intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

370
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sốt rét (SR) là một bệnh lây theo đường máu, do ký sinh trùng (KST) SR được truyền từ người bệnh sang người lành bởi muỗi Anopheless; bệnh lưu hành địa phương và có thể phát thành dịch. Đặc điểm lâm sàng: sốt thành cơn có chu kỳ, với 3 giai đoạn: rét, nóng, vã mồ hôi, kèm theo thiếu máu, lách to. Có nhiều thể bệnh: thể mang KST lạnh, thể cụt, thể thông thường điển hình, sốt rét ác tính, sốt rét đái huyết cầu tố... 2.2. Mầm bệnh: 1.2.1. KSTSR: là một đơn bào, họ Plasmodidae, lớp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 1)

  1. BỆNH SỐT RÉT ( MALARIA ) (Kỳ 1) 1. Đại cương: 1.1. Định nghĩa: Sốt rét (SR) là một bệnh lây theo đường máu, do ký sinh trùng (KST) SR được truyền từ người bệnh sang người lành bởi muỗi Anopheless; bệnh lưu hành địa phương và có thể phát thành dịch. Đặc điểm lâm sàng: sốt thành cơn có chu kỳ, với 3 giai đoạn: rét, nóng, vã mồ hôi, kèm theo thiếu máu, lách to. Có nhiều thể bệnh: thể mang KST lạnh, thể cụt, thể thông thường điển hình, sốt rét ác tính, sốt rét đái huyết cầu tố... 2.2. Mầm bệnh: 1.2.1. KSTSR: là một đơn bào, họ Plasmodidae, lớp Protozoa, loài Plasmodium. Có 4 loài KSTSR ở người: P. falciparum, P. vivax, P. ovale, P. malariae; riêng P. malariae thấy ở cả những khỉ lớn châu Phi. 1.2.2. Chu kỳ phát triển KSTSR: có chu kỳ vô tính ở người và chu kỳ hữu tính ở muỗi.
  2. Chu kỳ vô tính có 2 giai đoạn: - Giai đoạn trong gan (còn gọi giai đoạn tiền hồng cầu): thoa trùng do muỗi truyền sẽ qua máu trong thời gian ngắn (30 phút) rồi vào nhu mô gan, phân chia thành các merozoite gan (tiểu thể hoa cúc), từ đó lại xâm nhập vào máu. Với P. falciparum, thoa trùng phát triển nhanh thành merozoite gan, rồi vào máu hết trong thời gian ngắn; với P. vivax và P. ovale một số thoa trùng ở lại gan dưới dạng thể ngủ (hypnozoite), và sau 1-6 tháng hoặc lâu hơn mới phát triển thành merozoite gan để vào máu. - Giai đoạn trong máu (giai đoạn hồng cầu): các merozoite gan xâm nhập vào hồng cầu, phát triển qua thể nhẫn, sau thành thể tư dưỡng (non, già), thể phân liệt, cuối cùng phá vỡ hồng cầu và các merozoite hồng cầu từ trong thể phân liệt được giải phóng ra ngoài, một số xâm nhập vào hồng cầu khác, một số phát triển thành thể hữu tính (giao bào đực và cái - gametocyte). Chu kỳ hữu tính ở muỗi: Giao bào được muỗi Anopheles hút vào dạ dày sẽ phát triển thành giao tử (gamete), sau thành hợp tử (zygote) và trứng "di động" (ookinete). Ookinete chui qua thành dạ dày và phát triển ở mặt ngoài dạ dày thành trứng (oocyste), oocyste lớn lên, vỡ ra và giải phóng thoa trùng, cuối cùng thoa trùng di chuyển về tuyến nước bọt của muỗi để tiếp tục truyền vào người khi muỗi đốt người. Chu kỳ ở
  3. muỗi từ 10 đến 40 ngày, phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời; P. falciparum phát triển ở nhiệt độ > 16°C, P. vivax phát triển ở nhiệt độ > 14,5°C. 1.2.3. Đặc điểm của P. falciparum và P. vivax liên quan tới bệnh lý: Đặc điểm P. falciparum P. vivax - Phân bố địa dư • Chủ yếu • Từ vĩ tuyến vùng nhiệt đới 37° Bắc đến 25° Nam - Giai đoạn trong gan • 6 ngày • 8 ngày đến 2 năm - Thể ngủ trong gan (hypnozoite) • (-) • (+) - Khả năng gây cơn sốt tái phát • (-) • (+) xa - Chu kỳ trong hồng cầu • 48 giờ • 48 giờ
  4. - Tế bào đích chủ yếu của KST • HC mọi • HC mạng tuổi, xu hướng ưa lưới, HC non HC non - Nơi KST phát triển chủ yếu • Mao mạch • Mao mạch trong máu phủ tạng ngoại vi và phủ tạng - Số lượng merozoite gan phát • 30.000 • 10.000 triển từ 1 thoa trùng - Số lượng merozoite hồng cầu • 16-32 • 16-20 trong 1 thể phân liệt - Mật độ KST trung bình trong 1 • 20.000- • 20.000 mm3 máu 500.000 - Thời gian giao bào cần để • 8 - 10 ngày • 2 ngày trưởng thành - Thời gian giao bào tồn tại sau • 2-3 ngày • < 3 ngày
  5. khi trưởng thành đến nhiều tuần - Nhiệt độ tối thiểu để phát triển • > 16°C • > 14,5°C trong muỗi Anopheles - Thời gian phát triển trong muỗi • 9-10 ngày • 8 - 10 ngày Anopheles ở nhiệt độ 28°C - Thời gian KST tồn tại trong cơ • 1-2 năm • 1,5-5 năm thể người. 1.2.4. KSTSR ở Việt Nam: ở Việt Nam 2 loại KST phổ biến nhất là P. falciparum và P. vivax; ngoài ra còn gặp P. malariae nhưng hiếm hơn, P. ovale đang được nghiên cứu xác định. Tỷ lệ P. falciparum cao hơn P. vivax ở các vùng rừng núi đồi và ven biển miền Nam từ Phan Thiết trở vào; P. vivax chiếm đa số ở vùng đồng bằng và ven biển nước lợ từ Phan Thiết trở ra. ở Việt Nam, P. falciparum kháng Chloroquine từ 1961, và đã thành đa kháng với Sulfonamide chậm, Pyrimethamin, Fansidar, viên SR II, thậm chí hiệu lực của Quinine đã giảm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2