intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BIỂU HIỆN TIM MẠCH CỦA BỆNH VIÊM KHỚP MẠN THIẾU NIÊN

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

84
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô tả và xác định tỉ lệ các biểu hiện tim mạch của bệnh Viêm khớp mạn thiếu niên (VKMTN). Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, cắt ngang mô tả, có phân tích. 55 trường hợp VKMTN nhập Bệnh viện Nhi Đồng 2 Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 8/2005 đến hết tháng 6/2006 được tầm soát qua thăm khám, X quang (XQ) tim phổi thẳng, điện tâm đồ (ECG) và siêu âm tim. Kết quả: 21 bệnh nhân có biểu hiện tim mạch (38,18%), bao gồm: viêm màng ngoài tim 5,45%, viêm cơ tim 10,91%, bệnh van tim...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BIỂU HIỆN TIM MẠCH CỦA BỆNH VIÊM KHỚP MẠN THIẾU NIÊN

  1. BIỂU HIỆN TIM MẠCH CỦA BỆNH VIÊM KHỚP MẠN THIẾU NIÊN TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả và xác định tỉ lệ các biểu hiện tim mạch của bệnh Viêm khớp mạn thiếu niên (VKMTN). Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, cắt ngang mô tả, có phân tích. 55 trường hợp VKMTN nhập Bệnh viện Nhi Đồng 2 Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 8/2005 đến hết tháng 6/2006 được tầm soát qua thăm khám, X quang (XQ) tim phổi thẳng, điện tâm đồ (ECG) và siêu âm tim. Kết quả: 21 bệnh nhân có biểu hiện tim mạch (38,18%), bao gồm: vi êm màng ngoài tim 5,45%, viê m cơ tim 10,91%, bệnh van tim chiếm 10,91% với tổn thương van hai lá chủ yếu, rối loạn dẫn truyền 9,09%, và viêm mạch máu ngoại biên 5,45%. Triệu chứng cơ năng (đau ngực và khó thở) chiếm 14,55%. Các dấu hiệu thực thể chiếm 25,45%, âm thổi và nhịp tim nhanh chiếm tỉ lệ cao nhất. Về cận lâm sàng, 24,44% trường hợp có bất thường trên XQ tim phổi thẳng; 34,55% có bất thường trên ECG (lớn thất, nhịp xoang nhanh, QTc dài, blốc nhĩ thất độ I, blốc nhánh phải, và nhịp nhĩ lang thang); và 47,27% ghi nhận bất thường trên siêu âm tim, trong đó cần lưu ý đến những thay đổi thông số chức năng thất trái (tăng
  2. LVEDD, tăng LVESD, giảm EF, tỉ lệ E/A < 1). Không thấy có mối liên quan giữa các dữ kiện lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh với biểu hiện tim mạch chung. Kết luận: Nên khảo sát tổn thương tim thường quy ở nhóm bệnh VKMTN, đặc biệt khi bệnh nhân ở thể lâm sàng có tổn thương khớp lan rộng, hoạt tính bệnh nặng, phản ứng viêm mạnh và rối loạn miễn dịch. SUMMARY Objective: To describe and determine the prevalence of cardia c involvement in JCA Methods: We carried out a prospective, cross-sectional sudy. 55 patients with JCA admitted to Children’s Hospital No2 were evaluated for cardiac involvement based on clinical observation, chest x-ray, ECG and echocardiography. Results: Cardiac complications occurred in 21 patients (38.18%) including pericarditis in 3 (5.45%); myocarditis in 6 (10.91%); valvulitis in 6 (10.91%) (with predominance of the mitral valve involvement); conduction disorders in 5 (9.09%); and peripheral vasculi tis in 3 (5.45%). 14.55% of patients complained chest pain or dyspnea. 25.45% was detected clinical signs, among them, murmur and tachycardia were the most common. Radiological abnormalities were found in 24.44% of cases while 34.55% had ECG changes, inclu ding ventricular
  3. hypertrophy, sinus tachycardia, prolonged QTc, first -degree atrioventricular block, right bundle branch block, and wandering atrial pacemaker. Echocardiology revealed abnormal findings in 47.27% of cases, and among them changes in cardiac function parameters (such as increased LVEDD, increased LVESD, decreased EF, E/A < 1) should be paid attention. There was no significant correlation between the presence of cardiac involvement and both clinical and laboratory features. Conclusion: Our study suggested the need to perform routine cardiac observation in JCA patients, especially with spreading destructive joint involvement, severe active disease, high inflammatory response and immunologic disorder. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm khớp mạn thiếu niên (VKMTN) là một nhóm bệnh thấp phổ biến nhất ở trẻ em, có thể gây ra tổn th ương ở màng ngoài tim, cơ tim, nội mạc tim, và mạch máu trong, ngoài tim(5). Tỉ lệ biểu hiện tim mạch trên lâm sàng chỉ khoảng 3- 9%(7,(2). Thông qua các phương tiện không xâm lấn nh ư điện tâm đồ (ECG), siêu âm, ti lệ viêm màng ngoài tim (VMNT) được phát hiện lên đến 36%. Tỉ lệ viêm cơ tim (VCT) chiếm 1,2%-10%(12), nhưng gần đây, từ việc đánh giá sự thay đổi của các thông số chức năng thất trái ở bệnh nhân VKMTN không có biểu hiện tim mạch trên lâm sàng, nhiều tác giả đã cho rằng tỉ lệ VCT có thể cao hơn(9,10).
  4. Viêm van tim chủ yếu được báo cáo qua các ca lâm sàng lẻ tẻ, nhưng có thể phải phẫu thuật thay van(3,4). Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này được thực hiện với mong muốn bước đầu mô tả những biểu hiện tim mạch của nhóm bệnh VKMTN tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2005 đến tháng 6/2006 dựa trên các phương tiện tầm soát không xâm lấn (X quang, điện tâm đồ, siêu âm tim). Tìm mối liên quan giữa các biểu hiện tim mạch với các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế Tiền cứu, cắt ngang mô tả, có phân tích Tiêu chí chọn mẫu Tiêu chí đưa vào Bệnh nhân được chẩn đoán VKMTN theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Chống Thấp Châu Âu (EULAR: European League Against Rheumatism). Tiêu chí loại ra Có bệnh kèm theo như tim bẩm sinh, bệnh tự miễn khác, bệnh có ảnh hưởng tim mạch (cường giáp), tiền căn bệnh van tim hậu thấp; thiếu điện tâm đồ hoặc siêu âm tim; hoặc gia đình bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nhóm nghiên cứu.
  5. Cỡ mẫu Szumera ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân VKMTN có biểu hiện bất thường trên siêu âm tim là 63%(13). Do đó, chọn p = 0,5, d = 0,14, = 0,05, Z1-/2 =1,96; tính được n = 49 Thu thập và xử lý số liệu Xử lý thống kê với chương trình Stata 8.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chúng tôi ghi nhận 55 trường hợp thỏa tiêu chí chọn mẫu của nghiên cứu này @ Đặc điểm của dân số nghiên cứu Nam chiếm 49% (27/55 ca), nữ chiếm 51% (28/55 ca). Tỉ lệ nam/ nữ l à 0,96/1. Tuổi trung bình 8,8 ± 3,01 tuổi, nhỏ nhất là 5 tháng và lớn nhất là 14 tuổi. Tập trung chủ yếu ở nhóm 5 - < 10 tuổi (52,73%) và 10 -15 tuổi (41,82%). 63,64% có thời gian mắc bệnh < 1 năm; 27,27% 1-3 năm và 9,09% > năm.
  6. Thể lâm sàng Ít khớp 70,91%, đa khớp 25,45% và hệ thống 3,64%. Giai đoạn tiến triển của bệnh Giai đoạn I 45,45%, giai đoạn II 38,18%, giai đoạn III 14,55%, và giai đoạn IV 1,82%. Hoạt tính của bệnh lúc nhập viện 16,36% độ 1; 41,82% độ 2; 21,82% độ 3; và 20% độ 4. Đặc điểm lâm sàng liên quan đến các biểu hiện tim mạch 8 ca (14,55%) có triệu chứng cơ năng hướng đến tổn thương tim: 6 đau ngực, 2 khó thở. Kết quả khám và xét nghiệm xác định 3/8 trường hợp này có tổn thương tim (2 VCT và 1 bệnh van tim), 2/8 trường hợp có bất thường trên siêu âm tim (tăng LVEDD) và trên ECG (lớn thất trái). 14/55 bệnh nhân (25,45%) có các dấu hiệu thực thể gợi ý tổn thương tim mạch. Bảng 1. Tỉ lệ các dấu hiệu lâm sàng bất thường Dấu hiệu khám Tần số (n = 55) Tỉ lệ (%)
  7. Nhịp tim nhanh 7 12,73 Gallop T3 3 5,45 Ngoại tâm thu 1 1,82 Am thổi 8
  8. 14,55 Biểu hiện suy tim 3 5,45 Viêm mạch máu ngoại biên 3 5,45 Tổn thương ghi nhận trên X quang tim phổi thẳng 45 ca được chụp X quang tim phổi thẳng, trong đó 24,44% có bất th ường, gồm: 11 ca có bóng tim to (chiếm 34,38%); 1 ca sung huyết phổi; 5 ca có viêm phổi kẽ. Không trường hợp nào có tràn dịch màng phổi. Tổn thương ghi nhận trên ECG 19/55 bệnh nhân, chiếm 34,55% có các bất thường trên ECG.
  9. Bảng 2. Tỉ lệ các thay đổi trên ECG Bất thường trên ECG Tần số (n = 55) Tỉ lệ (%) Nhịp xoang nhanh 7 12,73 Blốc nhĩ thất độ I 3 5,45 Blốc nhánh phải
  10. 1 1,82 Nhịp nhĩ lang thang 1 1,82 QTc dài 5 9,09 Lớn thất trái 7 12,73
  11. Lớn 2 thất 2 3,64 Tổn thương ghi nhận trên siêu âm tim 47,27% (26/55 bệnh nhân) được tìm thấy bất thường trên siêu âm tim. Bảng 3. Tỉ lệ các thay đổi trên siêu âm tim Bất thường trên siêu âm Tần số (n = 55) Tỉ lệ (%) Tràn dịch màng tim 2 3,64
  12. Tổn thương van tim 6 10,91 LVEDD tăng 11 20 LVESD tăng 2 3,64 EF giảm 8
  13. 14,55 Bất thường khác Dày màng tim E/A < 1 1 1 1,82 1,82 Các biểu hiện tim mạch của bệnh VKMTN 21 bệnh nhân (chiếm 38,18%) có biểu hiện tim mạch đ ược chẩn đoán, trong đó 2 trường hợp có nhiều hơn 1 tổn thương (1 ca VMNT và VCT; 1 ca có VCT và bệnh hệ dẫn truyền). Bảng 4. Tỉ lệ các biểu hiện tim mạch trong lô nghiên cứu.
  14. Biểu hiện tim mạch Tần số (n = 55) Tỉ lệ (%) Viêm màng ngoài tim 3 5,45 Viêm cơ tim 6 10,91 Bệnh van tim 6
  15. 10,91 Bệnh hệ dẫn truyền 5 9,09 Viêm mạch máu ngoại biên 3 5,45 Tổn thương van tim bao gồm 2 ca hở van 2 lá mức độ ¼ có kèm dày van, 1 ca hở van 2 lá mức độ 4/4, dày van, 1 ca hở van 2 lá ¼ và hở van động mạch chủ
  16. Yếu tố khảo sát TT tim N= 21 Không TT tim N=34 P (Phép kiểm) Yếu tố khảo sát TT tim N= 21 Không TT tim N=34
  17. P (Phép kiểm) Thời gian bệnh < 1 năm 1-3 năm > 3 năm 14 6 1 21 9 4
  18. 0,829 (CX Fisher) VS giờ đầu (mm) 63 ± 39,74 49,03 ± 39,69 0,21 (t) Thể LS Ít khớp Đa khớp Hệ thống
  19. 15 4 2 24 10 0 0,235 (CX Fisher) RF dương tính 3 5
  20. 1 Giai đoạn I II III IV 8 9 3 1 17 12 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2