intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Biên soạn câu hỏi kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 7

Chia sẻ: Minhthoai Minhthoai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

84
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo "Biên soạn câu hỏi kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 7" sẽ giúp các bạn trau dồi thêm kiến thức cho bản thân cũng như thử sức mình trước kì thi để có kế hoạch ôn tập tốt nhất. Chúc các bạn thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Biên soạn câu hỏi kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 7

  1. ̣ Ho tên giáo viên : VÕ DUY KHƯƠNG BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIÊM TRA  ̉ HỌC KỲ I Môn: LÝ – Lớp: 7 (Từ tiết 01 đến tiết 17) ________________ Chủ đề : Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG ­ NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG Chuẩn cần đánh giá:  (Nhân biêt) ̣ ́ Câu 1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện để mắt nhận biết được ánh sáng? A. Mắt nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào mắt. B. Mắt nhận biết được ánh sáng khi ánh sáng phát ra rất mạnh.  C. Mắt nhận biết được ánh sáng khi mắt không đeo kính. D. Mắt nhận biết được ánh sáng vào ban ngày.  Câu 2. Vật nào dưới đây được xem là nguồn sáng? A. Ngọn nến đang cháy sáng. B. Mặt trăng. C. Chiếc ô tô. D. Chiếc đàn ghi ta. Câu 3.  Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh  sáng? A. Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn. B. Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt nhắm. C. Ban ngày, trời nắng, mở mắt.  D. Ban ngày, có mặt trời, nhắm mắt. Câu 4. Hãy ghép 1 hoặc 2 hoặc 3 với A hoặc B hoặc C để trở thành 1 câu hoàn chỉnh và có  nội dung đúng. 1. Mặt trời là nguồn sáng vì nó A. có ánh sáng truyền vào mắt ta 2. Mặt trăng là vật sáng vì nó B. tự phát ra ánh sáng 3. Ta nhận biết được ánh sáng khi C. hắt lại ánh sáng chiếu vào nó Đáp án: 1­B; 2­C; 3­A Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiêu) ̉ Câu 1. Trong trường hợp nào sau đây ta có thể nhìn rõ được 1 vật?  A. Vật tự phát ra ánh sáng nhưng giữa vật và mắt cách nhau một bức tường xây gạch. B. Vật không phát ra ánh sáng và đặt trong phòng tối. C. Vật tự phát ra ánh sáng, đặt trước mặt người quan sát. D. Vật phát ra ánh sáng và đặt sau lưng người quan sát. Câu 2. Vì sao ta nhận ra vật đen?  A. Vì vật đó không tự phát ra ánh sáng mà cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó và nó   được đặt gần những vật sáng khác. B. Vì vật đó không tự phát ra ánh sáng được. C. Vì vật đó không trắng. D. Vì vật đó có tên gọi là “vật đen”. Câu 3. Vào buổi tối, các xe ô tô chạy trên đường bật đèn sáng. Ánh sáng do đèn pha ô tô  phát ra có thể quan sát rõ hơn trong điều kiện nào sau đây : A. Mùa hè, nhiệt độ cao. B. Đường không có nhiều bụi. C. Trời có mưa phùn. D. Mùa đông, trời lạnh giá. Câu 4. Ta đã biết vật màu đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng  chiếu vào nó. Nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn? Vì sao? *Đáp án: 
  2.  Vì ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen do đó phân biệt được miếng bìa đen  với các vật xung quanh. Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung thâp) ̣ ̣ ́ Câu 1. Trong những vật sau đây, những vật nào được xem là nguồn sáng và những vật   nào là vật được chiếu sáng: Mặt Trời, Mặt Trăng, bóng đèn điện đang sáng, bóng đèn  điện đang tắt, ngọn lửa, quyển sách, bông hoa, đom đóm trong đêm, sao chổi Haley, sao   băng. Đáp án: ­ Những vật được xem là nguồn sáng:  Mặt Trời, sao băng, ngọn lửa, đom đóm trong  đêm, bóng đèn điện đang sáng.    ­ Những vật được xem là vật được chiếu sáng: Mặt Trăng,bóng đèn điện đang tắt,  quyển sách, bông hoa, sao chổi Haley. Câu 2. Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng  trong phòng. Gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao? *Đáp án:   Gương đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng  chiếu vào nó. Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung cao) ̣ ̣ Câu 1. Khi ánh sáng chiếu vào các vật, hầu hết ta thấy các vật đó sáng lên, nhưng với một   số vật ta không thấy chúng sáng lên mà lại có màu đen. Hãy giải thích vì sao vậy? *Đáp án: Vật màu đen là vật không tự phát ra ánh sáng được mà nó cũng không phản chiếu lại  những ánh sáng chiếu vào nó(ánh sáng khi chiếu vào nó bị  nó hấp thụ). Sở  dĩ ta nhận ra được   vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác.   Chủ đề : Bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG Chuẩn cần đánh giá:  (Nhân biêt) ̣ ́ Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường truyền của ánh sáng? A. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. B.  Đường truyền của ánh sáng trong không khí có thể là đường cong bất kì. C. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường gấp khúc. D. Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường tròn. Câu 2. Trong những vật sau đây, vật nào được xem là trong suốt và có thể cho ánh sáng truyền  qua? A. Tấm kính trắng. B. Tấm gổ. C. Tấm bìa cứng. D. Nước nguyên chất. Câu 3. Chùm sáng song song là chùm sáng gồm các tia sáng A. giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng. B. giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng. C. loe rộng ra trên đường truyền của chúng. D. không giao nhau trên đường truyền của chúng. Câu 4. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo A. Đường cong. B. Đường gấp khúc. C. Đường tròn. D. Đường thẳng. Cu 5. Trong các câu sau câu nào sai khi nói về vật chắn sáng? A. Cản đường truyền đi của ánh sáng.      B. Không cho ánh sáng truyền qua. C. Đặt trước mắt người quan sát.        D. Cho ánh sáng truyền qua. Câu 6. Chùm sáng hội tụ là chùm sáng gồm các tia sáng A. giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng.
  3. B. giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng. C. loe rộng ra trên đường truyền của chúng. D. không giao nhau trên đường truyền của chúng. Câu 7. Chùm sáng phân kì là chùm sáng gồm các tia sáng A. giao nhau tại một điểm trên đường truyền của chúng. B. giao nhau tại ba điểm khác nhau trên đường truyền của chúng. C. loe rộng ra trên đường truyền của chúng. D. không giao nhau trên đường truyền của chúng.  Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiêu)̉ Câu 1. Dùng ống rỗng, cong để quan sát thì không thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng, câu giải   thích nào sau đây là đúng nhất? A. Ánh sáng từ dây tóc  không truyền đi theo ống cong. B. Ánh sáng phát ra từ mắt ta không đến được bóng đèn. C. Ánh sáng từ dây tóc  bóng đèn truyền đi theo đường thẳng mà ống rõng lại cong. D. Ánh sáng phát ra từ dây tóc bị thành cong phía trong của ống chắn lại. Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung thâp) ̣ ̣ ́ Câu 1. Đường nào sau đây biểu diễn đường truyền của ánh sáng trong không khí?           a) b) c) d) Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung cao) ̣ ̣ Câu 1. Chùm sáng Mặt Trời tại một nơi nào đó là chùm sáng song song. Em hãy thiết kế  một thí nghiệm để chứng tỏ điều này. *Đáp án: Dùng một đĩa tròn đưa ra ánh nắng để tạo bóng tối. Dời đĩa song song với chính nó,  bóng tối có diện tích không đổi. Câu 2. Vì sao không thể tạo ra một tia sáng thực sự? Phương pháp dùng tia sáng để biểu   diễn đường đi của ánh sáng gọi là phương pháp gì trong Vật lí? *Đáp án:  Tia sáng được biểu diễn bởi đường thẳng. Không thể  tạo một đường thẳng sáng   đúng nghĩa. Phương pháp mô hình. Chủ đề : Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG Chuẩn cần đánh giá:  (Nhân biêt) ̣ ́ Câu 1. Trong các câu sau câu nào sai khi nói về vật chắn sáng? A. Cản đường truyền đi của ánh sáng.      B. Không cho ánh sáng truyền qua. C. Đặt trước mắt người quan sát.        D. Cho ánh sáng truyền qua. Câu 2. Trong các câu sau câu nào đúng khi nói về bóng tối? A. Vùng tối sau vật cản. B. Một phần trên màng chắn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. C. Chỗ không có ánh sáng truyền tới. D. Phần có màu đen trên màn. Câu 3. Câu trả lời nào sau đây là đúng khi mô tả vùng bóng nửa tối? A. Vùng bóng nửa tối là vùng  ở  sau vật cản chỉ  nhận được ánh sáng từ  một phần của  nguồn sáng truyền tới. B. Vùng bóng nửa tối là vùng nằm sau vật cản. C. Vùng bóng nửa tối là vùng trên màn chắn chỉ  nhận được ánh sáng của nguồn sáng  truyền tới. D. Vùng bóng nửa tối là vùng nằm trên màn chắn sáng.  Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiêu) ̉
  4. Câu 1. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có hiện tượng nhật thực? A. Ban đêm, khi mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không  đến được nơi ta đứng. B. Ban ngày khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu  xuống Trái Đất nơi ta đứng. C. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. D. Ban đêm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng. Câu 2. Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có hiện tượng nguyệt thực? A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất. C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tời Trái Đất.        D. Khi Mặt Trăng bị mây che khuất không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tời Trái Đất  Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung thâp) ̣ ̣ ́ Câu 1. Yếu tố quyết định khi chỉ có bóng tối được tạo ra, và không có bóng nửa tối là A. ánh sáng mạnh. C. nguồn sáng nhỏ. B. màn chắn ở gần nguồn. D. màn chắn ở xa nguồn. Câu 2. Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là A. ánh sáng không mạnh lắm. C. nguồn sáng to. B.  nguồn chắn nhỏ.          D. màn chắn ở xa nguồn. Câu 3. Để phân biệt được hàng cột điện có thẳng hàng hay không người ta làm như thế nào?    *Đáp án:   Để phân biệt hàng cột điện có thẳng hàng không, người ta đứng trước cột điện đầu tiên   và ngắm. Nếu cột điện này che khuất các cột điện ở phía sau thì chúng thẳng hàng. Câu 4. Trong giờ tập thể dục làm thế nào để biết lớp mình đã xếp thẳng hàng?  *Đáp án: Để biết lớp mình đã xếp hàng thẳng, thì lớp trưởng đứng trước nhìn người đầu hàng  sẽ thấy người này che khuất tất cả những người khác trong hàng.    Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung cao) ̣ ̣ Câu 1. Ban đêm dùng một quyển vở che kín bóng đèn dây tóc đang sáng, trên bàn sẽ tối, có khi  không thể đọc được sách. Nhưng nếu dùng quyển vở che đèn ống thì ta vẫn đọc sách được.  Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? *Đáp án:   ­ Khi dùng quyển vở che kín đèn dây tóc đang sáng, bàn nằm trong vùng bóng tối sau quyển vở,   không nhận được ánh sánh từ đèn truyền tới nữa nên ta không thể đọc được sách.  ­ Dùng quyển vở không che kín được đèn ống, bàn nằm trong vùng bóng nửa tối của quyển vở,  nhận được một phần ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn đọc được sách. Chủ đề : Bài 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG Chuẩn cần đánh giá:  (Nhân biêt) ̣ ́ Câu 1. Ảnh của một vật tạo bỡi gương phẳng là gì? A. Là hình của vật đó mà mắt ta thấy trong gương.      B. Là hình của vật đó ở sau gương. C. Bóng của vật đó xuất hiện ở trong gương.        D. Bóng của vật đó. Câu 2. Chọn phương án trả lời chính xác nhất. Góc phản xạ là góc hợp bỡi: A. Tia phản xạ và mặt gương. B. Tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới. C. Tia tới và pháp tuyến.           D. Tia phản xạ và tia tới. Câu 3. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng phản xạ ánh sáng?
  5. A. Chiếu đèn pin lên tấm kính, ta thấy bên kia tấm kính cũng có ánh sáng. B. Chiếu đèn pin lên mảnh vải ta thấy sau mảnh vải có ánh sáng. C. Chiếu đèn pin lên mặt gương phẳng ta thấy có ánh sáng trên tường trước gương. D. Chiếu đèn pin lên bàn ta thấy có quyển sách. Câu 4. Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là? A. Góc tới lớn gấp hai lần góc phản xạ.            B. Góc tới lớn gấp ba lần góc phản xạ.      C. Góc tới nhỏ hơn góc phản xạ.                        D. Góc tới bằng góc phản xạ. Câu 5. Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến với gương  tại điểm tới có đặc điểm: A. Là góc vuông                                             B. Bằng góc tới C. Bằng góc tạo bởi tia tới và mặt gương       D. Bằng góc tạo bởi tia tới và mặt gương Câu 6. Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng   với: A. Tia tới và pháp tuyến với gương. B. Tia tới và đường vuông góc với tia tới. C. Tia tới và đường vuông góc với gương tại điểm tới. D. Pháp tuyến với gương và đường phân giác của góc tới. Câu 7. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Vẽ hình minh họa? Đáp án:  ­ Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm  tới  ­ Góc phản xạ bằng góc tới Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiêu) ̉ Câu 1. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một   góc 400. Giá trị của góc tới là A. 200. B. 800. C. 400. D. 600 Câu 2. Cho hình vẽ bên: SI là tia tới, PQ là gương phẳng. Tia phản xạ là S N I Q P M F K            A. Tia IN                        B. Tia IM B. Tia IK                        C. Tia IF Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung thâp) ̣ ̣ ́ Câu 1:  Cho hình vẽ bên, vẽ tia sáng SI chiếu tới một gương phẳng.  S Góc tạo bởi tia SI với mặt gương là 300. Hãy vẽ  tiếp tia  300 phản xạ và góc phản xạ? I *Đáp án:  S N R i i' I Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung cao) ̣ ̣ Câu 1.  Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ  tạo với mặt   gương một góc 400. Giá trị của góc tới là A. 500. C. 800. B. 600. D. 1000 Câu 2. Trên hình vẽ là một gương phẳng  ­ Đáp án
  6. và 2 điểm M,N. Hãy tìm cách vẽ tia tới và  ­ Vẽ ảnh của M  tia phản xạ của nó sao cho tia tới đi qua  ­ Xác định điểm tới  điểm M còn tia phản xạ đi qua điểm N.  ­ Vẽ tia tới  ­ Vẽ tia phản xạ   Câu 3. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với mặt  gương một góc 500. Giá trị của góc tới là A. 400. C. 800. B. 500. D. 1000. Câu 4. Các tia sáng Mặt Trời song song với nhau và tạo với Mặt Đất nằm ngang góc 60 0.  Hãy vẽ gương phẳng đặt tại điểm tới để tạo ra tia phản xạ: ­ thẳng đứng hướng xuống. (x = 150) ­ thẳng đứng hướng lên.       (x = 750) Dùng thước đo độ, đo góc x tạo bởi gương và phương thẳng đứng. Chủ đề : Bài 5,6: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG Chuẩn cần đánh giá:  (Nhân biêt) ̣ ́ Câu 1. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất nào sau đây? A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật B. Hứng được trên màn và bé hơn vật C. Không hứng được trên màn và và bé hơn vật D. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật. Câu 2. Khoảng cách từ ảnh của vật đến gương phẳng có tính chất nào sau đây? A. Bằng khoảng cách từ vật đến gương B. Nhỏ hơn khoảng cách vật đến gương C. Lớn gấp 2 lần khoảng cách từ vật đến gương D. Lớn gấp 4 lần khoảng cách từ vật đến gương Câu 3. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Ảnh của vật tạo bỡi gương phẳng không hứng được trên màn gọi là ảnh ảo. B. Ảnh của vật tạo bỡi gương phẳng hứng được trên màn gọi là ảnh ảo. C. Ảnh của vật tạo bỡi gương phẳng có thể trực tiếp sờ được. D. Ảnh của vật tạo bỡi gương phẳng là một nguồn sáng. Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiêu)̉ Câu 1. Hai vật A, B có chiều cao như nhau , A đặt trước gương phẳng, B đặt trước tấm kính.   So sánh độ cao của hai ảnh A/ và B/ ? A. Ảnh A/ cao hơn ảnh B/. B. Ảnh B/ cao hơn ảnh A/. C. Hai ảnh cao bằng nhau. D. Không xác định được. Câu 2. Cho IR là tia phản xạ, PQ là gương phẳng,  S là điểm sáng (Hình vẽ bên). Hãy vẽ tia tới S. .A S . .A .N *Đáp án:  S . .A P Q S . .A .N S ' P I K Q S .
  7. Câu 3. Cho IR là tia phản xạ, PQ là gương phẳng,  S là điểm sáng (Hình vẽ bên).  a) Dựng ảnh S' của điểm sáng S qua gương b) Từ đó vẽ hai tia tới và tia phản xạ đi qua  hai điểm A và N *Đáp án: Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung thâp) ̣ ̣ ́ Câu 1. Cho vật sáng AB đặt trước một gương  phẳng (như hình vẽ bên). Hãy dựng ảnh A’B’  của vật sáng AB qua gương. Nêu cách dựng?                                                                  B A *Đáp án                                                    B                                                                                        A                                                                 A'                                                                  B’ Cách dựng:  ­ Lấy điểm A’ đối xứng với điểm A qua gương. A’ là ảnh của điểm A qua gương. ­ Lấy điểm B’ đối xứng với điểm B qua gương. B’ là ảnh của điểm B qua gương. ­ Nối A’với B’ khi đó A’B’ là ảnh của AB qua gương Câu 2. Cho vật sáng AB đặt trước một gương  phẳng (như hình vẽ bên). Hãy dựng ảnh A’B’  A B của vật sáng AB qua gương. *Đáp án: A B B' A' Câu 3.  a. Cho vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ. Hãy vẽ ảnh A’B’  của AB tạo  bởi gương phẳng? 
  8. b.Trong trường hợp trên, muốn thu được ảnh A’B’, cùng phương ngược chiều với vật  AB thì phải đặt vật AB như thế nào với gương? (Vẽ hình) *Đáp án: a. Vẽ ảnh A’B’ đầy đủ 3 tính chất b. Đặt vật AB vuông góc với gương, vẽ ảnh A’B’ đầy đủ 3 tính chất   Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung cao) ̣ ̣ Câu 1. Dựa vào giải thích sự tạo ảnh của một điểm bởi gương phẳng, em hiểu ảnh là gì  theo Quang học? *Đáp án: Ảnh tạo bởi điểm giao nhau của đường nối dài các tia phản xạ. Câu 2. Theo cách tạo ảnh của một vật bởi gương phẳng trình bày ở SGK, em có thể kết   luận như thế nào về phương mà mắt nhìn thấy một điểm(vật hay ảnh)? *Đáp án: Phương của phần tia sáng đi vào mắt. Chủ đề : Bài 7: GƯƠNG CẦU LỒI Chuẩn cần đánh giá:  (Nhân biêt) ̣ ́ Câu 1. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương  cầu lồi? A. Không hứng được trên màn, nhỏ hơn vật. B. Không hứng được trên màn, bằng vật. C. Hứng được trên màn, bằng vật. D. Hứng được trên màn nhỏ hơn vật. Câu 2. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi là? A. Ảnh ảo. B. Ảnh thật. C.Vừa là ảnh ảo vừa là ảnh thật Câu 3. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất nào sau đây? A. Ngược chiều so với vật. B. Cùng chiều so với vật.   C. Gương to thì ảnh cùng chiều với vật. D. Gương nhỏ  thì  ảnh ngược chiều với  vật. Câu 4. Gương cầu lồi có mặt phản xạ là mặt như thế nào? A. Là mặt ngoài của một phần mặt cầu. B. Là mặt trong của một phần mặt cầu.   C. Là mặt cong. D. Là mặt lồi. Câu 5. Ảnh của một vật tạo bỡi gương cầu lồi là gì? A. Là ảnh ảo mắt không thấy được. B. Là ảnh ảo, hứng được trên màn chắn. C. Là ảnh ảo, không được trên màn chắn. D. Là một ảnh không thấy được.  Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiêu) ̉ Câu 1. Người ta dùng gương cầu đặt phía trước xe máy, ô tô có tác dụng A. Nhìn rõ các vật đằng sau. B. Soi hành khách ngồi đằng sau C. Tạo ra vùng nhìn thấy rộng hơn. D. Để cho đẹp. Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung thâp) ̣ ̣ ́ Câu 1. Khi đưa một vật lại gần gương cầu lồi thì ảnh của vật sẽ? A. Không thay đổi. B. To dần. C. Nhỏ dần. D. Lúc to lúc nhỏ. Câu 2. Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt  một gương cầu lồi lớn. Gương đó giúp ích gì cho người lái xe?
  9. *Đáp án:   Người ta đặt gương cầu lồi như thế để người lái xe nhìn thấy trong gương cầu  lồi xe cộ và người bị các vật ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn. Câu 3. So sánh ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi và ảnh tạo bởi gương phẳng? *Đáp án:  ­ Giống nhau: Đều tạo ra ảnh ảo ­ Khác nhau:   + Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật   + Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung cao) ̣ ̣ Câu 1. Đặt mắt trước một gương cầu lồi để  quan sát vùng nhìn thấy được trong gương. Đưa   mắt tới gần gương rồi xa gương trong khi vẫn quan sát vùng nhìn thấy được của gương. Nêu   nhận xét và kết luận. *Đáp án: Vùng nhìn thấy được của gương thay đổi. Vùng này phụ thuộc vị trí của mắt. Chủ đề : Bài 8: GƯƠNG CẦU LÕM Chuẩn cần đánh giá:  (Nhân biêt) ̣ ́ Câu 1. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất nào sau đây? A. Ngược chiều so với vật. B. Cùng chiều so với vật. C. Gương to thì ảnh cùng chiều với vật. D. Gương nhỏ thì ảnh ngược chiều  với vật. Câu 2. Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm luôn?   A. Lớn bằng vật. B. Nhỏ hơn vật. C. Lớn hơn vật. Câu 3. Để quan sát ảnh của một vật tạo bỡi gương cầu lõm thì mắt ta đặt ở đâu? A. Trước mặt phản xạ và nhìn vào gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt. B. Ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương. C. Ở trước gương và nhìn vào vật. D. Ở trước gương. Câu 4. Sau khi quan sát  ảnh của một vật nhìn thấy trong gương cầu lõm, bốn HS có bốn kết   luận sau đây. Hỏi kết luận nào là đúng nhất? A. Anh ảo tạo bỡi gương cầu lõm lớn hơn vật. B. Anh nhìn thấy trong gương cầu lõm bằng vật. C. Anh ảo do gương cầu lõm tạo ra nhỏ hơn vật. D. Kích thước ảnh trong gương cầu lõm khác với kích thước vật. Câu 5.  So sánh tính chất của  ảnh tạo bởi 3 gương(đặt vật gần sát gương): gương phẳng,  gương cầu lồi, gương cầu lõm. Đáp án: ­ Giống nhau: ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn                            ­ Khác nhau Gương phẳng Gương cầu lồi Gương cầu lõm ảnh bằng vật ảnh nhỏ hơn vật ảnh lớn hơn vật  Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiêu) ̉ Câu 1. Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm sáng song song thành một chùm sáng? A. Song song. B. Phân kì. C. Hội tụ. D. Vừa song song vừa hội tụ. Câu 2. Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm sáng phân kì thành một chùm sáng? A. Song song. B. Phân kì. C. Hội tụ. D. Vừa song song vừa hội tụ. Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung thâp) ̣ ̣ ́
  10. Câu 1. Khi đưa một vật lại gần gương cầu lõm thì ảnh của vật sẽ? A. Không thay đổi. B. To dần. C. Nhỏ dần. D. Lúc to lúc nhỏ. Câu 2. Người ta có thể dùng một gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để nung  nóng vật. Hãy giải thích tại sao? *Đáp án:  Mặt Trời ở rất xa nên chùm sáng từ Mặt Trời tới gương coi như chùm tia sáng  song song, cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm phía trước gương. Ánh sáng  Mặt Trời có nhiệt năng nên vật để ở chỗ ánh sáng hội tụ sẽ nóng lên. Câu 3. Xoay pha đèn đến vị  trí thích hợp ta thu được chùm phản xạ  song song từ  pha đèn chiếu ra. Giải thích vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sánh   đi xa mà vẫn sáng rõ? *Đáp án:  ­ Nhờ gương cầu trong pha đèn pin nên khi xoay đèn đến vị trí thích hợp ta sẽ thu  được một chùm sáng phản xạ song song, ánh sáng sẽ truyền đi xa được, không bị  phân tán mà vẫn sáng rõ. Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung cao) ̣ ̣ Câu 1. Em hãy thiết kế một thí nghiệm để so sánh chiều cao của ảnh một vật tạo bởi  gương cầu lõm với chiều cao của vật. *Đáp án: So sánh ảnh của vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lõm. Chủ đề : Bài 10: NGUỒN ÂM  Chuẩn cần đánh giá:  (Nhân biêt) ̣ ́ Câu 1. Âm thanh được tạo ra nhờ: A. Nhiệt. B. Điện. C. Ánh sáng. D. Dao động. Câu 2. Các vật phát ra âm có chung đặc điểm nào? Đáp án:  Khi phát ra âm, các vật đều dao động.  Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiêu) ̉ Câu 1. Khi nào vật phát ra âm? A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật. C. Khi làm vật dao động. D. Khi nén vật. Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung thâp) ̣ ̣ ́ Câu 1. Bộ phận dao động phát ra âm trong chiếc sáo là A. Vỏ sáo. B. Lỗ sáo. C. Miệng sáo. D. Cột không khí trong sáo. Câu 2. Bộ phận dao động phát ra âm trong đàn ghi ta là A. Vỏ đàn. B. Ống đàn. C. Tay cầm đàn. D. Dây đàn Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung cao) ̣ ̣ Câu 1.  Chủ đề : Bài 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM Chuẩn cần đánh giá:  (Nhân biêt) ̣ ́ Câu 1. Vật phát ra âm cao khi nào? A. Vật dao động mạnh hơn. B. Vật dao động chậm hơn C. Vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. D. Tần số dao động lớn hơn. Câu 2. Vật phát ra âm thấp khi nào?
  11. A. Vật dao động mạnh hơn. B. Tần số dao động nhỏ hơn C. Vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. D. Tần số dao động lớn hơn Câu 3.  Số dao động trong một giây gọi là gì? A. Độ dài.  B. Tần số. C. Khối lượng. D. Trọng lượng. Câu 4.  Đơn vị tần số là gì? A. Mét(m). B. Kilôgam(kg). C. Niu tơn(N). D. Héc(Hz). Câu 5.  Âm trầm, âm bổng phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Độ to của vật. B. Độ dài của vật         C. Tần số dao động của vật. D. Khối lượng của vật Câu 6. Tần số là gì? Đơn vị tần số? Kí hiệu của đơn vị tần số? Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiêu) ̉ Câu 1. Khi dây đàn căng, nếu ta gẩy thì tần số dao động của dây đàn? A. Nhỏ. B. Lớn. C. Không thay đổi Câu 2. Trong trường hợp nào kể sau, tần số của âm thay đổi: A. Cô giáo đọc chậm cho học sinh ghi bài.  C. Nhạc công đánh trống dồn dập ở cuối bản  nhạc.  B. Chuông ngân dài rồi tắt hẳn.  D. Không trường hợp nào cả. Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung thâp) ̣ ̣ ́ Câu 1. Khi bay con muỗi và con ong đất đều vỗ  cánh phát ra âm, nhưng con muỗi   thường phát ra âm cao hơn. Trong hai cồn trùng này, con nào vỗ cánh nhiều hơn? Đáp án:  Con muỗi vỗ cánh nhiều hơn con ong đất Câu 2. Trong hai nốt nhạc ''đồ'' và ''rê'' nốt nhạc nào có tần số dao động lớn hơn? Đáp án: Tần số dao động của nốt nhạc ''rê'' lớn hơn tần số dao động của nốt nhạc  ''đồ'' Câu 3. Trong 1/3 phút một lá thép thực hiện được 300 dao động. a. Tính tần số dao động của lá thép?  b.Tai người có nghe được âm do lá thép dao động phát ra không? Tại sao?  Đáp án:  a. 1/3 phút = 20s                                                              Tần số dao động của lá thép: 300 : 20 = 15 Hz                                     b. Tai người không nghe được âm do lá thép dao động phát ra. Vì tần số dao động  của lá thép (15Hz) nhỏ hơn 20 Hz.      Câu 4. Một thước thép đèn hồi thực hiện 2700 dao động trong thời gian 1,5 phút. a. Tính tần số dao động của thước thép?  b.Tai người có nghe được âm do thước thép dao động phát ra không? Tại sao?  Đáp án:  a. 1,5 phút = 90s    Tần số dao động của thước thép:     2700: 90 = 30 (Hz) b. Tai người nghe được âm do thước thép phát ra. Vì tần số dao động của thước thép (30Hz) lớn   hơn 20Hz. Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung cao) ̣ ̣ Câu 1. 
  12. Chủ đề : Bài 12: ĐỘ TO CỦA ÂM Chuẩn cần đánh giá:  (Nhân biêt) ̣ ́ Câu 1. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng A. dài. B. ngắn. C.  nhỏ. D. to Câu 2. Độ to của âm phụ thuộc vào? A. Người gẩy dây đàn. B. Mặt trống.         C. Biên độ dao động. D. Đơn vị đo độ to của âm. Câu 3. Vật phát ra âm to khi A. vật dao động nhanh hơn. B. vật dao động mạnh hơn. C.  tần số dao động lớn hơn. D. vật dao động yếu hơn. Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiêu)̉ Câu 1. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với: A. Vị trí cân bằng của nó. B. Mặt Đất. C. Mặt Trời. D. Mặt Trăng. Câu 2.  Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung thâp) ̣ ̣ ́   Câu 1. Hải đang chơi đàn ghi ta. Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách  nào? Đáp án: Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gẩy mạnh dây đàn Câu 2.  Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung cao) ̣ ̣ Câu 1.  Chủ đề : Bài 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM Chuẩn cần đánh giá:  (Nhân biêt) ̣ ́ Câu 1. Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây? A. Khoảng chân không. B. Tường bê tông. C. Nước biển. D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất. Câu 2. Âm truyền được trong môi trường nào dưới đây? A. Chân không. B. Chất rắn. C. Không khí. D. Cả rắn, lỏng và khí. Câu 3. Môi trường truyền âm tốt nhất là? A. Chân không.            B. Lỏng.        C. Không khí.         D. Chất rắn. Câu 4. Vận tốc truyền âm nhỏ nhất trong môi trường nào? A. Chân không.            B. Lỏng.        C. Không khí.         D. Chất rắn. Câu 5. Vận tốc truyền âm trong không khí là? A. 340m/s. B. 345m/s. C. 1500m/s. D. 6100m/s Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiêu) ̉ Câu 1. Âm xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường? A. Chân không. B. Chất rắn. C. Không khí. D. Cả rắn, lỏng và khí. Câu 2. Vận tốc truyền âm từ lớn nhất đến nhỏ nhất là A. Lỏng, khí, rắn. B. Khí, lỏng, rắn. C. Rắn, lỏng, khí. D. Khí, rắn, lỏng. Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung thâp) ̣ ̣ ́   Câu 1.  Hai nhà du hành vũ trụ   ở  ngoài khoảng không có thể  trò chuyện với nhau bằng cách   chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Âm đã truyền tới tai hai người như thế nào? Đáp án: Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí trong mũ đến hai cái mũ và lại  qua không khí trong mũ tới tai người kia.
  13. Câu 2. Ngày xưa khi muốn biết phía trước mình có kẻ thù đang đi tới chỗ mình hay không  người ta thường xuống ngựa áp tai xuống đất để nghe. Hãy giải thích tại sao? Đáp án: Vì vận tốc truyền âm trong đất lớn hơn trong không khí nên người ta áp tai xuống đất  sẽ nghe được tiếng vó ngựa đi về phía mình. Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung cao) ̣ ̣ Câu 1.  Chủ đề : Bài 14: PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG Chuẩn cần đánh giá:  (Nhân biêt) ̣ ́ Câu 1. Ta nghe được tiếng vang khi? A. Âm phát ra đến tai sau âm phản xạ. B. Âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ. C. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ. D. Âm phát ra đến tai không nghe được âm phản xạ. Câu 2. Tiếng vang là? A. Tiếng mà người này nói người kia nghe được. B. Âm vọng lại sau âm phát ra. C. Âm phát ra từ loa Ti vi. D. Âm phát ra từ cổ con chim. Câu 3. Vật phản xạ âm tốt là những vật? A. Cứng, có bề mặt gồ ghề. B. Xốp, có bề mặt nhẵn. C. Xốp, có bề mặt gồ ghề. D. Cứng, có bề mặt nhẵn. Câu 4. Vật phản xạ âm kém là những vật? A. Cứng, có bề mặt gồ ghề. B. Xốp, có bề mặt nhẵn C. Mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề. D. Cứng, có bề mặt nhẵn. Câu 5. Vật nào sau đây phản xạ âm tốt? A. Miếng xốp. B. Mặt gương. C. Ghế đệm mút. D. Cây xanh. Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiêu) ̉ Câu 1. Hiện tượng phản xạ âm được sử dụng trong trường hợp nào dưới đây? A. Xác định độ sâu của biển. B. Xác định độ to của âm. C. Xác định độ cao của âm. D. Xác định biên độ dao động của âm. Câu 2. Hiện tượng phản xạ âm được sử dụng trong trường hợp nào dưới đây? A. Trồng cây xung quanh bệnh viện. B. Làm đồ chơi điện thoại dây. C. Xây nhà cao tầng. D. Làm trò chơi nhảy dây. Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung thâp) ̣ ̣ ́   Câu 1. Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ), tiếng nói nghe rất rõ? Đáp án: Vì ở đó ta không những nghe được âm nói ra trực tiếp mà còn nghe được đồng thời cả  âm phản xạ từ mặt nước, ao, hồ. Câu 2. Tại sao trong phòng kín, ta thường nghe thấy âm to hơn so với khi nghe chính âm đó ở  người trời? Đáp án: Vì ở ngoài trời ta chỉ nghe được âm phát ra, còn ở trong phòng kín ta nghe được âm phát  ra và âm phản xạ từ tường gần như cùng một lúc nên nghe to hơn. Câu 3. Khi nói to trong phòng rất lớn thì nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong  phòng nhỏ thì lại không nghe thấy tiếng vang. Trong phòng nào có âm phản xạ? Vì sao? Đáp án: Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ. Khi nói to trong phòng nhỏ, mặc dù vẫn có âm  phản xạ phát ra từ tường phòng đến tai nhưng ta không nghê thấy tiếng vang vì âm phản xạ từ  tường phòng và âm phát ra gần như cùng một lúc. Câu 4. Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, người ta thường làm  tường sầm sùi và treo rèn nhung để làm giảm tiếng vang? Hãy giải thích tại sao?
  14. Đáp án: Làm tường sầm sùi, treo rèn nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm  nghe được rõ hơn. Câu 5. Khi muốn nghe rõ hơn, người ta thường đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai, đồng thời  hướng tai về phía nguồn âm. Hãy giải thích tại sao? Đáp án: Mỗi khi khó nghe người ta thường làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay vào tai ta  giúp ta nghe được âm to hơn. Câu 6. Vì sao trong đêm yên tĩnh, khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân  ra, ta còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người đang theo sát? Đáp án: Vì trong đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ từ hai  bên tường ngõ. Ban ngày tiếng vang bị thân thể người qua lại hấp thụ, hoặc bị tiếng ồn trong  thành phố át nên chỉ nghe thấy mỗi tiếng chân. Câu 7. Đặt một vật chắn ở phía trước một nguồn âm và đặt tai ngay tại nguồn âm đó, nhận  thấy sau 1/5s thì nghe thấy âm phản xạ, hỏi vật chắn đó đặt cách nguồn âm bao xa? Biết vận  tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Đáp án: Quãng đường âm truyền đi cho đến khi nghe âm phản xạ:        340 . 1/5 = 68 (m)                    Khoảng cách từ nguồn âm đến vật chắn: 68: 2 = 34 (m)             Câu 8. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển  sau 2 giây. Tính  gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s? Đáp án:  Quãng đường  từ khi phát siêu âm cho đến khi thu được âm phản xạ: 2. 1500 = 3000 (m)   Độ sâu gần đúng của đáy biển: 3000 : 2 = 1500 (m) Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung cao) ̣ ̣ Câu 1.  Chủ đề : Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Chuẩn cần đánh giá:  (Nhân biêt) ̣ ́ Câu 1. Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn? A. Tiếng sấm rền. B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy. C. Tiếng sóng biển ầm ầm. D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài. Câu 2. Trường hợp nào dưới đây có ô nhiễm tiếng ồn? A. Tiếng sét đánh to. B. Trường học ở cạnh chợ. C. Tiếng hét rất to bên tai. D. Tiếng chim hót gần nhà. Câu 3. Trường hợp nào dưới đây có ô nhiễm tiếng ồn? A. Làm việc cạnh trường học. B. Làm việc cạnh nhà người dân. C. Làm việc cạnh nhà máy xay xát thóc, gạo. D. Làm việc cạnh lớp mẫu giáo. Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiêu) ̉ Câu 1. Vật liệu nào dưới đây không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng? A. Tường bê tông. B. Cửa kính hai lớp. C. Treo rèm tường. D. Cửa gỗ. Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung thâp) ̣ ̣ ́   Câu 1. Biện pháp nào sau đây là chống ô nhiễm tiếng ồn? A. Xây nhà cao tầng cạnh chợ. B. Trồng cây xanh xung quanh bệnh viện. C. Mở lớp học cạnh nhà máy xát gạo. D. Khi đến bệnh viện ta còi thật to. Câu 2. Hãy chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sống và đề ra một vài biện pháp  chống ô nhiễm tiếng ồn đó
  15. Đáp án: Tùy từng trường hợp củ thể Chuẩn cần đánh giá: (Vân dung cao) ̣ ̣
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2