intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bình luận chế định khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông trong Luật doanh nghiệp 2020

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này phân tích các vấn đề lý thuyết xoay quanh chế định khởi kiện nhân danh công ty. Sau đó, phân tích và bình luận các quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam trong mối tương quan so sánh pháp luật với một số quốc gia trên thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bình luận chế định khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông trong Luật doanh nghiệp 2020

  1. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 BÌNH LUẬN CHẾ ĐỊNH KHỞI KIỆN NHÂN DANH CÔNG TY CỦA CỔ ĐÔNG TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 A COMMENTARY ON SHAREHOLDER DERIVATIVE SUITS IN LAW ON ENTERPRISES 2020 Ths. Liên Đăng Phước Hải Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQGTP.HCM haildp@uel.edu.vn Tóm tắt: Chế định khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông trong công ty cổ phần (hay còn gọi là chế định khởi kiện phái sinh) là một trong những tố quyền quan trọng giúp ngăn ngừa, cũng như chống lại sự sai phạm từ người quản lý trong quá trình điều hành, quản trị công ty. Trong bài viết này, đầu tiên tác giả sẽ phân tích các vấn đề lý thuyết xoay quanh chế định khởi kiện nhân danh công ty. Sau đó, phân tích và bình luận các quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam trong mối tương quan so sánh pháp luật với một số quốc gia trên thế giới. Từ khóa: Cổ đông, quyền khởi kiện nhân danh công ty, người quản lý, nghĩa vụ. Abstract: The legal action on behalf of companies (or the derivative suit mechanism) is regarded as one of the most important litigation rights of shareholders to prevent and deal with the corporate manager’s wrongdoings in business management. In this article, the author will focus on theory of the derivative suit mechanism. Then, the relevant provisions under Law on Enterprises 2020 of Vietnam shall be analyzed and compared with legislation from different countries. Keywords: Shareholders, right to sue on behalf of a company, directors, duties. 1. Lý thuyết về quyền khởi kiện nhân danh công ty 1.1. Khái niệm về quyền khởi kiện nhân danh công ty Theo lí thuyết về đại diện (agency theory), sự tách biệt giữa chủ sở hữu và người quản lý trong công ty nảy sinh xung đột giữa người đại diện (các nhà quản lý) và người ủy quyền (các cổ đông) [1]. Với vai trò đại diện, người quản lý công ty được giao cho những quyền hạn nhất định, cùng với những ưu thế hơn về thông tin có được trong quá trình điều hành nên khó tránh khỏi đôi khi những nhà quản lý có xu hướng lạm quyền, hay hành động vì mục đích tư lợi cá nhân, thậm chí kể cả khi người quản lý đó đồng thời là cổ đông trong công ty cổ phần. Do đó, những người quản lý trong công ty, nếu thiếu các chế tài pháp định cho sự vi phạm các nghĩa vụ cẩn trọng, trung thành hoặc thiện chí, thường sẽ rất có ít lý do để tuân theo các nghĩa vụ này. Trong các chế tài được các nhà lập pháp xây dựng, chế định khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông được đánh giá là một công cụ hiệu quả ngăn ngừa sự sai phạm nghĩa vụ của những giám đốc, 1582
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 hoặc người quản lý của công ty bởi do sự tổn hại đến tiền bạc, uy tín hoặc thậm chí vị trí công việc của họ nếu các vụ kiện nhân danh công ty của cổ đông đạt được kết quả [2]. Tại Hoa Kỳ, sự lạm quyền của người quản lý ở các tổ chức và công ty đã đặt ra yêu cầu đối với tòa án trong việc phát triển thủ tục khởi kiện, mà theo đó cho phép các cổ đông có thể nhân danh công ty để tìm các biện pháp biện pháp khắc phục thiệt hại phát sinh từ sự sai phạm của người quản lý trong công ty. Vụ kiện đánh dấu sự công nhận của chế định khởi kiện nhân danh công ty của Tòa án tối cao xảy ra vào năm 1885 trong vụ Dodge v. Woolsey; thông qua đó, Tòa án đã chấp nhận cho phép cổ đông tiến hành thủ tục khởi kiện người quản lý nhân danh công ty để yêu cầu bồi thường thiệt hại vì hành vi sai phạm của người quản lý [3]. Chế định khởi kiện nhân danh công ty còn được gọi là chế định khởi kiện phái sinh (deriv- ative actions). Trong từ điển “Business Dictionary” (Từ điển Kinh doanh) đưa ra định nghĩa về các vụ kiện phái sinh như sau: là vụ kiện được cổ đông hoặc nhóm cổ đông khởi kiện giám đốc/hoặc người quản lý nhân danh công ty để tìm kiếm sự bồi hoàn do sự vi phạm nghĩa vụ ủy thác, vô ý nghiêm trọng, sai phạm trong quản lý hoặc những vấn đề nghiêm trọng khác [4]. Tính phái sinh của các vụ kiện nhân danh công ty được thể hiện ở một số điểm sau: Trước hết, công ty là một thực thể tách biệt với những người đã sinh ra nó (chủ sở hữu) [5]. Dựa trên quan hệ ủy thác, pháp nhân có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi sai phạm của người quản lý, điều hành pháp nhân gây ra (bên được thụ thác). Vì vậy, quyết định khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại nằm trong thẩm quyền của ban giám đốc của công ty, chứ không phải cổ đông. Tuy nhiên, do những người này không sẵn lòng thực hiện khởi kiện nhân danh công ty do những xung đột về lợi ích, cũng như không muốn khởi kiện chính mình. Thậm chí, Martin cho rằng Ban giám đốc thường có xu hướng từ chối khởi kiện kể cả những người quản lý, điều hành, dầu cho họ không nằm trong ban giám đốc [6]. Bởi do việc từ chối khởi kiện của công ty, cổ đông – chủ sở hữu của công ty tiến hành khởi kiện nhân danh pháp nhân nhân yêu cầu bồi thường trách nhiệm dân sự của người quản lý do hành vi sai phạm của họ [7]. Theo một tác giả, bản chất tên gọi kiện phái sinh là vì “quyền của cổ đông thay mặt công ty thực hiện các tố quyền được phái sinh từ quyền của cổ đông là những người sở hữu một phần tài sản của công ty (cổ phần)” [8]. 1.2. Phân biệt giữa các vụ kiện phái sinh và trực tiếp Khác với các vụ kiện phái sinh, các vụ kiện trực tiếp là các vụ kiện mang tính “cá nhân” của cổ đông và không nhân danh công ty [9]. Các vụ kiện trực tiếp được tiến hành bởi cổ đông để tìm kiếm những biện pháp khắc phục cho những thiệt hại gây ra trực tiếp đến cổ đông. Mục đích của các vụ kiện trực tiếp là nhắm đến việc khắc phục các thiệt hại của cổ đông, mà công ty không phải là đối tượng bị ảnh hưởng [10]. Dưới góc độ lý thuyết, việc phân biệt các vụ kiện phái sinh và kiện trực tiếp, ta thường dựa trên một số tiêu chí sau: Thứ nhất, cơ sở pháp lý cho các vụ kiện phái sinh là khắc phục thiệt hại do hành vi gây thiệt hại cho lợi ích chung của công ty [11], chứ không phải cho cá nhân cổ đông. Do đó, các cổ đông được trao quyền khởi kiện các nhà quản lý trong công ty mà không cần dựa trên căn cứ rằng họ là người hay những người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại trực tiếp 1583
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 bởi hành vi vi phạm nghĩa vụ của người quản lý như khởi kiện trực tiếp. Thứ hai, đối với các vụ kiện phái sinh là để bảo vệ công ty hay nói cách khác bảo vệ toàn thể các cổ đông nên các khoản bồi thường nếu có sẽ được trả cho công ty chứ không phải các cổ đông nhân danh công ty khởi kiện. Cổ đông nguyên đơn chỉ được hưởng theo tỷ lệ cổ phần mà mình nắm giữ trong công ty khi vụ kiện được thành công [12]. Ngược lại, đối với các vụ kiện trực tiếp, cổ đông sẽ là người được hưởng các khoản bồi thường từ người quản lý. Đây là những sự khác biệt cơ bản nhằm phân biệt giữa thủ tục khởi kiện phái sinh với các hình thức tố tụng khác. Từ nguyên tắc đó mà dẫn đến việc có là sự khác biệt về chi phí khởi kiện trong vụ kiện phái sinh và trực tiếp. Đối với các vụ kiện vụ kiện phái sinh, các cổ đông khởi kiện nhân danh công ty để tìm kiếm những khoản bồi thường cho công ty và toàn thể các cổ đông nên vì vậy chi phí khởi kiện sẽ được tính vào chi phí của công ty. Còn đối với các vụ kiện trực tiếp, các cá nhân bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp nên tự nhân danh mình khởi kiện để tìm những khoản bồi thường cho mình nên vì vậy mà phải tự chịu chi phí khởi kiện trong trường hợp thua kiện. Thứ ba, về bản chất, công ty là đối tượng bị thiệt hại trực tiếp từ hành vi sai phạm của người quản lý, quyền này trước hết thuộc về công ty, do vậy, pháp luật thường quy định, cổ đông có nghĩa vụ phải gửi yêu cầu khởi kiện đến công ty trước hết, công ty thông thường có quyền quyết định việc tiến hành khởi kiện hay không dựa trên việc đánh giá căn cứ khởi kiện của công ty [13]. Ngược lại, đối với các vụ kiện trực tiếp, cổ đông có thể tiến hành khởi kiện mà không cần phải thông qua công ty như trường hợp khởi kiện phái sinh. 1.3. Quyền khởi kiện nhân danh công ty tại Việt Nam Việt Nam không có học thuyết pháp lý về khởi kiện của cổ đông với người quản lý công ty trên cơ sở phái sinh. Do đó, trước đây, pháp luật doanh nghiệp không có sự phân biệt giữa quyền khởi kiện trực tiếp và phái sinh (Luật công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp 2005). Khiếm khuyết này sau đó đã được pháp điển hóa trong Luật Doanh nghiệp 2014, kế thừa và phát triển từ Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn của Luật Doanh nghiệp 2005, theo đó: cho phép cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên hội đồng quản trị, (Tổng) Giám đốc trong trường hợp có sự vi phạm trong quá trình quản lý, vận hành công ty (Điều 161). Trên thực tế, dù đã được sửa đổi, bổ sung trong các lần pháp điển hóa của Luật Doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên, số lượng các vụ kiện người quản lý nói chung, và các vụ kiện nhân danh công ty nói riêng dường như vẫn còn rất hạn chế [14]. Qua các lần dự thảo, nhiều ý kiến khác nhau lý giải về nguyên nhân dẫn đến sự “thiếu quan tâm” của cổ đông đối với chế định khởi kiện phái sinh. Nhưng về tổng thể, có lẽ xuất phát từ việc thiếu đi các quy định hướng dẫn cụ thể, khiến việc áp dụng trên thực tế gặp nhiều khó khăn [15]. Vì vậy, trong lần sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2020, chế định khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông tiếp tục có những thay đổi tích cực như nhằm mở rộng phạm vi quyền khởi kiện của cổ đông, đối tượng bị khởi kiện, cũng như tạo điều kiện để các cổ đông có thể tiếp cận được các tài liệu, chứng cứ cần thiết nhằm theo đuổi các vụ kiện chống lại người quản lý. 1584
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 2. Điểm mới trong chế định khởi kiện nhân danh công ty theo Luật Doanh nghiệp 2020 2.1. Mở rộng quyền khởi kiện cho cổ đông Thủ tục khởi kiện phái sinh là một trong những công cụ hiệu quả để cổ đông thiểu số tự bảo vệ mình; tuy nhiên, đây không phải là thủ tục tố tụng dành cho tất cả các cổ đông. Trong thực tế, không khó gặp tình trạng nhiều người cố tình mua một số lượng ít cổ phần nhằm để gây rối hoạt động trong công ty với nhiều mục đích, như làm hạ giá cổ phiếu của công ty đối thủ, hoặc tìm những khoản thỏa thuận với những người quản lý. Điều đó đặt ra các yêu cầu trong pháp luật công ty của mỗi quốc gia trong việc đảm bảo cổ đông vừa có thể thực hiện được quyền khởi kiện của mình, nhưng cũng đồng thời cũng tránh được tình trạng lạm dụng quyền khởi kiện nhân danh công ty để gây rối. Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, liên đới đối với người quản lý trong công ty, bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác nếu sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thông (Điều 166). So với Luật Doanh nghiệp 2014, cách tiếp cận này đã bỏ quy định về thời hạn nắm giữ cổ phần phổ thông liên tục trong 6 tháng . Do đó, cổ đông hoặc nhóm cổ đông chỉ cần năm 1% cổ phần phổ thông là có thể khởi kiện nhân danh công ty. Việc bỏ điều kiện nắm giữ cổ phần liên tục trong thời hạn 6 tháng trong Luật Doanh nghiệp 2020 nhằm mục đích để cổ đông có thể dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện phái sinh của mình. Đây được đánh giá là một bước ngoặt lớn trong việc giải quyết khó khăn trên thực tế, nhằm mở rộng quyền khởi kiện của cổ đông trong công ty cổ phần. Thực tế, đây cũng là một biện pháp được nhiều quốc gia áp dụng, ví dụ pháp luật của Ý đã xóa bỏ điều kiện về nắm giữ cổ phần liên tục trong 6 tháng trong công ty niêm yết trong một cải cách năm 2003 nhằm khuyến khích cổ đông thực hiện các vụ kiện phái sinh [16]. Mặt khác, việc giữ lại yêu cầu nắm giữ số lượng cổ phần tối thiểu (1%) có thể nhằm mục đích ngăn chặn các vụ kiện nhân danh công ty của các cổ đông “quá nhỏ”, có thể lợi dụng để gây rối hoạt động của công ty [17], dù rằng trên thực tế điều kiện này có thể gây ra sự cản trở nhất định đối với các cổ đông trong các công ty lớn. Theo lý thuyết, do số tiền bồi thường khi thắng kiện sẽ được trao cho công ty, cổ đông khởi kiện chỉ được hưởng lợi từ tỷ lệ cổ phần mình sở hữu, nên nếu như cổ đông nắm quá ít cổ phần sẽ dẫn đến thực trạng: không có động lực kinh tế để khởi kiện – bởi lẽ, cổ đông phải đầu tư thời gian, công sức cũng như thua phải chịu chi phí tố tụng. Điều này cho thấy, sẽ rất khó có trường hợp một cổ đông nắm giữ số lượng cổ phần quá nhỏ thực hiện khởi kiện nhân danh công ty vì một mục đích thiện chí. Do vậy, mà pháp luật thông thường đặt ra yêu cầu về tỷ lệ cổ phần được xem là một cơ chế kiểm soát các trường hợp cổ đông quá nhỏ lợi dụng chế định “khởi kiện phái sinh”. Về lý thuyết, dù chưa thể giải thích được tỷ lệ cổ phần yêu cầu đặt ra với cổ đông khi tiến hành khởi kiện là hợp lý [18]. Tuy nhiên, việc áp đặt giới hạn về tỷ lệ cổ phần của nguyên đơn thể tìm thấy ở nhiều quốc gia như là một điều kiện tiên quyết trước khi tiến hành các vụ kiện phái sinh, ví dụ: ở Hàn Quốc, cổ đông cần nắm giữ 0.01% cổ phần phổ thông của công ty và 1% đối với trường hợp của công ty không niêm yết. Hoặc Tại Đức, luật yêu cầu phải nắm 1% đối với 1585
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 công ty không niêm yết hoặc 1% vốn pháp định hoặc cổ phần với mệnh giá 100,000 EUR [19]. Tại Bang Dalaware của Hoa Kỳ, cổ đông hay nhóm cổ đông của công ty cổ phần đại chúng sở hữu tối thiểu 2% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty hoặc ít hơn 2% hoặc có vốn giá trị thị trường của cổ phiếu tối thiểu là 2 triệu đô la đối với công ty có cổ phiếu niêm yết trên sàn Giao dịch chứng khoán quốc gia thì cổ đông có thể tiến hành thủ tục khởi kiện phái sinh [20]. 2.2. Giải quyết khó khăn trong việc tiếp cận thông tin của cổ đông khởi kiện Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông là một trong những vấn đề được quan tâm trong các vụ kiện nhân danh công ty. Khác với vị thế của người quản lý công ty, cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số chỉ tiếp cận được các thông tin một cách hạn chế. Mặt khác, theo nguyên tắc, cổ đông, với vai trò là nguyên đơn phải có nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình. Để làm được điều này, cổ đông thường phải tiếp cận được các tài liệu nội bộ của công ty. Theo quy định, chỉ có các cổ đông nắm ít nhất 10% cổ phần mới có quyền thực hiện quyền xem xét, tra cứu, trích lục thông tin cần thiết (Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014). Quy định này đã được sửa đổi trong Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền xem xét, tra cứu, trích lục số biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;… (Điều 115 khoản 2). Tuy nhiên, trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác, quyền này không phải áp dụng cho các cổ đông hay nhóm cổ đông nắm giữ dưới 5% cổ phần phổ thông. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, các cổ đông dường như gặp khó khăn trong việc khởi kiện người quản lý do các vấn đề liên quan đến thu thập các chứng cứ từ doanh nghiệp, bởi lẽ không một người lãnh đạo nào muốn cung cấp các chứng cứ chống lại chính họ [21]. Thậm chí, sự trở ngại khi tiến hành khởi kiện nhân danh công ty theo Luật Doanh nghiệp 2014 từng được một chuyên gia nhận định về việc khởi kiện nhân danh công ty tại Việt Nam rằng: “mức độ dễ dàng khởi kiện của cổ đông là rất khó. Bởi lẽ cổ đông khởi kiện phải tuân theo Bộ luật Tố dụng dân sự, tức là đương sự phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin. Cổ đông lại rất khó để chứng minh, vì không được tiếp cận hồ sơ đầy đủ” [22]. Để giải quyết các vấn đề trên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm quy định về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông trong các vụ kiện phái sinh; theo đó, cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ 1% tổng số cổ phần phổ thông vẫn có thể yêu cầu tra cứu, xem xét và trích lục thông tin cần thiết theo quy định của Tòa án. Nguyên tắc này dường như giống với pháp luật về tố tụng của các quốc gia Châu Âu; theo đó, một bên trong vụ kiện dân sự phải xác định cụ thể loại tài liệu và yêu cầu Tòa án yêu cầu bên còn lại phải giao ra. Ngoài ra, bên yêu cầu phải giải thích tại sao tài liệu này cần thiết và vị trí của tài liệu [23]. Đây là một quy định mới góp phần minh bạch hóa các hoạt động của công ty. Ngoài ra, cũng như khắc phục những hạn chế trong Luật doanh nghiệp 2014; nơi mà cổ đông gặp phải các điều kiện trở ngại khi tiến hành các cơ chế bảo vệ mình, như việc tiếp cận hồ sơ, thông tin của công ty. 2.3. Mở rộng trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp Xuất phát từ bản chất tự nhiên của mối quan hệ giữa người quản lý công ty và cổ đông 1586
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 trong công ty, đặc biệt là trong các công ty đại chúng có nhiều cổ đông; tất cả các cổ đông, thành viên đều phải đối mặt với các rủi ro, thiệt hại do chính những người quản lý, điều hành công ty có thể gây ra [24]. Vì vậy mà thủ tục khởi kiện phái sinh ra đời cũng nhằm mục đích chính là tìm kiếm những khoản bồi thường cho công ty bởi hành vi sai phạm gây ra thiệt hại của người quản lý. Điển hình là hầu hết ở các quốc gia trên thế giới, người quản lý công ty luôn được xem là đối tượng chính của các vụ kiện phái sinh. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, nếu bị đơn trong các vụ kiện phái sinh của công ty trách nhiệm hữu hạn khá rộng, bao gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên, (Tổng) Giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cả những người quản lý khác thì phạm vi khởi kiện phái sinh ở công ty cổ phần có phần hạn chế hơn. Theo đó, dù là khởi kiện trực tiếp hay nhân danh công ty thì cổ đông chỉ có thể “khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc” (Khoản 1 Điều 161). Quy định này dường như chưa dự liệu đến tình huống các cá nhân giữ chức danh quản lý khác được quy định trong Điều lệ công ty hay các cá nhân khác như cổ đông lớn kiểm soát công ty, hay các thành viên hội đồng quản trị giấu mặt (shadow di- rectors) vi phạm điều lệ hay pháp luật gây ra thiệt hại cho công ty xảy ra trên thực tế. Do vậy, trong Luật Doanh nghiệp 2020, ngoài thành viên Hội đồng quản trị, (Tổng) Giám đốc như trước đây, cổ đông có thể khởi kiện thêm “người khác”, trong các trường hợp được liệt kê theo Luật Doanh nghiệp 2020. Quy định này được mở rộng nhằm phù hợp với tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2020 về khái niệm người quản lý, theo đó: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.” (Điều 4, Mục 24) So với Luật Doanh nghiệp 2014, cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty vẫn được xem là “người quản lý” theo Luật Doanh nghiệp 2020. Việc bổ sung thuật ngữ “người khác” phải chịu trách nhiệm khi sai phạm tại Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020 được hiểu: các cá nhân khác nếu vi phạm vẫn phải được tính, nếu như trong Điều lệ có quy định mà làm trái vẫn phải chịu trách nhiệm và có thể trở thành đối tượng bị khởi kiện theo quy định mới này. Có thể nói, quy định này được xây dựng nhằm khắc phục khiếm khuyết trong quy định trước đây tại Luật Doanh nghiệp 2014; theo đó, cho phép đối tượng trong các vụ kiện nhân danh công ty đối với các “người khác”, họ có thể là những người quản lý trong công ty cũng như những người khác nếu vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty. Dưới góc độ luật so sánh, các đạo luật công ty có xu hướng mở rộng phạm vi đối tượng bị khởi kiện trong các vụ kiện nhân danh công ty. Nhìn chung, theo luật của các nước Common Law (Thông Luật), Giám đốc công ty (Directors) được hiểu là tất cả những ai (i) là thành viên của Ban giám đốc hay (ii) là người mà giữ vị trí hoặc thực hiện vai trò trong vị trí của một giám đốc bất luận chức danh của họ được gọi là gì, hoặc (iii) là người đưa ra các chỉ đạo để các giám đốc làm theo [25]. Ví dụ, theo Luật Công ty 2006 của Anh, đối tượng có thể bị khởi kiện trong các vụ kiện phái sinh có thể bao gồm cả cựu giám đốc, hoặc giám đốc giấu mặt, thậm chí có thể 1587
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 là người thứ ba gây thiệt hại cho công ty [26]. Tại Nhật Bản, Luật Thương mại trước đây chỉ cho phép các cổ đông tiến hành chế định khởi kiện nhân danh công ty chỉ chống lại những giám đốc công ty, thì Luật Công ty mới đã mở rộng phạm vi đối tượng bị khởi kiện trong các vụ kiện nhân danh công ty. Cụ thể, các vụ kiện nhân danh công ty bởi cổ đông có thể chống lại không chỉ là các giám đốc, mà còn những người giữ các chức danh khác như tư vấn kế toán, kiểm toán công ty, nhân viên điều hành cấp cao, kế toán, người sáng lập, giám đốc và kiểm toán công ty trong quá trình thành lập hay các thanh toán viên khi thanh lý công ty [27]. Vì vậy, có thể thấy việc mở rộng trách nhiệm của những đối tượng có chức danh quản lý hoặc những người khác có liên quan khi vi phạm nghĩa vụ của người quản lý, ngoài thành viên Hội đồng quản trị và (Tổng) Giám đốc quy định tại Điều 166 của Luật Doanh nghiệp 2020 là cần thiết và tất yếu theo thông lệ của các quốc gia khác trên thế giới để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam. 3. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LÀM RÕ TRONG VĂN BẢN HƯỚNG DẪN 3.1 Cơ sở phân biệt giữa các vụ kiện nhân danh công ty và trực tiếp của cổ đông Theo quy định của Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, liên đới đối với các thành viên Hội đồng quản trị, (Tổng) Giám đốc yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường các thiệt hại cho công ty hoặc người khác trong các trường hợp được quy định. Giống với Luật Doanh nghiệp 2014, quy định này vẫn chưa đưa ra các cơ sở để xác định được liệu rằng trường hợp nào cổ đông có thể lựa chọn việc khởi kiện với tư cách cá nhân và nhân danh công ty. Như đã phân tích, bản chất của chế định khởi kiện nhân danh cá nhân hay công ty là khác nhau, vì vậy mà hệ quả pháp lý mang lại cũng hoàn toàn khác nhau. Việc thiếu các nguyên tắc, quy định để cổ đông, cũng như tòa án có cơ sở xác định cơ chế khởi kiện trực tiếp hay nhân danh công ty; trong nhiều trường hợp, có thể gây ra sự bất hợp lý, cũng như thiếu cơ sở để tòa án từ chối các vụ kiện. Giả dụ trường hợp giám đốc công ty đưa ra quyết định trái với điều lệ công ty gây ra thiệt hại. Trường hợp này, theo Luật Doanh nghiệp, cổ đông hoặc có thể lựa chọn hoặc khởi kiện nhân danh công ty hoặc khởi kiện trực tiếp yêu cầu bồi thường thiệt hại cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, về bản chất, công ty mới chính là chủ thể ảnh hưởng trực tiếp, chứ không phải là cổ đông trong công ty. Do đó, việc cổ đông khởi kiện trực tiếp yêu cầu giám đốc sai phạm phải bồi thường thiệt hại cho mình dường như là chưa hợp lý. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở phân biệt giữa quyền khởi kiện trực tiếp của cổ đông và khởi kiện nhân danh công ty cũng là một vấn đề cần làm rõ hơn trong Nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 trong thời gian sắp tới. Tại Hoa Kỳ, để xác định cơ sở cho một một yêu cầu bồi thường của cổ đông là trực tiếp hoặc nhân danh công ty, tòa án sẽ đặt ra nhiều câu hỏi để xét xem yêu cầu bồi thường thiệt hại; trong đó, tòa án sẽ không quan tâm yêu cầu bồi thường được đưa ra bởi ai (công ty hay chính cổ đông) mà thay vào đó là thiệt hại này gây ra cho ai? Trường hợp thiệt hại xảy ra đối với công ty và chỉ gián tiếp gây tổn hại cho cổ đông hoặc thành viên thì vụ kiện này được xem là vụ kiện phái sinh. Trường hợp tòa án xác định rằng thiệt hại này chỉ ảnh hưởng đến một mình nguyên đơn thì trong trường hợp này, không thể xem là vụ kiện phái sinh mà là vụ kiện trực tiếp của cổ 1588
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 đông. Bởi lẽ, một nguyên đơn không thể lấy danh nghĩa công ty để khởi kiện tìm kiếm những khoản bồi thường mang tính chất cho cá nhân [28]. 3.2. Sự tham gia của công ty vào các vụ kiện nhân danh công ty Về nguyên tắc, bởi vì các vụ kiện nhân danh công ty xuất phát từ quyền khởi kiện vốn thuộc về công ty, do vậy, thông thường, pháp luật chỉ cho phép cổ đông khởi kiện nhân danh công ty nếu trong trường hợp công ty từ chối việc khởi kiện, sau khi đánh giá các căn cứ khởi kiện hay các nguyên nhân khác [29]. Đây là được xem là nguyên tắc “Demand requirement” (yêu cầu khởi kiện) được phát triển bởi pháp luật công ty của Hoa Kỳ nhằm cân bằng giữa nguyên tắc “Business Judgment Rule” (Nguyên tắc phán đoán trong kinh doanh) vốn gắn liền với quyết định tiến hành khởi kiện và sự xung đột lợi ích phát sinh từ việc bị đơn là các giám đốc trong công ty [30]. Theo nguyên tắc này, các nguyên đơn là cổ đông phải chứng minh được đã yêu cầu công ty khởi kiện hay có lý do để không làm như vậy [31]. Quy định này sau đó, đã được phát triển và trở thành nguyên tắc trong các vụ kiện phái sinh theo Luật công ty của nhiều quốc gia phát triển như Đức, Nhật Bản, hay Hàn Quốc. Tại Nhật Bản, theo quy định của Luật Công ty, một trong những điều kiện để cổ đông có thể tiến hành thủ tục khởi kiện phái sinh là cổ đông phải yêu cầu bằng văn bản đối với công ty yêu cầu khởi kiện truy cứu trách nhiệm đối với người quản lý theo quy định [32]. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cổ đông gửi yêu cầu, nếu công ty quyết định không mang vụ kiện này ra giải quyết thì cổ đông có thể tiến hành thủ tục khởi kiện nhân danh công ty theo quy định của pháp luật. Tương tự, tại Hàn Quốc, Luật Thương mại quy định cổ đông có quyền yêu cầu công ty khởi kiện để yêu cầu các nhà quản lý công ty bồi thường thiệt hại cho những tổn thất của những nhà quản lý công ty gây ra. Trong thời hạn 30 ngày, nếu công ty không tiến hành khởi kiện thì cổ đông của công ty có thể tiến hành thủ tục khởi kiện phái sinh [33]. Chế định khởi kiện nhân danh công ty được các nhà lập pháp xây dựng với mục đích giúp cho các cổ đông có thể tiến hành các vụ kiện nhằm tìm kiếm các các khoản bồi thường cho công ty. Do đó, nếu một cổ đông tiến hành thủ tục khởi kiện phái sinh vì một lý do khác để gây thiệt hại hay tìm kiếm những sự thỏa thuận mang lại tư lợi với người quản lý công ty thì những vụ kiện này sẽ bị công ty bác bỏ với lý do lạm dụng thủ tục khởi kiện phái sinh. Tại Việt Nam, nếu so sánh với quy định trước đây tại Nghị định 102/2010/NĐ-CP, theo đó: “Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền yêu cầu Ban kiểm soát khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) trong các trường hợp sau đây:…” (Điều 25 khoản 1). Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, quy định này trong thực tế còn vướng phải nhiều bất cập trong thực tế khi trao quyền nửa vời cho cổ đông [34]. Do vậy, đến Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020, cơ chế khởi kiện của cổ đông thông qua Ban kiểm soát đã không còn. Theo đó, cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 01% số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện người quản lý mà không cần phải thông qua công ty. Hay nói cách khác hơn, cổ đông khởi kiện không cần sự chấp thuận của công ty về việc khởi kiện người quản lý. Ngoài ra, cách đây không lâu, Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) đã ban hành một công văn hướng dẫn, giải đáp thắc mắc liên quan đến các vụ kiện nhân danh công ty [35]. Trong đó, 1589
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 liên quan đến căn cứ thụ lý vụ án, theo Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS), TANDTC giải thích thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp về kinh doanh, thương mại; theo đó, căn cứ theo Điều 72, Điều 161 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì thành viên công ty TNHH hoặc cổ đông Công ty cổ phần có quyền nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với người quản lý. Trong trường hợp này nếu việc nhân danh Công ty của thành viên Công ty TNHH hoặc cổ đông Công ty cổ phần là hợp pháp (được Công ty uỷ quyền) thì Toà án phải căn cứ khoản 4 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự để thụ lý, giải quyết vụ án [36]. Theo giải thích của Công văn này, cổ đông nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với người quản lý được xem là hợp pháp khi có sự ủy quyền từ công ty. Tuy nhiên, cách giải thích này rõ ràng vẫn chưa giải quyết được câu hỏi: nếu công ty không ủy quyền cho cổ đông thì trường hợp này, cổ đông có được phép khởi kiện nhân danh công ty hay không? Mặt khác, như đã phân tích, Luật Doanh nghiệp 2014, cũng như chưa có án lệ, tiền lệ quy định về vấn đề này. Do đó, đây là một trong những điểm trong các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 sắp tới cần làm rõ. Trên thực tế, nhiều trường hợp mặc dù người quản lý có hành vi vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại cho công ty, tuy nhiên, công ty đã có xử lý người quản lý công ty bằng những phương pháp phi tố tụng như thỏa thuận đền bù thiệt hại giữa công ty và người quản lý. Mặt khác, công ty là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp do sai phạm của người quản lý, do đó, công ty thông qua Hội đồng quản trị phải có quyền biết và có ý kiến về các vụ kiện tiến hành nhân danh công ty. Ngoài ra, công ty cũng là chủ thể có nhiều động lực và nguồn lực hơn để khởi kiện, cũng như về bản chất công ty chính là chủ thể nắm nhiều thông tin quan trọng hơn cổ đông. Do vậy, quyền khởi kiện đầu tiên phải thuộc về công ty như một nguyên tắc được công nhận tại nhiều quốc gia. 3.3. Quyền khởi kiện nhân danh công ty trong mối quan hệ công ty mẹ - con Tại nhiều quốc gia, điển hình như Hoa Kỳ và Nhật Bản [37], pháp luật còn cho phép thủ tục khởi kiện nhân danh công ty được thực hiện bởi cổ đông của công ty mẹ nhằm chống lại vi sai phạm của người quản lý của công ty con (công ty mà nó là chủ sở hữu duy nhất hoặc nắm quyền kiểm soát công ty) nhằm tìm kiếm những khoản bồi thường cho công ty con. Mặc dù cổ đông của công ty mẹ không có các lợi ích tài chính từ công ty con (không phải là cổ đông của công ty con), tuy nhiên, cổ đông vẫn có những lợi ích bị xâm phạm một cách gián tiếp xuất phát từ những thiệt hại xảy ra với công ty con [38]. Do vậy, xuất phát từ việc do công ty mẹ đã từ chối thực hiện thủ tục khởi kiện chống lại người quản lý của công ty con, thế nên cổ đông của công ty mẹ được pháp luật cho phép duy trì quyền thực hiện thủ tục khởi kiện cả người quản lý công ty con, nhằm khắc phục lại quyền thực hiện thủ tục khởi kiện phái sinh đã bị bỏ qua của công ty mẹ. Vì vậy, thủ tục khởi kiện này được gọi là “double derivative suits”. Đây là sự phát triển của chế định khởi kiện nhân danh công ty bởi tòa án nhằm bảo vệ cổ đông thiểu số trong các công ty đa quốc gia hay các tập đoàn lớn thành lập các công ty con nhằm mang lại lợi ích riêng cho những người quản lý, điều hành công ty. Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định, công ty mẹ với tư cách là cổ đông kiểm soát công ty con và là người quản lý có liên quan của công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới đền bù thiệt hại của công ty con nếu can thiệp vào hoạt động của công ty con [39]. Theo đó, 1590
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 cổ đông sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con [40]. Tuy nhiên, ngoài quy định cụ thể trên, Luật Doanh nghiệp 2014 không có quy định khác liên quan đến thủ tục khởi kiện cho phép cổ đông của công ty mẹ được quyền khởi kiện người quản lý của công ty con trong trường hợp những người quản lý vi phạm nghĩa vụ hoặc pháp luật gây thiệt hại cho công ty con. Do đó, trong trường hợp này, việc nghiên cứu và xây dựng thêm cơ chế cho phép các cổ đông của công ty mẹ thực hiện thủ tục khởi kiện người quản lý của công ty con mà nó sở hữu hay kiểm soát toàn bộ. 3.4. Về án phí và tạm ứng án phí Về nguyên tắc, việc nguyên đơn thắng kiện đồng nghĩa với việc công ty nhận được khoản đền bù, cổ đông nguyên đơn – giống như các cổ đông khác chỉ được những khoản bồi thường theo tỷ lệ cổ phần của mình một cách gián tiếp, ví dụ: thông qua việc tăng giá cổ phiếu hay lợi tức được chia trên mỗi cổ phần. Do vậy, việc hoàn trả chi phí khởi kiện của cổ đông là một quy định được công nhận trong pháp luật công ty tại nhiều quốc gia. Dưới góc độ kinh tế, việc hoàn trả lại những chi phí khởi kiện của của cổ đông nhân danh công ty được xem như việc chia đều các chi phí khởi kiện cho tất cả các cổ đông trong công ty theo tỷ lệ bằng nhau; vì thế, sẽ tránh được tình trạng tự cổ đông phải sử dụng tiền “riêng” của mình khi thực hiện thủ tục khởi kiện nhân danh công ty. Tại Hoa Kỳ, theo MCBA, nếu cổ đông được ủng hộ trong một vụ kiện sẽ được công ty hoàn trả lại toàn bị chi phí tố tụng và chi phí luật sư phát sinh [41]. Tại Nhật Bản, chế định khởi kiện phái sinh được sử dụng một cách phổ biến, theo nhiều học giả giải thích sự gia tăng do “khuyến khích kinh tế”; theo đó, việc giảm chi phí tố tụng được xem là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến việc thực thi thủ tục kiện phái sinh, dẫn đến số vụ kiện phái sinh được tăng lên một cách nhanh chóng về quy mô và cả phạm vi ở quốc gia này. Trước đây, chi phí khởi kiện được tính theo tỷ lệ so với khoản tiền mà các cổ đông yêu cầu người quản lý công ty bồi thường thiệt hại cho công ty. Cụ thể, trước khi sửa đổi mức phí này là 0.2% trên giá trị yêu cầu bồi thường. Mức phí này đã gây ra cản trở lớn trong quá trình khởi kiện bởi vì trong nhiều vụ kiện, các khoản tiền này có thể cực kỳ lớn đối với cổ đông. Một ví dụ thường được nhắc tới khi nói về chi phí quá cao trong các vụ kiện phái sinh ở Nhật Bản, đó là vụ kiện được cổ đông thực hiện kiện 16 thành viên ban giám đốc yêu cầu bồi thường số tiền là 47 tỷ YEN cho công ty chứng khoán Nikko, thì chi phí tố tụng lên đến 235 triệu YEN [42]. Bởi vậy, để tạo điều kiện cho các cổ đông dễ dàng khởi kiện, Luật Thương mại sửa đổi năm 1993 xác định lệ phí tố tụng chung cho mọi vụ đại diện khởi kiện là 8200 YEN [43]. Nếu cổ đông thắng kiện thì thành viên ban giám đốc thua kiện phải đảm nhận mọi chi phí tố tụng [44]. Sau khi quy định về chi phí khởi kiện được sửa đổi, số lượng vụ kiện phái sinh ở Nhật Bản tăng lên một cách nhanh chóng. Phạm vi và mức độ khởi kiện cũng tăng theo từ khi số tiền khởi kiện không còn tính theo tỷ lệ với số tiền bồi thường nữa. Tại Việt Nam, vấn đề chi phí trong khởi kiện phái sinh được nhắc đến nhiều lần trước đây theo ý kiến của các học giả về việc sửa đổi quy định liên quan đến chế định khởi kiện phái sinh. Thứ nhất, theo trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân 1591
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 sự. Chi phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty được tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp bị bác yêu cầu khởi kiện (khoản 2 Điều 166). Nguyên tắc này được gọi là “English Rule”; mà theo đó, bên thua sẽ phải trả chi phí khởi kiện. Việc công ty không bồi hoàn chi phí khởi kiện trong trường hợp bị bác yêu cầu khởi kiện nhằm mục đích ngăn chặn các vụ kiện vô căn cứ, và khuyến khích các vụ kiện có căn cứ của cổ đông [45]. Thứ hai, căn cứ theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, trường hợp chi phí trong các vụ kiện phái sinh không được xem là các vụ kiện có giá ngạch [46]. Do vậy, chi phí tố tụng sẽ phụ thuộc vào giá trị tranh chấp (số tiền yêu cầu bồi thường thiệt hại), do vậy sẽ có trường hợp cổ đông khởi kiện việc phải gánh một khoản chi phí tố tụng khá lớn, cũng như phải chi trả phần lớn tiền tạm ứng án phí; đây là một trong những bước cản khiến quy định này dường như khó khả thi trên thực tế [47]. Ngoài ra, nếu số tiền yêu cầu bồi thường lớn, việc xác định án phí không theo giá ngạch có thể khiến cho tiền tạm ứng án phí cũng có thể trở thành một trong những nhân tố có thể làm cản trở cổ đông khi bắt đầu tiến hành các vụ kiện nhân danh công ty; các cổ đông gặp các vấn đề tài chính khi tiến hành khởi kiện phái sinh. Do vậy, từ kinh nghiệm lập pháp của Nhật Bản. Các văn bản hướng dẫn nên quy định chi phí tố tụng trong các vụ kiện phái sinh nên được tính theo vụ việc có giá ngạch. 3.5. Bổ sung các quy định điều chỉnh vấn đề thương lượng, dàn xếp trong các vụ kiện nhân danh công ty Dưới góc độ kinh tế, việc thương lượng, dàn xếp là một lựa chọn cần thiết cho các bên trong các vụ kiện nhân danh công ty của cổ đông. Một mặt, giúp các bên tránh được những ảnh hưởng bất lợi trong kiện tụng mà các bên và công ty gặp phải. Ngoài ra, tránh các rủi ro về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bị đơn; bởi trong nhiều trường hợp dù cổ đông thắng kiện nhưng cũng không thể tìm lại các khoản bồi thường do bị đơn không đủ năng lực tài chính. Thực tế cho thấy sẽ không dễ dàng để công ty có thể đạt được thỏa thuận với những người quản lý đã vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra thiệt hại trong quá trình điều hành công ty. Do vậy, pháp luật công ty các nước, một mặt trao cho các cổ đông (nguyên đơn) quyền thỏa thuận giải quyết các vụ kiện với những người quản lý công ty (bị đơn). Mặt khác, công ty là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sai phạm của người quản lý. Vì vậy, quyền tham gia của công ty trong việc kiểm tra, cũng như phản đối với sự dàn xếp là cần thiết, tránh trường hợp thỏa thuận nhằm đạt được lợi ích không chính đáng của nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện phái sinh sử dụng chi phí của công ty [48]. Tại Nhật Bản, các quy định về thương lượng, dàn xếp các vụ kiện nhân danh công ty được giới thiệu trong Luật Công ty 2005 nhằm khắc phục những thiếu sót trước đó trong Luật Thương mại. Theo đó, trường hợp vụ kiện nhân danh công ty được thương lượng, dàn xếp, Tòa án phải gửi thông báo cho công ty về thỏa thuận thương lượng và công ty có hai tuần để phản đối các điều khoản này. Qua thời hạn trên, nếu công ty không có phản đối – đồng nghĩa với việc công ty đồng ý những điều khoản thỏa thuận được gửi. Thỏa thuận thương lượng giải quyết vụ việc một khi có hiệu lực, trách nhiệm của những người quản lý (bị đơn) sẽ được giải trừ, thậm chí không cần sự đồng ý của số đông cổ đông của công ty [49]. Tại Hoa Kỳ, tòa án được trao quyền xem 1592
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 xét thỏa thuận dàn xếp của các bên, dựa trên các tiêu chí như tính công bằng, hợp lý và đầy đủ [50]. Do vậy, một sự dàn xếp nhìn chung phải được thông qua bởi Tòa án thì mới có hiệu lực. Trên thực tế, thường có sự chênh lệch giữa khoản tiền thiệt hại yêu cầu và khoản tiền thỏa thuận giải quyết vụ việc. Ví dụ, trong vụ kiện công ty Sumimoto, trong khi tiền yêu cầu bồi thường thiệt hại là 200 triệu Yen, tiền mà các bên dàn xếp chỉ 43 triệu Yen. Hoặc trong vụ kiện Nihon Sunrise case, nguyên đơn khởi kiện 3 bị đơn - giám đốc của Nihon Sunrise cho sự vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng của giám đốc (do vay số tiền mà công ty không có khả năng chi trả). Sau đó, nguyên đơn đã thắng ở Tòa án Quận số tiền là 295 triệu Yen, các bên dàn xếp vụ kiện ở Tòa án Cấp cao Tokyo cho 130 triệu Yen (1.3 triệu U.S dollars) [51]. Pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Doanh nghiệp 2014 và 2020 dường như vẫn chưa quy định riêng biệt điều chỉnh vấn về vấn đề này, do vậy, các vấn đề liên quan đến hòa giải sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Tố tụng dân sự [52]. Do không có các quy định cụ thể điều chỉnh; vì vậy, việc hòa giải của các bên sẽ được áp dụng cho các bên trước khi tiến hành xét xử. Trong giai đoạn này nếu các bên có thể dàn xếp, quyết định sẽ có hiệu lực và được gửi cho các bên. Tuy nhiên, pháp luật vẫn không có quy định cụ thể về sự tham gia của công ty trong trường hợp này dẫn đến một số vướng mắt, theo đó: Liệu rằng sự tham gia của công ty có cần thiết? Hay nói cách khác, công ty có quyền phản đối sự thỏa thuận của các bên hay không? Do vậy, việc phải xác định tư cách của công ty trong các vụ kiện phái sinh là điều cần thiết trong văn bản hướng dẫn của Luật Doanh nghiệp 2020. 4. Kết luận Chế định khởi kiện nhân danh công ty được xem là một “vũ khí” hiệu quả của cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số trong việc tự mình bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp trước sự sai phạm của người quản lý công ty. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một số điểm sau: Thứ nhất, làm rõ khái niệm, đặc điểm của chế định khởi kiện nhân danh công ty của cổ đông. Thứ hai, chỉ ra các điểm mới tiến bộ của Luật Doanh nghiệp 2020 về chế định khởi kiện nhân danh công ty, điển hình như giảm bớt điều kiện khởi kiện đối với nguyên đơn, mở rộng quyền tiếp cận thông tin của cổ đông khởi kiện, hay mở rộng phạm vi khởi kiện; trong mối tương quan so sánh, cho thấy pháp luật Việt Nam dường như đã phần nào giải quyết được các vướng mắt trước đây trong thực tiễn áp dụng, cũng như phù hợp với pháp luật công ty của một số quốc gia phát triển như Anh, Mỹ hay Nhật Bản. Những thay đổi của Luật Doanh nghiệp 2020 được kỳ vọng là một điều thiết yếu giúp cho chế định khởi kiện phái sinh phát huy tốt hiệu quả trong việc bảo vệ cổ đông. Tuy nhiên, như đã phân tích, để đưa được quy định này vào đời sống, trong văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020 sắp tới cũng cần sớm có những hướng dẫn liên quan đến quy trình thực hiện thủ tục khởi kiện nhân danh công ty. Quan trọng hơn cả, tự thân những nỗ lực thay đổi khung pháp lý sẽ không đủ để tạo ra cải cách trong bảo vệ cổ đông, điều quan trọng tất yếu là chính bản thân cổ đông – người chủ sở hữu của công ty phải tích cực sử dụng tối đa các quyền mà pháp luật trao cho, để bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích mà đáng ra mình được hưởng. [1] Quách Thúy Quỳnh (2010), “Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 04, tr. 18. 1593
  13. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 [2] Hideki Kanda (2008), Kon-Sik Kim and Curtis J. Milhaupt, eds. Transforming corporate governance in East Asia Transforming Corporate Governance in East Asia, London: Routledge, 2008, pp.91. [3] Donna I. Dennis (2015), “Contrivance and Collusion: The Corporate Origins of Share- holder Derivative Litigation in The United States”, Rutgers University Law Review, 67, pp. 1486. [4] Xem định nghĩa thuật ngữ “Derivative suit” tại từ điển Business Dictionary, tại: , truy cập ngày 18/8/2020. [5] Puig, Gonzalo Villalta (2000), “A Two-Edged Sword: Salomon and the Separate Legal Entity Doctrine”, Murdoch University Electronic Journal of Law, 7 (3), tại: < http://www.austlii.edu.au/au/journals/MdUeJlLaw/2000/32.html>, truy cập ngày 18/8/2020. [6] Martin Gelter (2012), “Why do shareholder derivative suits remain rare in continental Europe?” Brooklyn Journal of International Law, 37 (3), pp. 849-50. [7] Stephen M. Bainbridge (2002), Corporation Law and Economics, Foundation Press, pp. 362. [8] Quách Thúy Quỳnh (2013), Về quyền khởi kiện phái sinh, Tạp chí Luật học, số 03, tr. 50. [9] Wenjing Chen (2017), A Comparative Study of Funding Shareholder Litigation, Springer Singapore, pp.16. [10] Brett Larson, Esq (2014), “A Cross Jurisdictional Analysis of Derivative Corporate Litigation — Part 1 of 2”, Tạp Chí National Litigation Consultants’ Review, xem tại: , truy cập 14/6/2020. [11] Nguyễn Hữu Huân (2016), “Nghiên cứu so sánh quyền khởi kiện phái sinh của cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật vương quốc Anh và pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 12, tr. 34. [12] Martin Gelter (2012), tlđd, pp. 851. [13] Xem Điều 847 khoản 4 của Luật công ty Nhật Bản 2005. [14] Hiện nay, chỉ tìm thấy một bản án liên quan đến việc cổ đông áp dụng chế định khởi kiện nhân danh công ty theo bản án số 29/2017/KDTM-PT Ngày 14 tháng 8 năm 2017 về việc “Tranh chấp về trách nhiệm dân sự của người quản lý công ty” của Tòa án Nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Nguyên đơn, ông Nguyễn Văn H là thành viên HĐQT, đại diện cho 21% cổ phiếu của Công ty STT yêu cầu ông Kakazu S, Tổng giám đốc, là người đại diện theo pháp luật của Công ty STT bồi thường thiệt hại cho Công ty STT nên cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật tranh chấp là “Tranh chấp về trách nhiệm dân sự của người quản lý công ty” và giải quyết theo định tại Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2014. [15] Đỗ Mến, “Gian nan thực hiện quyền khởi kiện của cổ đông”, Báo Đầu tư chứng khoán, tại: , truy cập ngày 20/8/2020. [16] Martin Gelter (2012), tlđd, tr. 858. 1594
  14. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 [17] Xem thêm: “Nới quyền cổ đông: Bao nhiêu phần trăm là hợp lý?”, Tạp chí Tài chính, xem tại , truy cập ngày 18/9/2020 (Theo đó, thực tế ghi nhận tại nhiều mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên, không ít cuộc họp đã phải kéo dài, lan man, thậm chí tạm dừng bởi sự “gây hấn” đến từ các cổ đông nhỏ với ban lãnh đạo doanh nghiệp). [18] Martin Gelter, tlđd, pp. 857. [19] Xem Korean Securities and Exchange Act §191-13(1), Korean Commercial Code§403(1), Điều 148 (1) of the German Stock Corporation Act. [20] Điều 367 của Bộ Luật Bang Delaware, Tại Tiêu đề 8 – Công ty. [21] Hữu Hòe, “Sửa Luật Doanh nghiệp, tăng vị thế cổ đông”, Báo Đầu tư chứng khoán, tại: , truy cập ngày 18/08/2020. [22] Theo ý kiến của ông Phan Ðức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương. Xem Đỗ Mến, tlđd. [23] Martin Gelter (2012), tlđd, pp. 871-872. [24] Lê Đức Nghĩa (2014), “Trách nhiệm “người quản lý” theo luật công ty Việt Nam”, Tạp Chí Nghiên Cứu Lập Pháp, số 4(260), tr 56. [25] Bùi Xuân Hải (2005), Người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 1999 – Nhìn từ góc độ Luật so sánh, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 04, xem tại: , truy cập ngày 24/9/2020. [26] Nguyễn Hữu Huân (2016), tlđd, tr. 36. [27] Điều 847 Luật công ty 2005 của Nhật Bản. [28] Brett Larson, Esq (2014), tlđd. [29] Liên Đăng Phước Hải (2020), “A comparison of Japan and Vietnam legal approaches to derivative suit”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ (Chuyên san Kinh tế, Luật và Quản lý), 4(2), tr. 748. [30] Martin Gelter, tlđd, tr. 851. [31] Xem: Federal Rules of Civil Procedure, 23.1(b)(3) và các quy định tương đương theo luật của các ban, ví dụ: MBCA 7.42 (1984). [32] Điều 847 (3) Luật Công ty 2006 của Nhật Bản. [33] Điều 403 Luật Thương Mại Hàn Quốc. [34] Tân Văn (2014), Kiện lãnh đạo doanh nghiệp, cổ đông “bó tay”, Báo Đầu tư chứng khoán, , truy cập ngày 16/9/2020. [35] Xem văn bản số 212/TANDTC-PC của TATC, thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử do Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã tổ chức phiên họp trực tuyến ngày 29/7/2019, tại: , truy cập 10/9/2020. 1595
  15. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 [36] Khoản 4 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: “4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.” [37] Điều 847, khoản 3 Luật Công ty 2005 của Nhật Bản. [38] Joseph M. McLaughlin (2010), “Directors’ and Officers’ Liability: Shareholder De- rivative Litigation Developments”, New York Law Journal, pp. 5. [39] Khoản 3, 4 và 6 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2014. [40] Khoản 5 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2014. [41] Điều 7.46 (2) MBCA. [42] Mark D. West (1994), “The Pricing of Shareholder Derivative Actions in Japan and the United States”, Northwestern University Law Review, 88; [43] Nguyễn Thị Lan Hương (2005), Đại diện tố tụng của cổ đông ở Nhật Bản, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12, tr. 61. [44] Được quy định tại 267.4 Luật Thương mại Nhật Bản và Điều 4.2 Luật án phí Tố tụng dân sự Nhật Bản. [45] Martin Gelter, tlđd, pp. 863. [46] Quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về án phí và lệ phí Tòa án. [47] Ví dụ trong bản án số 29/2017/KDTM-PT Ngày 14 tháng 8 năm 2017 về việc “Tranh chấp về trách nhiệm dân sự của người quản lý công ty” của Tòa án Nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án đã xác định mức án phí dựa trên vụ kiện không có giá ngạch. [48] Arno Eisen (2012), “Limitations on Derivative Actions in Germany and Japan to Pre- vent Abuse”, ZJAPANR, 34, pp.217. [49] Điều 850 (2), (3) và (4) Luật Công ty 2005 của Nhật Bản. [50] Điều 23.1 Federal Rules of Civil Procedure (Luật Tố tụng dân sự liên Bang) và MBCA Mục 7.45. Xem Stephen, tlđd, pp. 381 (Các tiêu chí Tòa án xem xét khi quyết định chấp thuận quyết định thương lượng, dàn xếp bao gồm: (1) Mức tối đa và mức bồi hoàn có thể lấy lại được; (2) tính phức tạp, chi phí và thời gian nếu tiếp tục khởi kiện; (3) khả năng thành công của vụ kiện; (4) giai đoạn của thủ tục; (5) khả năng của bị đơn nếu phải trả một bản án lớn; (6) sự đầy đủ của các điều khoản thỏa thuận; (7) liệu rằng sự dàn xếp có vi phạm những chính sách công; (8) liệu rằng thỏa thuận dàn xếp đã được thông qua bởi các giám đốc không có lợi ích liên quan; (9) liệu rằng có cổ đông nào phản đối hay không). [51] H. Oda (2009), Japanese Law, Oxford University Press: Oxford, pp. 362. [52] Khoản 2 Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2014. 1596
  16. INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brett Larson, Esq (2014), “A Cross Jurisdictional Analysis of Derivative Corporate Lit- igation — Part 1 of 2”, National Litigation Consultants’ Review; 2. Bùi Xuân Hải (2005), Người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 1999 – Nhìn từ góc độ Luật so sánh, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 04; 3. Donna I. Dennis (2015), “Contrivance and Collusion: The Corporate Origins of Share- holder Derivative Litigation in The United States”, Rutgers University Law Review, 67; 4. H. Oda (2009), Japanese Law, 3rd ed, Oxford University Press: Oxford. 5. Hideki Kanda (2008), Kon-Sik Kim and Curtis J. Milhaupt, eds. Transforming corporate governance in East Asia Transforming Corporate Governance in East Asia, London: Routledge, 2008; 6. Joseph M. McLaughlin (2010), “Directors’ and Officers’ Liability: Shareholder Deriva- tive Litigation Developments”, New York Law Journal; 7. Lê Đức Nghĩa (2014), “Trách nhiệm “người quản lý” theo luật công ty Việt Nam”, Tạp Chí Nghiên Cứu Lập Pháp, số 4 (260); 8. Liên Đăng Phước Hải (2020), “A comparison of Japan and Vietnam legal approaches to derivative suit”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ (Chuyên san Kinh tế, Luật và Quản lý), 4(2); 9. Mark D. West (1994), “The Pricing of Shareholder Derivative Actions in Japan and the United States”, Northwestern University Law Review, 88; 10. Martin Gelter (2012), “Why do shareholder derivative suits remain rare in continental Europe?” Brooklyn Journal of International Law, 37 (3). 11. Nguyễn Hữu Huân (2016), “Nghiên cứu so sánh quyền khởi kiện phái sinh của cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật vương quốc Anh và pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 12; 12. Nguyễn Thị Lan Hương (2005), Đại diện tố tụng của cổ đông ở Nhật Bản, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12; 13. Puig, Gonzalo Villalta (2000), “A Two-Edged Sword: Salomon and the Separate Legal Entity Doctrine”, Murdoch University Electronic Journal of Law, 7 (3). 14. Quách Thúy Quỳnh (2010), “Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, 04; 15. Quách Thúy Quỳnh (2013), “Về quyền khởi kiện phái sinh”, Tạp chí Luật học, 03; 16. Stephen M. Bainbridge (2002), Corporation Law and Economics, Foundation Press; 17. Wenjing Chen (2017), A Comparative Study of Funding Shareholder Litigation, Springer Singapore. 1597
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2