intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án" được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án

  1. BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM 2022-2023 CÓ ĐÁP ÁN
  2. Mục lục 1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Đông Vinh, Đông Hưng 2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trần Phú, Bắc Trà My 3. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Thành, Phước Sơn 4. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Đại Lộc 5. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP.Tam Kỳ 6. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thủ Dầu Một
  3. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG HƯNG MA TRẬN VÀ ĐẶC TẢ TRƯỜNG TH&THCS ĐÔNG VINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Năm học: 2022 - 2023 A. MA TRẬN Nội Tổng Kĩ dung/ % T năn đơn vị Mức độ nhận thức điểm T g kiến thức Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao TNK T TNK T TNK T TNK T Q L Q L Q L Q L 1 Đọc Văn bản hiểu nghị luận 5 0 3 0 0 2 0 60 2 Viết Phân tích đặc 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 điểm nhân vật Tổng 25 5 15 15 0 30 0 10 100 Tỉ lệ % 30% 30% 30% 10% Tỉ lệ chung 60% 40% B. BẢNG ĐẶC TẢ TT Chương/ Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ Chủ đề dung/ nhận thức Đơn vị kiến Nhận Thông Vận Vận thức biết hiểu dụng dụng 1
  4. cao 1 Đọc hiểu Văn Nhận biết: bản - Nhận biết được các ý kiến, nghị lí lẽ, bằng chứng trong văn 5 TN 3TN 2TL luận bản nghị luận. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: ẩn dụ, so sánh, liệt kê, nói quá, nói giảm nói tránh...; Vận dụng: - Thể hiện được thái độ của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản. - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. 2 Viết Phân Vận dụng cao: 1TL tích Viết được bài văn Phân tích * đặc đặc điểm nhân vật, đưa ra điểm được nhận xét của người viết nhân về nhân vật được phân tích vật Tổng 5 TN 3TN 2TL 1TL Tỉ lệ % 30 30 30 10 Tỉ lệ chung 60 40 2
  5. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS ĐÔNG VINH Năm học 2022-2023. Môn: Ngữ Văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề thi gồm 2 trang giấy) Phần I: Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K. Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong phần ngữ liệu trên. A. Nghị luận B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Tự sự Câu 2. Vấn đề tác giả bàn luận trong trích đoạn là gì? A. Ứng xử trước thất bại B. Phương pháp làm việc C. Sức mạnh vươn lên D. Những người đã từng thất bại Câu 3. Trích đoạn trên có liên quan đến nội dung câu tục ngữ nào sau đây? A. Cái khó ló cái khôn B. Thất bại là mẹ thành công C. Chắc rễ bền cây D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Câu 4. Đoạn văn sau thuộc yếu tố nào trong trích đoạn trên? Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K. Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản 3
  6. thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. A. Ý kiến B. Lí lẽ C. Lập luận D. Bằng chứng Câu 5. Câu văn “Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.” là phần ý kiến của tác giả, theo em đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 6. Câu nào sau đây là lời khuyên của tác giả dành cho người đọc? A. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm B. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện C. J.K. Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. D. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood Câu 7. Từ họ trong hai câu văn sau thuộc phép liên kết nào? Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. A. Phép lặp B. Phép nối C. Phép thế D. Phép liên tưởng Câu 8. Theo tác giả thực tế những người thành công họ luôn làm gì? A. Những người thành công luôn né tránh những công việc khó khăn B. Những người thành công luôn học hỏi kinh nghiệm người khác C. Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân D. Những người thành công luôn có ý chí và nghị lực vươn lên Câu 9. Viết một câu có từ “thành công”, trong đó có sử dụng phó từ. Câu 10. Từ việc hiểu nội dung đoạn trích, em hãy viết 3 – 5 dòng giải thích ý kiến cho rằng: Thất bại chính là một món quà. Phần II. Viết (4,0 điểm) Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. 4
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 6,0 1 A 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 A 0,5 7 C 0,5 8 C 0,5 9 + Học sinh đặt được câu: 1,0 - Có từ “thành công” - Câu có sử dụng phó từ + Học sinh phải chỉ ra được Phó từ và từ “thành công” trong câu vừa đặt Ví dụ: Trong cuộc sống, mọi sự nỗ lực, cố gắng sẽ mang lại thành công. 10 Học sinh viết được đoạn văn ngắn 3 – 5 dòng giải thích ý kiến 1,0 cho rằng: Thất bại chính là một món quà. Ví dụ: Thất bại chính là một món quà có thể được hiểu như sau: từ thất bại, con người thu nhận được nhiều điều kì diệu, thú vị như rút ra được những bài học quý giá để tiến đến thành công nhanh hơn; thất bại cũng khiến con người trưởng thành hơn nhờ rèn luyện được bản lĩnh, hiểu được hạn chế của bản thân để từ đó hoàn thiện mình. II Viết 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn 0,25 đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: suy nghĩ cá nhân đối với 0,25 hiện tượng một vấn đề mà em quan tâm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý: a. Nêu vấn đề 2.5 b. Giải quyết vấn đề - Thực trạng của vấn đề - Tác hại của vấn đề - Nguyên nhân của vấn đề 5
  8. - Một số giải pháp c. Kết thúc vấn đề d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: HS đưa ra được bài học cho bản thân, cách nhìn 0,5 nhận mới về vấn đề. *Mức điểm: - Mức 1: Từ 3,0 – 4,0 điểm khi đạt từ 80 đến 100% yêu cầu về kiến thức, kĩ năng - Mức 2: Từ 2,0 – dưới 3,0 điểm khi đạt hơn một nửa yêu cầu về kiến thức, kĩ năng - Mức 3: Từ 1,0 – dưới 2,0 điểm khi đạt dưới 50% yêu cầu về kiến thức, kĩ năng - Mức 4: 0,0 – 0,5 lạc đề hoặc không làm bài 6
  9. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7 Mức độ nhận thức Kĩ Nội dung/đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TT năng vị kiến thức (số câu) (số câu) (số câu) (số câu) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đọc 1 Văn bản nghị 4 0 3 1 0 2 0 0 10 hiểu luận Tỉ lệ % điểm 20 0 15 10 0 15 0 0 60 Nghị luận về một vấn đề 2 Viết trong đời 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 sống. Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 20% 40% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40% 1
  10. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN: NGỮ VĂN 7 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Chươ Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức ng/ dung/Đơn Vận TT Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận chủ vị kiến dụng biết hiểu Dụng đề thức cao 1 Nhận biết: 4 TN 3TN 2 TL - Nhận biết được kiểu văn bản 1TL nghị luận. - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. - Nhận biết được đặc điểm của Đọc văn bản nghị luận. hiểu Thông hiểu: - Hiểu được nghĩa của từ. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý Văn bản kiến, lí lẽ và bằng chứng. nghị luận - Hiểu được tác dụng của phép liên kết. - Hiểu được nội dung chính của đoạn trích. Vận dụng: - Rút ra những bài học (trách nhiệm) của bản thân từ nội dung văn bản. - Thể hiện được suy nghĩ của bản thân về vấn đề được đặt ra trong văn bản. 2
  11. 2 Viết Viết bài Nhận biết: 1* 1* 1* 1 văn nghị Thông hiểu: TL* luận. Vận dụng: Vận dụng cao: viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay. Tổng 4 TN 3TN 2 TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 30 35 25 10 Tỉ lệ chung 65 35 3
  12. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDT BT TH&THCS Môn: Ngữ văn 7 TRẦN PHÚ Thời gian: 90 phút Họ tên học sinh:……………………… Lớp: 7 Điểm Lời phê của GV I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “ Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm, không quan tâm tới những chuyện diễn ra xung quanh mình. Họ không hề mảy may trước những cảnh tượng bất bình, đau khổ, cũng như không biết chiêm ngưỡng, tán thưởng những điều mang lại cho mình những cảm xúc tích cực. (…) Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng. Gia đình chính là môi trường đầu đời hình thành nên những cảm xúc yêu thương, lòng nhân ái, giáo dục và trang bị cho trẻ những chuẩn mực đạo đức, giúp họ học cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi ứng xử đẹp, mang tính nhân văn thì đó sẽ là tấm gương để giới trẻ noi theo. Cùng với gia đình, nhà trường nên trang bị cho thanh thiếu niên những kĩ năng sống thiết thực, biết giúp đỡ mọi người, biết khơi dậy ở họ lòng nhân ái và tinh thần đấu tranh trước cái xấu, cái ác. Xã hội phải đề cao và tôn vinh những tấm gương sống cao đẹp, sống có trách nhiệm và nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng; tôn vinh và phát huy những giá trị truyền thống và đạo lý của dân tộc: “lá lành đùm lá rách”. “thương người như thể thương thân”. (Theo http:/tuyengiao.bacgiang.gov.vn/, ngày 27/06/2018) Lựa chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 7: Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào? A. Văn bản thông tin B. Văn bản nghị luận C. Văn bản tự sự, miêu tả D. Văn bản thuyết minh Câu 2. Mở đầu đoạn trích người viết nêu lên thực trạng gì? A. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm B. Hiện nay các bạn trẻ rất thông minh, năng động. C. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng xả thân vì cộng đồng D. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có hành vi ứng xử đẹp.. Câu 3: Theo em, khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi ứng xử đẹp, mang tính nhân văn sẽ tác động như thế nào đến giới trẻ? A. Sẽ là tấm gương cho giới trẻ noi theo. B. Sẽ khiến cho giới trẻ ngưỡng mộ. C. Sẽ khiến cho giới trẻ có lối sống đẹp. D. Sẽ khiến giới trẻ sống có trách nhiệm. Câu 4. Để đẩy lùi lối sống vô cảm trong các bạn trẻ, theo em đó là trách nhiệm của ai? 4
  13. A. Trách nhiệm của gia đình. B. Trách nhiệm của nhà trường. C. Trách nhiệm của xã hội. D. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội. Câu 5: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “vô cảm”? A. Vô cảm là lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì. B. Vô cảm là không có cảm xúc, không có tình cảm (trước những tình huống đáng ra phải có). C. Vô cảm là rung động mạnh mẽ trong lòng và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức. D. Vô cảm là phản ứng tâm lí theo hướng tích cực với sự kích thích của hiện thực khách quan Câu 6. Theo em, khi lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ được đẩy lùi, xã hội sẽ như thế nào? A. Kinh tế sẽ phát triển vững mạnh. B. Đất nước phát triển trong hòa bình, hữu nghị. C. Xã hội phát triển trong sự hài hòa, nhân văn. D. Môi trường lành mạnh, trong sáng. Câu 7. Tác dụng của việc sử dụng các phép liên kết trong đoạn trích trên là: A. Tạo tính mạch lạc và liên kết trong các câu văn trong đoạn văn. B. Thể hiện rõ liên kết về mặt chủ đề của đoạn văn. C. Tạo sự liên kết logic về mặt nội dung cho đoạn văn. D. Tạo sự mạch lạc hoặc liên kết về mặt hình thức cho đoạn văn. Trả lời câu hỏi 7,8,9. Câu 8: Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 9. Từ bài viết em thấy rằng xã hội cần phải đề cao, trân trọng những con người như thế nào? Câu 10. Theo em học sinh cần có trách nhiệm như thế nào để đầy lùi lối sống vô cảm trong giới trẻ (nêu ít nhất hai biện pháp/ việc làm). II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay. Hết 5
  14. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Phần Câu Nội dung Điểm 1 ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5 5 B 0,5 6 C 0,5 7 A 0,5 8 Nội dung chính của đoạn trích: nêu lên thực trạng về thói vô cảm ở 1 giới trẻ và đưa ra giải pháp để thay đổi thực trạng đó. 9 Xã hội phải đề cao và tôn vinh những tấm gương sống cao đẹp, sống 0,75 có trách nhiệm và nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng;. 10 Trách nhiệm của học sinh: - Chăm chỉ học tập, sống có nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng - Trân trọng, phát huy các giá trị truyền thống và đạo lí tốt đẹp của dân tộc - Yêu thương, chia sẻ với mọi người. Mức 1: HS nêu được 3 ý trên. 0,75 Mức 2: HS nêu được 2 trong ý trên. 0,5 Mức 3: HS nêu được 1 trong 3 ý trên. 0,25 Mức 4: HS không nêu được ý nào. 0 II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Vấn đề nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: A/ Mở bài: - Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bên cạnh những mặt tốt mà mạng xã hội mang lại, thì việc lạm dụng nó sẽ dẫn đến hiện tượng nghiêm trọng đó là hiện tượng nghiện mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay. B/ Thân bài - Giải thích: mạng xã hội là gì? là một kênh thông tin xã hội của phương tiện công nghệ. Tại đó, con người có thể trao đổi thông tin, tìm 6
  15. kiếm thông tin, dùng nó cho nhiều mục đích khác nhau. 2,5 - Thực trạng: + Nó trở thành một căn bệnh khó chữa của giới trẻ hiện nay + Quên ăn, quên ngủ, xao nhãng trong mọi công việc + Nhiều người trẻ hiện nay lâm vào tình trạng nghiện game. - Nguyên nhân: Chủ quan: + Do con người không kiểm soát được bản thân, lười học ham chơi. + Do không kiểm soát được thời gian, không xác định được mục tiêu… Khách quan: + Do môi trường sống của thời đại CNTT bùng nổ mà giới trẻ chưa được trang bị những kiến thức, kĩ năng đầy đủ về hậu quả của việc sử dụng CNTT không đúng cách + Gia đình thiếu quan tâm hoặc giáo dục rèn luyện con chưa đúng cách… + Nhà trường và các tổ chức xã hội còn thiếu hoạt động tuyên truyền giáo dục… về vấn đề này - Hậu quả: + Bỏ học, dẫn đến nhiều hành vi xấu khác như cướp vặt, đánh nhau… + Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây cận thị, bệnh tự kỷ… - Biện pháp: + Bản thân giới trẻ cần rèn luyện cho mình những kĩ năng kiến thức để sử dụng mạng xã hội hiệu quả. + Gia đình cần quan tâm, định hướng đúng đắn cho giới trẻ về mạng xã hội để tận dụng lợi ích của nó mang lại. + Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tuyên truyền, tổ chức các buổi trải nghiệm … để hs sử dụng mạng xã hội đúng cách… 3/ Kết bài - Liên hệ: Bản thân cần biết sắp xếp thời gian học tập, giải trí cho phù hợp… - Mở rộng, kết luận lại vấn đề. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, miêu tả luật lệ, qui tắc trò chơi một cách 0,5 chi tiết, rõ ràng. Lưu ý: Tùy theo nội dung, cách trình bày của học sinh mà giáo viên chấm bài cần linh hoạt khi cho điểm. GV DUYỆT ĐỀ GV RA ĐỀ Võ Thị Trinh Nguyễn Thị Đương 7
  16. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (HSKT) TRƯỜNG PTDT BT TH&THCS Môn: Ngữ văn 7 TRẦN PHÚ Thời gian: 90 phút Họ tên học sinh:……………………… Lớp: 7 Điểm Lời phê của GV I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: “ Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm, không quan tâm tới những chuyện diễn ra xung quanh mình. Họ không hề mảy may trước những cảnh tượng bất bình, đau khổ, cũng như không biết chiêm ngưỡng, tán thưởng những điều mang lại cho mình những cảm xúc tích cực. (…) Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng. Gia đình chính là môi trường đầu đời hình thành nên những cảm xúc yêu thương, lòng nhân ái, giáo dục và trang bị cho trẻ những chuẩn mực đạo đức, giúp họ học cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi ứng xử đẹp, mang tính nhân văn thì đó sẽ là tấm gương để giới trẻ noi theo. Cùng với gia đình, nhà trường nên trang bị cho thanh thiếu niên những kĩ năng sống thiết thực, biết giúp đỡ mọi người, biết khơi dậy ở họ lòng nhân ái và tinh thần đấu tranh trước cái xấu, cái ác. Xã hội phải đề cao và tôn vinh những tấm gương sống cao đẹp, sống có trách nhiệm và nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng; tôn vinh và phát huy những giá trị truyền thống và đạo lý của dân tộc: “lá lành đùm lá rách”. “thương người như thể thương thân”. (Theo http:/tuyengiao.bacgiang.gov.vn/, ngày 27/06/2018) Lựa chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 7: Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào? A. Văn bản thông tin B. Văn bản nghị luận C. Văn bản tự sự, miêu tả D. Văn bản thuyết minh Câu 2. Mở đầu đoạn trích người viết nêu lên thực trạng gì? A. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm B. Hiện nay các bạn trẻ rất thông minh, năng động. C. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng xả thân vì cộng đồng D. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có hành vi ứng xử đẹp.. Câu 3: Theo em, khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi ứng xử đẹp, mang tính nhân văn sẽ tác động như thế nào đến giới trẻ? A. Sẽ là tấm gương cho giới trẻ noi theo. B. Sẽ khiến cho giới trẻ ngưỡng mộ. 8
  17. C. Sẽ khiến cho giới trẻ có lối sống đẹp. D. Sẽ khiến giới trẻ sống có trách nhiệm. Câu 4. Để đẩy lùi lối sống vô cảm trong các bạn trẻ, theo em đó là trách nhiệm của ai? A. Trách nhiệm của gia đình. B. Trách nhiệm của nhà trường. C. Trách nhiệm của xã hội. D. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội. Câu 5: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “vô cảm”? A. Vô cảm là lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì. B. Vô cảm là không có cảm xúc, không có tình cảm (trước những tình huống đáng ra phải có). C. Vô cảm là rung động mạnh mẽ trong lòng và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức. D. Vô cảm là phản ứng tâm lí theo hướng tích cực với sự kích thích của hiện thực khách quan Câu 6. Theo em, khi lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ được đẩy lùi, xã hội sẽ như thế nào? A. Kinh tế sẽ phát triển vững mạnh. B. Đất nước phát triển trong hòa bình, hữu nghị. C. Xã hội phát triển trong sự hài hòa, nhân văn. D. Môi trường lành mạnh, trong sáng. Câu 7. Tác dụng của việc sử dụng các phép liên kết trong đoạn trích trên là: A. Tạo tính mạch lạc và liên kết trong các câu văn trong đoạn văn. B. Thể hiện rõ liên kết về mặt chủ đề của đoạn văn. C. Tạo sự liên kết logic về mặt nội dung cho đoạn văn. D. Tạo sự mạch lạc hoặc liên kết về mặt hình thức cho đoạn văn. Trả lời câu hỏi 7. Câu 8: Nêu nội dung chính của đoạn trích? II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay. Hết 9
  18. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM (HSKT) MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Phần Câu Nội dung Điểm 1 ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,75 2 A 0,75 3 A 0,75 4 D 0,75 5 B 0,75 6 C 0,75 7 A 0,75 8 Nội dung chính của đoạn trích: nêu lên thực trạng về thói vô cảm 0,75 ở giới trẻ và đưa ra giải pháp để thay đổi thực trạng đó. II VIẾT 4.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Vấn đề nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: A/ Mở bài: - Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bên cạnh những mặt tốt mà mạng xã hội mang lại, thì việc lạm dụng nó sẽ dẫn đến hiện tượng nghiêm trọng đó là hiện tượng nghiện mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay. B/ Thân bài - Giải thích: mạng xã hội là gì? là một kênh thông tin xã hội của phương tiện công nghệ. Tại đó, con người có thể trao đổi thông tin, 2,5 tìm kiếm thông tin, dùng nó cho nhiều mục đích khác nhau. - Thực trạng: + Nó trở thành một căn bệnh khó chữa của giới trẻ hiện nay + Quên ăn, quên ngủ, xao nhãng trong mọi công việc + Nhiều người trẻ hiện nay lâm vào tình trạng nghiện game. - Nguyên nhân: Chủ quan: + Do con người không kiểm soát được bản thân, lười học ham chơi. 10
  19. + Do không kiểm soát được thời gian, không xác định được mục tiêu… Khách quan: + Do môi trường sống của thời đại CNTT bùng nổ mà giới trẻ chưa được trang bị những kiến thức, kĩ năng đầy đủ về hậu quả của việc sử dụng CNTT không đúng cách + Gia đình thiếu quan tâm hoặc giáo dục rèn luyện con chưa đúng cách… + Nhà trường và các tổ chức xã hội còn thiếu hoạt động tuyên truyền giáo dục… về vấn đề này - Hậu quả: + Bỏ học, dẫn đến nhiều hành vi xấu khác như cướp vặt, đánh nhau… + Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây cận thị, bệnh tự kỷ… - Biện pháp: + Bản thân giới trẻ cần rèn luyện cho mình những kĩ năng kiến thức để sử dụng mạng xã hội hiệu quả. + Gia đình cần quan tâm, định hướng đúng đắn cho giới trẻ về mạng xã hội để tận dụng lợi ích của nó mang lại. + Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tuyên truyền, tổ chức các buổi trải nghiệm … để hs sử dụng mạng xã hội đúng cách… 3/ Kết bài - Liên hệ: Bản thân cần biết sắp xếp thời gian học tập, giải trí cho phù hợp… - Mở rộng, kết luận lại vấn đề. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, miêu tả luật lệ, qui tắc trò chơi một 0,5 cách chi tiết, rõ ràng. Lưu ý: Tùy theo nội dung, cách trình bày của học sinh mà giáo viên chấm bài cần linh hoạt khi cho điểm. GV DUYỆT ĐỀ GV RA ĐỀ Võ Thị Trinh Nguyễn Thị Đương 11
  20. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2