intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Yunmengjiangshi Yunmengjiangshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

73
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án) để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)

  1. BỘ 5 ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC LỚP 9 NĂM 2020-2021 (CÓ ĐÁP ÁN)
  2. 1. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT thị xã Nghi Sơn 2. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường PTDTBT THCS cụm xã Chà Vàl – Zuôich 3. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Phan Thúc Duyện 4. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tây Sơn 5. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Thượng Hóa
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I THỊ XÃ NGHI SƠN NĂM HỌC 2020-2021 Môn: SINH HỌC - Lớp 9 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm): a) Men-đen tiến hành thí nghiệm trên đối tượng nào là chủ yếu? b) Nội dung quy luật phân ly, quy luật phân ly độc lập được phát biểu như thế nào? Câu 2 (2,0 điểm): Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt vàng, vỏ trơn là trội hoàn toàn so với hạt xanh, vỏ nhăn.Cho lai đậu hạt vàng, vỏ trơn (dị hợp hai cặp gen) với hạt xanh, vỏ nhăn. Viết sơ đồ lai từ P → F1. Câu 3 (2,0 điểm): Nêu sơ đồ cơ chế xác định giới tính ở người? Ở người việc sinh con trai hay con gái do người mẹ quyết định là đúng hay sai? Vì sao? Câu 4 (2,0 điểm): a) Một đoạn gen có trình tự các Nucleotit như sau : Mạch 1: ....... ATG TTA XXX GXG ATX GGX ......... Hãy viết trình tự các Nucleotit trên đoạn mạch thứ 2 của đoạn gen trên? b) Đoạn gen trên thực hiện tổng hợp ARN (mạch gốc là mạch 2) thì trình tự các Nucleotit trên đoạn ARN sẽ như thế nào? Câu 5 (2,0 điểm): Đột biến gen là gì? Có những dạng đột biến gen nào? Cho ví dụ? ---- Hết ---- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Học sinh không được sử dụng tài liệu.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HK I MÔN SINH 9 Câu Nội dung Điểm 1 a) Đối tượng thí nghiệm chủ yếu của Men đen là: Đậu Hà Lan 0,5 (2,0) - Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và 1,0 giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P . - Nội dung quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền ( cặp 0,5 gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. 2 - Quy ước gen: A - hạt vàng; a – hạt xanh (2,0) B - hạt trơn; b – hạt nhăn 0,5 - Kiểu gen của P: + Hạt vàng, vỏ trơn ( dị hợp 2 cặp gen): AaBb 0,5 + Hạt xanh, vỏ nhăn: aabb - Sơ đồ lai P : Hạt vàng, vỏ trơn X Hạt xanh, vỏ nhăn AaBb aabb 0,5 GP: AB, Ab, aB, ab ab F1: TLKG : 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb 0,5 TLKH: 1 Vàng, Trơn : 1 Vàng, nhăn : 1 Xanh, trơn: 1 Xanh, nhăn 3 (2,0) - Sơ đồ cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính ở người: 1,0 P: Mẹ (44A +XX) x Bố (44A + XY). GP:: 22A + X 22A + X 22A + Y F1: 1( 44A + XX) (gái ) : 1(44A + XY) (trai ) - Ở người việc sinh con trai hay con gái do người mẹ quyết định là 0,5 Sai. - Vì: Mẹ chỉ cho ra một loại trứng mang X, tùy thuộc lại tinh trùng 0,5 mang X hay mang Y thụ tinh với trứng mà sẽ cho ra hợp tử XX (con gái) hay XY ( con trai). 4 (2,0) a) Mạch 2: ...........TAX AAT GGG XGX TAG XXG.......... 1,0 b) Mạch ARN: ...........AUG UUA XXX GXG AUX GGX.......... 1,0
  5. 5 - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 0,5 (2,0) một hoặc một số cặp nucleotit. - Gồm các dạng: 1,0 + Mất 1 cặp nucleotit. + Thêm 1 cặp nucleotit. + Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác. - Ví dụ: 0,5 + Đột biến gen làm mất khả năng tổng hợp diệp lục ở cây mạ (màu trắng) (Có hại ) + Đột biến gen ở lúa làm cây cứng hơn và nhiều bông hơn ở giống gốc (Có lợi)
  6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 QUẢNG NAM Môn: SINH HỌC – Lớp 9 TRƯỜNG PTDTBT THCS Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) CỤM XÃ CHÀ VÀL - ZUÔICH ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ A (Đề gồm có 02 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Bộ nhiễm sắc thể (NST) bình thường chứa các cặp NST tương đồng gọi là A. bộ NST đơn bội. B. bộ NST lưỡng bội. C. bộ NST tam bội. D. bộ NST tứ bội. Câu 2. Loài nào sau đây có bộ nhiễm sắc thể bình thường chứa 48 chiếc? A. Người. B. Ruồi giấm. C. Tinh tinh. D. Đậu Hà Lan. Câu 3. Bậc cấu trúc nào của prôtêin gồm nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau? A. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 2. C. Cấu trúc bậc 3. D. Cấu trúc bậc 4. Câu 4. ADN được cấu tạo chủ yếu từ những nguyên tố hóa học nào sau đây? A. C,H,O,N. B. C,H,O,N,P. C. C,H,O,P,S. D. C,H,O,N,P,S. Câu 5. Có mấy nuclêôtit liền nhau ở chuỗi mARN quy định một axit amin? A. 1 nuclêôtit. B. 2 nuclêôtit. C. 3 nuclêôtit. D. 4 nuclêôtit. Câu 6. Loại nuclêôtit nào sau đây không có trong cấu tạo của phân tử ADN? A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin. Câu 7. Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong cơ chế nhân đôi ADN? A. A liên kết T, G liên kết X và ngược lại. B. A liên kết X, G liên kết U và ngược lại. C. A liên kết G, T liên kết X và ngược lại. D. A liên kết G, U liên kết X và ngược lại. Câu 8. Loại chất hữu cơ nào sau đây có bản chất hóa học là prôtêin? A. Histôn. B. Glicôgen. C. Lipit. D. Gluxit. Câu 9. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu trong tế bào? A. Ribôxôm. B. Bộ máy Gôngi. C. Màng sinh chất. D. Nhân tế bào. Câu 10. Thể 1 nhiễm có bộ NST trong tế bào là A. 2n + 1. B. 2n + 2. C. 2n - 1. D. 2n - 2. Câu 11. Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể thay đổi như thế nào? A. Thay đổi số lượng ở 1 hoặc 1 số cặp NST. B. Có số NST là bội số của n và lớn hơn 2n. C. Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit. D. Mất một đoạn NST nào đó. Câu 12. Thường biến có tính chất nào sau đây? A. Biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen. B. Biến đổi trong vật chất di truyền. C. Xuất hiện một cách ngẫu nhiên, riêng lẻ. D. Luôn có hại cho bản thân sinh vật. Câu 13. Ở người, bệnh câm điếc bẩm sinh do đột biến nào gây ra? A. Đột biến gen lặn. B. Đột biến gen trội. C. Đột biến cấu trúc NST. D. Đột biến số lượng NST. Câu 14. Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền ở người? A. Tác nhân vật lý và hóa học. B. Ô nhiễm môi trường. C. Hoocmôn Testostêrôn. D. Rối loạn trao đổi chất nội bào. Câu 15. Bệnh nhân nữ chỉ có 1 nhiễm sắc thể giới tính X, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển là biểu hiện của bệnh nào sau đây? A. Bệnh Tơcnơ. B. Bệnh Đao. Trang 1/2 - Mã đề thi A
  7. C. Bệnh máu khó đông. D. Bệnh câm điếc bẩm sinh. II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng về hình dạng hạt và màu sắc hạt của đậu Hà Lan như thế nào? Câu 2 (2.0 điểm) a. Giải thích vì sao bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể? b. Khi giảm phân và thụ tinh bình thường, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu lần lượt là Dd và Ee cho ra các tổ hợp nhiễm sắc thể nào trong các hợp tử ? Câu 3 (1.0 điểm) Bệnh nhân Đao thuộc dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể nào? Trình bày cơ chế phát sinh bệnh Đao. ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề thi A
  8. Trường THCS Phan Thúc Duyện ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2020- 2021 Họ và tên:………………………………… MÔN: SINH VẬT - LỚP: 9 Lớp:…Chín/……………………………… Thời gian: 45 phút Phòng thi: - SBD: ĐIỂM : NHẬN XÉT CỦA THẦY CÔ I.Chọn câu đúng nhất và khoanh tròn chữ cái đầu câu (2đ) 1. NST giới tính tồn tại ở loại tế bào nào? a.Tế bào sinh dục b.Tế bào sinh dưỡng c.Tế bào thần kinh d.Cả 3 loại trên 2. Ở người mắt nâu (A) là trội so với mắt đen (a).Bố và mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con của họ chắc chắn là mắt đen? a.Bố mắt nâu AA, mẹ mắt nâu Aa b.Bố và mẹ cùng mắt nâu Aa c.Bố và mẹ cùng mắt đen aa d.Bố mắt đen aa,mẹ mắt nâu AA 3. Có thể quan sát hình thái NST rõ nhất ở kì nào trong chu kì tế bào? a.Kì trung gian b.kì đầu c.Kì giữa d.Kì cuối 4. Bệnh Đao là hậu quả của loại đột biến nào? a.Đột biến dị bội thể b.Đột biến gen lặn c.Đột biến cấu trúc NST d.Đột biến đa bội thể II.Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống : (1đ) Trong chu kì tế bào NST tự……………..trong kì trung gian và sau đó phân li trong ……………….nhờ đó nguyên phân tạo nên hai tế bào con có …………giống y như tế bào mẹ. Nhờ có khả năng tự nhân đôi mà NST có chức năng………………………..thông tin di truyền. III.Nối cột A với cột B cho phù hợp (1đ) A B Kết quả 1.Thường biến a.là những biến đổi bên trong cấu trúc của gen thường liên quan 1-> đến một hoặc một số cặp Nu 2.Đột biến gen b.là những biến đổi trong cấu trúc của NST thường liên quan đến 2-> một hoặc một số đoạn ADN 3.Đột biến cấu c.là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể do 3-> trúc NST ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. 4.Đột biến d.là những biến đổi số lượng NST phát sinh ra thể dị bội hoặc 4-> số lượng NST thể đa bội. IV.Tự luận: (6đ) 1. Thể dị bội là gì? Gồm những dạng nào? Vẽ sơ đồ và trình bày cơ chế phát sinh thể một nhiễm và thể ba nhiễm.(2đ ) 2. Hãy viết sơ đồ và nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trang? (2đ) 3. Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến (1,5đ) 4. Viết các loại giao tử có thể có của cá thể có kiểu gen AABbCCDd (0,5đ) BÀI LÀM .................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................
  9. ĐÁP ÁN –THANG ĐIỂM KIỂM TRA HỌC Kì I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN : SINH HỌC 9 I.Chọn câu đúng nhất 2đ, mỗi câu chọn đúng 0,5 đ 1.d 2.c 3.c 4.a II.Điền từ hoặc cụm từ chính xác 1 đ, mỗi vị trí đúng 0,25 đ (1) Tự nhân đôi (2) Nguyên phân (3) Bộ NST (4) Lưu giữ và truyền đạt III.Nối cột A với cột B đúng 1 đ .Mỗi cột đúng 0,25 đ 1->c 2 -> a 3 -> b 4 -> d IV Tự luận 6 đ Câu 1 (2 đ)- - Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. - Thể dị bội gồm các dạng: + thể 1 nhiễm: 2n-1 + thể 3 nhiễm: 2n+1 + thể 4 nhiễm: 2n+2 + thể không nhiễm: 2n-2 - Cơ chế phát sinh thể 3 nhiễm và thể một nhiễm: + Do ở một bên bố hoặc mẹ có một cặp NST tương đồng không phân li, tạo ra hai loại giao tử đột biến: một loại giao tử mang cả cặp NST tương đồng và một loại giao tử khuyết nhiễm. + Các giao tử đột biến này kết hợp với giao tử bình thường trong thụ tinh tạo hợp tử phát triển thành thể 3 nhiễm và thể một nhiễm. Trường hợp hình thành bệnh Đao và bệnh Tơcnơ khác nhau: bệnh Đao ở người do có thể 3 nhiễm ở cặp NST thứ 21, bệnh Tơcnơ ở người 00 có thể một nhiễm ở cặp NST giới tính XX. Câu 2: (2 đ) - Sơ đồ: Gen (một đoạn ADN)→mARN → Protein → Tính trạng. - Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng: + Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mạch mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. + Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí cùa tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Tóm lại: thông qua prôtêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen quy định tính trạng. Câu 3: 1,5 đ -Sự khác nhau về nguyên nhân 0,5 đ
  10. -Sự kác nhau về tính chất 0,5 đ -Sự khác nhau vai trò 0,5 đ Câu 4: Viết đúng 4 loại giao tử:ABCD , ABCd , AbCD , AbCd (0,5 đ) Nếu viết đúng 1 đến 3 giao tử, mỗi giao tử 0,1 đ
  11. TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: SINH HỌC LỚP 9 I.TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Câu 1. Biến dị tổ hợp là: A. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình khác P. B.Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu hình giống P. C.Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện kiểu gen giống P. D.Sự tổ hợp lại các gen của P làm xuất hiện kiểu hình giống P. Câu 2. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về: A. Số lượng, trạng thái, cấu trúc. B. Số lượng, hình dạng , cấu trúc. C.Số lượng, hình dạng, trạng thái. D. Hình dạng, trạng thái, cấu trúc. Câu 3. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân bào? A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì sau. Câu 4. Đơn phân của phân tử ADN là nuclêôtit gồm 4 loại là: A. A, T, G, X. B. A, U, G, X. C. A, T, U, X. D. A, T, G, U. Câu 5. Ở đậu Hà Lan, Gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng hạt xanh; Gen B quy định tính trạng hạt trơn là trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng hạt nhăn. Khi cho lai hai giống đậu hạt vàng, vỏ nhăn với hạt xanh, vỏ trơn thu được F1 đều cho hạt vàng, vỏ trơn. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây: A.P: AABB x AAbb. B. P: AAbb x aaBB. C.P: Aa x Aa. D. P: Aabb x aaBB Câu 6. Ở ruồi giấm, 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì giữa của quá trình giảm phân I. Số NST trong tế bào đó là A. 4. B. 32. C. 16. D. 8. Câu 7. Có 2 phân tử ADN thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, số phân tử ADN con tạo thành là: A.2 B. 4. C. 8 D. 16 Câu 8. Một noãn bào bậc 1 có kí hiệu là AaBb khi giảm phân cho mấy loại trứng? A. 1.B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9.Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào? A. Kiểu gen trong giao tử B.Điều kiện môi trường sống C. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường D. Kỹ thuật chăm sóc Câu 10. Ở ruồi giấm, 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên
  12. phân. Số NST trong tế bào đó là: A. 16. B. 8. C. 4. D. 32. Câu 11.Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm của người có số lượng NST là: A. 3 B. 49 C. 47 D.45 Câu 12. Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống là gì? A.Đột biến gen B.Thường biến C.Đột biến NST D. Đột biến gen và đột biến NST. II.TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2,5đ) Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm hình thái nào? Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó. Câu 2: (1đ) Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen? Câu 3: (1,5đ) Đột biến gen là gì? Có những dạng nào? Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Câu 4: (2đ) Phân biệt thường biến với đột biến ?
  13. TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I MÔN: SINH HỌC LỚP 9 NĂM HỌC 2020-2021 I- Trắc nghiệm (3,0 điểm ) HS chọn đúng mỗi câu được 0,25 điểm câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án a b c a b d c d c a c d II- Tự luận ( 7,0 điểm ) Câu 1:( 2,5 đ ). Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm hình thái: (0,5đ) Cặp NST thứ 21 có 3 NST, bé, lùn,cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưởi thè ra, mắt hơi sâu,1 mí, ngón cái ngắn. - Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền: (1đ) +Do tác nhân lí hóa học trong tự nhiên, do ô nhiểm môi trường. +Do rối loạn trao đổi chất trong môi trường nội bào. - Một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó: (1đ) +Hạn chế ô nhiểm môi trường. +Sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật. +Đấu tranh chống vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân. +Hạn chế kết hôn với người có nguy cơ gây bệnh di truyền Câu 2: (1điểm) - Bản chất hóa học của gen là ADN - Chức năng: Gen cấu trúc mang gen quy định cấu trúc phân tử Prôtêin Câu 3:( 1,5 đ ). Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm. - Đột biến gen là những thay đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nucleotit. - Có các dạng đột biến gen: thêm,mất,thây thế cặp nucleotit. - Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì nó phá vỡ sự hài hòa thống nhất trong kiểu gen của sinh vật đã qua chọn lọc lâu đời dấn đến thây đổi các tính trạng của cơ thể sinh vật có ảnh hưởng xấu.. Câu 4: (2,0đ):
  14. Thường biến Đột biến 1. Biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời 1. Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi (ADN, NST), biến đổi kiểu hình. trường. 2. Di truyền được cho thế hệ sau. 2. Không di truyền được cho thế hệ sau. 3. Xuất hiện với tần số thấp một cách ngẫu 3. Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng, nhiên tương ứng với điều kiện môi trường. 4. Thường có hại cho bản thân sinh vật. 4. Có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho sinh vật.
  15. PHÒNG GD &ĐT MINH HÓA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THƯỢNG HÓA NĂM HỌC: 2020-2021 Môn thi: SINH HỌC LỚP 9 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Thời gian làm bài: 45phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 01 trang I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Câu 1. Kết quả của qui luật phân li độc lập là: A. 2 trội: 1 lặn B. 3 trội: 1 lặn C. 3 trội: 2 lặn D.1 trội: 3 lặn Câu 2. Khi lai cặp bố mẹ thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng biết hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng thì kết quả của thế hệ lai F1 là gì? A. Toàn hoa đỏ B. Toàn hoa trắng C. Toàn hoa hồng D. 1 hoa trắng: 1 hoa đỏ Câu 3. Bộ nhiểm sắc A. 44 B. 45 C. 46 D. 47 Câu 4. Kết quả của nguyên phân là gì? A. Số tế bào con bằng với tế bào mẹ B. Số tế bào con gấp hai số tế bào mẹ C. Số tế bào con gấp 3 số tế bào mẹ D. Số tế bào con gấp 4 số tế bào mẹ Câu 5. Từ 1 tế bào qua giảm phân sẽ cho ra kết quả là: A. Tạo ra 1 tế bào con có bộ NST đơn bội B. Tạo ra 2 tế bào con có NST đơn bội C. Tạo ra 3 tế bào con có bộ NST đơn bội D. Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội Câu 6. Từ 1 tế bào mầm ban đầu, qua quá trình giảm phân phát sinh giao tử sẽ cho ra: A. 2 tinh trùng: 1 trứng B. 3 tinh trùng: 1 trứng C. 4 tinh trùng: 1 trứng D. 5 tinh trùng: 1 trứng Câu 7. Các loại đơn phân của ADN là: A. T, G, A, U B. A, U, G, X C. A, T, G, X D. A, T, U, X Câu 8. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào? A. Nguyên tắc bổ sung B. Nguyên tắc bán bảo toàn C. Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn D. Nguyên tắc nhân ba Câu 9. Phân tử ARN nào tổng hợp được phân tử Protein? A. mARN B. tARN C. rARN D. xARN Câu 10. Protein không có chức năng nào? A. Chức năng cấu trúc; B. Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất C. Điều hòa các quá trình trao đổi chất; D. Bảo vệ môi trường. Câu 11. Chỉ ra mối quan hệ giữa Gen và tính trạng A. Gen mARN Protein Tính trạng B. Gen Protein Tính trạng mARN C. Protein Gen Tính trạng mARN D. mARN G en Protein Tính trạng Câu 12 . Bệnh Đao liên quan tới cặp NST nào? A. Cặp NST 19 B. Cặp NST 20 C. Cặp NST 21 D. Cặp NST 22 II. Tự luận (7 điểm) Câu 1 (2điểm): Nêu nội dung của qui luật phân li độc lập. Câu 2 (2điểm): Thế nào là thụ tinh? Bản chất của quá trình thụ tinh Câu 3 (3điểm): Đột biến gen là gì? Có mấy loại đột biến gen, nguyên nhân đột biến gen. ............... Hết ...............
  16. PHÒNG GD &ĐT MINH HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS THƯỢNG HÓA Môn : SINH HỌC LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ: 01 Đề thi gồm 01 trang SỐ B................. I. TRẮC NGHIỆM Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐÁP ÁN B A C B D C C C A D A C II. TỰ LUẬN Câu 1: (2 điểm) Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn. Câu 2. (2 điểm) + Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao tử cái (hay giữa một tinh trùng với một tế bào trứng) tạo thành hợp tử. (1đ) + Bản chất của sự thụ tinh là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái, tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ. (1đ) Câu 3. (3 điểm) - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit. (1đ) - Có 3 loại đột biến gen: Mất một cặp nu, thay thế một cặp nu, thêm một cặp nu (1 đ) - Nguyên nhân đột biến gen: Môi trường bên trong và ngoài cơ thể; tác nhân vật li, tác nhân hóa học (1đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2