intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Xiao Gui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

68
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 11 tài liệu “Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)”, giúp các bạn ôn tập kiến thức, làm quen với cấu trúc đề thi chuẩn, đồng thời giúp bạn nâng cao khả năng ghi nhớ để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Đề Thi Học Kì 2 Môn Lịch Sử Lớp 11 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)

1. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm).

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là gì?

         A. Một số đảng cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh.

         B. Một số nước tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành được độc lập.

         C. Nhiều nước chọn con đường thương lượng và giành được độc lập.

         D. Các nước trong khu vực đã có sự liên kết chặt chẽ trong đấu tranh giành độc lập.

Câu 2. Sự kiện nào mở đầu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

         A. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.                                          B. Đức tuyên chiến với Liên Xô.

         C. Khối Đồng minh tuyên chiến với Đức.                                 D. Đức tấn công Ba Lan.

Câu 3. Thực dân Pháp chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam năm 1858?

         A. Đà Nẵng.                   B. Gia Định.                      C. Huế.                      D. Hà Nội.

Câu 4. Ai là người chỉ huy quân sĩ chiến đấu chống Pháp ở thành Hà Nội năm 1882?

         A. Hoàng Diệu.         B. Nguyễn Thiện Thuật.         C. Trương Định.            D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 5. Với Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã nhượng Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và nơi nào cho Pháp?

         A. Tỉnh Vĩnh Long.          B. Đảo Côn Lôn.               C. Tỉnh Hà Tiên.         D. Tỉnh An Giang.

Câu 6. Điểm khác giữa Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) mà triều đình Huế kí với thực dân Pháp là

         A. ranh giới của Trung Kì.                                  B. chế độ cai trị ở Nam Kì.

         C. vấn đề ngoại giao.                                          D. quyền lợi kinh tế của Pháp.

Câu 7. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy để hưởng ứng chiếu Cần vương?

         A. Đinh Công Tráng.         B. Nguyễn Thiện Thuật.           C. Phạm Bành.           D. Phan Đình Phùng.

Câu 8. Khi thực dân Pháp bắt đầu tấn công xâm lược Việt Nam (1858), thái độ của triều đình Huế như thế nào?

         A. Lãnh đạo nhân dân đứng lên chống Pháp.    

         B. Chủ động đàm phán với Pháp.

         C. Thỏa hiệp, phối hợp với Pháp để đàn áp nhân dân.

         D. Tỏ ra run sợ, nhanh chóng chấp nhận đầu hàng.

Câu 9. Trong giai đoạn 1885 - 1888, phong trào Cần vương

         A. diễn ra ở các tỉnh đồng bằng.                         B. diễn ra mạnh mẽ ở Trung Kì.

         C. bùng nổ khắp cả nước.                                   D. mở rộng khắp Bắc Kì.

Câu 10. Trong phong trào Cần vương, cuộc khởi nghĩa nào có thời gian dài nhất?

         A. Khởi nghĩa Ba Đình.                                     B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

         C. Khởi nghĩa Hương Khê.                                D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 11. Thực dân Pháp chủ yếu kết hợp biện pháp nào trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884)?

         A. Quân sự và kinh tế.                                        B. Truyền giáo và quân sự.

         C. Kinh tế và chính trị.                                         D. Quân sự và chính trị.

Câu 12. Nét nổi bật về kinh tế trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam là

         A. áp dụng những tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.  

         B. đầu tư lớn cho ngành công nghiệp nặng.

         C. đầu tư lớn để mở rộng một số cảng biển, cảng sông. 

         D. chính sách cướp đoạt ruộng đất.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm).

Câu 1 (3,0 điểm).

           Nêu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

Câu 2 (4,0 điểm).

          Trình bày hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần vương. Nhận xét về sự thất bại của phong trào này.


2. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)

Câu 1: Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của cuộc khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX?

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi.                  B. Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp.

C. Chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp.               D. Tự đứng lên bảo vệ cuộc sống của quê hương mình.

Câu 2: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Đức tấn công Ba Lan bằng chiến lược

A. chiến tranh chớp nhoáng.                B. đánh chắc, tiến chắc.               C. đánh lâu dài.                 D. chiến tranh du kích.

Câu 3: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Hồng quân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le bằng chiến thắng

A. Xta-lin-grat.                       B. vòng cung Cuốc-xcơ.                       C. Lê-nin-grat.                       D. Mát-xcơ-va.

Câu 4: Đâu là điểm mới của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)?

A. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh bắt đầu bùng nổ.

B. Tất cả các nước đều sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình.

C. Tất cả các cuộc đấu tranh chống xâm lược đều giành thắng lợi.

D. Một số chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập.

Câu 5: Quốc gia nào ở Đông Nam Á thành lập Đảng Cộng sản sớm nhất?

A. Xiêm.                       B. Inđônêxia.                       C. Việt Nam.                       D. Philippin.

Câu 6: Điểm khác biệt của giai đoạn sau trong phong trào Cần vương chống Pháp so với giai đoạn đầu là gì?

A. Chủ động thương lượng với Pháp.                                             B. Chỉ diễn ra ở các tỉnh Trung Kì.

C. Chỉ có vài cuộc khởi nghĩa nhỏ.                                                  D. Không còn sự lãnh đạo của triều đình.

Câu 7: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị thực dân Pháp chiếm vào năm 1867 là

A. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang.                                             B. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang.

C. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ.                                                      D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.

Câu 8: Trận đánh nào của quân ta gây được tiếng vang lớn khi Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, tướng giặc Gác-ni-ê tử trận?

A. Trận phục kích Cầu Giấy lần thứ nhất.                                          B. Trận đánh của 100 binh sĩ ở Ô Thanh Hà.

C. Nhân dân Nam Định chống Pháp quyết liệt.                                  D. Nguyễn Tri Phương lãnh đạo binh lính bảo vệ thành Hà Nội.

Câu 9: Ai là người giương cao ngọn cờ “Bình Tây đại nguyên soái” chống Pháp xâm lược?

A. Trương Quyền.                       B. Trương Định.                       C. Nguyễn Trung Trực.                       D. Đội Cấn.

Câu 10: Ngay sau thất bại trong việc đánh chiếm Đà Nẵng, thực dân Pháp chuyển quân đánh chiếm

A. Bắc Kì lần thứ nhất.                       B. Kinh thành Huế.                       C. Gia Định.                       D. thành Hà Nội.

Câu 11: Sự kiện nào đánh dấu quân Pháp chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

B. Hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết.

C. Pháp đánh chiếm thành Gia Định.

D. Liên quân Pháp -Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

Câu 12: Chiến thắng Xta-lin-grát của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có ý nghĩa gì?

A. Làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức.                      B. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.

C. Phát xít Đức phải đầu hàng Đồng minh.                                                    D. Tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

Câu 13: Nội dung nào sau đây diễn ra trong thời kì lịch sử thế giới hiện đại (1917- 1945)?

A. Phong trào cách mạng thế giới có bước phát triển mới.

B. Cuộc Chiến tranh lạnh giữa Xô và Mĩ kết thúc.

C. Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và ngày càng phát triển.

D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.

Câu 14: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước

A. Đức, Liên Xô, Anh.                  B. Đức, Italia, Nhật Bản.                  C. Italia, Hunggari, Áo.                  D. Mĩ, Liên Xô, Anh.

Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) chấm dứt?

A. Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật.

B. Đức kí văn kiện đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.

C. Liên Xô đánh bại quân chủ lực của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.

D. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Câu 16: Sau thất bại của kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch

A. “đánh chắc, tiến chắc”.               B. “chinh phục từng gói nhỏ”.               C. “đánh lâu dài”.               D. “chinh phục từng địa phương”.

Câu 17: Một trong những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945) là

A. Mĩ phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và xã hội chủ nghĩa.

B. chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.

C. chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới.

D. trật tự thế giới hai cực Ianta từng bước xói mòn và sụp đổ.

Câu 18: Ý nào phản ánh không đúng về cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 -1896)?

A. Lãnh đạo tài giỏi.                                                                   B. Quy mô lan rộng khắp 4 tỉnh Bắc, Trung Kì.

C. Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo.                           D. Có nhiều trận đánh nổi tiếng.

Câu 19: Nội dung nào không đúng khi nhận xét về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX?

A. Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương.

B. Địa bàn hoạt động ở các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì.

C. Phong trào đấu tranh trải qua hai giai đoạn phát triển.

D. Kết hợp đấu tranh vũ trang và thương lượng với Pháp.

Câu 20: Cuộc khởi nghĩa nào của Lào trong những năm 1918 - 1939 lan rộng đến vùng Tây Bắc Việt Nam?

A. Khởi nghĩa của Com-ma-dam.                                                                   B. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.

C. Khởi nghĩa của Chậu-pa-chay.                                                                   D. Khởi nghĩa của Ong Kẹo.

Câu 21: Ai là người đã chỉ huy quân triều đình giữ thành Hà Nội khi Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai?

A. Hoàng Diệu.                       B. Tôn Thất Thuyết.                       C. Phan Thanh Giản.                       D. Nguyễn Tri Phương.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm): So sánh những điểm khác nhau giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế theo các tiêu chí sau:

Nội dung Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương Khởi nghĩa Yên Thế
Mục đích    
Lãnh đạo    
Địa bàn hoạt động    
Lực lượng tham gia    

Câu 2 (1 điểm): Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho các phong trào đấu tranh chống Pháp ở giai đoạn sau?


3. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 - Trường THPT Lạc Long Quân

A. TRẮC NGHIỆM: (7đ). Chọn câu trả lời đúng nhất

Câu 1. Vào giữa thế kỷ XIX, tình hình chính trị nước ta có đặc điểm nổi bật nào?

A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang hình thành.

B. Chế độ phong kiến Việt Nam được cũng cố vững chắc.

C. Một lực lượng sản xuất mới tư bản chủ nghĩa đang hình thành.

D. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.

Câu 2. Nội dung nào sau đây nói về ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai trong kháng chiến chống Pháp?

A. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.

B. Thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

C. Thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

D. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng của nhân dân ta trong vòng vây của địch.

Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam?

A. Ngày 17/2/1859, Pháp chiếm thành Gia Định.

B. Hiệp ước Nhâm Tuất (năm1862) được ký kết.

C. Chiều 31/8/1858, liên quân Pháp -Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

D. Sáng 1/9/1858 , liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng đánh chiếm bán đảo Sơn Trà.

Câu 4. Sau khi xé bỏ hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?

A. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô. B. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu.

C. Chuẩn bị chiếm vùng Xuy - đét và Tiệp Khắc.

D. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu.

Câu 5. Lấy cớ gì thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ nhất?

A. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy.                                             B. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.

C. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.                              D. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công.

Câu 6. Nội dung nào là một trong những chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn làm cho liên quân Pháp và Tây Ban Nha tiến hành xâm lược Việt Nam?

A. Cải cách theo Nhật Bản để phát triển đất nước.

B. Muốn mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ở Pháp.

C. “Cấm đạo” và đuổi giáo sĩ các nước phương Tây.

D. Muốn chia quyền lợi với Mỹ khi Pháp, Tây Ban Nha bị thất bại ở Việt Nam.

Câu 7. Từ ngày 20 đến 24/6/1867, thực dân Pháp đã chiếm ba tỉnh nào ở Nam Kì?

A. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa.                                             B. An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.

C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.                                                D. Tiền Giang, Long An, Hà Tiên.

Câu 8. Từ 8/1858 đến 2/1859, liên quân Pháp -Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà là do

A. quân Pháp ít, thiếu viện binh, thời tiết không thuận lợi.

B. nhân dân cả nước kiên cường chống giặc đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng.

C. quân dân cả nước anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng.

D. nhà Nguyễn cùng quân dân cả nước anh dũng chống trả, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng.

Câu 9. Lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là

A. Liên xô.                       B. Anh, Mỹ.                       C. Anh, Mỹ, Liên xô.                       D. Anh, Mỹ, Liên Xô, Pháp.

Câu 10. Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận điều gì?

A. Sáu tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.                                             B. Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.

C. Ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.                                D. Sáu tỉnh Nam Kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp.

Câu 11. Đâu không là nguyên nhân để Pháp đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định từ tháng 2/1859

A. muốn chiếm vùng đất Nam Kỳ.                                                     B. muốn làm chủ lưu vực sông Mê - Công.

C. tìm mọi cách thương lượng với triều đình Nguyễn.                      D. muốn cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình.

Câu 12. Sau khi Đức liên kết với Italia và Nhật Bản để hình thành liên minh phát xít, thái độ của Liên Xô đối với nước Đức như thế nào?

A. Coi nước Đức là đồng minh.                                             B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức.

C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.                           D. Không đặt quan hệ ngoại giao với Đức.

Câu 13. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước năm 1874?

A. Do Pháp bị đánh chặn ở Thanh Hóa.                                          B. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai.

C. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất.                      D. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.

Câu 14. Với hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp các tỉnh nào ở Nam Kỳ?

A. Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.                       B. Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.

C. Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn.                         D. An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

Câu 15. Ngày 20/11/1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?

A. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.                                       B. Pháp nổ súng tấn công chiếm thành Hà Nội.

C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.                      D. Quân dân ta đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.

Câu 16. Phong trào nào không là hình thức đấu tranh của nhân dân ba tỉnh miền Đông từ sau Hiệp ước năm 1862?

A. Khởi nghĩa vũ trang.                                                                   B. Phong trào “tị địa”.

C. Đấu tranh chính trị đòi Pháp rút về nước.                                   D. Các sĩ phu cổ vũ nghĩa binh chống Pháp.

Câu 17. Trận Cầu Giấy năm 1873 (Hà Nội) đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề nhất là

A. quân Pháp bị bao vây, uy hiếp.                                             B. quân Pháp phải rút quân khỏi miền Bắc.

C. Gác – ni - ê bị quân dân ta giết chết tại trận.                        D. quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội về trấn giữ ở Nam Định.

Câu 18. Tại mặt trận Đà Nẵng, quân dân ta đã sử dụng chiến thuật gì chống lại liên quân Pháp -Tây Ban Nha?

A. “Thủ hiểm”.                                                                      B. “Đánh nhanh thắng nhanh”.

C. “Chinh phục từng gói nhỏ”.                                             D. “Vườn không nhà trống”.

Câu 19. Sau Hiệp ước Hác - măng, thái độ triều đình đối với phong trào kháng chiến của nhân dân như thế nào?

A. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Bắc Kỳ.

B. Ra lệnh chấm dứt hoạt động chống Pháp trong cả nước.

C. Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Trung kỳ.

D. Ra lệnh chấm dứt hoạt động chống Pháp ở Nam Kỳ.

Câu 20. Chủ trương của Liên Xô với các nước tư bản sau khi Đức, Italia, Nhật hình thành liên minh phát xít?

A. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp.

B. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít.

C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực.

D. Khộng hợp tác với các nước tư bản vì các nước tư bản dung dưỡng phe phát xít.

Câu 21. Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình là

A. Mĩ.                       B. Pháp                       C. Anh, Pháp.                       D. Anh.

Câu 22. Chủ trương hợp tác các lực lượng dân chủ để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh là

A. Mĩ.                       B. Anh.                       C. Pháp.                       D. Liên Xô.

Câu 23. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức vào ngày

A.1/9/1939.                       B. 2/9/1939.                       C. 3/9/1939.                       D. 4/9/1939.

Câu 24. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần vương là khởi nghĩa

A. Hương Khê.                       B. Bãi Sậy.                       C. Hùng Lĩnh.                       D. Ba Đình.

Câu 25. Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là một quốc gia

A. thuộc địa.                                                                               B. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài.

C. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.                                             D. phong kiến độc lập, có chủ quyền.

Câu 26. Lấy cớ gì Pháp đưa quân ra đánh Hà Nội lần thứ hai?

A. Pháp có đặc quyền, đặc lợi ở Việt Nam.

B. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874.

C. Triều đình nhà Nguyễn ngang nhiên chống lại Pháp.

D. Nước Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nên phải có thuộc địa.

Câu 27. Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng (từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859) đã

A. làm thất bại âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp.

B. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

C. bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

D. bước đầu làm thất bại âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp.

Câu 28. Sau khi chiếm thành Gia Định (1859), Pháp rơi vào tình thế

A. bị bệnh dịch hoành hành.                                                                B. bị nghĩa quân bao vây, quấy rối liên tục.

C. bị thương vong gần hết.                                                                   D. bị thiệt hại nặng nề do bệnh dịch và thương vong.

B. TỰ LUẬN: (3 điểm).

Em hãy trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) và Hiệp ước Giáp Tuất (1874) mà triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp và nêu nhận xét.


4. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

I.TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Phong trào nông dân Yên Thế bùng nổ do

A. sự áp bức bóc lột nặng nề của địa chủ phong kiến.

B. căm thù thực dân Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

C. muốn lật đổ triều Nguyễn, thiết lập một vương triều khác tiến bộ.

D. hưởng ứng chiếu Cần vương, chống Pháp giành độc lập.

Câu 2: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đó là câu nói của ai?

A. Trương Định.                                                   B. Nguyễn Hữu Huân.

C. Trương Quyền.                                                D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 3: Nguyên nhân trực tiếp nào sau đây dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933

B. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản.

C. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn không còn phù hợp.

D. So sánh tương quan lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi.

Câu 4: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của Pháp có tác động tiêu cực gì đến nền kinh tế Việt Nam?

A. Tính chất nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế phong kiến.

B. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

C. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam.

D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam.

Câu 5: Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân thực dân Pháp đưa quân tiến đánh Gia Định (1859)?

A. Có thể tiến đánh Cam-pu-chia dễ dàng.                              B. Nhân dân Gia Định thuận theo Pháp.

C. Có lực lượng của Đuy-puy làm nội ứng.                              D. Làm bàn đạp để tiến đánh Bắc Kì.

Câu 6: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ phong trào Cần vương (1885-1896)?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

B. Phe chủ hòa trong triều Nguyễn muốn đưa Hàm Nghi lên ngôi vua.

C. Nhân dân Bắc Kì phản đối lệnh bãi binh của triều đình Nguyễn.

D. Triều Nguyễn muốn duy trì hai bản Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.

Câu 7: Trong thời gian hòa hoãn với quân Pháp (1898-1908), căn cứ Yên Thế trở thành

A. nơi tụ họp của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nới kéo về.

B. nơi tụ họp của tướng lĩnh và nghĩa binh trong phong trào Cần vương.

C. trung tâm vận động phong trào chống thuế ở Trung Kì.

D. trung tâm của các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương.

Câu 8: Hội Quốc liên ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm mục đích gì?

A. Bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.               B. Ngăn chặn chủ nghĩa phát xít bùng nổ.

C. Duy trì một trật tự thế giới mới.                        D. Giải quyết các xung đột quốc tế.

Câu 9: Hệ quả quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.

B. hình thành trật tự thế giới hai cực.

C. làm sụp đổ hệ thống Vécsai – Oasinhtơn.

D. dẫn những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.

Câu 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) kết thúc với sự thất bại hoàn toàn thuộc về phe

A. Phát xít.                     B. Đồng minh.               C. Hiệp ước.                  D. Liên minh.

Câu 11: Ai là người dám kháng lại lệnh bãi binh của triều đình, ở lại cùng nhân dân lập nên căn cứ Gò Công kháng chiến chống Pháp?

A. Trương Định .                                                  B. Nguyễn Trung Trực.

C. Nguyễn Tri Phương.                                       D. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 12: Phong trào Cần vương có ý nghĩa gì?

A. Tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX.

B. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam.

C. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập.

D. Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cứu nước trong nhân dân.

Câu 13: Sự kiện nào sau đây tạo ra bước ngoặt của của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.Trận Béc- lin (4/1945)                                      B .Trận En A-la-men (10/1942).

C.Trận Xta-lin-grat (2/1943).                               D.Trận Mátxcơva (12/1941)                                 

Câu 14: Sau trận tập kích thắng lợi vào Trân Châu cảng (12-1941), Nhật Bản mở các cuộc tấn công đánh chiếm khu vực nào?

A. Bắc Á.                       B. Đông Nam Á.            C. Nam Á.                     D. Đông Bắc Á.

Câu 15: Cuộc khởi nghĩa nào có căn cứ tại 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Thanh Hóa)?

A. Yên Thế.                   B. Ba Đình.                    C. Bãi Sậy.                     D. Hương Khê.

Câu 16: Chiến thắng  Béc-lin của Liên Xô và Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa gì?

A. Làm phá sản “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hit-le.

B. Tạo ra bước ngoặt của cuộcchiến tranh.

C. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.

D. Buộc Đức phải đầu hàng Đồng minh.

Câu 17: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không thuộc phong trào Cần vương?

A. Hùng Lĩnh.                B. Ba Đình.                    C. Bãi Sậy.                     D. Yên Thế.

Câu 18: Lực lượng xã hội nào sau đây mới xuất hiện ở Việt Nam do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897- 1914)?

A. Nông dân.                 B. Trung địa chủ.           C. Công nhân.                D. Đại địa chủ.

Câu 19: Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn ra đời sau khi

A. phát xít Đức xâm chiếm Đông và Nam Âu.

B. chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bùng nổ.

C. chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc

D. hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành.

Câu 20: Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ

A. tầng lớp tư sản.                                                B. giai cấp nông dân.

C. tầng lớp tiểu tư sản.                                         D. tầng lớp địa chủ nhỏ.

Câu 21: Chiến thắng  Mátxcơva (12/1941) của Liên Xô có ý nghĩa

A. làm phá sản kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” của Hit-le.

B. buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh.

C. đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.

D. tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.

Câu 22: Điểm chung của các nước giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929-1933) bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước là

A. có  ít  hoặc không có thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường.

B. có thị trường rộng lớn, nhiều vốn đầu tư.

C. có ít thuộc địa hoặc không có thuộc địa.

D. có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nhiều tài nguyên

Câu 23: Năm 1942, lực lượng nào sau đây được thành lập để chống phát xít?

A. Khối Hiệp ước chống phát xít.                        B. Phe Liên minh dân chủ.

C. Phe Hòa bình liên kết.                                     D. Khối Đồng minh chống phát xít.

Câu 24: Tầng lớp xã hội mới xuất hiện sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là

A. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.                              B. tư sản, tiểu tư sản.

C. tư sản, công nhân.                                            D. tư sản, công nhân, tiểu tư sản.

Câu 25: Ý nào sau đây phản ánh sự chuyển biến về giai cấp xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?

A. xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (công nhân, tiểu tư sản, nông dân)

B. xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản)

C. xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, địa chủ)

D. xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, công nhân, địa chủ)

Câu 26: Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX có đặc điểm

A. số lượng ít, sở hữu nhiều ruộng đất                B. số lượng nhiều, có nhiều ruộng đất.

C. là tay sai của đế quốc Pháp.                            D. chiếm đa số, ít ruộng đất.

Câu 27: Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam?

A. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp.     B. Phương thức sản xuất thực dân.

C. Phương thức sản xuất phong kiến.                  D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Câu 28: Một trong những chính sách thâm độc của thực dân Pháp để đàn áp các cuộc khởi nghĩa trong các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là

A. “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

B. triệt phá con đường tiếp tế của cuộc khởi nghĩa.

C. “dùng người Việt trị người Việt”.

D. tra tấn, sát hại những người thân của nghĩa binh.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích hậu quả của các Hiệp ước nhà Nguyễn kí với Pháp có tác động như thế nào đến nền độc lập của Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu điểm khác căn bản của phong trào nông dân Yên Thế với phong trào Cần vương.


Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 9 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!

>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2