intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Zhu Zhengting | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 2 có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)” để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Sinh Học Lớp 7 Năm 2020-2021 (Có đáp án)

1. Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 - Trường TH&THCS Bế Văn Đàn

A. Phần trắc nghiệm (3.0 điểm) Chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Đầu ếch dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối có tác dụng gì?

A. Làm giảm ma sát đi bơi.               B. Rẽ nước khi bơi                C. Giúp ếch định hướng.                D. Giúp ếch hô hấp.

Câu 2: Trong các đặc điểm sau đặc điểm nào là của thằn lằn?

A. khi có màng bơi.                B Da tiết chất nhày.               C .Đẻ trứng và thụ tinh.                D. Cổ dài.

Câu 3: Thân chim hình thoi có tác dụng gì?

A. Làm giảm sức cản của không khí khi bay.                              B. Giúp cho đầu chim nhẹ.

C. Giúp chim bám chặt vào cành cây.                                         D. Phát huy tác dụng của giác quan.

Câu 4: Ngành động vật có xương sống gồm các lớp:

A. cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.                                              B. cá, lưỡng cư, bò sát, giáp xác.

C. cá ,lưỡng cư,bò sát sâu bọ.                                                    D. bò sát, chim, thú.

Câu 5: Những lớp động vật thụ tinh trong:

A. lưỡng cư, bò sát, chim.                                                             B lưỡng cư, chim, thú.

C. bò sát, chim, thú.                                                                       D. lưỡng cư, bò sát, thú.

Câu 6: Đặc điểm sinh sản nào sau đây là của thỏ?

A. Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.                                                     B.Con đực có cơ quan giao phối tạm thời.

C. Con non mới đẻ mở mắt, có lông mao.                               D. Thụ tinh trong, có hiện tượng thai sinh.

Câu 7(1,5 điểm)

Chọn câu đúng câu sai trong các câu sau.

Câu Đúng Sai
1. Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh.    
2. Thỏ kiếm ăn vào ban ngày.    
3. Cá cóc Tam Đảo chủ yếu sống ở những suối nước trong thuộc vùng núi Tam Đảo.    
4. Các chi trước ếch có màng bơi căng giữa các ngón.    
5. Chim bồ câu có mỏ sừng bao lấy hàm không có răng.    
6. Thằn lằn đuôi dài, ưa sống ở nơi ẩm ướt và thích phơi nắng, có tập tính bò sát đuôi và thân vào đất.    

B. Phần tự luận

Câu 8: (2,5 điểm) Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?

Câu 9: (2 điểm) a,Nêu lợi ích của bò sát?

                          b,Hãy giải thích tại sao ếch đồng kiếm ăn vào ban đêm?

Câu 10: (1 điểm) Em làm gì để bảo vệ lớp thú?


2. Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu

I/ TRẮC NGHIỆM : (5đ)

Khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau đây:

Câu 1: Động vật nào sau đây thuộc lớp lưỡng cư:

a/ cóc.                b/ kì đà.                c/ rắn nước.                d/ rùa.

Câu 2: Chủ yếu sống trong nước là nơi sống của động vật nào sau đây:

a/ Ếch giun.                b/ Ếch cây.                c/ Cá cóc Tam đảo.                d/ Ếch đồng.

Câu 3: Vai trò tiêu diệt sâu bọ của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày vi:

a/ chúng tiêu diệt sâu bọ về ban đêm.                                      b / chúng tiêu diệt sâu bọ về ban ngày.

c/ chúng tiêu diệt sâu bọ cả ngày lẫn đêm.                               d / cùng với chim bắt mồi.

Câu 4: Ếch đồng được xếp vào lớp Lưỡng cư vì:

a / da trơn.                                                                            b/ hoạt động vào ban ngày.

c/ hoạt động vào ban đêm.                                                   d/ vừa ở nước, vừa ở cạn.

Câu 5:Thụ tinh ngoài là hiện tượng thụ tinh xảy ra ở đâu?:

a/ ngoài cơ thể                b/ ở cạn                c/ trong cơ thể                d/ ở nước

Câu 6: Do đâu các loài khủng long bị tiêu diệt?

a/ Do có cạnh tranh của chim và thú.                                              c/ Khí hậu thay đổi đột ngột.

b/ Do có kích thước quá lớn.                                                           d/ a và c.

Câu 7: Cá sấu được xếp vào lớp bò sát vì:

a/ chi ngắn, yếu.                b/ da khô, có vảy sừng khô.                c/ đuôi dài.                d/ hàm có răng.

Câu 8: Kiểu bay lượn là cách di chuyển của loài nào sau đây?

a/ Bồ câu.                b/ Hải âu.                c/ Chim sẻ.                d/ Chim khuyên.

Câu 9: Hàm không răng của chim bồ câu có tác dụng gì?

a/ Đầu chim nhẹ.                                                              b/ Giữ nhiệt cho cơ thể.

c/ Giảm sức cản không khí.                                              d/ Dễ bắt mồi.

Câu 10: Thế nào là hiện tượng thai sinh?

a/ Đẻ trứng.                                                                            b/ Đẻ con không có nhau thai.

c. Đẻ con có nhau thai.                                                          d/ Noãn thai sinh.

Câu 11: Động vật nào sau đây thuộc lớp thú?

a/ Cá chép.                b/ Cá nhám.                c/ Cá ngừ.                d/ Cá voi.

Câu 12: Bộ Móng guốc có những đặc điểm nào?

a / Số ngón chân tiêu giảm.                                                                               b/ Ngón chân có vuốt cong.

c/ Số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối có bao sừng bao bọc.                               d/ Số ngón chân là 5.

Câu 13: Con sơ sinh của Kanguru được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ là do đâu?

a/ Con non yếu.                b/ Con non rất nhỏ.                c/ Con non khỏe.                d/ Tập tính.

Câu 14: Nhóm động vật nào sau đây hoàn toàn thuộc bộ Ăn sâu bọ ?

a/ chuột đồng, chuột chù, thỏ.                                                             b/ chuột chù, chuột chũi, tê tê.

c/ chuột đồng, sóc, nhím.                                                                    d/ chồn , dúi, trút.

Câu 15: Động vật nào sau đây thuộc bộ Ăn thịt

a/ Ngựa.                b / Hươu.                c/ Nai.                d/ Chó.

II/ TỰ LUẬN: (5đ)

Câu 16: Để thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn thằn lằn bóng có đặc điểm cấu tạo ngoài như thế nào ? (2đ)

Câu 17: Hãy nêu đặc điểm sinh sản cuả chim bồ câu tiến hoá hơn so với thằn lằn bóng? (1đ)

Câu 18: Vì sao dơi có thể né tránh được các vật chướng ngại khi bay ban đêm?(1đ)

Câu 19: Theo em có những biện pháp nào để bảo vệ các loài thú hoang dã trong tự nhiên khỏi bị giảm sút về số lượng?(1đ)


3. Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 - Trường THCS Kinh Bắc

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Chim bồ câu có tập tính:

A. sống đơn độc.                B. sống ghép đôi.                C. sống thành nhóm nhỏ.                D. sống thành đàn.

Câu 2: Dơi bay được là nhờ bộ phân nào?

A. Hai chi trước biến đổi thành cánh có màng da.

B. Hai chi trước biến đổi thành cánh có lông vũ.

C. Hai chi sau to khỏe.

D. Thành bụng biến đổi thành da.

Câu 3: Đầu ếch gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về phía trước có tác dụng:

A. giúp ếch đẩy nước khi bơi.                                                                 B. giúp ếch dễ thở khi bơi.

C. giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy.                                              D. giảm sức cản của nước khi bơi.

Câu 4: Các loài chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng là đời sống của nhóm

A. Chim bơi.                                                                              B. Chim bay.

C. Chim chạy.                                                                            D. Chim sống dưới nước.

Câu 5: Loài động vật nào dưới đây có đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo, thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất?

A. Cá cóc Tam Đảo.                B. Thạch sùng.                C. Thằn lằn bóng đuôi dài.                D. Ếch đồng.

Câu 6: Lớp Lưỡng cư gồm các bộ:

A. lưỡng cư có đuôi, lưỡng cư có chân, lưỡng cư không chân.

B. lưỡng cư không đuôi, lưỡng cư có đuôi, lưỡng cư không chân.

C. lưỡng cư không đuôi, lưỡng cư có đuôi, lưỡng cư có chân.

D. lưỡng cư không đuôi, lưỡng cư không chân, lưỡng cư có chân.

Câu 7: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Bộ Thú huyệt có đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương, có mỏ giống mỏ vịt, sống vừa ở …(1) …, vừa ở cạn và … (2) ….

A. (1): nước ngọt; (2): đẻ trứng.                                              B. (1): nước mặn; (2): đẻ trứng.

C. (1): nước lợ; (2): đẻ con.                                                     D. (1): nước mặn; (2): đẻ con.

Câu 8: Động vật nào dưới đây thuộc bộ Gặm nhấm?

A. Chuột chũi.                B. Chuột chù.                C. Mèo rừng.                D. Chuột đồng.

Câu 9: Thỏ hoang có tai thính, vành tai lớn dài cử động được về các phía giúp

A. thăm dò thức ăn.                                                                       B. định hướng âm thanh, phát hiện nhanh kẻ thù.

C. đào hang và di chuyển.                                                             D. thỏ giữ nhiệt tốt.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?

A. Ưa sống nơi ẩm ướt.

B. Là động vật hằng nhiệt.

C. Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, con mồi chủ yếu là sâu bọ.

D. Thường ngủ hè trong các hang đất ẩm ướt.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai?

A. Là động vật biến nhiệt.

B. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông.

C. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn.

D. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc, …

Câu 12: Ở dơi, giác quan nào sau đây rất nhạy bén?

A. Thính giác.                B. Thị giác.                C. Xúc giác.                D. Vị giác.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Nêu vai trò của lớp lưỡng cư? Cho ví dụ minh họa?

Câu 2. (2,0 điểm) Nêu đặc điểm sinh sản của chim bồ câu?

Câu 3. (3,0 điểm) Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn.


Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!

>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2