intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Béo phì và nguy cơ cho sức khoẻ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

90
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh béo phì đã và đang tăng lên đến mức báo động và nó trở thành một vấn đề sức khỏe của thế giới, đặc biệt là những nước đã và đang phát triển. Điều mà mọi người đang quan tâm nhất là tình trạng béo phì ở lứa tuổi trẻ em, vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ nếu tình trạng này kéo dài đến tuổi trưởng thành. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Béo phì và nguy cơ cho sức khoẻ

  1. Béo phì và nguy cơ cho sức khoẻ
  2. Bệnh béo phì đã và đang tăng lên đến mức báo động và nó trở thành một vấn đề sức khỏe của thế giới, đặc biệt là những nước đã và đang phát triển. Điều mà mọi người đang quan tâm nhất là tình trạng béo phì ở lứa tuổi trẻ em, vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ nếu tình trạng này kéo dài đến tuổi trưởng thành. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Có thể đánh giá mức độ béo phì bằng chỉ số khối cơ thể (BMI). Năm 2006, theo điều tra mới nhất của Viện dinh dưỡng, tình trạng thừa cân, béo phì ở người Việt Nam đang có gia tăng nhanh, đặc biệt tỷ lệ này ở người trưởng thành (từ 25-64 tuổi) chiếm 16,8% số dân.sự và kết quả điều tra năm 2008 về tình trạng dinh dưỡng trên 17.000 đối tượng từ 25- 64 tuổi sống tại 8 vùng sinh thái trong cả nước cho thấy, tỉ lệ thừa cân, béo phì là 16,3%, trong số đó, tỷ lệ tiền béo phì chiếm khoảng 9,7%. Tỷ lệ thừa cân/béo phì cũng đang gia tăng theo lứa tuổi, nữ giới cao hơn so với nam giới và thành thị cao hơn so với nông thôn (32,5 và 13,8%). Tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em, nhất là lứa tuổi 6-11 đang có xu hướng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế nhất là các thành phố lớn và
  3. các đô thị. Ví dụ trong những năm 1995-1996 tỷ lệ trẻ em béo phì ở TP.HCM, Nha Trang, Hà Nội, Hải Phòng rất thấp, khoảng 1-2%. Nhưng chỉ 3-4 năm sau đó thì tỷ lệ này đã tăng lên gấp 3 lần. Hiện nay, tỷ lệ béo phì ở trẻ em từ 6-11 tuổi đã vượt qua ngưỡng 10% ở các thành phố trên. Béo phì có liên quan mật thiết với bệnh đái tháo đường không phụ thuộc vào insullin. Khi mà trẻ bị béo phì thì nguy cơ mắc phải bệnh này sẽ tăng lên lúc trở thành người lớn. Béo phì còn làm tăng nguy cơ bị sỏi mật ở mọi lứa tuổi, gấp tới 3-4 lần so với người không bị béo phì. Ngoài tác hại rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của con người, bệnh béo phì còn ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề kinh tế, y tế vì nó làm cho các chi phí sử dụng dịch vụ y tế tăng lên theo. Nguyên nhân: Nhiều chuyên gia y sinh học đã thống nhất với nhau có một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới bệnh xuất hiện và phát triển. Do tập quán ăn uống, trong khẩu phần ăn hàng ngày, nếu chúng ta ăn quá nhiều chất dầu lipid. Cơ thể chúng ta vốn sẵn quen với chế độ ăn thanh đạm từ khi còn nhỏ và đã qua ít ra là từ hai đến ba thế hệ (ông, cha) bây giờ chuyển sang một chế độ ăn giàu chất đạm, chất béo, cơ thể sẽ bị bất lực trong quá trình thích nghi (mất cân bằng năng lượng) mà dẫn tới béo phì. Nhiều hoạt động thể lực hàng ngày không được tiến hành đều đặn hoặc bỏ hẳn, trong lúc đó
  4. chúng ta lại gia tăng các chế độ ăn và thành phần thực phẩm trong khẩu phần ăn. Chính lối sống tĩnh tại thay dần cho các hoạt động thể lực sẽ là những điều kiện thuận lợi cho béo phì tăng lên. Béo phì còn có mối liên quan khăng khít đến tình hình kinh tế văn hóa của gia đình và xã hội. Cuộc sống ngày càng no đủ thì những điều kiện sinh hoạt ăn uống trong gia đ ình sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi cho béo phì xuất hiện và phát triển. Nhiều người cho rằng yếu tố di truyền cũng có vai trò trong béo phì. Yếu tố này đúng, song tỷ lệ không cao. Theo TS Allison và các cộng sự đã đưa ra 10 nguyên nhân khác có thể dẫn tới béo phì và được đăng tải trên Tạp chí quốc tế về Béo phì: 1. Ngủ quá ít. Nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên hoặc bận rộn đến mức có rất ít thời gian để chợp mắt thì nguy cơ tăng cân trong tương lai là điều khó tránh khỏi. 2. Ô nhiễm. Một số loại hormone kiểm soát trọng lượng cơ thể. Môi trường ngày nay đang bị ô nhiễm bởi các chất thải từ xe cộ, động cơ… sẽ tác động rất lớn tới những hormone này.
  5. 3. Điều hòa không khí. Bạn có thể đốt cháy một lượng calo nếu môi trường quanh bạn quá nóng hay quá lạnh để điều hòa thân nhiệt. Tuy nhiên, nhiều người ngày nay sống và làm việc trong những ngôi nhà hay văn phòng mà nhiệt độ luôn được kiểm soát ở mức lý tưởng. 4. Bỏ thuốc lá. Hút thuốc cũng giúp giảm cân. Thế giới ngày càng có nhiều người bỏ thuốc lá và vì thế cũng ngày càng có nhiều người béo phì? 5. Thuốc men. Rất nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm thuốc ngừa thai, thuốc chứa hormone, thuốc tiểu đường, thuốc chống suy nhược và thuốc áp huyết cao... Đây là nguyên nhân gây ra sự thay đổi về cân nặng. Sử dụng những loại thuốc này sẽ khiến cân nặng của cơ thể có xu hướng đi lên. 6. Tuổi thọ và chủng tộc. Những người Trung Mỹ và những người Mỹ gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thường có xu hướng bị béo phì hơn những người Mỹ gốc Âu.
  6. 7. Mẹ nhiều tuổi. Đã có một số bằng chứng cho thấy những người phụ nữ lớn tuổi mới sinh con lần đầu thì đứa trẻ thường có nguy cơ bị béo phì cao hơn. Rất nhiều phụ nữ Mỹ sinh con lần đầu khi lớn tuổi thậm chí đã già. 8. Di truyền từ tổ tiên. Có một số ảnh hưởng sẽ tác dụng lên thế hệ thứ 2. Sự thay đổi của môi trường đã tác động đến bào thai và làm cho những gien di truyền của ông bà vốn đã bị "lặn" ở thế hệ cha mẹ trở thành "trội" ở thế hệ các cháu. 9. Béo phì liên quan đến khả năng sinh sản. Có một số bằng chứng cho thấy những người béo phì thường “mắn” hơn những phụ nữ gầy còm. Nếu như béo phì thực sự có liên quan đến di truyền học thì tỉ lệ người béo phì sẽ ngày càng gia tăng trong dân số chung của nhân loại. 10. Sự “liên minh” của những cặp béo phì. Những phụ nữ béo phì thường có xu hướng kết hôn với những nam giới thừa cân. Nếu những người gầy ngày càng ít đi và béo phì thực sự là do gien quy định thì thế giới này sẽ dần là của những người béo phì, quá khổ.
  7. Hiện nay, WHO thường dùng chỉ số sinh khối cơ thể (BMI- Body Mass Index) để nhận định tình trạng béo gầy. Chỉ số BMI được tính theo công thức như sau: BMI= (Cân nặng, kg) / (Chiều cao, m)2 (Lưu ý là bình phương chiều cao). Người ta coi chỉ số bình thường nên có giới hạn 20-25, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Tuy nhiên chỉ số đó chỉ được dùng đối với người Châu Âu, còn với người Châu Á BMI bình thường có giới hạn từ 18.5-23. Vượt quá 27,8 với nam và 27,3 với nữ được xác định là béo phì. Người Trung Quốc chỉ số BMI bình thường ở mức 18.5-24.9. Mức thùa cân là trên 25 và dưới 30, mức béo phì cấp I là dưới 35, béo phì cấp II là dưới 40 và béo phì cấp III là trên 40. Một điều cần chú ý nữa là vùng chất mỡ tập trung. Mỡ tập trung nhiều quanh vùng eo lưng tạo nên dáng người "quả táo tàu" thường được gọi là
  8. béo kiểu "trung tâm", kiểu phần trên hay béo kiểu dáng đàn ông và mỡ tập trung ở phần háng tạo nên vóc người "hình quả lê" hay còn gọi là béo phần thấp hay kiểu dáng đàn bà. Vì vậy bên cạnh theo dõi chỉ số BMI nên theo dõi thêm tỷ số vòng bụng/ vòng mông, khi tỉ số này vượt quá 0,9 ở nam giới và 0,8 ở nữ giới thì các nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh đái đường đều tăng lên rõ rệt. Các tác hại của bệnh béo phì: Béo phì thường không tốt đối với sức khoẻ, người càng béo nguy cơ càng nhiều. Trước hết, người béo phì dễ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch do mạch vành, đái đường, hay bị các rối loại dạ dày, ruột, sỏi mật. Béo phì có các tác hại và nguy cơ cụ thể là: a. Mất thoải mái trong cuộc sống: Người béo phì thường có cảm giác bửu bối khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày đã trở thành như một hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái.
  9. b. Giảm hiệu suất lao động: Người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng. Mặt khác do khối lượng cơ thể quá nạng nề nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong lao động, người béo phì mất nhiều thì giờ hơn và mất nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người thường. c. Kém lanh lợi: Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn người bình thường trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Hậu quả là rất dễ bị tai nạn xe cộ cũng như tai nạn lao động. d. Hai nguy cơ rõ rệt ở người béo phì: - Tỷ lệ bệnh tật cao: Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mãn tính không lây như: Bệnh mạch vành, đái đường không phụ thuộc insulin, sỏi mật. ở phụ nữ mãn kinh, các nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú và tử cung tăng lên ở những người béo phì, còn ở nam giới béo phì, bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt hay gặp hơn.
  10. - Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn: nhất là trong các bệnh kể trên. Thừa cân và béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của mọi người. Chế độ ăn dành cho người béo phì: Đối với người béo phì thì nên dựa vào chỉ số BMI mà quyết định lượng calo trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Cụ thể: - BMI từ 25-29,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1500 kcal. - BMI từ 30-34,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1200 kcal. - BMI từ 35-39,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1000 kcal. - BMI ≥ 40 thì năng lượng đưa vào một ngày là 800 kcal. Nhưng dù như thế nào đi chăng nữa thì nhịn đối là một phương pháp giảm béo cực đoan. Và hãy lựa chọn cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý vì sức khoẻ của bạn và cộng đồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2