intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh trong giai đoạn chuyển mùa

Chia sẻ: Ngo Van Quang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

119
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở trẻ em có nhiều bệnh thường xảy ra nhiều hơn vào giai đoạn chuyển mùa nhất là giai đoạn mùa nắng chuyển sang mùa mưa. Ðó là các bệnh: sốt và sốt cao co giật, bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh sốt xuất huyết, bệnh hen suyễn. Tại sao trẻ dễ mắc những bệnh này? Thời tiết thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm làm cho trẻ khó thích nghi, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh. Thời tiết lạnh, ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi phát triển mạnh: siêu vi gây bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh trong giai đoạn chuyển mùa

  1. Bệnh trong giai đoạn chuyển mùa  Giới thiệu  Ở trẻ em có nhiều bệnh thường xảy ra nhiều hơn vào giai đoạn chuyển mùa nhất là giai đoạn mùa nắng chuyển sang mùa mưa.  Ðó là các bệnh: sốt và sốt cao co giật, bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh sốt xuất huyết, bệnh hen suyễn.  Tại sao trẻ dễ mắc những bệnh này?  Thời tiết thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm làm cho trẻ khó thích nghi, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.   Thời tiết lạnh, ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi phát triển mạnh: siêu vi gây bệnh cảm cúm, viêm đường   hô hấp, siêu vi Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.  Các thói quen tại gia đình: nằm quạt quá nhiều, sử dụng máy lạnh với nhiệt độ thấp làm trẻ dễ nhiễm lạnh.   Các bệnh thường gặp trong giai đoạn chuyền mùa Sốt và sốt cao co giật Sốt là một biểu hiện thường gặp của nhiều tình trạng bệnh lý và sinh lý ở trẻ em. Sốt là một phản ứng có lợi cho cơ thể do đó cần  phải theo dõi tình trạng sốt của bé, chỉ dùng thuốc khi trẻ sốt cao khó chịu hay có biến chứng.  Khi bé có nhiệt độ # 37,5oC cần cho bé mặc đồ thoáng mát uống nhiều nước hơn bình thường.   Khi bé sốt trên 38oC cần cho bé uống thêm thuốc hạ sốt, Cetamol với liều 10 mg/ 1Kg cân nặng ( Ví dụ: trẻ 10 Kg cho   uống viên bé nóng 100 mg).  Khi bé sốt cao > 39o C cần phải hạ sốt khẩn cấp bằng thuốc với liều 15 mg/ 1Kg cân nặng ( Ví dụ: trẻ 10 KG cho uống   thuốc Efferalgan 150 mg) kèm theo lau mát bằng nước ấm.  Khi trẻ sốt cao dọa co giật các cha mẹ phải lau mát hạ sốt tại nhà, cần chú ý các bước như sau:   1. Ðặt bé nằm đầu nghiêng một bên cho đàm nhớt thoát ra.  2. Lấy cán muỗng hay cây đè lưỡi quấn khăn chận giữa 2 hàm răng đề phòng bé cắn lưỡi.  3. Hạ sốt cho bé bằng thuốc đặt hậu môn ( trẻ 10 Kg Efferalgan 150 mg viên đạn).  4. Lau mát tích cực theo phương pháp sau đây:  Ðặt 4 khăn: 2 ở nách, 2 ở bẹn thay đổi 2­3 phút.   Dùng 1 khăn lau khắp người bé trong vòng dưới 15 phút.   Ngưng lau khi nhiệt độ giảm còn 38,5oC sau đó lau khô và mặc quần áo mỏng cho bé.  5. Khi bé hết co giật hay bé vẫn còn giật sau 5 phút lau mát cần đưa đến ngay cơ sở Y tế gần nhất.  Viêm đường hô hấp do siêu vi  Ðịnh nghĩa: là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do tác nhân siêu vi: siêu vi cúm ( A, B),  RSV.  Triệu chứng:  Viêm đường hô hấp trên: viên họng, viêm mũi họng, sốt, ho, sổ mũi, đau họng.   Viêm đường hô hấp dưới có thêm triệu chứng: thường sốt cao kèm khó thở, thở nhanh ( viêm phổi).   Trẻ cần khám ở cơ sở Y tế gần nhà khi bắt đầu có triệu chứng, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc.  Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay:  Trẻ lừ đừ, bỏ ăn uống.   Khó thở.  Thở nhanh  Tím tái  Cách phòng bệnh:  Mặc áo ấm cho trẻ khi trời lạnh.   Ðeo khẩu trang khi ra đường.  
  2. Tránh cho trẻ đến nơi đông đúc, chật chội như chợ búa, tránh cho trẻ tiếp xúc người đang bệnh.   Ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý giúp trẻ nâng cao sức đề kháng.   Chích ngừa đầy đủ các bệnh sởi, bạch hầu, ho gà, bại liệt.   Bệnh sốt xuất huyết Ðịnh nghĩa: là bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi Dengue gây ra qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Triệu chứng Trẻ thường sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên và khó hạ nhiệt.   Xuất huyết da niêm: nổi chấm xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói máu, tiêu phân đen.     Trẻ có thể bị sốc, trụy mạch, xuất huyết tiêu hóa ồ ạt.   Khi trẻ sốt cao từ 2 ngày trở lên cần được đến khám ở cơ sở Y tế gần nhà, cần cho trẻ uống nhiều nước vì máu trẻ thường bị cô đặc  và phần dịch (huyết tương) thất thoát ra ngoài mạch làm trẻ dễ bị sốc, trụy mạch.        Dấu hiệu cần đưa trẻ đến khám ngay:  Trẻ lừ đừ  Nôn ói nhiều  Ói ra máu, tiêu phân đen, chảy máu cam nhiều.   Tay chân nổi bông tím, mát lạnh.   Phòng bệnh: chưa có vaccin phòng bệnh sốt xuất huyết.  Tránh muỗi chích: ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc áo dài tay, không nên quá tin tưởng vào nhang muỗi, thuốc bôi chống   muỗi.  Vệ sinh môi trường: phát quang môi trừong xung quanh, dọn dẹp những vật dụng chứa nước đọng, dọn dẹp sạch sẽ nhất   là góc nhà, gầm giường, tủ áo nơi có nhiều muỗi., diệt lăng quăng.  Bệnh suyễn Ðịnh nghĩa:  Suyễn hay còn gọi là hen phế quản xảy ra khi có hiện tượng có thắt phế quản được khởi phát bởi các yếu tố bên ngoài (dị nguyên)  gây ra.  Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, không lây, thường có tính gia đình.   Trong giai đoạn chuyển mùa, ngoài những yếu tố khởi phát như lông chó mèo, phấn hoa, khói thuốc lá, bụi bặm, thức ăn,   gắng sức thì sự thay đổi thời tiết và những bệnh cảm cúm cũng là nguyên nhân gây ra cơn suyễn. Triệu chứng:  Trẻ thường có tiền căn ho và khò khè.  Khi cơn suyễn đến thường có triệu chứng báo trước: hắt hơi, sổ mũi, nổi mề đay sau đó trẻ bắt đầu ho, khò khè, khó thở.  Xử trí:  Nếu là cơn suyễn tái phát trẻ nên được dùng thuốc xịt giãn phế quản tại nhà, nếu sau khi xịt thuốc 2 lần mà trẻ còn khó thở   thì cần đưa ngay trẻ đến Bệnh viện gần nhất.  Nếu nghi ngờ trẻ bị cơn suyễn đầu tiên thì cần đưa ngay trẻ đi khám khi trẻ khò khè nhiều hoặc bắt đầu khó thở. + Sau cơn   suyễn trẻ vẫn cần được khám và theo dõi để ngừa cơn suyễn tái phát.    Phòng ngừa:  Trẻ cần tránh xa những yếu tố có thể gây khởi phát cơn suyển nêu trên.   Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của Bác sĩ .   Những trường hợp cần thiết trẻ được dùng thuốc phòng ngừa cơn suyễn tái phát.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2