intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bo mạch chủ ASUS Maximus III Gene

Chia sẻ: Thanh Cong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

129
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bo mạch chủ ASUS Maximus III Gene ASUS Maximus III Gene là một bo mạch chủ socket 1156 dựa trên chipset Intel P55 sử dụng chuẩn micro-ATX với hai khe cắm PCI Express x16, các tụ điện rắn của Nhật Bản và nhiều tùy chọn "ép xung". Cũng giống như Rampage Extreme III, bo mạch chủ này thuộc dòng sản phẩm chơi game ROG “Republic of Gamers”, là dòng bo mạch chủ hiệu suất cao của ASUS. Hình 1 cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng thể của bo mạch chủ ASUS Maximus III Gene. Đây là một bo mạch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bo mạch chủ ASUS Maximus III Gene

  1. Bo mạch chủ ASUS Maximus III Gene
  2. ASUS Maximus III Gene là một bo mạch chủ socket 1156 dựa trên chipset Intel P55 sử dụng chuẩn micro-ATX với hai khe cắm PCI Express x16, các tụ điện rắn của Nhật Bản và nhiều tùy chọn "ép xung". Cũng giống như Rampage Extreme III, bo mạch chủ này thuộc dòng sản phẩm chơi game ROG “Republic of Gamers”, là dòng bo mạch chủ hiệu suất cao của ASUS. Hình 1 cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng thể của bo mạch chủ ASUS Maximus III Gene. Đây là một bo mạch chủ micro-ATX không tích hợp card video, rất hiếm thấy. Hình 1: Bo mạch chủ ASUS Maximus III Gene Các khe cắm mở rộng Một trong những đặc tính chính của bộ vi xử lý socket 1156 là sự xuất hiện của một bộ điều khiển PCI Express 2.0 tích hợp bên trong CPU. Bộ điều khiển này hỗ trợ một kết nối x16 hoặc hai kết nối x8. Maximus III Gene có hai khe cắm PCI Express x16 và vì vậy khe thứ nhất làm việc ở tốc độ x16 chỉ khi khe thứ hai trống. Nếu có một card video được cài đặt trên các khe cắm thứ hai cả hai người đầu tiên và khe cắm thứ hai sẽ làm việc tại x8. Nếu chỉ có một card video card bạn nên cài đặt vào khe đầu tiên để đạt được hiệu suất tốt nhất. Các khe này tương thích với các mảng SLI và CrossFireX. Bo mạch chủ có một khe cắm PCI Express x4 và một khe cắm PCI tiêu chuẩn. Hãy ghi nhớ rằng sự vắng mặt của khe cắm PCI Express x1 không
  3. phải là một vấn đề, bởi vì các card PCI Express x1 mở rộng có thể cài đặt trên bất kỳ khe cắm PCI Express nào (ví dụ x16, x8, x4 và x1) Hình 2: Các khe cắm Gần khe cắm PCI tiêu chuẩn bạn có thể nhìn thấy một nút nguồn và một nút Reset. Hỗ trợ bộ nhớ Các CPU Socket 1156, giống như các bộ vi xử lý socket 1366 và AMD, có một bộ điều khiển bộ nhớ nhúng. Tất cả các CPU Intel khác đều sử dụng một bộ điều khiển bộ nhớ bên ngoài nằm trên chip cầu bắc (còn được gọi là MCH hoặc Memory Controller Hub) của chipset. Điều này có nghĩa rằng với các CPU Intel khác thì chipset (và cũng có thể nói là bo mạch chủ) là
  4. thành phần cho biết công nghệ bộ nhớ và dung lượng bộ nhớ tối đa có thể có thể cài đặt trên máy tính của bạn. Do hiện nay bộ điều khiển bộ nhớ nằm bên trong CPU nên bộ vi xử lý – chứ không phải là chipset – là thành phần xác định công nghệ bộ nhớ và dung lượng bộ nhớ tối đa có thể có thể cài đặt trên máy tính của bạn. Tuy nhiên bo mạch chủ này vẫn có một giới hạn về dung lượng bộ nhớ tối đa có thể cài đặt. Tại thời điểm hiện nay, bộ điều khiển RAM tích hợp trên các bộ vi xử lý socket 1156 chỉ hỗ trợ các bộ nhớ RAM DDR3 tới 1333 MHz theo kiến trúc kênh đôi, tuy nhiên ASUS nói rằng Maximus III Gene có thể hỗ trợ các bộ nhớ RAM DDR3 đến 2133 MHz thông qua việc ép xung. Bo mạch chủ này có bốn khe cắm RAM DDR3 và hiện nay mỗi thanh RAM DDR3 có dung lượng tối đa lên đến 4 GB vì vậy bạn có thể cài đặt đến 16 GB RAM với bo mạch chủ này. Khe RAM thứ nhất và thứ ba có màu đỏ, trong khi khe thứ hai và thứ tư có màu đen. Để đạt được hiệu suất tối đa, bạn nên cài đặt hai hoặc bốn thanh RAM để kích hoạt kiến trúc dual-channel. Khi chỉ có hai thanh RAM, bạn nên cài đặt chúng trên các khe cắm màu đỏ. Nếu bạn cài đặt chúng trên các khe màu đen thì một trong hai thanh RAM sẽ không chạy.
  5. Hình 3: Các mô đun nhớ. Cài đặt 2 hoặc 4 mô đun để có hiệu suất tốt nhất Các cổng ngoại vi Chipset Intel P55 là một giải pháp đơn chip. Các tính năng cơ bản được cung cấp bởi chipset này bao gồm sáu cổng SATA-300 (hỗ trợ RAID là tùy chọn), không hỗ trợ các cổng ATA song song (PATA), 14 cổng USB 2.0 hỗ, cổng Gigabit Ethernet MAC (Medium Access Control) và tám làn PCI Express x1. ASUS Maximus III Gene cung cấp tất cả sáu cổng SATA-300 hỗ trợ Intel Matrix Storage, có nghĩa hỗ trợ cho RAID 0, 1, 5 và 10. Những cổng này được đặt trên cạnh của bo mạch chủ và được xoay đi 900 nên các card video sẽ không ảnh hưởng đến chúng. Một cổng SATA-300 thứ bảy có sẵn (được gắn kết theo chiều dọc) được điều khiển bởi chip JMicron JMB363, đây
  6. cũng là chip điều khiển các cổng eSATA-300 có sẵn trên panel phía sau. Không có các cổng SATA-600. Ngoài ra cũng không có các cổng ATA song song (PATA, hay còn gọi là IDE) và bộ điều khiển ổ đĩa mềm. Hình 4: Các cổng SATA Bo mạch chủ này có 14 cổng USB 2.0, chín cổng được hàn trên panel phía sau (một cổng dành riêng cho tính năng “ROG Connect” cho phép bạn kiểm soát các thiết lập ép xung trong thời gian thực bằng cách sử dụng một máy tính khác) và năm cổng còn lại có sẵn trên ba header bo mạch chủ. Chú ý rằng vì số cổng trên 3 header này là số lẻ nên một trong số các header này chỉ hỗ trợ một cổng USB. Vì vậy, bạn phải chú ý khi cài đặt cáp USB đến mặt trước của case để chắc chắn rằng bạn cài đặt nó trên một header có hai cổng USB. ASUS III Gene không có cổng USB 3.0. Bo mạch chủ này cũng cung cấp hai cổng FireWire (IEEE1394), một cổng kích thước tiêu chuẩn được hàn trên panel phía sau và một cổng có sẵn thông qua một header trên bo mạch chủ. Cả hai cổng FireWire này đều được điều khiển bởi một chip VIA VT6315N. Âm thanh 8 kênh được tạo ra bởi chipset này bằng cách sử dụng một codec VIA VT2020. Thật không may thành phần này không được liệt kê trên trang web của VIA, nhưng ít nhất trong hướng dẫn sử dụng sản phẩm có nói rằng nó có tỷ số tín hiệu trên tạp âm lên đến 110 dB trên các đầu ra, đây là một con số số cấp chuyên nghiệp. Bo mạch chủ này có một đầu ra SPDIF cáp quang on-board và bạn có thể thêm một đầy ra SPDIF cáp đồng trục bằng
  7. việc lắp đặt một bộ chuyển đổi trên header “SPDIF_OUT” của bo mạch chủ. Bạn cũng có thể kết nối đầu ra này với card video vì vậy bạn có thể sử dụng một cổng HDMI cho cả tín hiệu audio lẫn tín hiệu video. ASUS Maximus III Gene có một cổng Gigabit Ethernet được kiểm soát bởi một chip Realtek RTL8112L và được kết nối với hệ thống bằng cách sử dụng một làn PCI Express x1 và vì vậy sẽ không xảy ra bất cứ vấn đề xung đột nào. Thật kỳ lạ là chip này lại không được liệt kê tại trang web của Realtek. ASUS cho biết họ đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với người dùng và phát hiện hầu hết các khách hàng ưa thích một cổng Ethernet hiệu suất cao thay vì hai cổng, và đó là lý do tại sao bo mạch chủ mới của họ không thiết kế hai cổng Gigabit Ethernet. Trong hình 5, bạn có thể thấy panel phía sau của bo mạch chủ với cổng bàn phím PS/2, chín cổng USB 2.0, công tắc xóa CMOS, đầu ra SPDIF cáp quang, cổng FireWire, cổng eSATA-300, một cổng Gigabit Ethernet, nút ROG Connect và các đầu ra audio 7.1 analog độc lập.
  8. Hình 5: Panel phía sau của bo mạch chủ Bo mạch chủ này không có cổng chuột PS/2 do đó bạn phải sử dụng một con chuột USB hoặc một con chuột không dây với bộ thu USB. Tính năng ROG Connect khá thú vị. Nó cho phép bạn sử dụng cổng USB 2.0 thứ bảy của panel phía sau (cổng USB gần nút ROG Connect) để kết nối PC của bạn đến một máy tính khác (ví dụ một máy tính xách tay) thông qua một cáp chuyên dụng đi kèm với bo mạch chủ cho việc ép xung và chuẩn đoán máy tính của bạn từ một máy tính thứ hai. Việc hiển thị chuẩn đoán, thay vì dùng một màn hình hiển thị POST, Maximus III Gene có một dãy bốn đèn LED để chỉ ra thành phần nào bị lỗi khi máy tính không khởi động được.
  9. Có một vài đặc tính nhỏ khác nhắm mục tiêu vào những người đam mê sức mạnh. Ví dụ, tất cả bốn đầu nối đối với các quạt phụ đều hỗ trợ công nghệ PWM nhằm mục đích tự động kiểm soát tốc độ của mỗi quạt, và trên hai trong số bốn đầu nối bo mạch chủ này hỗ trợ sự cài đặt một cảm biến nhiệt để kiểm soát tốc độ quạt theo nhiệt độ ở nơi mà bạn đã cài đặt bộ cảm biến nhiệt tương ứng. Trong hình 6, bạn có thể thấy tất cả các phụ kiện đi kèm với bo mạch chủ này. Bên cạnh đó các phụ kiện tiêu chuẩn (như hướng dẫn sử dụng, đĩa driver DVD, case blackplate, cáp) nó còn có một cầu SLI, một tem lớn để bạn dán ở mặt bên của case và cáp USB cho chức năng ROG. Ngoài ra còn có một số tem để dán nhãn cho các cáp SATA. Hình 6: Các phụ kiện Mạch ổn áp
  10. ASUS Maximus III Gene có một mạch ổ áp 10 pha. Tám trong số 10 pha này được dùng để tạo ra điện áp CPU chính (Vdd hoặc Vcore), hai pha còn lại dùng để tạo ra điện áp VTT, được sử dụng cho bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp, bộ nhớ Cache L3 và bộ điều khiển bus HyperTransport. Vì vậy, bo mạch chủ này có một cấu hình “8 +2”. Nó cũng có một mạch hai pha riêng cho các thanh RAM. Bo mạch chủ này có hai lưới tản nhiệt thụ động được lắp đặt trên đầu các bóng bán dẫn của mạch ổn áp, kết nối với nhau bằng một ống tản nhiệt. Ống tản nhiệt này không có yas nghĩa gì bỏi vì nó không mang theo hơi nóng được tạo ra bởi các bóng bán dẫn đến lưới tản nhiệt vì vậy có thể bỏ đi ống tản nhiệt này. Nếu không có ống tản nhiệt này hơi nóng vẫn sẽ được tiêu tan cùng một cách.Trong hình 7, bạn có thể thấy chi tiết mạch ổn áp này. Hình 7: Mạch ổn áp Như đã đề cập trước đó, tất cả các tụ điện được sử dụng trên bo mạch chủ này đều là tụ rắn và mạch ổn áp sử dụng các cuộn cảm ferit, các cuộn cảm này tốt hơn so với các cuộn cảm lõi sắt từ. Các tùy chọn ép xung ASUS Maximus III Gene cung cấp nhiều các tùy chọn ép xung. Dưới đây là các tùy chọn chính trên BIOS 0209.  Đồng hồ CPU: từ 80 MHz đến 500 MHz với bước điều chỉnh 1 MHz.
  11.  Đồng hồ PCI Express: từ 100 MHz đến 200 MHz với bước điều chỉnh 1 MHz.  Điện áp CPU: từ 0.85 V đến 1.7 V với bước điều chỉnh 0.00625 V.  Điện áp bộ nhân đồng hồ CPU (VCCPLL): từ 1.60325 V đến 2.50425 V với bước điều chỉnh 0.01325 V.  Điện áp bộ điều khiển bộ nhớ CPU (VTT): từ 1.007 V đến 2.00075 V với bước điều chỉnh 0.01325 V.  Điện áp chipset (PCH): từ 1.007 V đến 1.35150 V với bước điều chỉnh 0.01325 V. Hình 8: Thực đơn ép xung
  12. Hình 9: Thực đơn ép xung (tiếp) Hình 10: Thực đơn ép xung (tiếp)
  13. Hình 11: Các tùy chọn định thời bộ nhớ Hình 12: Các tùy chọn khác Các đặc tính kỹ thuật chính
  14. Bo mạch chủ ASUS Maximus III Gene có các đặc tính chính sau:  Socket: 1156.  Chipset: Intel P55.  Super I/O: Winbond W83667HG.  Parallel ATA: None.  Serial ATA: sáu cổng SATA-300 được điều khiển bởi chipset (RAID 0, 1, 5 and 10) và một cổng SATA-300 được điều khiển bởi chíp JMicron JMB363 .  External SATA: một cổng eSATA-300 được điều khiển bởi chip JMicron JMB363.  USB: 14 cổng USB 2.0, trong đó 9 cổng được hàn trên bo mạch chủ ở panel phía sau và 5 cổng còn lại có sẵn trên 3 header nằm trên bo mạch chủ.  Firewire (IEEE 1394): hai cổng, một cổng kích thước tiêu chuẩno được hàn trên panel phía sau và một cổng có sẵn trên một header nằm trên bo mạch chủ. Cả hai cổng này đều được điều khiển bởi một chip VIA VT6315P.  On-board video: No.  On-board audio: được tạo ra bởi chipset cùng cới một chip codec VIA VT2020 (8-kênh, tỷ số công suất tín hiệu trên tạp âm ở các đầu ra là 110 dB). Có một đầu ra SPDIF cáp quang on-board.
  15.  On-board LAN: một cổng Gigabit Ethernet được điều khiển bởi một chip RTL8112L được kết nối với hệ thống thông qua một làn PCI Express x1.  Buzzer: No.  Power supply : EPS12V  Slots: hai khe cắm PCI Express 2.0 x16 (khe thứ nhất làm việc ỏ tốc độ x16 nếu khe thứ 2 không sử dụng, khe thứ nhất sẽ làm việc ở tốc độ x8 nếu khi thứ hai cùng làm việc; khe thứ hai luôn luôn làm việc ở tốc độ x8), một khe PCI Express x4 và một khe PCI chuẩn.  Memory: bốn khe cắm RAM socket DDR3-DIMM (hỗ trợ tới 16 GB RAM DDR3-2200 thông qua việc ép xung).  Fan connectors: một giắc nối bốn chân cho quạt mát CPU và bốn giắc nối bốn chân cho 4 quạt phụ (điều khiển PWM), hai trong số chúng có hỗ trợ các cảm biến nhiệt.  Extra Features: công tắc xóa CMOS, các đèn LED chuẩn đoán POST, kết nối ROG Connect.  Số ổ đĩa CD/DVD: một.  Phần mềm đi kèm: Motherboard drivers and utilities .  Trang thông tin về sản phẩm: http://www.asus.com  Giá trung bình tại Mỹ: $ 140.00
  16. Kết luận Khi thấy một bo mạch chủ micro-ATX bạn thường nghĩ về một bo mạch chủ với video on-board nhắm mục tiêu đến các máy tính cơ bản hoặc HTPCs (Home Theater PC) thông thường với một khe cắm PCI Express x16 và thiếu các hỗ trợ SLI và CrossFireX cũng như các tính năng ép xung mạnh mẽ. Nhưng ASUS Maximus III Gene là một ngoại lệ. Đây là một bo mạch chủ micro-ATX không tích hợp card video với hai khe cắm PCI Express x16 hỗ trợ các cài đặt SLI và CrossFireX cùng rất nhiều tính năng ép xung. Nó là một phần của dòng sản phẩm Republic of Gamers (ROG) của ASUS với một bản sắc độc đáo và rất nhiều tính năng ép xung. Tính năng ROG Connect cho phép bạn thiết lập việc ép xung thông qua một máy tính thứ hai. Nút “Clear CMOS” trên panel phía sau là minh chứng rõ ràng đây là một bo mạch chủ nhắm mục tiêu đến việc ép xung. Tuy đây không phải là một bo mạch chủ cao cấp, nó thiếu một số tính năng như các cổng USB 3.0 và SATA-600. Nhưng ngược lại nó lại không đòi hỏi một mức giá quá cao. Maximus III Gene có tỷ số “giá/lợi ích” tuyệt vời nếu bạn đang tìm kiếm một bo mạch chủ micro-ATX socket 1156 không có video on-board với rất nhiều tùy chọn ép xung cũng như việc hỗ trợ các cài đặt SLI và CrossFireX để xây dựng một máy tính chơi game mạnh mẽ bên trong một case nhỏ gọn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2