> Conidia (tách rời) 24°C và ẩm độ 65­95% 3­4 tuần<br /> Conidia (chưa tách) 24°C và ẩm độ 85­100% 2 tuần<br /> 24°C và khô 16 tuần<br /> Ascospore 24°C và ẩm độ 85­100% 9 ngày<br /> <br /> Perithecia 24°C và ẩm độ 65% 3 ngày<br /> 24°C và ẩm độ 100% 12 ngày<br /> <br /> Điểm đáng ghi nhận là bào tử  được bảo quản trong điều kiện lạnh và khô có <br /> thời gian sống lâu hơn. Conidia và ascospore lấy từ  lá và giữ  trong tủ  lạnh với một <br /> khoảng thời gian nhất định vẫn có thể nảy mầm. Bào tử  đặt trên lam kính và để  khô  <br /> trong 16 tuần vẫn có thể nảy mầm và ascospore bị khô vẫn sống trong 15 ngày (Chee,  <br /> 1976d). Thực tế, bào tử  giữ   ở  nhiệt độ  đông lạnh (­74 °C) vẫn sống sót (Lebai­Juri,  <br /> 1995). Conidia teo lại khi ở điều kiện khô (Hình 9) và sẽ căng lên khi gặp ẩm độ cao. <br /> Hình 10. Conidia bị rút lại trong điều kiện khô<br /> Trong một nghiên cứu khác, bào tử vẫn sống sau một khoảng thời gian đặt trên <br /> những vật liệu thông thường (Zhang et al., 1986). Conidia được đặt trên giấy, kính, da  <br /> và vải trong một tuần vẫn có thể nảy mẩm đạt 5,8 ­31,5% (Bảng 3). Vài conidia nằm  <br /> trong đất suốt 10 ngày vẫn có thể nảy mầm. <br /> Bảng 3. Sức sống của conidia trên bề mặt vật liệu khác nhau trong 7 ngày<br /> <br /> Vật liệu Tỷ lệ nảy mầm (%)<br /> <br /> Vả i 31,6<br /> <br /> Nhựa 29,3<br /> <br /> Da 26,5<br /> <br /> Kính 26,0<br /> <br /> Kim loại 6,3<br /> <br /> Giấy 5,8<br /> <br /> Lá cây cao su 21,0<br /> <br /> <br /> Zhang và cộng sự (1986) <br /> Hình.10 Vòng đời của SALB (theo Chee & Holliday 1986)<br /> <br /> <br /> 5. Phương pháp phát hiện và giám định bệnh<br />  5.1. Phương pháp phát hiện và thu thập mẫu bệnh <br /> Trên lá non (giai đoạn lá đỏ  đồng): lá đổi màu và biến dạng. Các vết bệnh không có <br /> hình dạng nhất định và phát triển ở mặt dưới của lá (hình 2). Bệnh nặng lá có thể  co  <br /> lại và rụng. Cuống lá vẫn đính trên cây vài ngày sau mới rụng. <br /> Trên lá non: bề  mặt vết bệnh điển hình phủ  lớp mốc màu xám đen. (hình 5). Lá bị <br /> bệnh nhỏ và biến dạng so với lá khoẻ. Mặt trên của lá ở những điểm tương ứng với  <br /> vết bệnh sẽ biến vàng.<br />  Trên lá trưởng thành: vết bệnh tạo thành các u lồi hình nhẫn ở mặt trên của lá. <br /> Trên lá già: mô ở phần trung tâm vết bệnh chết hoại có màu trắng như giấy và sau đó  <br /> rời ra để lại các lỗ thủng trên lá (hình 6). Nấm còn gây hại các bộ phận khác của cây  <br /> như  gân chính, cuống lá, chùm hoa, quả  và thân. Thân bị  nhiễm bệnh, cây có thể  bị <br /> chết ngọn.<br />  5.2. Phương pháp giám định bệnh <br /> Dùng kim khêu nấm khêu bào tử nấm trực tiếp từ các lớp mốc trên các phần nghi ngờ <br /> nhiễm bệnh, đặt lên lam đã có 01 giọt lactophenol. Đặt lam lên kính hiển vi tìm và <br /> quan sát đặc điểm hình thái, đo kích thước bào tử nấm.<br /> So sánh với đặc điểm và kích thước của bào tử nấm Microcyclus ulei (Henn.) Arx <br /> 6. Phòng trừ SALB<br />  6.1. Biện pháp hóa chất<br /> Sử  dụng thuốc diệt nấm là phương pháp thông dụng nhất để  quản lý SALB  <br /> trong giai đoạn trước đây. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi mọi nghiên cứu <br /> đều tập trung vào biện pháp dùng hóa chất, rất nhiều loại thuốc diệt nấm có hiệu lực <br /> với   nấm  M.   ulei.   Từ   những  loại  thuốc   cũ   trước   đây  như   chlorothalonil,   propineb,  <br /> mancozeb và benomyl cho tới các loại thuốc nội hấp mới (triadimefon, thiophanate <br /> methyl, prochloraz, propiconazole, and triadimenol, triforine, azoxystrobin) đều có thể <br /> phòng trị M. ulei (Chee, 1978a; 1980; 1985; Chee and Holliday, 1986; Rocha et al., 1975;  <br /> Santos & Pereira, 1985; 1986a; 1986b). Phun thuốc trừ nấm trên quy mô lớn bằng máy <br /> phun mù (fogging) (Lim, 1982; Rocha et al., 1973) hoặc máy bay (Alencar et al., 1975; <br /> Bezeera et al., 1980; Mainstone et al., 1977; Rocha et al., 1975; Rogers & Peterson, 1976) <br /> mang lại kết quả  khác nhau. Không thiếu thuốc trừ  nấm có hiệu quả, tuy nhiên, chi  <br /> phí ít mang lại hiệu quả kinh tế, nhất là ở giai đoạn giá bán cao su thấp. <br /> H. brasiliensis là loài cây thay lá thường niên, thời gian rụng lá qua đông và ra lá <br /> mới kéo dài vài tuần, hiện tượng này cũng phụ  thuộc vào điều kiện thời tiết. Nói <br /> chung, quá trình này sẽ kéo dài hơn vào mùa ẩm ướt và thường là mỗi cây cao su qua  <br /> đông bán phần. Cần phun thuốc  ở lúc lá non mọc sau khi qua đông cho đến trước khi <br /> lá chuyển sang màu xanh, khi này lá đã có khả  năng đề  kháng với M. ulei. Do phải  <br /> phun nhiều lần, nên hiệu quả kinh tế của biện pháp này này là không cao. <br /> Trong vườm ươm, thuốc trừ nấm thường được xử lý bằng bình phun đeo vai có <br /> động cơ. Riêng vườn cây trưởng thành, với chiều cao trên 20 m, gây khó khăn cho việc <br /> phun thuốc vì vậy mà phải dùng loại máy lớn hơn có động cơ  hoặc đi liền với máy  <br /> kéo. Loại máy phun mù (fogger) cũng được dùng để  cho SALB (Lim, 1982; Rocha et  <br /> al., 1973), tuy nhiên hiệu quả  của nó vẫn chưa thật sự  rõ ràng (Albuquerque et al.,  <br /> 1987). Máy bay và trực thăng cũng được dùng để phun cho khu vực lớn cho vườn cây  <br /> trưởng thành (Alencar et al., 1975; Mainstone et al., 1977; Rocha & Vasconcelos, 1975;  <br /> Rogers & Peterson, 1976). Theo Rogers & Peterson (1976) phun mancozeb sáu đợt với <br /> chu kỳ hàng tuần mới cho hiệu quả với SALB . Hiệu quả của thuốc trừ nấm sẽ được  <br /> cải thiện nếu phối hợp với dầu phun thích hợp (Pereira et al., 1980; Rao et al., 1980).  <br /> Sử dụng thuốc trừ nấm cũng nâng cao sản lượng mủ cao su (Alencar et al., 1975; Chee,  <br /> 1980). <br /> Trước đó, benomyl là thuốc trừ nấm nội hấp, được sử dụng rộng rãi để phòng  <br /> trị SALB. Đáng tiếc, chủng nấm kháng lại benomyl của nấm M. ulei đã hình thành tại <br /> Bahia, Brazil, nơi đang sử  dụng thuốc này (Ismail, 1988). Do đó, các biện pháp cần  <br /> phải đảm bảo không tạo điều kiện cho M. ulei hình thành tính kháng với bất kỳ thuốc  <br /> nào. Các nòi của M. ulei phản kháng khác nhau đối với thuốc trừ nấm (Zhang & Chee,  <br /> 1986). Có đề  cập rằng nòi 6 và nòi 8 ít nhạy cảm với benomyl và thiophanate methyl <br /> hơn so với nòi 4 và nòi 7.<br /> Hình 13. Sử dụng máy phun thuốc trị bệnh<br />  6.2. Phòng trừ sinh học <br /> Tiềm năng của phòng trừ sinh học đã được khẳng định, nấm ký sinh Hansfordia <br /> pulvinata (sau này được gọi Dicyma pulvinata) tìm thấy trên SALB là có triển vọng <br /> nhất. D. pulvinata tạo khuẩn lạc màu trắng trên các vết bệnh của SALB và sống ký <br /> sinh trên nấm gây bệnh (Mello, 2004). Một vài thử nghiệm đã cho kết quả D. pulvinata <br /> có khả năng phòng trị M. ulei một cách có hiệu quả (Delmadi et al., 2009; Junqueira &  <br /> Gasparotto, 1991; Junqueira, et al., 1991; Mello, 2004; Mello et al., 2006; 2007). Tuy <br /> nhiên, Junqueira và Gasparotto (1991) quan sát thấy rằng, D. pulvinata chỉ đạt hiệu quả <br /> khi sử dụng trên những vùng trồng nhiều dòng cao su vô tính, ngược lại đối với vùng  <br /> độc canh một dòng vô tính, do không thể duy trì mật số D. pulvinata cần thiết. Nghiên <br /> cứu về tính di truyền cho thấy D. pulvinata phân lập từ M. ulei giống nhau ở các vùng  <br /> cao su (Tavares et al., 2003). Tới giờ, D. pulvinata chưa được dùng trị SALB. Hiệu quả <br /> của mycorrhiza cũng được khảo nghiệm, nhưng nó không tác động đáng kể đến mức  <br /> độ nhiễm bệnh, mặc dù những cây cao su có VA­mycorrhiza thì kháng SALB cao hơn  <br /> (Feldman et al., 1989; 1995). <br /> 6.3. Dòng vô tính kháng bệnh <br /> Khi các đồn điền ở Fordlandia và Belterra bị SALB tàn phá, vẫn còn tồn tại một  <br /> số cây không bị nhiễm bệnh, điều này chứng minh có sự sự xuất hiện khả năng kháng <br /> của loài Hevea với nấm M. ulei. Từ đó, trồng các dòng vô tính kháng bệnh được xem  <br /> là chiến lược chống lại với SALB và dòng vô tính kháng bệnh được lai tạo và tuyển <br /> chọn. Ngay từ rất sớm, Công ty Ford đã thực hiện chương trình tạo giống bằng cách <br /> lai giữa các cây kháng bệnh còn tồn tại  ở  đồn điền Fordlandia và Belterra với những  <br /> dòng vô tính cao sản (như PB 86 và Tjir 1). Con lai của chương trình lai tạo này của  <br /> Ford được đặt tên là F, FA, FB và FX. Từ năm 1945, việc tạo giống cao su do Instituto  <br /> Agronomico do Norte thực hiện tạo ra dòng vô tính mang tên IAN. Một vài dòng vô  <br /> tính kháng bệnh của chuỗi IAN, F và Fx được trồng đại trà, nhưng tính kháng bệnh 15 <br /> của chúng mất đi theo thời gian do xuất hiện Nòi 2 và một số  nòi mới khác của M.  <br /> ulei. Một ví dụ điển hình về sự tính kháng bệnh của dòng vô tính IAN 717 và các dòng  <br /> vô tính là con lai của F 4542 thuộc H. Benthamiana, khi Nòi 2 xuất hiện (Langdon,  <br /> 1965). Fx 3864 được xem là là dòng vô tính kháng SALB nên được trồng phổ  biến  ở <br /> Bahia, Brazil, tuy nhiên, hiện nay dòng vô tính này bị nhiễm SALB nghiêm trọng ở khu <br /> vực đó. Vì vậy, viễn cảnh của cây cao su đa niên và tốc độ  lây lan chóng mặt của  <br /> bệnh, tạo giống kháng SALB nên được cân nhắc bởi có sự tồn tại của các nòi sinh lý  <br /> của nấm M. ulei. <br /> Hàng loạt nỗ  lực nhân giống các dòng vô tính kháng SALB đã được thực hiện <br /> tại Trung và Nam Mỹ (Goncalves, 1968; Goncalves et al., 1983; Pinheiro and Libonati,  <br /> 1971) và tại các lục địa khác. Bos và McIndoe (1965) dẫn chứng chương trình lai tạo  <br /> giống của Firestone thực hiện tại Châu Phi. Những hoạt động tương tự cũng diễn ra ở <br /> Malaysia (Brookson, 1956; Subramaniam, 1970; Ong, 1980), Sri Lanka (Fernando and <br /> Liyanage,   1975;   Jayasekara   &   Fernando,   1977;   Wijewantha   et   al.,   1965),   Indonesia <br /> (Wirjomidjojo, 1962) và France (Garcia, 2004). Tại Malaysia, một vài dòng vô tính đã <br /> đề cập ở trên (như Fx 25) và một số do Madre de Dios and Rio Negro chọn đã được sử <br /> dụng như nguồn di truyền tạo giống kháng lại SALB (Ong, 1980; Ong and Tan, 1987; <br /> Subramaniam, 1970). <br /> Nghiên cứu chi tiết về  giải phẫu lá về  sự  phát triển của nấm trên lá của cả <br /> dòng vô tính kháng và mẫn cảm được nhiều người tiến hành (Blazquez and Owen, <br /> 1963; Ismail Hashim, 1978; Ismail Hashim et al., 1978; Lieberrei, 2007). K ết qu ả cho  <br /> thấy nấm có thể xâm nhập vào cả hai loại trên, tuy nhiên, sự lan truyền tiếp theo của  <br /> khuẩn ty bị kìm hãm trên lá của dòng vô tính kháng. Sự kìm hãm này do xuất hiện sự <br /> đổ  (chết) của tế bào ký chủ  trên lá của dòng vô tính kháng và miễn nhiễm (Blazquez  <br /> and Owen, 1963; Ismail Hashim, 1978; Ismail Hashim et al., 1978). Sự ch ết này có liên <br /> quan tới tính chất kháng dọc. <br /> Khi nấm xâm nhập vào lá nào của tất cả  dòng vô tính, phản  ứng sinh hóa trở <br /> nên quan trọng hơn trong cơ chế kháng của Hevea với SALB bằng nghiên cứu sự thay  <br /> đổi thành phần của phenol và hoạt tính của các enzyme đã xác định (Ismail Hashim <br /> (1978; 1979); Ismail Hashim et al., 1978a; 1978b; 1980). Thành phần có trong phát hoa bị <br /> vàng sau khi nhiễm bệnh của dòng vô tính kháng kháng (Blazquez and Owen, 1957:  <br /> Figari, 1965; Ismail Hashim, et al., 1978a), được xác định là glucoside của kaempferol <br /> (Martins, et al., 1970). Một hợp chất phenolic scopoletin cũng được quan sát với điều  <br /> kiện   tương   tự   (Garcia   et   al.,   1995a;   1995b;   1999;   Giesemann,   1980).   Scopoletin   là <br /> phytoalexin và tốc độ và số lượng xuất hiện có liên quan tới tính kháng (Giesemann et <br /> al., 1980). <br /> Rất nhiều dòng vô tính kháng dọc (vertical resistance) với SALB là đặc tính của <br /> phản ứng nhạy cảm sau khi nhiễm bệnh và phá vỡ tính kháng với các nòi mới của M. <br /> ulei. Vì cao su là cây trồng lâu năm nên tính kháng dọc không mang lại lợi ích lâu dài.  <br /> Do đó, tạo giống kháng ngang (horizontal resistance) được khuyến khích (Simmonds, <br /> 1990). Độ lớn của vết bệnh, thời gian  ủ bệnh và lượng bào tử  là những thông số hữu <br /> ích để  xác định dòng vô tính kháng ngang (Garcia et al., 1999; 2004; Ismail & Pereira,  <br /> 1986; 1989; Junqueira et al., 1990; LeGuen et al., 1995; 2008). Nh ững v ết b ệnh trên các <br /> giống này nhỏ  và ít hơn, bào tử  sinh ra và thời gian xuất hiện cũng ít hơn. Gần đây, <br /> Michelin hợp tác với CIRAD tạo tuyển được 13 dòng vô tính kháng ngang với SALB  <br /> một cách khác nhau (Garcia, 2004) và chúng được dùng như một chiến lược chính để <br /> quản lý SALB. <br /> Tạo tuyển giống cao su hiện nay được hỗ trợ rất nhiều từ các kỹ thuật phân tử <br /> tiên tiến. Một vài nghiên cứu gần đây đem lại nhiều hy vọng hơn về  tính di truyền  <br /> kháng của Hevea đối với M. ulei (LeGuen et al., 2000, 2003; 2004; 2011; Lespinasse et  <br /> al., 2000a; 2000b). Lespinasse và cộng sự (2000a) đã xác định được QTLs có liên quan <br /> tới tính kháng SALB và tạo ra mối liên kết với Hevea. Le Guen và cộng sự (2011) chỉ <br /> ra rằng tính kháng ngang được quy định bởi di truyền định lượng và yếu tố kháng định  <br /> lượng chính. <br /> 6.4. Hiện tượng đa bội<br />   Số  lượng nhiễm sắc thể  lưỡng bội (2n) của Hevea là 36. Những cây cao su  <br /> mang thể  đa bội được tạo thành bởi hóa chất gây đột biến gen hoặc chiếu X. Tính  <br /> mẫn cảm của những đa bội và một vài cây mang thể đa bội khác đối với nấm M. ulei  <br /> được  đánh giá   là  có khả   năng  kháng bệnh  cao  hơn  những  cây  mang thể   đơn  bội <br /> (Junqueira, et al., 1993).<br />  6.5. Ghép tán <br /> Ghép tán là kỹ thuật ghép mắt một dòng vô tính (tán ghép) lên thân một dòng vô  <br /> tính (thân ghép) đã được ghép trước phần gốc để  tạo cây “cây ba phần”. Kỹ  thuật  <br /> đang được sử dụng phòng trị  SALB, theo đó dòng vô tính kháng SALB được ghép lên  <br /> thân dòng vô tính cao sản. Những dòng vô tính kháng được dùng làm tán gồm: Fx 3899, <br /> Fx 3810 và Fx 3925 cho dòng vô tính cao sản châu Á (Chee & Wastie, 1980; Moraes &  <br /> Moraes, 2008). Sau đó các dòng vô tính khác (IAN 6158) hoặc loài Hevea khác như H. <br /> pauciflora và H. rigidofolia cũng được dùng làm tán (Furtado et al., 2004; Lima et al., <br /> 1992; Mattos, 2004; Moraes & Moraes, 2008). Cho dù kỹ  thuật này mang tính khả  thi,  <br /> trở  ngại không có tán nào thích hợp, bất lợi khác chính là các mối ghép không tương  <br /> thích dẫn đến sự tăng trưởng không đồng đều của phần thân. <br /> 6.6. Vùng tránh bệnh (disease escaped areas)<br /> Mức   độ   nghiêm   trọng   của   SALB   phụ   thuộc   vào   thời   lượng   mưa.   Holliday  <br /> (1970) nhận ra rằng mức độ của SALB thấp ở những vùng có lượng mưa 1.300­1.500  <br /> mm/năm (70­80 mm/tháng) và mùa khô kéo dài ít nhất bốn tháng liền. Vùng có điều <br /> kiện như  trên được gọi là  “vùng tránh bệnh”.  Những khu vực này  ở  Brazil  được <br /> khoanh vùng và thể hiện trên bản đồ (Almeida et al., 1987; Camargo, 1963; Camargo et  <br /> al., 1967; 1975; Silva, 2007). “Vùng tránh bệnh” chủ  yếu thuộc địa phận các bang Sao  <br /> Paulo và Mato Grosso. Trồng cây cao su  ở khu vực này là cách tránh khỏi sự  tàn phá  <br /> của SALB (Pinheiro, 1995; Rivano, 2004). Tại khu này  ở  Sao Paulo và Mato Grosso,  <br /> những dòng vô tính mẫn cảm với SALB như RRIM 600, GT 1 và PB 260 sinh trưởng  <br /> tốt và cho sản lượng mủ cao (Furtado, et al., 2004; Pinheiro, 1995). <br /> 7. Kết luận<br />   SALB là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với Hevea và là rào cản đối với việc  <br /> canh tác cao su tại Trung và Nam Mỹ. Cho dù có nhiều loại thuốc trừ nấm, biện pháp  <br /> dùng hóa chất trị  bệnh là không khả  thi về  chi phí với bệnh này. Phương pháp khả <br /> thực tế duy nhất đó là trồng các dòng vô tính kháng bệnh. Đáng tiếc là các dòng vô tính  <br /> vừa cho sản lượng cao vừa kháng SALB là rất ít. SALB luôn luôn là hiểm họa đối với <br /> các quốc gia trồng cây cao su  ở  khu vực Châu Á và Châu Phi. Biện pháp kiểm dịch  <br /> hiệu quả cần phải được thực hiện nhằm ngăn chặn sự lây lan của SALB vào khu vực  <br /> Châu Á – Thái Bình Dương.<br /> 8. Tài liệu tham khảo<br /> http://thuvienphapluat.vn/cong­van/Linh­vuc­khac/Cong­van­5976­BNN­KHCN­2015­<br /> danh­muc­cac­Quy­chuan­ky­thuat­quoc­gia­286611.aspx<br /> file:///C:/Users/Minh/Downloads/179%20(1).pdf<br /> http://123doc.org/document/1437375­benh­chay­la­nam­my­gay­hai­tren­cay­cao­su­do­<br /> nam­microcyclus­ulei­gay­ra.htm<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2