intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biến đổi chính trị ở Việt Nam từ 1858 đến 1945: Phần 2

Chia sẻ: Luis Mathew | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối nội dung phần 1, phần 2 cuốn "Biến đổi chính trị ở Việt Nam từ 1858 đến 1945" trình bày về sự biến đổi từ chính trị thực dân phong kiến sang chính trị dân chủ nhân dân. Phần này gồm có những nội dung sau: Quá trình lựa chọn kiểu nhà nước cho bài toán độc lập ở Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX; quá trình nhận thức, hoạt động thực tiễn của Đảng Cộng sản và sự chuẩn bị các tổ chức tiền nhà nước cho sự ra đời của một nhà nước mới ở Việt Nam; quá trình xác lập chính trị dân chủ nhân dân thay thế chính trị thực dân - phong kiến. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biến đổi chính trị ở Việt Nam từ 1858 đến 1945: Phần 2

  1. Chương 3 Sù BIÕN §æI Tõ CHÝNH TRÞ THùC D¢N PHONG KIÕN SANG CHÝNH TRÞ D¢N CHñ NH¢N D¢N 3.1. Quá trình lựa chọn kiểu nhà nước cho bài toán độc lập ở Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX 3.1.1. Khuynh hướng tái lập kiểu nhà nước phong kiến cuối thế kỷ XIX Một kiểu nhà nước bao giờ cũng được biểu hiện cụ thể trong một hình thức nhà nước nhất định. Khuynh hướng chính trị này tái lập kiểu nhà nước phong kiến dưới hình thức nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Tiêu biểu cho khuynh hướng chính trị này không thể không kể đến vua Hàm Nghi và tướng Tôn Thất Thuyết. Là những người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình, trong dụ Cần Vương Hàm Nghi ngày 06-6-1888 viết: “Trẫm vâng noi đại thống, nối tiếp cơ đồ lớn lao, nhưng vận nước gian truân, bọn giặc thôn tính, thế thậm lan dần, không thể tạm yên. Vì thế đã mật triệu các bề tôi vào viện Cơ Mật uống máu ăn thề, hẹn trước hết đánh phá tại kinh thành, sau đó đuổi dài vào Gia Định” [212]. “Noi đại thống, nối tiếp cơ đồ lớn lao” ở đây chính là tiếp tục chế độ quân chủ cha truyền con nối hàng nghìn năm ở Việt Nam. Kêu gọi nhân dân phò vua cứu nước, sau khi giành độc lập lại tiếp tục xây dựng chế độ phong kiến ở nước ta chính là con đường của các lãnh tụ Cần Vương. Với tôn chỉ này, “ái quốc” đã có thể gắn với “trung quân”. Tư tưởng chính trị đã trở thành nền tảng cho chế độ phong kiến Việt Nam suốt chiều dài lịch sử được khơi dậy trong bối cảnh đất nước nguy nan đã trở thành động lực thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp phát triển.
  2. 142 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 Là một người đứng đầu triều đình phong kiến nhà Nguyễn, trong một nền quân chủ đã có bề dày hàng nghìn năm ở nước ta, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, việc hướng đất nước theo mô hình phong kiến sau ngày độc lập của những lãnh tụ Cần Vương là điều dễ hiểu. Những lãnh tụ yêu nước này chưa vượt ra khỏi nguồn gốc xuất thân của mình để hướng tới một chân trời mới, mở ra một hướng đi mới cho dân tộc. Nền quân chủ đã toả sáng trong nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, làm rạng danh cho dân tộc trong các triều đại phong kiến lớn như Lý, Trần, Lê… đã không còn đủ sức cứu dân tộc Việt Nam trong bối cảnh lịch sử này. Khi mà nhiều người đứng đầu triều đình đã phản bội lại lợi ích dân tộc, xã hội phong kiến không còn là một xu thế phát triển hợp quy luật, ở Việt Nam nó đã đến độ suy tàn, cuộc sống của nhân dân đói khổ, các cuộc đấu tranh của nông dân chống triều đình đã diễn ra ở khắp đất nước trong nhiều năm thì ngọn cờ quân chủ dù có làm dấy lên những cuộc khởi nghĩa chống Pháp oanh liệt nhưng cũng không đủ sức làm thay đổi thân phận nô lệ của dân tộc Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Điều mà các lãnh tụ Cần Vương đầy nhiệt huyết còn thiếu là tầm nhìn thời đại để nhìn thấy xu thế phát triển tất yếu của xã hội. Và số phận bi thương của họ là kết cục tất yếu của những con đường như vậy. Một Hàm Nghi bị tù đày, sống lưu vong nơi đất khách quê người: “Những người giúp việc bị chặt đầu và nhà vua bị đưa đi đày ở đảo Rêuyniông ở châu Phi” [98, tr.33]. Một Đả Thạch Ông - Tôn Thất Thuyết thác nơi xứ người cũng là điều không khó lý giải. Mặt khác, có thể thấy một trong những nguyên nhân thất bại của Cần Vương - phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến điển hình ở Việt Nam - là do vấn đề lực lượng. Phong trào Cần Vương dù cũng đã dấy lên nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp oanh liệt khắp ba miền song không thực sự thu hút được đông đảo lực lượng nhân dân hưởng ứng và đi theo, đặc biệt các nhà nho, lực lượng tinh hoa trí tuệ trong xã hội phong kiến. Trước thực tế một số ông vua triều Nguyễn cam tâm bán nước, phản bội lại lợi ích dân tộc, một câu hỏi lẩn quất trong đầu họ: Khi
  3. Chương III. Sự biến đổi từ chính trị thực dân phong kiến sang… 143 vua không trung với nước nữa thì bề tôi có nhất thiết phải trung với vua nữa hay không. Và trong khi nhiều nhà nho vẫn giữ tư tưởng trung quân song “có một số người thấy được rằng: có một cái phân biệt với vua, cao hơn vua, ấy là đất nước; khi có mâu thuẫn giữa trung vua với yêu nước thì người dân phải đặt nước lên trên vua” [37, tr234]. Với nhận thức này “ái quốc” đã có sự độc lập nhất định với “trung quân” chứ không gắn hữu cơ với “trung quân” như trước nữa. Cũng chính vì vậy, ngọn cờ “ái quốc - trung quân” không thực sự có sức hấp dẫn và lôi cuốn đông đảo nhân dân hưởng ứng. Thực tế này dẫn tới sự hạn chế về lực lượng trong con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến. Có thể thấy, trên nền một phương thức sản xuất TBCN phát triển cao hơn hẳn phương thức sản xuất phong kiến, các nhà nước tư sản đã xuất hiện ở phương Tây và ngày càng tỏ rõ ưu thế của mình với sự phát triển kinh tế xã hội thì việc tái lập một mô hình nhà nước nằm trong kiểu nhà nước phong kiến ở Việt Nam lúc đó hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Và sự thất bại của một con đường cứu nước gắn với kiểu nhà nước phong kiến là hoàn toàn có thể lý giải được. Dù thất bại, song khuynh hướng tái lập kiểu nhà nước phong kiến vẫn âm ỉ cháy. Đó vẫn là khao khát và mục đích hướng tới của nhiều người thuộc dòng dõi hoàng tộc, đặc biệt là các vị vua nhà Nguyễn. Khuynh hướng này kéo dài đến tận mùa thu năm 1945 khi vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, nộp ấn kiếm cho đại diện nhà nước Việt Nam mới. Đó là lời tuyên bố chính thức chấm dứt sự tồn tại trên thực tế của chế độ phong kiến ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải vậy mà tư tưởng quân chủ của những người bảo hoàng đã hết. Nó còn tồn tại dai dẳng mãi tới sau này. 3.1.2. Khuynh hướng xác lập kiểu nhà nước tư sản đầu thế kỷ XX a. Dưới hình thức quân chủ lập hiến Tiêu biểu cho khuynh hướng chính trị này là con đường cứu nước của lãnh tụ Phan Bội Châu. Ông xuất thân từ một nhà nho
  4. 144 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 yêu nước. Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp chính trị của mình, khi xông pha tìm con đường cứu dân, cứu nước, Phan Bội Châu cũng thể hiện rõ khuynh hướng quân chủ trong tư tưởng và nhận thức của mình. Ngưỡng mộ mô hình chính trị của Nhật Bản, ông hướng tới một chế độ quân chủ lập hiến theo kiểu Nhật chứ không phải quân chủ chuyên chế như mô hình đã tồn tại bấy lâu trong lịch sử dân tộc. “Kìa xem Nhật Bản người ta Vua dân như thể một nhà kính yêu Chữ bình đẳng đặt đầu chính phủ ” [159, tr.192] Phan Bội Châu miêu tả nước Việt Nam dưới chế độ chuyên chế phong kiến thật thiểu não, ảm đạm, thiếu sức sống: “nước Việt Nam mơ màng đôi mắt ngủ, uể oải một thân bệnh, tôn quân quyền, ức dân quyền, trọng hư văn, khinh võ sĩ… Than ôi, nguy ngập lắm thay” [17, tr.434, 435]. Ông lên tiếng phê phán nền quân chủ chuyên chế: “Về chính giáo thì chứa chất hủ lậu, mọi việc đều mô phỏng Minh Thanh, văn nhân thì khư khư giữ theo sách cũ, tự khoe đắc chí; võ sĩ thì cốt ở cờ trống mỹ quan, côn quyền coi như trò chơi, tự cho là không ai hơn được. Đáng bỉ hơn hết là ức chế dân quyền, coi thường dư luận, phàm bàn việc quốc gia đại kế, nhân dân chỉ được ở ngoài hỏi rồi than thở mà thôi” [17, tr.34] Trong tác phẩm nổi tiếng Hải ngoại huyết thư, ông chỉ ra nguyên nhân mất nước là do sự quan liêu của chính thể quân chủ, vua quan không biết gì tới đời sống của nhân dân, nhân dân thờ ở với việc nước, coi đó không phải là việc của mình: “Một là vua sự dân chẳng biết Hai là quan chẳng thiết gì dân Ba là dân chỉ biết dân Mặc quân với quốc, mặc thần với ai” [159, tr.242] Ông coi vua như dân tặc - tức kẻ thù của nhân dân, ông coi chuyên chính của lực lượng cầm quyền như nọc độc, ông thấy sự
  5. Chương III. Sự biến đổi từ chính trị thực dân phong kiến sang… 145 bất công của một chế độ trong đó một người ngồi trên ngàn vạn người dân, sống trên mồ hôi nước mắt của ngàn vạn người này. Mặc dù vậy, trong tư tưởng của Phan Bội Châu vẫn còn một sự vấn vương, lưu luyến rõ nét với nền quân chủ đã tồn tại hàng nghìn năm ở nước ta. Ông chỉ chủ trương khiển trách, trừng phạt những vua tệ, quan hư chứ không chủ trương lật đổ ngai vàng, biểu tượng quyền lực của xã hội phong kiến. Phê phán quân chủ song không thể rời bỏ nó, ông đã giải quyết mâu thuẫn này bằng một mô hình chính thể theo kiểu quân chủ lập hiến của Nhật Bản. Trong mô hình này vừa có vua làm biểu tượng quyền lực quốc gia, mặt khác, vai trò của dân cũng được coi trọng ở mức độ nhất định và vì vậy, quyền lực của vua không còn là tối thượng nữa. Như vậy, “Phan Bội Châu trong thời kỳ đầu của sự nghiệp chưa thể chấm dứt ngay những ràng buộc với tư tưởng trung quân, đặt tư tưởng dân chủ, cách tân của mình trên giá đỡ của ý thức hệ Nho giáo… Ông thành lập một tổ chức cách mạng lấy tên là Duy Tân hội, nhưng lại suy tôn Kỳ ngoại hầu Cường Để làm Hội chủ, theo quan niệm suy tôn minh chủ, với mục đích khôi phục nước Việt Nam, lập ra một chính phủ độc lập” [145, tr.148, 149]. Phong trào Đông Du với những cuộc đi ra nước ngoài của tầng lớp trí thức sang Nhật Bản cũng không đạt được mục tiêu cuối cùng, Nhật đã trục xuất sinh viên An Nam ra khỏi nước Nhật. Và kết quả đau buồn của phong trào là: “Tất cả những người trí thức nào có đôi chút tiếng tăm đều bị đưa đi đày. Tất cả các trường tư thục đều bị đóng cửa và tất cả các sách báo nước ngoài đều bị cấm. Tất cả những người lãnh đạo hoặc bị coi là người lãnh đạo - khoảng 200 - đều bị chặt đầu” [98, tr.32]. Tuy nhiên, phải thấy rằng, Phan Bội Châu chủ trương quân chủ như một “thủ đoạn để giành độc lập”, để tập hợp lực lượng chống Pháp. Theo nhận thức của ông vì nhiều người chống Pháp trung thành với tư tưởng quân chủ nên muốn thống nhất họ trong một khối thì phải chủ trương quân chủ. Những người yêu nước này khá xa lạ với tư tưởng cộng hoà, nên nếu chủ trương cộng hoà
  6. 146 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 họ sẽ bỡ ngỡ, lo âu và khó thống nhất được họ. “Quân chủ lập hiến hay cộng hoà dân chủ đều là thủ đoạn. Thủ đoạn giành độc lập. Cái nào thích hợp thì dùng, cốt yếu là đánh đuổi Pháp, khôi phục chủ quyền, còn với phương pháp nào, thủ đoạn nào thì tùy lúc thích nghi” [38, tr.118]. Mặc dù sau này, khi ông đã nhận thấy cái hay của dân chủ so với quân chủ, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam khi dân trí còn thấp, trình độ còn kém người châu Âu, ông vẫn chủ trương quân chủ. Ông khẳng định với Phan Chu Trinh, mươi, mười lăm năm nữa, ở Việt Nam đưa ra học thuyết dân chủ thì ông sẽ là người tán thành đầu tiên. Rõ ràng rằng, Phan Bội Châu trong tiến trình nhận thức của mình, ông không chỉ đi từ tư tưởng quân chủ đến tư tưởng dân chủ mà ông còn nhận thấy trình độ dân trí là một trong những điều kiện quan trọng để xây dựng một nền dân chủ. Dân chủ nghĩa là dân là chủ, dân làm chủ. Mà muốn là chủ, muốn làm chủ phải có ý thức làm chủ, năng lực làm chủ. Do vậy, dân chủ gắn liền với dân trí. Dù chưa nêu được hết các điều kiện cơ bản cho việc thực thi một nền dân chủ trong tương lai (dân sinh, dân trí, dân quyền), song rõ ràng, nhận thức của Phan Bội Châu trong thời kỳ đầu hoạt động cách mạng có thể coi như bước nhận thức quá độ cho sự phát triển tư tưởng chính trị Việt Nam từ quân chủ đến dân chủ. Có thể thấy, trong giai đoạn đầu của sự nghiệp chính trị của mình, Phan Bội Châu hướng tới mô hình quân chủ lập hiến. Sau này dưới những tác động của điều kiện trong nước và quốc tế, tư tưởng của ông có nhiều biến chuyển theo hướng ngày càng tiến bộ. Sai lầm của ông chính là tư tưởng chủng tộc. Ông thấy “đồng châu, đồng chủng, đồng văn” mà chưa thấy bản chất của tư bản, đế quốc nên đưa mâu thuẫn chủng tộc thành vấn đề lý giải sự xâm lược của tư bản phương Tây. Rõ ràng tư tưởng cầu ngoại viện đặt trong bối cảnh đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đã không còn phù hợp, cơ hội đã trôi qua. Nước Nhật giờ đây đã không còn là một nước nhược tiểu như trước cuộc Duy Tân 1868 mà đã trở thành đế quốc. Nó nhìn thế giới bằng con mắt của một đế quốc. Dựa vào một đế
  7. Chương III. Sự biến đổi từ chính trị thực dân phong kiến sang… 147 quốc để đánh một đế quốc khác. Con đường này đúng là “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Như vậy, trong giai đoạn đầu sự nghiệp chính trị của mình, Phan Bội Châu đã khởi xướng và dẫn dắt một phong trào giải phóng dân tộc theo mô hình quân chủ lập hiến kiểu tư sản như Nhật Bản. Tuy nhiên vì những lý do khách quan và chủ quan khác nhau, con đường này đã không thể thực hiện thành công ở nước ta. b. Dưới hình thức dân chủ cộng hoà tư sản Sự thất bại của phong trào Cần Vương của Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và thất bại của Duy Tân hội của Phan Bội Châu có thể coi như dấu chấm hết cho một khuynh hướng cứu nước hướng tới một mô hình xã hội đã trở nên quá lạc hậu so với xu hướng phát triển chung của nhân loại hoặc không phù hợp với hoàn cảnh nước ta. Tác động của những sự kiện chính trị lớn trên thế giới vào nước ta cũng như sự vận động nội tại của phong trào cách mạng Việt Nam đã làm xuất hiện một khuynh hướng cứu nước mới - khuynh hướng dân chủ tư sản, hướng tới một nền dân chủ cộng hoà tư sản sau ngày độc lập. Khuynh hướng chính trị này ảnh hưởng khá mạnh mẽ tới đời sống nhiều mặt của xã hội Việt Nam trong khoảng 30 năm đầu thế kỷ XX. Về sự thâm nhập của tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam, có thể khẳng định sự xuất hiện của thực dân Pháp ở nước ta - một kẻ thù hoàn toàn mới từ phương Tây, quê hương của những tư tưởng dân chủ tư sản nổi tiếng thế giới - là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy cho việc thâm nhập và hấp thu những tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Song song với quá trình quảng bá của chính kẻ xâm lược cho tất cả những gì là “tinh hoa”, là “đẹp đẽ” của văn minh phương Tây, ở người bị xâm lược cũng xuất hiện một nhu cầu tìm hiểu nền văn minh của kẻ thù. Từ đó hiểu bản chất kẻ đang nô dịch mình để có một phương cách phù hợp chống lại chúng. Tư tưởng dân chủ tư sản thâm nhập vào nước ta chủ yếu qua ba con đường: Từ Trung Quốc, Nhật Bản và từ Pháp.
  8. 148 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 Cuối thế kỷ XIX, ở Trung Quốc diễn ra phong trào Dương Vụ dưới thời vua Quang Tự. Quang Tự triệu tập hai thầy trò Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu làm cách mạng để canh tân đất nước. Tuy nhiên, phong trào này đã thất bại. Hai thầy trò phải chạy sang Nhật lánh nạn. Tại đây, họ xuất bản báo chí truyền bá cho tư tưởng dân chủ tư sản. Tờ báo Thanh Nghị của họ chuyên đăng bài về tư tưởng dân chủ tư sản đã được truyền về Trung Quốc sau đó vào Việt Nam. Những tư tưởng đó làm bật dậy hướng đổi mới cho những người Việt Nam yêu nước. Mặt khác, năm 1911, cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ đã đánh vào triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc, mở ra một thời đại mới ở đất nước này. Tư tưởng Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn với hệ giá trị phát triển: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc đã ảnh hưởng tới nhiều người Việt Nam yêu nước, làm trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản có điều kiện bùng phát ngày càng mạnh mẽ ở nước ta. Con đường thứ hai là con đường từ đất nước mặt trời mọc. Năm 1905, chiến tranh Nga- Nhật kết thúc với thắng lợi thuộc về nước Nhật. Lịch sử Á Đông chưa có một trận thắng nào vẻ vang như vậy, nó đã được ghi nhận như một bước ngoặt lớn của các dân tộc châu Á thời hiện đại. Chiến thắng này đã thức tỉnh các dân tộc châu Á vì lần đầu tiên người da vàng đã chiến thắng người da trắng, người châu Á đã chiến thắng người châu Âu. Các nước châu Á có cảm tình ngay với Nhật và hướng theo con đường của Nhật vì Nhật đã rửa nhục cho giống da vàng và da đen. Nếu như trước đó, các dân tộc này trông cậy nhiều vào sự giúp đỡ của Trung Hoa thì nay họ hướng sang nước Nhật. Các sĩ phu Việt Nam truyền tay nhau những cuốn sách về Nhật Bản và công cuộc Minh Trị Duy Tân như: Nhật Bản quốc chí, Nhật Bản duy tân khảng khái sử, Nhật Bản tam thập niên duy tân sử... và viết nhiều bài ca ngợi công cuộc duy tân này. Tư tưởng dân chủ tư sản từ phương Tây với tư tưởng của các nhà khai sáng nổi tiếng như: Môngtetxkiơ, Rutxô, Vônte... cũng theo chân các thầy giáo Pháp vào Việt Nam. Dù chủ trương thực
  9. Chương III. Sự biến đổi từ chính trị thực dân phong kiến sang… 149 hiện chính sách ngu dân ở nước ta, song thực dân Pháp vẫn buộc phải phát triển giáo dục ở mức độ nhất định để đào tạo những công chức thuộc địa. Mặt khác, không phải mọi người Pháp đều là thực dân và không phải mọi mong muốn của bọn thực dân đều được thực hiện đúng như chúng kỳ vọng, nên thông qua các thầy giáo Pháp tiến bộ, lần đầu tiên, các tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và nhiều tư tưởng dân chủ khác đã được người Việt Nam biết tới. Đây là hệ tư tưởng mới với người Việt Nam. Nó đánh thức những khát vọng tiềm ẩn chưa được gọi tên trong nhiều người dân Việt. Nhận thức về dân chủ làm xuất hiện những nhu cầu dân chủ. Khát vọng tự do, bình đẳng, bác ái, hướng tới một xã hội dân chủ dần xuất hiện theo sự thâm nhập của tư tưởng dân chủ tư sản vào nước ta. Nó đặt tiền đề tư tưởng cho việc khởi xướng xây dựng một nền chính trị dân chủ thay thế nền chính trị chuyên chế đang tồn tại. Nó mở đường cho một trào lưu cách mạng hoàn toàn mới ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX - trào lưu dân chủ tư sản. Sau thất bại của phong trào Đông Du, Phan Bội Châu từ bỏ lập trường quân chủ lập hiến, thành lập Việt Nam Quang Phục hội (1912), hướng đến mục tiêu xây dựng nước cộng hoà dân chủ tại Việt Nam sau khi đánh đuổi thực dân Pháp. Tuyên ngôn của Việt Nam Quang Phục hội khẳng định: “Muốn cho ích nước lợi nhà Ắt là dân chủ cộng hoà mới xong” [38, tr.119] Theo ông thì chính thể dân chủ cộng hoà là một chính thể rất tốt đẹp trong đó quyền bính của nước ta là của chung toàn dân do nhân dân quyết định. Quang Phục quân trong khi vừa đánh đuổi giặc Pháp, đồng thời cũng vừa xây dựng một nước cộng hoà dân chủ. Ông cũng đã hình dung ra mô hình tổ chức của chính thể gồm ba viện: thượng nghị viện, trung nghị viện, hạ nghị viện, một thể chế trong đó người dân có quyền quyết định những công việc chung. Về cơ bản, tư tưởng của ông giai đoạn Quang Phục hội dù đã vượt khỏi mô hình quân chủ lập hiến nhưng cũng vẫn chỉ
  10. 150 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 dừng lại ở chính thể đại nghị tư sản. Hướng theo tư tưởng này, song bản thân Phan Bội Châu cũng chưa thật sự nhận thức được bản chất của nền dân chủ tư sản phương Tây nên không thể tránh khỏi những yếu tố ảo tưởng trong hành động của Việt Nam Quang phục hội do ông là thủ lĩnh. Sau khi Quang Phục hội thất bại, mặc dù ông đã bước đầu tiếp cận chủ nghĩa Mác nhưng ông cũng không tiến xa hơn trong nhận thức và hành động vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau. Phần vì bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế suốt những năm tháng cuối đời, từ 1926 trở đi, Phan Bội Châu bị cách ly với thực tế đấu tranh của dân tộc. Phần do hạn chế trong nhận thức và tiếp cận thông tin, chính ông cũng tự thừa nhận vì không biết các ngôn ngữ thông dụng của thế giới, ông như người mù trong thế giới này. Có thể thấy sự chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu phản ánh quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX tạo ra phong trào chống Pháp từ khuynh hướng quân chủ sang khuynh hướng dân chủ tư sản cho một Việt Nam độc lập. “Phan Bội Châu đã làm được bước chuyển hết sức căn bản từ tư tưởng quân chủ sang dân chủ dẫn dắt cho dân tộc đi đến tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin” [19, tr183]. Cũng với khuynh hướng dân chủ tư sản, một nhà yêu nước tiêu biểu không thể không kể tới là Phan Chu Trinh. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, cha làm quan giữ chức Quản cơ sơn phòng trong triều, sau này thân phụ ông tham gia tích cực phong trào Cần Vương chống Pháp. Bản thân ông cũng đỗ Phó bảng và làm quan cho nhà Nguyễn. Song, do có cơ hội tiếp cận với những tư tưởng mới và giao thiệp với những người yêu nước có tư tưởng canh tân nên Phan Chu Trinh đã có nhiều nhận thức mới, tiến bộ so với phần lớn người Việt Nam đương thời. Ông bôn ba nhiều nước trên thế giới, đặc biệt có một thời gian khá dài sống tại Pháp, một trong những cái nôi của tư tưởng dân chủ, đã giúp ông có cái nhìn tiến bộ so với tư tưởng truyền thống ở Việt Nam
  11. Chương III. Sự biến đổi từ chính trị thực dân phong kiến sang… 151 đương thời. Từ thực tiễn xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, trước sự bất lực của triều đình phong kiến, ông nhận thấy làm quan cũng chỉ “vinh thân phì gia” chứ không giúp gì nhiều cho dân tộc. Do đó, ông đã từ quan để mưu làm việc lớn. Phan Chu Trinh phê phán triều đình, phê phán chế độ phong kiến chuyên chế, ví quan quân triều đình phong kiến như các quân cờ trên bàn cờ tướng: “Một ông tướng lác đứng trong cung/Sĩ tượng khoanh tay chẳng vẫy vùng” [23, tr.71]. Ông đau đớn trước cảnh đồng bào bị đoạ đày: “Hồn Tổ quốc nặng trĩu trên vai, xót vì quốc dân đồng bào đương rên xiết bởi cường quyền áp chế” [23, tr695]. Trong chế độ quân chủ, dân trí không thể mở mang được và cũng chính vì sự hạn hẹp trong nhận thức của người dân mà chế độ quân chủ có đất để dung dưỡng: “Một nước bao nhiêu triệu dân mà chỉ giao phó quyền chính cho một ông vua thì chẳng là ngu xuẩn lắm ư?” [23, tr.785]. Chế độ quân chủ đã đặt vua với dân ở vị trí hoàn toàn đối lập, người dân không được tôn trọng: “Vua tôn như thánh, như thần/Phận tôi rơm rác, thân dân trâu bò” [23, tr.290]. Trên lập trường dân chủ, ông phê phán vua Khải Định bằng tác phẩm Thư thất điều, luận tội vua và phán xét vua đáng bị chém đầu. Đây là một ý tưởng quá mới mẻ trong một xã hội chuyên chế phong kiến với tư tưởng trung quân được đặt lên hàng đầu hàng nghìn năm như Việt Nam. Từ chỗ phê phán chế độ phong kiến, ông so sánh chủ nghĩa quân trị (quân chủ) và chủ nghĩa dân trị (dân chủ) mà khẳng định: “Ta thấy chủ nghĩa dân trị hay hơn cái chủ nghĩa quân trị nhiều lắm. Lấy theo cái ý riêng của một người hay một nước thì cái nước đó không khác nào là một đàn dê, được no ấm vui vẻ hay phải đói rét khổ sở chỉ tuỳ theo lòng một người chăm. Còn theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo việc chung cả nước, lòng quốc dân muốn thế nào thì làm thế ấy. Dù không có người tài giỏi làm cho hay lắm, không đến nỗi phải cúi đầu khốn nạn làm tôi mọi một nhà, một họ nào cả” [38 tr.460]. Kế thừa những tư tưởng canh tân nửa sau thế kỷ XIX ở Việt Nam, tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, Phan Chu Trinh nhận
  12. 152 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 thấy: “Chủ nghĩa dân chủ chính là một vị thuốc rất thần hiệu để chữa bệnh chuyên chế của nước ta vậy” [23, tr.784]. Ông tôn những nội dung của dân chủ là thánh thần và khẳng định đây là một trào lưu rộng khắp thế giới: “Công quyền là thánh, tự do là thần. Khắp thế giới tôn dân tự chủ” [23, tr.309]. Ông hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc nhưng theo ông muốn độc lập trước hết phải đánh đổ quân chủ, xây dựng chế độ dân chủ. Tư tưởng dân chủ của Phan Chu Trinh hướng vào việc khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, làm cho nước nhà cường thịnh, khôi phục, chấn hưng đất nước. Theo ông, có làm như vậy mới lấy lại được độc lập cho đất nước. Hướng tới độc lập dân tộc song ông không có chủ trương đánh Pháp, thậm chí còn phê phán gay gắt những người có tư tưởng này. Theo ông, cần ỷ Pháp cầu tiến bộ. Ông mong muốn dựa vào lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của Pháp để tiến hành cải cách. Ông đã thiết lập mối quan hệ với nhiều người Pháp tiến bộ để thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Rõ ràng, ông đã có một sự nhầm lẫn khi xác định đâu là kẻ thù chính. Mặt khác, tính ảo tưởng, mơ hồ về chính trị cũng được thể hiện trong tư tưởng chính trị của ông. Làm sao một nước đế quốc có thể cho một thuộc địa của nó có tự do, dân chủ? Con đường của ông hướng đất nước tới một chế độ dân chủ kiểu Pháp - một chế độ dân chủ tư sản, dân chủ cho số ít những kẻ có tiền, có lẽ ông cũng chưa nhận thức rõ điều này. Vì khi đặt ra chủ trương khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, rõ ràng ông đã rất quan tâm đến vai trò của đông đảo nhân dân. Chủ trương đánh vào sự hủ lậu, thối nát của xã hội phong kiến rồi xây dựng một chính thể cộng hoà dân chủ theo kiểu tư sản ở nước ta của Phan Chu Trinh, theo nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu là “đặt cày trước trâu”. Làm như vậy chỉ để triển lãm trâu và cày chứ không cày được thước đất nào. Còn người cùng thời với ông là Phan Bội Châu thì đặt câu hỏi: Dân không còn nữa thì chủ với ai? Theo Phan Bội Châu, giành độc lập dân tộc phải là vấn đề cốt yếu trước khi thực hiện mục tiêu dân chủ. Rõ ràng, Phan Chu Trinh đã chưa có cái nhìn đúng đắn về mối quan hệ dân tộc - giai cấp, do đó chưa có biện pháp hợp lý để giải quyết mối quan hệ này ở nước ta.
  13. Chương III. Sự biến đổi từ chính trị thực dân phong kiến sang… 153 Sau này trong nghị quyết Hội nghị trung ương 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5-1941, Hồ Chí Minh đã khẳng định mối quan hệ dân tộc- giai cấp: Quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được [28, tr.113]. Theo khuynh hướng chính trị này, còn phải kể tới Việt Nam Quốc dân đảng, một tổ chức chính trị được thành lập theo mô hình Trung Quốc Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn. Điều lệ của tổ chức này cũng khẳng định: “Xây dựng nền cộng hoà dân chủ trực tiếp” [38, tr.580], lấy ba nguyên tắc “tự do, bình đẳng, bác ái” của cách mạng tư sản Pháp làm khẩu hiệu cho mình. Tuy mục tiêu hướng về chính thể dân quốc theo mô hình Trung Hoa dân quốc của Tôn Trung Sơn song Việt Nam Quốc dân đảng lúng túng trong việc xác định một chủ nghĩa, khẳng định lập trường chính trị của mình, Việt Nam Quốc dân đảng lúc thì khẳng định lý tưởng của cách mạng Pháp, lúc lại “bưng” toàn bộ chủ nghĩa Tam Dân vào đảng. Hồ Chí Minh sau này đã đặt câu hỏi về Việt Nam Quốc dân đảng: Muốn một nước cộng hoà nhưng là thứ cộng hoà nào? Sẽ cai trị quốc gia như thế nào? Với phương pháp gì người ta sẽ xây dựng lại kinh tế quốc gia? Làm thế nào để nâng cao mức sống của những tầng lớp lao động, thợ thuyền, nông dân và trí thức? Về những điều này, Việt Nam Quốc dân đảng chưa có chương trình rõ rệt (Theo Trần Dân Tiên (1975), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội, tr.73). Thực tế, Việt Nam Quốc dân đảng đã đứng trên lập trường của GCTS để giải quyết vấn đề dân tộc, nước cộng hoà trong mong muốn của Việt Nam Quốc dân đảng chính là cộng hoà tư
  14. 154 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 sản. Theo tác giả Nguyễn Văn Khánh trong công trình chuyên khảo về Việt Nam Quốc dân đảng đã khẳng định: “mục đích cuối cùng của Việt Nam Quốc dân đảng là dùng bạo lực đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp để giành độc lập, thành lập chính phủ cộng hoà, thực hiện quyền tự do dân chủ và mở đường cho CNTB phát triển ở Việt Nam” [68, tr.81]. Tuy nhiên do không có chủ nghĩa xác định, không quan tâm đến lý luận, tư tưởng, không chú ý đến tuyên truyền, huấn luyện, cách làm thì khá phiêu lưu, mạo hiểm, chưa nhìn thấy vai trò to lớn của nhân dân… nên phong trào hoạt động chính trị của Việt Nam Quốc dân đảng theo khuynh hướng tư sản cũng đã thất bại. Lịch sử đã chứng minh, khuynh hướng chính trị chống thực dân Pháp cứu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản không có tiền đề về nhiều mặt để có thể giành thắng lợi ở nước ta. Muốn thực hiện con đường cách mạng tư sản và xây dựng xã hội TBCN thì tất yếu phải có cơ sở xã hội là một GCTS đủ sức mạnh về nhiều mặt. Ở nước ta đầu thế kỷ XX, theo nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu “tư tưởng tư sản không có GCTS” [38, tr.121] nên tư tưởng này không có chân đế, không có bệ đỡ xã hội để thâm nhập vào cuộc sống và chuyển thành một chế độ xã hội mang tính hiện thực. Một thực tế là ở nước ta, lực lượng tiếp nhận và hoạt động chính trị theo tư tưởng tư sản phương Tây thời kỳ đầu là những nhà nho cấp tiến, thời kỳ sau là những trí thức Tây học chứ không phải những người đại diện cho GCTS dân tộc nên khuynh hướng chính trị này tuy hướng tới chống thực dân giành độc lập dân tộc nhưng cũng không thể thắng lợi. GCTS Việt Nam xuất hiện như là hệ quả của chính sách cai trị về kinh tế của thực dân Pháp. GCTS Việt Nam gồm hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân tộc thì: “Tư sản mại bản, thà chịu kinh tế nước nhà phụ thuộc vào đế quốc chứ không muốn giải phóng nông dân, không muốn công nghệ nước ta được phát triển” [100, tr.208]. Như vậy, lực lượng tư sản mại bản không những không lãnh đạo được cách mạng mà còn là đối tượng của cách mạng. Còn tư sản dân tộc dù có tinh thần chống đế quốc vì bị đế quốc
  15. Chương III. Sự biến đổi từ chính trị thực dân phong kiến sang… 155 ngăn trở nhưng họ là bộ phận của giai cấp bóc lột nên họ cũng sợ giai cấp bị bóc lột nổi lên đấu tranh. Về mặt kinh tế, tư sản dân tộc lại có dính líu ít nhiều với địa chủ phong kiến nên bộ phận này vừa muốn cách mạng, vừa muốn thoả hiệp. Tư sản Việt Nam phần lớn là tư sản thương nghiệp chứ không phải tư sản công nghiệp, không có thế lực kinh tế, phụ thuộc vào tư sản nước ngoài. Sinh ra ở một nước thuộc địa “không có nền kinh doanh lớn về thương nghiệp hay công nghiệp” [105, tr.64] GCTS Việt Nam nhỏ yếu về kinh tế, bạc nhược về chính trị, thoả hiệp với đế quốc để mưu sự sống còn nên đã không đủ sức làm trụ cột cho một chế độ TBCN ở Việt Nam sau ngày độc lập. Mặt khác, tư sản Việt Nam lại ra đời muộn so với GCCN. Khi tư sản Việt Nam ra đời thì công nhân Việt Nam đã từng bước khẳng định được ưu thế về chính trị và tinh thần của mình trong vai trò một lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Ngày mai bắt đầu từ hôm nay. Và theo logic đó, hôm nay có khởi nguồn từ hôm qua. Xem xét trường hợp Việt Nam và Ấn Độ, có thể nhận thấy sự khác biệt rõ nét. Sự cai trị của thực dân Anh với thuộc địa Ấn Độ khác với sự cai trị của Pháp với thuộc địa Việt Nam. Điều này đã tạo ra những cơ sở xã hội hết sức khác nhau cho con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và sự phát triển của Ấn Độ, Việt Nam sau ngày độc lập. Nếu như thực dân Anh cai trị Ấn Độ theo lối đầu tư tư bản để phát triển một cách chủ định phương thức sản xuất TBCN ở nước này, thì “nước mẹ Pháp” lại không muốn “đứa con yêu” Việt Nam phát triển theo con đường tiến bộ. Chúng muốn kìm kẹp Việt Nam trong phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu để dễ bề cai trị, hạn chế sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN ở Việt Nam. Cách cai trị thuộc địa của Anh cho phép ra đời ở Ấn Độ một GCTS bản xứ đủ sức mạnh kinh tế, uy thế chính trị để dẫn dắt Ấn Độ sau ngày độc lập đi lên theo con đường TBCN. Còn với cách cai trị của Pháp cản trở sự ra đời của một GCTS bản xứ đủ sức mạnh về mọi mặt để dẫn dắt dân tộc phát triển theo con đường TBCN.
  16. 156 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 Dù không thành công trên hiện thực song trong điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam đầu thế kỷ XX, phong trào chính trị theo khuynh hướng tư tưởng dân chủ tư sản vẫn là một phong trào có nhiều yếu tố tiến bộ. Nó mở ra một cách nhìn, một hướng tư duy cho những người yêu nước Việt Nam để từ đó có thể hướng tới những chân trời mới tươi sáng hơn. Như vậy, có thể thấy, việc tìm tòi, hướng dẫn và tổ chức hoạt động của các trào lưu chính trị khác nhau nhằm đích chung là giải bài toán độc lập của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX diễn ra rất sôi động. Quân chủ hay dân chủ, quân chủ chuyên chế hay quân chủ lập hiến, dân chủ kiểu Nhật hay kiểu Pháp… tựu trung có thể thấy các con đường này xoay quanh việc tìm kiếm một kiểu nhà nước gắn với một hình thức nhà nước phù hợp với Việt Nam. “Sự tìm tòi thể nghiệm có thể đạt đến thành công, có thể thất bại, song lại tạo tiền đề cho sự hình thành cái mới, cái phù hợp hơn với tiến trình vận động của lịch sử” [145, tr.152]. Con đường cách mạng vô sản của Hồ Chí Minh gắn với kiểu nhà nước XHCN mà lịch sử Việt Nam đã tiếp nhận và từng bước hiện thực hoá ở nước ta là một sự tiếp nối hợp quy luật sau hàng loạt những phương sách, con đường cứu nước khác nhau thất bại. Đúng như lời nhận xét của tiến sĩ Unselt Jorgen: “Nếu không có những kinh nghiệm của Phan Bội Châu thì cũng không thể có sự thành công của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là một sự kế thừa biện chứng” [159, tr.275] Chính những người yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX, bằng những gợi mở sâu sắc trong tư tưởng yêu nước gắn với các phong trào chính trị có thiên hướng dân chủ, đã báo trước bước ngoặt cách mạng của tư tưởng Việt Nam gắn với phong trào chính trị theo khuynh hướng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc là thủ lĩnh. 3.1.3. Khuynh hướng lựa chọn kiểu nhà nước XHCN đầu thế kỷ XX Dưới góc nhìn chính trị học, có thể thấy: Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước thực chất Người nghiên cứu các kiểu nhà nước trên thế giới, các hình thức nhà nước trên thế giới và tìm một kiểu nhà nước, một hình thức nhà nước phù hợp nhất với Việt Nam.
  17. Chương III. Sự biến đổi từ chính trị thực dân phong kiến sang… 157 a. Quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm một con đường giải phóng dân tộc gắn với tìm kiếm kiểu nhà nước cho Việt Nam Trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, Người đã quan tâm nghiên cứu nhiều kiểu nhà nước đang tồn tại trên thế giới: đó là kiểu nhà nước tư sản ở thuộc địa, kiểu nhà nước tư sản ở chính quốc và kiểu nhà nước mới đó là kiểu nhà nước XHCN ở nước Nga Xô viết. Trước hết là nhìn nhận, đánh giá của Nguyễn Ái Quốc về một hình thức đặc biệt của kiểu nhà nước của giai cấp tư sản tồn tại ở thuộc địa Việt Nam dưới hình thức chế độ thực dân phong kiến. Các khuynh hướng cứu nước gắn với việc tìm kiếm các mô hình nhà nước khác nhau của những người Việt Nam yêu nước đã tỏ rõ lập trường chung của các tầng lớp nhân dân Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam với chế độ thực dân phong kiến mà thực dân Pháp thiết lập ở nước ta. Đó là một thái độ căm phẫn, lên án và mong muốn thay thế chế độ chính trị này bằng một chế độ chính trị tốt đẹp hơn. Thái độ của Nguyễn Ái Quốc với chế độ chính trị thực dân phong kiến góp thêm một tiếng nói cho việc lên án và thủ tiêu chế độ chính trị tàn bạo này. Và Nguyễn Ái Quốc có thể coi là người Việt Nam đầu tiên đã có “công trình” nghiên cứu để vạch tội và tuyên án CNTD một cách mạnh mẽ, kiên quyết, đầy sức thuyết phục đến như vậy. Người viết Bản án chế độ thực dân Pháp như lời tuyên chiến với CNTD. Và không chỉ tuyên án, Nguyễn Ái Quốc còn là người bằng những hoạt động chính trị không mệt mỏi của mình đã thực hiện bản án đó đến cùng. Xem xét, đánh giá một chế độ chính trị có nhiều cách. Một trong những cách đó là xem xét kẻ cai trị cùng bộ máy chính quyền của chúng, người bị cai trị và sự phát triển chung của xã hội dưới sự cai trị chính trị đó. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sinh ra khi bước chân của quân xâm lược đã giày xéo lên đất nước ta gần 1/3 thế kỷ. Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, bản thân Người cảm nhận sâu sắc sự tàn bạo phi nhân tính của CNTD trên quê hương Việt
  18. 158 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 Nam đầy đau khổ của Người cũng như tất cả các thuộc địa khác trên thế giới. Về diện mạo của xã hội thuộc địa và thân phận những người dân thuộc địa dưới chế độ chính trị thực dân, Nguyễn Ái Quốc đã khái quát năm 1919: “Từ khi bị Pháp chiếm, đất nước chúng tôi hầu như luôn luôn sống lay lắt ngày này qua ngày khác, không hề biết chính quyền muốn dẫn mình đi đến đâu” [96, tr.6]. Và nửa thế kỷ sau khi đặt ách thống trị trên đất nước ta: “Thật đáng buồn thay khi thấy rằng sau 50 năm thống trị mà những người đại diện cho nước Cộng hoà Pháp ở Đông Dương vẫn cứ ngoan cố kìm chân người bản xứ trong vòng nô lệ, không cho họ hưởng một chút quyền tự do nào cũng như các quyền khác theo luật pháp” [96, tr.12]. Một tình trạng vô vọng, bế tắc bao trùm tất cả dưới sự cai trị của CNTD. Trong chế độ này, người Việt Nam không còn tồn tại như những con người: “CNTB Pháp đã vào Đông Dương từ hơn nửa thế kỷ nay, vì lợi ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tôi. Từ đó, chúng tôi không những bị áp bức, bóc lột một cách nhục nhã mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm… người ta đã làm chết hàng nghìn người An Nam và tàn sát hàng nghìn người khác để bảo vệ những lợi ích không phải của chính họ” [96, tr.22,23]. “Tính mạng của một con người An Nam bị rẻ rúng không đáng giá một trinh”. Người An Nam bị coi là “hạng người thấp kém”, là “nô lệ”, là “những súc vật phải điều khiển bằng roi vọt”, là “lũ ròi bọ” mà chỉ có “ba-toong, súng ngắn, súng dài” mới “xứng đáng” với họ. Họ bị bọn thực dân “róc thịt” mãi. Họ “phải è ra mà chịu công ơn bảo hộ của nước Pháp. Riêng người nông dân An Nam lại càng phải è ra mà chịu sự bảo hộ ấy một cách nhục nhã hơn” [97, tr.82]. “Annamít và Angiêriêng đâu phải là người! Đó là bọn “nhà quê” bẩn thỉu, bầy “bicốt” (con dê con) bẩn thỉu. Cần quái gì phải có công lý đối với những giống ấy” [97, tr.90]. Luôn luôn có sẵn “một kho đầy ắp những hình phạt” [97, tr.90] để giáng vào đầu những con người khốn khổ ấy.
  19. Chương III. Sự biến đổi từ chính trị thực dân phong kiến sang… 159 Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Chưa có bao giờ, ở một nước nào mà người ta lại vi phạm mọi quyền làm người một cách dã man, độc ác và trắng trợn đến thế” [97, tr.112]. Và “để dạy cho mọi người sống cho ra sống, người ta bắt đầu bằng việc giết họ đi đã” [92, tr.33]. Mỗi thuộc địa, CNTD sử dụng những biện pháp tàn bạo khác nhau để cai trị, nhưng các thuộc địa đều giống nhau ở một điểm “Giữa An Nam với Công Gô, Máctiních hay Tân Đào, không hoàn toàn giống nhau chút nào, trừ sự cùng khổ” [96, tr.63]. Thực tế đó tại các thuộc địa, ngay cả người Pháp ở chính quốc cũng không thể phủ nhận. Sau lời phát biểu tại Đại hội Toàn quốc lần thứ 18 Đảng xã hội Pháp của Nguyễn Ái Quốc, chủ tịch phiên họp Êminguđơ phải thừa nhận: “Qua những loạt vỗ tay tán thành đại biểu Đông Dương, có thể thấy rằng toàn thể Đảng xã hội đều đứng về phía đồng chí để phản đối những tội ác của GCTS” [96, tr.24]. Những con người trong bộ máy chính quyền thực dân - “tinh hoa của các cặn bã” lượm lặt từ các nước châu Âu. Con người trong bộ máy chính quyền thực dân là sự dung nạp của tất cả những cặn bã từ chính quốc thải ra, từ viên chức bình thường cho đến nhân vật chóp bu là viên Toàn quyền. Về các quan cai trị thì: “Sang Bắc Kỳ, các ông Toàn quyền chỉ nhằm một mục đích là: tìm chỗ bổ dụng bạn bè, con cháu thân thuộc và bọn vận động bầu cử của những bậc thế quyền có thể làm chỗ dựa cho mình” [97, tr.55]; “Các viên Toàn quyền lớn, Toàn quyền bé được nước mẹ ký thác vận mệnh xứ Đông Dương, nói chung đều là bọn ngu xuẩn, bọn đểu cáng” [97, tr.84]. Tất cả sự xa hoa, tráng lệ, thừa mứa trong cuộc sống của các quan cai trị thuộc địa đều dựa trên ngân sách được bòn rút từ những người bản xứ nghèo khổ, bị bần cùng hoá đến cùng cực. “Quan Toàn quyền chưa vừa ý với những lâu đài tráng lệ mà ngài ở tại Sài Gòn và Hà Nội, còn phải cần thêm cho ngài một biệt thự ở bãi biển nữa. Ngân sách Đông Dương lại phải “è lưng ra gánh”... Tiền nhà cửa, bàn ghế, điện nước của các vị đó đều do công quỹ đài thọ cả. Ngoài ra, những người đánh xe, lái xe, giữ ngựa, làm vườn, tóm lại, tất cả
  20. 160 SỰ BIẾN ĐỔI CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 những kẻ hầu người hạ của họ cũng đều do nhà nước trả tiền công” [97, tr.71, 72]. Còn các ngài viên chức trong bộ máy chính quyền thuộc địa thì là “những tên ngu xuẩn tò mò ưa xoi mói” [92, tr.86]. Dù trước khi sang Đông Dương họ xuất thân từ đâu (một anh hàng cháo, một anh giám thị trong các nhà trường) thì khi sang Đông Dương, họ đều trở thành các “ông vua con”, sống một cuộc sống đế vương trên máu và nước mắt của người dân thuộc địa. Những viên chức trong bộ máy này là những viên chức “ăn hại ngân sách mà thường chẳng được tích sự gì cả”. Họ là “những nhân tố ăn bám... đè nặng lên lưng nhân dân lao động”[97, tr.54]. Họ được “giao phó những quyền hạn rộng rãi và ghê gớm” trong khi “không đủ những tư cách cần thiết” [97, tr.71] tương xứng. Họ “rất hiền từ đối với bọn côn đồ... nhưng đối với dân hiền lành thì lại là chuyện khác” [97, tr.61]. Một chính quyền được tạo nên từ những con người mà “so với bọn viên chức thuộc địa thì những tên cướp đường còn là những người lương thiện” [97, tr.69]. Ngay cả một tên lính thực dân cũng phải thốt ra trong cuốn nhật ký đi đường của mình rằng: “Quả thật, chúng tôi đã có tâm hồn thực dân” và tự thừa nhận: “chúng ta còn độc ác, còn dã man hơn cả bọn kẻ cướp nhà nghề”[97, tr.63] khi tận mắt chứng kiến tất cả những tội ác man rợ, khủng khiếp mà chính bọn chúng đã gây ra với đồng loại (những người bản xứ). Và một nhà văn chính quốc khi sang thăm Đông Dương đã viết: “Hình như họ (các quan bảo hộ người Pháp) chỉ làm những điều khiến cho sự có mặt của chúng ta trở thành một điều xấu xa bỉ ổi không ai chịu được” [97, tr.62]. Có thể thấy: Thuộc địa là một “thiên đường ở trần gian” cho các quan cai trị, nơi mà “cái gì người ta (người châu Âu ở Đông Dương) cũng được phép và có thể làm được” [97, tr.33]. Nơi đây “tất cả những ai có tí chút quyền hành trong tay cũng đều sử dụng và lạm dụng quyền hành để thả cửa làm bậy vì họ biết chắc rằng sẽ không bị tội vạ gì hết” [97, tr.57]. Nơi đây, không có luật lệ và công lý mà chỉ có một thứ luật rừng được các “nhà khai hoá” sử dụng một cách phổ biến và thường xuyên. “Chẳng có luật lệ nào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2