intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Chia sẻ: Trần Khánh Dư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

192
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Muc tiêu: nêu được dịch tễ học và cách phòng bệnh; trình bày được đặc điểm lâm sàng-cận lâm sàng và phân độ của bệnh; nêu được cách phân tuyến điều trị, tiêu chuẩn xuất viện; nắm được cách điều trị bệnh tay chân miệng độ 1,2 và độ nặng 3 , 4; nêu các biện pháp chăm sóc, theo dõi bệnh tay chân miệng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh tay chân miệng ở trẻ

  1. CKI BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ( hand, foot and mouth disease-HFMD) Th.BS. Nguyễn Thị Thu Ba Muc tiêu 1.Nêu được dịch tễ học và cách phòng bệnh . 2.trình bày được đặc điểm lâm sàng-cận lâm sàng và phân độ của bệnh. 3.Nêu được cách phân tuyến điều trị, tiêu chuẩn xuất viện. 4.Nắm được cách điều trị bệnh tay chân miệng độ 1,2 và độ nặng 3 , 4. 5.Nêu các biện pháp chăm sóc, theo dõi bệnh Tay chân miệng . I. ĐẠI CƯƠNG-CÁC YẾU TỐ DỊCH TỄ: Đây là một bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người ,dễ tạo thành dịch bệnh , tác nhân gây bệnh là coxsackie virus A16 và Enterovirus 71(EV71) (gặp trong vụ dịch),lẻ tẻ quanh năm gặp A4-A 5,A7,A9,A10,B1,B2,B3,,B5.Ngoài ra còn gặp do Coxsackie A6,A10, EV71(B1,B2…C1,C2.C3.C4…)Việt Nam gặp C1,C4,C5.VR khó bị diệt chi ra môi trường tự nhiên, tồn tại rất lâu trong phân. Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí như: Niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân ,mông, gối. Có thể gây nhiều biến chứng như viêm não -màng não,viêm cơ tim ,phù phổi cấp , có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh (Các chất tiết của bệnh nhi ). Bệnh tay chân mịêng gặp rải rác quanh năm, ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát. -Tình hình mắc bệnh trên thế giới:1997 ở Malaysia,1998 ở Đài Loan, 2000 ở Singapor… -Tình hình mắc bệnh tại Việt Nam: 2003 tại TPHCM phát hiện viêm não có kèm tổn thương TCM, 2005 được báo cáo y văn thế giới. II. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG –CẬN LÂM SÀNG: 2.1.CHẨN ĐOÁN : 2.1.1.Triệu chứng lâm sàng;
  2. a) Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày, chưa có dấu hiệu lâm sàng. b) Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. c) Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh: - Loét miệng:Xuất hiện sau sốt 1-2 ngày, lúc đầu là chấm hồng ban trong vòng 24 giờ tiến triển thành mụn nước có d=2-4 mm, cuối cùng thành loét trung tâm gây đau, chảy nước miếng, ăn uống kém, vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc phần sau khoang miệng, các nếp hầu họng, lưỡi gà,cột trước amidan, khẩu cái mềm , đôi khl ở cả niêm mạc má và lưỡi; các vết loét có thể kéo dài hàng tuần lễ. - Phát ban dạng sẩn mụn nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; đùi, khuỷu tay tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó để lại vết thâm . Đôi khi dạng dát sẩn không có mụn nước; kích thước thay đổi từ 2-10 mm hình tròn hay bầu dục, nổi cộm hoặc ẩn dưới da, trên nền hồng ban, không đau, các tổn thương da tự hết trong vòng 1 tuần, mụn nước khô sẽ để lại vết thâm da, không loét. Ban trong nhiễm CVA16 có dạng mụn nước lớn hơn khi nhiễm EV71.Khi nhiễm EV71 có hồng ban dạng chấm hay dạng sẩn. - Sốt nhẹ từ 2-4 ngày ( ± 7 ngày); nhiễm EV71 sốt cao >39ºC và sốt >3 ngày nhiều hơn do CVA16. - Nôn, tiêu chảy ± ho. - Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng(Nhiễm EV71) - Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh. d) Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3 – 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng 2.1.2.Các thể lâm sàng - Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê co giật dẫn đến tử vong trong vòng 48 giờ. - Thể cấp tính |: với bốn giai đoạn điển hình như trên - Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng hoặc có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét miệng 2.1.3.Diễn tiến lâm sàng: 2
  3. TCM đơn thuần → Tổn thương thần kinh trung ương → Tổn thương thần kinh thực vật→ Suy hô hấp, tuần hoàn. → Lui bệnh hoặc tử vong, 2.1.4.Cận lâm sàng: A.Các xét nghiệm cơ bản - Công thức máu:Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường,BC tăng >16.000/mm³ thường liên quan đến biến chứng. - Protein C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện) trong giới hạn bình thường (
  4. Viêm loét miệng (áp-tơ): Vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát.(Đẹn sữa-đẹn trăng) B.Các bệnh có phát ban da: - Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ, ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai hoặc các dấu hiệu đặc trưng giúp chẩn đoán bệnh. - Dị ứng: hồng ban đa dạng, ngứa, liên quan đến dị nguyên, cơ địa dị ứng. - Viêm da mủ: Đỏ, đau, sưng, nóng, có mủ. - Thuỷ đậu: Sốt, phỏng nước nhiều lứa tuổi, đau ,rát, rải rác toàn thân, có yếu tố dịch tể. - Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm… - Sốt xuất huyết Dengue: Chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc… C. Viêm não – màng não: - Viêm màng não do vi khuẩn. - Viêm não – màng não do virus khác. 2.3. Biến chứng 2.3.1.Biến chứng thần kinh: Viêm não , viêm não thân não và/hay tiểu não, viêm não tuỷ, viêm màng não vô trùng, liệt mềm cấp kiểu bại liệt và một số hội chứng thần kinh hậu nhiễm trùng: - Giật mình:Là dấu hiệu chỉ điểm sớm biến chứng thần kinh (viêm thân não); thường do nhiễm EV71 - Rung giật cơ (myoclonic jerk): Từng cơn ngắn 1- 2 giây, chủ yếu ở tay và chân, trong cơn trẻ vẫn còn ý thức.( TT tiểu não) - Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược. - Yếu liệt chi (liệt mềm cấp), do tổn thương tế bào neuron vận động sừng trước tủy sống( nhẹ hơn và hồi phục cao hơn so với bại liệt) - Liệt dây thần kinh sọ não. - Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, suy tuần hoàn. 2.3.2.Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch:Tiến triển nhanh và cấp tính trong vòng 2-5 ngày sau khi khởi phát sốt - Mạch nhanh > 150 lần/ phút - Thời gian đổ đầy mao mạch chậm trên 3 giây - Da nổi vân tím, vã mồ hôi, chi lạnh - Giai đoạn đầu có huyết áp tăng (HA tâm thu: trẻ dưới 1 tuổi HA  100 mmHg, trẻ 1-2 tuổi HA  110 mmHg, trẻ trên 2 tuổi  115 mmHg), giai đoạn sau mạch nhanh, huyết áp tụt và không đo được. - Khó thở; thở nhanh, rút lõm ngực, thở rít thanh quản, thở không đều, thở nông, thở bụng, khò khè, cơn ngừng thở. - Phù phổi cấp: Sùi bọt hồng, khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm. 4
  5. 2.4. Phân độ lâm sàng 2.4.1. Độ 1: Chỉ loét miệng và/ hoặc tổn thương da(phát ban tay chân miệng) 2.4.2. Độ 2: Có dấu hiệu của độ I kèm theo ( ảnh hưởng đến thần kinh trung ương): * 2a: Biến chứng thần kinh, có 1 trong các dấu hiệu sau: +Bệnh sử có giật mình ít (< 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám) +Lừ đừ,khó ngủ, quấy khóc vô cớ. + sốt >2 ngày liên tục hoặc có ít nhất một lần khám xác định sốt  39ºC. + nôn ói nhiều. * 2b:Dấu hiệu độ I kèm theo( Biến chứng thần kinh nặng): - Nhóm 1: Có một trong các dấu hiệu sau: -Giật mình ghi nhận lúc khám. -Bệnh sử có giật mình ≥2 lần /30 phút, kèm một trong các dấu hiệu sau:  Ngủ gà  Mạch nhanh > 130 lần/ phút (khi trẻ nằm yên và không sốt)  Sốt cao khó hạ(  39 0C nhiệt độ hậu môn ,không đáp ứng với thuốc hạ sốt) -Nhóm 2: Có một trong các dấu hiệu sau: -Thất điều( Run chi ,run người , ngồi không vững ,đi loạng choạng) -Rung giật nhãn cầu, lé. -Yếu chi(sức cơ 150 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt) 2.4.3. Độ 3:Anh hưởng hệ thống thần kinh thực vật:Suy tuần hoàn hô hấp: Có 1 trong các dấu hiệu sau: -Mạch nhanh > 170 lần/ phút(khi trẻ nằm yên, không sốt) -Một số trường hợp có thể mạch chậm (Dấu hiệu rất nặng) -Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú -Huyết áp tăng theo tuổi:  100 mmHg  Từ 1-2 tuổi>110mmHg  > 2 tuổi > 115mmHg 5
  6. -Thở nhanh theo tuổi. -Sốt cao liên tục không đáp ứng với hạ sốt kèm theo 1 trong các biểu hiện :Thất điều,rung giật nhãn cầu, liệt thần kinh sọ, yếu chi. -Hôn mê, rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm) -Thở bất thường, khó thở: Có 1 trong các dấu hiệu sau:  Cơn ngừng thở  Thở bụng,thở nông  Rút lõm ngực  Khò khè  Thở rít thanh quản. -Tăng trương lực cơ. 2.4.4. Độ 4: Tổn thương hô hấp tuần hoàn nặng: Có 1 trong các dấu hiệu sau: -Ngừng thở ,thở nấc -Tím tái /SpO2< 92% -Phù phổi cấp -Sốc: Có 1 trong các tiêu : +Mạch không bắt được, huyết áp không đo được +Tụt huyết áp:huyết áp tâm thu :  12 tháng :< 80 mmHg +Huyết áp kẹp: Hiệu áp ≤25mmHg III. ĐIỀU TRỊ 3.1.Nguyên tắc điều trị: -Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng -Theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị tích cực biến chứng. -Sử dụng thuốc an thần sớm nhầm làm giảm kích thích tránh gây tăng áp lực nội sọ. -Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng bệnh nhi. 3.2.Điều trị cụ thể: 3.2.1.Độ 1: Có thể theo dõi điều trị ngoại trú tại nhà, cân nhắc cho nhập viện nếu cha mẹ cháu lo lắng quá mức hoặc trẻ ở xa cơ sở y tế gần nhất. Điều trị triệu chứng là chính: -Giam đau, hạ sốt ( không dùng Aspirin ). 6
  7. -Đảm bảo dinh dưởng,dung dịch đầy đủ. -Dặn dò dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ đến khám ngay( Dấu hiệu của độ 2a; 2b nhóm 1,nhóm 2…) -Hẹn tái khám sau 1-2 ngày ( nếu không xuất hiện dấu hiệu cảnh báo) cho đến ngày thứ 8 của bệnh 3.2.2.Độ 2a -Trẻ cần được nhập viện điều trị tại khoa nhi -Điều trị như độ 1, nếu sốt không hạ với paracetamol 10-15 mg/kg/lần có thể cân nhắc phối hợp với ibuprofen 5-10 mg/kg/lần lập lại mỗi 6-8 giờ. -Phenobarbital 5-7 mg/kg/ngày ( uống) -Hướng dẫn người nhà bệnh nhi theo dõi dấu hiệu cảnh báo (như phần trên) -Theo dõi M, HA, NT, NĐ, tri giác, SpO2 mỗi 8-12 giờ. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau đây cần theo dõi mỗi 4-6 giờ trong 24 giờ đầu:  Li bì,sốt trên 3 ngày, sốt cao >39 ºC  Bệnh sử có giật mình trong khoảng 24-72 giờ  Đường huyết >160 mg% (8,9mmol/L)  Bạch cầu tăng >16.000/mm³  Nôn ói nhiều -Xét nghiệm ban đầu là công thức máu(CTM), đường huyết nhanh. 3.2.3.Độ 2b A.Nhóm 1: Điều trị tại phòng cấp cứu bệnh viện nhi -Hạ sốt, giảm đau : Paracetamol ± ibuprofen (liều như trên) -Phenobarbital 10-20mg/kgTTM chậm /30 phút, lập lại sau 6 giờ nếu còn giật mình nhiều (tổng liều 30mg/kg/24 giờ) - γ-globulin không chỉ định thường qui: Theo dõi sát trong 6 giờ đầu có dấu hiệu nặng lên hoặc triệu chứng không giảm sau 6 giờ điều trị bằng Phenobarbital thì cần có chỉ định - γ-globulin. Sau 24 giờ đánh giá lại để quyết định liều thứ 2. - γ-globulin liều 1g/kg/ngàyTTM chậm trong 6-8 giờ. Sau 24 giờ nếu còn sốt hoặc còn dấu hiệu 2b thì dùng liều thứ 2. -Kháng sinh: Cefotaxim hay Ceftriaxon nếu không loại trừ bệnh viêm màng não mủ (VMNM). Theo dõi:Tri giác, SpO2, HA, nhịp tim, nhịp thở mỗi 1-3 giờ trong 6 giờ đầu ; nếu có giảm triệu chứng thì theo dõi 4-6 giờ . Dặn dò người nhà bệnh nhi cùng theo dõi các dấu hiệu cảnh báo. -Xét nghiệm: CTM, CRP, Đường huyết nhanh, chọc dò tủy sống nếu có sốt > 38,5 ºC hoặc không loại được VMNM 7
  8. B.Nhóm 2: Điều trị tại phòng cấp cứu nhi -Nằm đầu cao 15-30°; thở oxy qua cannula 1-3 lít/phút -Hạ sốt, giảm đau như 2b nhóm 1. -Phenobarbital như trên(2b nhóm 1) - γ-globulin liều 1g/kg/ngàyTTM chậm trong 6-8 giờ. Sau 24 giờ nếu còn sốt hoặc còn dấu hiệu 2b thì dùng liều thứ 2. -Kháng sinh: Cefotaxim hay Ceftriaxon nếu không loại trừ bệnh viêm màng não mủ (VMNM). Theo dõi:Tri giác, SpO2, HA, nhịp tim, nhịp thở mỗi 1-3 giờ trong 6 giờ đầu ; nếu có giảm triệu chứng thì theo dõi 4-6 giờ . Dặn dò người nhà bệnh nhi cùng theo dõi các dấu hiệu cảnh báo. -Xét nghiệm:CTM, CRP, Đường huyết nhanh, chọc dò tủy sống nếu có sốt > 38,5 ºC hoặc không loại được VMNM 3.2.4.Độ 3 và Độ 4 : Điều trị tích cực tại phòng hồi sức cấp cứu nhi, cần đủ 3 nguyên tắc sau : Nguyên tắc 1:Tăng cường cung cấp oxy và hổ trợ hô hấp kịp thời. Nguyên tắc 2:Duy trì tưới máu mô tốt nhất Nguyên tắc 3:Hạn chế tổn thương não. Nguyên tắc 1: Tăng cường cung cấp oxy và hỗ trợ hô hấp kịp thời cho bệnh nhân Cho bệnh nhân nằm đầu cao 300, cổ thẳng (không sốc) - Hút đàm hầu họng nếu có - Cung cấp oxy qua canulla 3-6 lít/phút ( độ 3 chưa giúp thở) - Gắn monitor theo dõi nhịp thở, mạch, SpO2 mỗi giờ - Đặt nội khí quản giúp thở khi có chỉ định - Y lệnh thuốc: an thần, immunoglobulin - Xét nghiệm: khí máu, đường huyết, ion đồ, X quang phổi. Nguyên tắc 2: Duy trì máu mô tốt nhất cho bệnh nhân Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) - Sử dụng thuốc vận mạch:Dopamin, dobutamin. - Y lệnh dịch truyền theo lưu đồ: chú ý tốc độ truyền, lượng dịch truyền - Xét nghiệm: Troponin I, siêu âm tim - Theo dõi: mạch, huyết áp (HA), thời gian phục hồi da (CRT), nước tiểu mỗi giờ - Theo dõi dấu hiệu phù phổi cấp 8
  9. Nguyên tắc 3: Hạn chế tổn thương não ở bệnh nhân - Nằm đầu cao 300, cổ thẳng - Thở oxy 2-6 lít/phút - Đặt nội khí quản khi SpO2 < 92% hay PaCO2 > 40mmHg - Thở máy chế độ kiểm soát áp lực (PC) - Theo dõi sát các thông số máy thở: tần số, PIP, PEEP, FiO2 - Có biểu hiện phù não: truyền Mannitol 20% 0,5g/kg TTM 30ph x 3 lần/ngày * BIỆN PHÁP HỖ TRỢ, CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI BỆNH TAY CHÂN MỆNG ĐỘ 3 VÀ 4 Bệnh độ 3:  Biện pháp hỗ trợ và chăm sóc : Nằm đầu cao 300 - Thở oxy cannula 3-6 lít/phút - Chuẩn bị dụng cụ đặt nội khí quản - Thiết lập 2 đường tĩnh mạch ngoại biên - Đặt catheter động mạch quay, đo huyết áp động mạch xâm lấn - Mắc monitor theo dõi liên tục - Y lệnh thuốc và theo dõi đáp ứng lâm sàng: phenobarbital, dopamin, dobutamine, milrinone, diazepam,… - Truyền dịch, nuôi ăn đường tĩnh mạch - Chắm sóc bệnh nhân hôn mê, co giật - Y lệnh cận lâm sàng  Theo dõi Tổng quát: - Thử khí máu, lactate máu và điều chỉnh - Theo dõi sinh hiệu: 9
  10. Tri giác, SpO2, huyết áp và nhịp tim / mỗi 1-2 giờ Nhiệt độ hậu môn mỗi 1-2 giờ cho đến khi nhiệt độ < 390 C Nước tiểu mỗi 6-12 giờ - Theo dõi sát trong 6 giờ đầu, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng Cụ thể: Trẻ chưa đặt nội khí quản cần theo dõi dấu hiệu: - Mạch > 180 lần/ phút - Yếu liệt chi - Còn giật mình nhiều sau truyền γ-globulin 12 giờ ---> Nếu có, theo dõi sát mỗi 30 – 60 phút trong 6 giờ đầu để kịp thời phát hiện các dấu hiệu cần đặt nội khí quản Nếu đã đặt nội khí quản giúp thở: - Theo dõi các thông số máy thở - An thần tốt - Xét nghiệm khí máu để điều chỉnh các thông số thở máy - Đánh giá cơ hô hấp và các tiêu chuẩn cai máy sau 2 ngày điều trị. Bệnh độ 4  Các biện pháp hỗ trợ chăm sóc Đặt nội khí quản giúp thở - Thiết lập 2 đường tĩnh mạch ngoại biên - Đặt catheter động mạch quay, đo huyết áp xâm lấn - Mắc monitor theo dõi - Đo và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) - Đặt thông tiểu giữ lại - Y lệnh thuốc và theo dõi đáp ứng lâm sàng: phenobarbital, dopamin, dobutamine, milrinone, diazepam,… 10
  11. - Truyền dịch theo lưu đồ, theo dõi đánh giá lâm sàng - Chăm sóc bệnh nhân thở máy - Chăm sóc bệnh nhân hôn mê, co giật - Y lệnh các xét nghiệm cận lâm sàng ●Theo dõi - Sinh hiệu: Mạch, huyết áp, nhịp tim và SpO2 mỗi 15-30 phút Nhiệt độ hậu môn mỗi 1-2 giờ cho đến khi nhiệt độ < 390 C - Theo dõi sát trong 6 giờ đầu, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng - Nước tiểu mỗi 6-12 giờ - Theo dõi VCP mỗi 1 giờ cho đến khi ra sốc - Đo HA ĐMXL ● CÁC XÉT NGHIỆM THỰC HIỆN TRONG BỆNH ĐỘ 3 – ĐỘ 4 - CTM, CRP, cấy máu - Đường huyết nhanh/ 3-6 giờ - Khí máu, lactate máu - Ion đồ, ALT – AST, Ure – Creatinine - Troponin I - Phết họng/ phết trực tràng: PCR  cấy EV 71 - X quang phổi, siêu âm tim - Chọc dò thắt lưng xét nghiệm khi ổn định LIỀU LƯỢNG THUỐC: -Phenobarnital 10 –20 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 30 phút. Lặp lại 8-12 giờ nếu cần. -γ globuline:Liều 1mg/Kg/ngàyTTM chậm trong 6-8 giờ x 2 -MilrinoneTTM 0,4 μg/Kg/phút nếu HA cao trong 24 -72 giờ , xem xét ngưng Milrinone khi: - HA tâm thu ổ định 100-110 mmHg 11
  12. - Ngưng ngay Milrinone nếu HA tâm thu < 100mmHg -Hạ đường huyết: Glucose 30% 2ml/kg/lần, lặp lại khi cần -Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, toan kiềm-Nước =1/2- 2/3 nhu cầu -Điều trị co giật:Midazolam hoặc Diazepam. -Dopamin là thuốc được chọn lựa , liều khởi đầu 5g/kg/phút truyền tĩnh mạch, tăng dần 1-2 g/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có cải thiện lâm sàng; liều tối đa 10 g/kg/phút. -Dobutamin được chỉ định phối hợp khi suy tim mạch > 170 lần /phút, lâm sàng không đáp ứng với Dopamin ,liều khởi đầu 5g/kg/phút truyền tĩnh mạch, tăng dần 1-2 g/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có cải thiện lâm sàng; liều tối đa 20g/kg/phút. Kháng sinh: - Kháng sinh không có chỉ định trong bệnh tay cân miệng - Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc chưa loại trừ các bệnh VMNM, Nhiễm trùng huyết… - Có thể dùng các kháng sinh sau đây: + Amoxicillin + Cephalosporin thế hệ 3: Cefotaxim 200mg/kg/ngày chia 4 lần (tĩnh mạch) Hoặc Ceftriaxon 100mg/kg/ngày chia 1-2 lần (tĩnh mạch) TIÊU CHUẨN XUẤT VIỆN: -Hết sốt. -Các biểu hiện của 2a ( lừ đừ, quấy khóc vô cớ, nôn ói, giật mình) thoái triển ít nhất 24 giờ. IV. PHÒNG BỆNH 4.1. Nguyên tắc phòng bệnh - Hiện chưa có vaccin phòng bệnh đặc hiệu - Áp dụng các biện pháp phòng bệnh đối với bệnh lây qua đường tiêu hóa, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây 4.2. Phòng bệnh tại các cơ sở y tế - Cách ly theo nhóm bệnh - Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc - Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2% - Xử lý chất thải theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa. 4.3.Các biện pháp phòng bệnh: -Vệ sinh cá nhân: Chú ý rửa tay (6 bước) 12
  13. -Vệ sinh ăn uống -Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt của trẻ -Quản lý-xử trí phân của trẻ -Theo dõi phát hiện sớm trẻ bệnh -Cách ly, điều trị kịp thời khi phát hiện trẻ bệnh -Biết cách sử dụng các dung dịch khử khuẩn 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2