intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biện pháp phòng chống Bệnh tụ huyết trùng ở Trâu bò (Pasteurellosis bovium) tại Lâm Đồng

Chia sẻ: Trần Thị Em | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

156
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh Tụ huyết trùng (THT) ở trâu bò do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, thể hiện đặc trưng là tụ và xuất huyết ở các vùng đặc biệt trên cơ thể .Vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng máu, thể nặng gọi là bại xuất huyết trâu bò .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biện pháp phòng chống Bệnh tụ huyết trùng ở Trâu bò (Pasteurellosis bovium) tại Lâm Đồng

  1. Biện pháp phòng chống Bệnh tụ huyết trùng ở Trâu bò (Pasteurellosis bovium) tại Lâm Đồng I . ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH 1) Nguyên nhân gây bệnh ( Căn bệnh) : Bệnh Tụ huyết trùng (THT) ở trâu bò do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, thể hiện đặc trưng là tụ và xuất huyết ở các vùng đặc biệt trên cơ thể .Vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng máu, thể nặng gọi là bại xuất huyết trâu bò . Vi khuẩn Pasteurella multocida là trực khuẩn hình gậy, ngắn (kích thước 0.3-0.4x 0.6-2,5µm ), tròn hai đầu bắt màu gram dương, sẫm ở hai đầu nên gọi là "vi khuẩn lưỡng tính". Vi khuẩn có nhiều type khác nhau ( 05type kháng nguyên K là A,B,D,E,F và 12 type kháng nguyên O là từ 1- 12 ) , gây bệnh trên trâu bò thường là Type A,B ( Với type A gây viêm phổi và type B thường gây thể bại huyết ) Vi khuẩn có sức đề kháng không cao cho nên vi khuẩn không tồn tại lâu ngoài cơ thể thú; trong đất ẩm và thiếu ánh sáng, trong giếng, ao bẩn có nhiều chất hữu cơ, trong chuồng trại thường không tồn tại 24 giờ (Bain,1963 ), xác thối: 1-3 tháng .
  2. Vi khuẩn tụ huyết trùng dễ bị diệt bằng nước nóng 58oC trong 20 phút, ánh sáng mặt trời trong 12 giờ, nước vôi 10%, formol 1%, axit fenic 5% đều diệt được trong thời gian 1-3 phút.Các chất sát trùng thông thường cũng dễ tiêu diệt được vi khuẩn. Nguồn bệnh chính là các thú mang trùng.Vi khuẩn ký sinh ở niêm mạc mũi,hầu và tuyến hạnh nhân.Trên đàn thú đã từng xảy ra bệnh, có đến hơn 40% trâu bò khoẻ mạnh vẫn mang trùng, trong khi ở đàn không có bệnh htì tỷ lệ đó là 3,8%- 5,5 % và âm tính (Mustfa và Cs, 1978 ) 2) Dịch tễ của bệnh : - Trong tự nhiên trâu thường mẫn cảm với bệnh hơn bò. Trâu bò ở mọi lứa tuổi đều bị mắc bệnh. Tuổi hay bị nhất là từ 6 tháng đến 2 , 3 năm . Bệnh có thể lây từ trâu bò sang heo và ngựa . -Đường lây bệnh : Bệnh lây chủ yếu do thức ăn bị nhiễm mầm bệnh hoặc qua đường hô hấp, da bị sây sát ( nhất là ở nơi mổ thịt gia súc bệnh, bán thịt,da,móng … ). Vai trò của ngoại ký sinh trùng cắn hoặc hút máu lây lan bệnh vẫn chưa được rõ mặc dù Macadam ( 1962 ) đã thí nghiệm trên thỏ chứng minh ve có thể truyền bệnh . - Các Stress do ngoại cảnh là yếu tố quan trọng cho bệnh phát ra.Bệnh thường xảy ra khi thú bị lạnh, ẩm ướt,nhốt trong chuồng trị không thích hợp , đói hoặc kiệt
  3. sức. Khi sức khỏe gia súc yếu sẽ giảm sức đề kháng, mất thế cân bằng sinh học thì vi khuẩn trở nên cường độc gây bệnh hoặc bài thải ra môi trường gây bệnh cho con khác. - Bệnh phân bố khắp nơi trên thế giới Âu , Á , Phi …thường phát sinh ở các vùng nóng ẩm và xảy ra rải rác quanh năm . Tuy nhiên có tính chất theo mùa và thường rộ lên vào lúc giao mùa mưa, nóng . Ở nước ta, bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở khắp các vùng, thường vào đầu mùa mưa ,vùng sau lũ lụt ( thường từ tháng 4 đến tháng 10). 3) Triệu chứng và bệnh tích. Bệnh có 03 thể : - Thể quá cấp tính hay còn gọi thể bại huyết hoặc thể ác tính. - Thể cấp tính. - Thể mãn tính. Thể quá cấp tính : Nếu trâu bò bị bệnh ác tính thì đột nhiên bò sốt cao , run rẩy, có triệu chứng thần kinh như hung dữ, điên cuồng, đập đầu vào chuồng, chết nhanh trong 24 giờ.Thường rất ít triệu chứng lâm sàng . Thể cấp tính : Bệnh thường ở thể cấp tính đối với trâu bò, thời gian nung bệnh chỉ 1-3 ngày, thể hiện không nhai lại, mệt nhọc, sốt cao đột ngột 40-41oC; nước mắt, mũi chảy liên tục; niêm mạc mắt, mồm, mũi, tổ chức dưới da có tụ huyết đỏ sẫm; tối xám.
  4. Hạch lâm ba sưng, nhất là ở hầu sưng rất to do vậy thú bệnh phải lè lưỡi ra, thở khó, thường gọi là "bệnh lưỡi đòng" hoặc "bệnh trâu bò hai lưỡi". Hạch lâm ba vai, đùi sưng thùy thủng nên thú bệnh đi lại khó khăn. Trâu,Bò bị bệnh ở thể phổi thì thở mạnh và khó do màng phổi viêm, tràn dịch, tụ huyết, viêm phổi cấp. Một số trâu bò bị thể đường ruột thì chùm hạch ruột to có xuất huyết, niêm mạc ruột tụ, xuất huyết nặng, tróc ra, ỉa chảy dữ dội, phân lẫn máu. Lúc gần chết, trâu bò bệnh nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó, xuất huyết ở các niêm mạc. Diễn biến bệnh trong 3 đến5 ngày, tỷ lệ chết đến 90-100%, nếu nhiễm trùng máu chết nhanh hơn trong 1-1,5 ngày. Thể mãn tính : Nếu gia súc bệnh không chết sẽ chuyển ra mãn tính, với các biểu hiện : ruột viêm làm thú lúc ỉa chảy, lúc táo bón .Viêm khớp dẫn đến thú đi lại khập khiễng, khó khăn. Viêm phế quản và phổi mãn tính ( ho kéo dài ). Trong vài tuần, gia súc có thể khỏi bệnh nhưng thường gầy rạc. 4) Điều trị bệnh. Pasteurella mẫn cảm đối với một số kháng sinh như Streptomycine (và phối hợp với Penecilline ); Gentamycine; Ampicilline ; Tetracycline; Enrofloxacine ;Thiamfenicol…
  5. Tuy nhiên do bệnh diễn biến nhanh nên chỉ điều trị có hiệu quả cao khi sử dụng kháng sinh sớm, đủ liều ,đủ liệu trình và kết hợp với thuốc hạ sốt,trợ sức. Đồng thời phải tăng cường quản lý ,chăm sóc và bồi dưỡng tốt cho thú bệnh . 5) Phòng bệnh * Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh như vệ sinh ăn uống, chăm sóc ,sử dụng hợp lý , thường xuyên tiêu độc chuồng trại,không để thú ở lầy lội,ướt… * Tiêm phòng : Biện pháp có hiệu quả nhất trong kiểm soát bệnh là tiêm vaccine hàng năm (6 tháng một lần ) cho các đàn thú ở vùng lưu hành dịch hoặc bị đe dọa bệnh . Có 04 loại vaccine tụ huyết trùng trâu bò được sản xuất và đang sử dụng là : Vaccine pha formol và keo phèn ;Vaccine nhũ hóa trong dầu ;Vaccine formol và nhựa cao su ;Vaccine nhược độc. Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ; Thường miễn dịch được 4 -6 tháng. (Tại Lâm Đồng đang sử dụng phổ biến vaccine keo phèn chủng P52 của công ty Navetco- Tp Hồ Chí Minh) * Ở các ổ dịch phải cách ly gia súc ốm, công bố có dịch, không vận chuyển, không mổ thịt, chôn sâu con chết có vôi bột, sát trùng chuồng trại, cống rãnh. Chăm sóc, quản lý tốt đàn trâu bò ,ăn uống đầy đủ, tăng sức đề kháng. II) TÌNH HÌNH BỆNH VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH THT TẠI LÂM ĐỒNG
  6. 1) Tình hình dịch bệnh : Bệnh Tụ huyết trùng( THT) trâu bò đã có ở tỉnh ta từ nhiều năm nay. Vào những năm 1991-1996 dịch THT liên tục xảy ra ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh gây thiệt hại nặng nề về kinh phí phòng chống dịch cũng như làm chết nhiều trâu bò (chủ yếu là trâu của đồng bào dân tộc) và là mối đe doạ thường xuyên cho ngành chăn nuôi của tỉnh. Từ năm 1998 đến năm 2004 dịch THT giảm hẳn và hầu như không xảy ra trên địa bàn tỉnh nữa. Nguyên nhân chính là do: *Các cấp ,các ngành và người chăn nuôi (đặc biệt là đồng bào dân tộc) đã nhận thức được tác hại của dịch bệnh nên đã quan tâm và phối hợp thực hiện tốt các yêu cầu chuyên môn của ngành Thú y như: cách ly, điều trị và chỉ đạo chống dịch kịp thời ; không giết thịt trâu chết để ăn hoặc mang cho người thân (vốn là tập quán của đồng bào dân tộc); không di chuyển đàn trâu khi có dịch .v.v
  7. * Sự chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc , thường xuyên ,có hiệu qủa công tác tiêm phòng cho đàn gia súc của Chi cục Thú y và toàn ngành Thú y của tỉnh. Công tác tiêm phòng bao gồm : tiêm phòng bao vây các ổ dịch xảy ra( thường đạt xấp xỉ 90% diện tiêm ), tiêm phòng định kỳ 2 đợt/năm và tiêm phòng bổ sung. Trong chỉ đạo cần quan tâm đến các ổ dịch cũ, vùng sâu, vùng xa ,đi lại khó khăn. Tỷ lệ tiêm phòng vaccine THT từ năm 1996 đến năm 2002 thường xuyên đạt tỷ lệ trên 70% so với tổng đàn trâu bò của tỉnh. Sau 8 đến 10 năm, dịch THT trâu bò được khống chế thì đến năm 2006-2007 dịch lại xuất hiện trở lại. Năm 2006 dịch xảy ra ở thể quá cấp tính tại 02 huyện là Lạc Dương và Bảo Lâm làm chết đột ngột 95 con trâu của các hộ chăn nuôi người đồng bào dân tộc (Lạc Dương 88 con, Bảo Lâm 07 con). Năm 2007 dịch THT lại tái phát tại hai địa phương này (Lạc Dương xảy ra trong tháng 7-8/2007 làm chết 49 con trâu, Bảo Lâm xảy ra trong tháng 9/2007 làm chết 05 con trâu và 12 con heo). Tất cả các ổ dịch trên đều được Chi cục Thú y chẩn đoán và có kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Các ổ dịch đều đã được bao vây, dập tắt và không lây lan rộng. Nguyên nhân của việc xuất hiện trở lại và tái phát bệnh THT trên đàn gia súc: *Sau nhiều năm dịch THT được khống chế, phát sinh tư tưởng chủ quan của người
  8. chăn nuôi , các cấp,các ngành và cơ quan chuyên môn trong chỉ đạo và thực hiện phòng dịch. * Công tác tiêm phòng vaccine THT trên trâu bò thực hiện không tốt : Một số địa phương không tiến hành tiêm phòng định kỳ hoặc tiêm phòng đạt tỷ lệ quá thấp dẫn đến không có bảo hộ quần thể. Đặc biệt ở những vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc đi lại khó khăn vốn là các ổ dịch cũ trước đây tỷ lệ càng thấp, nhất là từ khi hệ thống trạm Thú y huyện chuyển giao về cấp huyện quản lý và thành lập mô hình Trung tâm Nông nghiệp huyện từ năm 2003. Mặc dù năm 2006, 2007 trước tình hình dịch bệnh tái phát, UBND tỉnh (tại QĐ số 2557/QĐ-UBND ngày 18/9/2006), Sở Nông Nghiệp & PTNT (tại văn bản số 324/SNN-TY ngày 12/02/2007) và Chi cục Thú y đã chỉ đạo các địa phương phải tiêm phòng vaccin THT cho đàn trâu bò kết hợp với tiêm phòng vaccin LMLM định kỳ hàng năm . Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm phòng cũng không đạt so với yêu cầu đề ra (năm 2006 đạt 48,57%;đợt I/ 2007 đạt 49,82% ). *Những năm gần đây nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác xảy ra như: Cúm gia cầm, LMLM, PRRS nên thường tập trung cho công tác phòng chống các dịch bệnh trên, có phần chủ quan trong chỉ đạo thực hiện phòng chống các bệnh : THT, Dịch tả heo, Newcastle…
  9. * Tập quán và phương thức chăn nuôi của đồng bào dân tộc là thả rông theo từng bầy trong rừng sâu, không chuồng trại, không dây mũi nên khó tiếp cận để tiêm phòng, thường không phát hiện được gia súc mắc bệnh để điều trị kịp thời, triệt để (chỉ phát hiện và khai báo khi trâu đã chết ). * Tình hình thời tiết,khí hậu diễn biến phức tạp và không loại trừ nguyên nhân do tính chất dịch tễ của bệnh là phát sinh theo qui luật ,sau một số năm xuất hiện trở lại . 2) Một số kiến nghị : Để phòng, chống bệnh THT trên đàn trâu bò đạt hiệu quả nhằm không tái phát dịch hoặc không lan rộng khi có dịch xảy ra. Các cấp,các ngành và người chăn nuôi cần phối hợp thực hiện tốt một số biện pháp sau đây: 1)Tiếp tục tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh để các cấp, các ngành, các địa phương và mọi người không lơ là, chủ quan. Vận động người chăn nuôi cải tiến tập quán chăn nuôi và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. 2)Chủ động giám sát, phát hiện bệnh sớm để cách ly và điều trị bệnh theo hướng dẫn. Nếu đủ điều kiện theo qui định của Pháp lệnh Thú y cần công bố dịch để bao vây, dập tắt ngay, tránh lây lan rộng.(bệnh THT là bệnh thuộc Danh mục bảng B
  10. của Luật Thú y Thế giới-Là bệnh phải công bố dịch theo Quyết định 64/2005/QĐ- BNN ngày 13/10/2005 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT). 3) Theo quy định của Pháp lệnh Thú y, bệnh THT là bệnh nằm trong Danh mục các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc. Do vậy cần chỉ đạo và thực hiện tốt công tác tiêm phòng vaccine Tụ huyết trùng cho trâu bò và heo bao gồm: Tiêm phòng bao vây các ổ dịch, tiêm phòng định kỳ năm 02 đợt đạt tỷ lệ cao (đạt tối thiểu 70% tổng đàn). Đặc biệt chú ý đàn trâu bò của đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, nơi có ổ dịch cũ. 4) Toàn bộ trâu bò chết vì bệnh cần được tiêu huỷ triệt để bằng phương pháp đào hố, đốt rồi chôn kỹ. Không mổ thịt và tiêu thụ thịt, sản phẩm của trâu bò chết, mắc bệnh. Tăng cường công tác kiểm dịch động vật không bán chạy,để thương lái mua bán, vận chuyển gia súc trái phép khi có dịch xảy ra. 5) Thực hiện thường xuyên công tác khử trùng, tiêu độc , vệ sinh môi trường và an toàn sinh học trong chăn nuôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2