intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ pháp điển về kinh doanh bảo hiểm: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:593

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn “Bộ pháp điển về kinh doanh bảo hiểm”, gồm 2 phần: Phần I Danh mục các văn bản đã được thu thập để pháp điển đối với đề mục kinh doanh bảo hiểm; Phần II Bộ pháp điển về kinh doanh bảo hiểm. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây để nắm rõ về Bộ pháp điển!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ pháp điển về kinh doanh bảo hiểm: Phần 2

  1. PHẦN II BỘ PHÁP ĐIỂN VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM 19
  2. 20
  3. Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 2.3.LQ.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Luật số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội về kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2001) 1. Luật này điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. 2. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh. Điều 2.3.NĐ.1.1. Đối tượng điều chỉnh (Điều 1 Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Chính phủ về quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 03 năm 2005) Nghị định này quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Điều 2.3.NĐ.2.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, có hiệu lực kể từ ngày 03/12/2006) Nghị định này quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều 2.3.NĐ.2.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Nghị định số 130/2006/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 03/12/2006) Nghị định này áp dụng đối với: 1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó. (Điều này có nội dung liên quan đến Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy) Điều 2.3.NĐ.3.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/10/2008) Nghị định này quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm; trách nhiệm của các Bộ, cơ 21
  4. quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Điều 2.3.NĐ.3.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/10/2008) 1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. Điều 2.3.NĐ.4.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Nghị định số 102/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 của Chính phủ quy định về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012) Nghị định này quy định về bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Điều 2.3.NĐ.4.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Nghị định số 102/2011/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012) 1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm trách nhiệm theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2.3.NĐ.5.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ quy định về một số chính sách phát triển thủy sản, có hiệu lực từ 5/8/2014) Nghị định này quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm; chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển thủy sản. Điều 2.3.NĐ.5.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, có hiệu lực từ 5/8/2014) Nghị định này áp dụng đối với: 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản. 2. Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là chủ tàu) đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu (thay máy mới; gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải; trang thiết bị bảo quản hải sản, bốc xếp hàng hóa) phục vụ hoạt động khai thác hải sản. 3. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản. Điều 2.3.NĐ.6.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2016) Nghị định này quy định về: Trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc, điều kiện triển khai bảo hiểm bắt buộc, số tiền bảo hiểm tối thiểu, nguyên tắc xác định mức phí bảo hiểm và quản lý Nhà nước về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. 22
  5. Điều 2.3.NĐ.6.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2016) Nghị định này áp dụng đối với: 1. Chủ đầu tư, nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng). 2. Nhà thầu tư vấn. 3. Nhà thầu thi công xây dựng. 4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”), doanh nghiệp tái bảo hiểm. 5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Điều 2.3.NĐ.7.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng (Điều 1 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016) 1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm bao gồm: a) Thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm), chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi tắt là chi nhánh nước ngoài), doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và quỹ bảo vệ người được bảo hiểm; b) Chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. 2. Nghị định này áp dụng đối với: a) Doanh nghiệp bảo hiểm; b) Chi nhánh nước ngoài; c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm; d) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 2.3.TL.1.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT-BTC-BCA ngày 25/2/2009 của liên Bộ Tài chính và Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 24/4/2009) Thông tư này hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an và Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiên bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, các chủ xe cơ giới đường bộ (sau đây rút gọn là chủ xe cơ giới) khi làm thủ tục đăng ký xe; phát hiện, xử lý vi phạm các trường hợp không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc 23
  6. trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông. Điều 2.3.TL.1.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT-BTC-BCA, có hiệu lực kể từ ngày 24/4/2009) Thông tư này áp dụng đối với lực lượng Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát điều tra và các lực lượng Cảnh sát khác có liên quan trong việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thuộc Công an các đơn vị, địa phương; cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính; doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh doanh bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Điều 2.3.TT.2.1. Phạm vi áp dụng (Điều 1 Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng,thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, có hiệu lực từ ngày 10/7/2009) Thông tư này quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới (gọi tắt là Quỹ) theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (gọi tắt là Nghị định 103/2008/NĐ-CP). (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 4. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 09 năm 2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới) Điều 2.3.TT.3.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 19/2010/TT-BCA ngày 07/6/2010 của Bộ Công an quy định về quản lý, sử dụng kinh phí đóng góp cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy từ kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/7/2010) Thông tư này quy định về quản lý, sử dụng kinh phí đóng góp cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy từ kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm (sau đây viết tắt là kinh phí đóng góp cho PCCC) theo quy định tại Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08-11-2006 về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Điều 2.3.TT.3.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 19/2010/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/7/2010) Thông tư này áp dụng đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an các đơn vị, địa phương có liên quan đến quản lý, sử dụng kinh phí đóng góp cho PCCC. Điều 2.3.TT.4.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 219/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chí xác định tổ chức bảo hiểm có uy tín trong lĩnh vực hàng hải theo quy định tại Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2011) Thông tư này quy định tiêu chí xác định tổ chức bảo hiểm có uy tín đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thành lập và hoạt động tại Việt Nam được phép bảo lãnh thực hiện hoặc phát hành thư cam kết bảo lãnh trong trường hợp tàu biển bị bắt giữ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 24
  7. Điều 2.3.TT.4.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 219/2010/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2011) Thông tư này áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, tổ chức và cá nhân trong nước, nước ngoài có liên quan đến tàu biển bị bắt giữ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2.3.TT.5.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2011) Thông tư này quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Điều 2.3.TT.5.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 220/2010/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2011) 1. Doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi tắt là Nghị định số 35/2003/NĐ-CP) có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Trường hợp cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP tham gia các loại hình bảo hiểm tài sản khác (trong đó có bảo hiểm cho các rủi ro cháy, nổ bắt buộc) phải đảm bảo tuân thủ mức phí bảo hiểm bắt buộc đối với rủi ro cháy, nổ theo Biểu phí quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này. 3. Đối với các cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ mang tính đặc thù chưa được đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ trong Thông tư này, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm được phép thỏa thuận về điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm và phải báo cáo Bộ Tài chính để theo dõi, quản lý. (Điều này có nội dung liên quan đến Phụ lục 1, Phụ lục 3, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy) Điều 2.3.TT.6.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 13/2012/TT-BTC ngày 7/2/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm bắt buộc bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2012) Thông tư này quy định về bảo hiểm bắt buộc bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ. Điều 2.3.TT.6.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 13/2012/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2012) 1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ. 25
  8. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập, tổ chức và hoạt động tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới thực hiện theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới. 4. Các tổ chức, cá nhân và cơ quan có liên quan. Điều 2.3.TT.7.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 124/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012) Thông tư này hướng dẫn việc thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, sức khoẻ, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, sức khoẻ, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm; việc thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, sức khoẻ, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam. Điều 2.3.TT.7.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 124/2012/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012) Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, sức khoẻ, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, đại lý bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan; bảo đảm hợp tác, cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Điều 2.3.TT.8.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng (Điều 1 Thông tư số 125/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012) Thông tư này hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, sức khoẻ, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Điều 2.3.TT.9.1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 135/2012/TT-BTC ngày 15/8/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012) Thông tư này quy định việc triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm) và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2.3.TT.10.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1 Thông tư số 115/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2013) 26
  9. 1. Thông tư này hướng dẫn việc triển khai bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010. 2. Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai bảo hiểm hưu trí (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm) và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2.3.TL.2.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư liên tịch số 214/2013/TTLT-BTC-BCA ngày 31/12/2013 của liên Bộ Tài chính - Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 và Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/2/2014) Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc trích lập kinh phí cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy (sau đây viết tắt là PCCC) và cơ chế quản lý cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí này; trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 2.3.TL.2.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư liên tịch số 214/2013/TTLT-BTC-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/2/2014) Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là Nghị định số 35/2003/NĐ- CP), Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (sau đây gọi là Nghị định số 46/2012/NĐ-CP), doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (Điều này có nội dung liên quan đến Phụ lục 1, Phụ lục 3, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy) Điều 2.3.TL.3.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN ngày 02/7/2014 của liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2014) Thông tư này hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Điều 2.3.TL.3.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2014) 1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; 27
  10. 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng; 3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2.3.TT.11.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 115/2014/TT-BTC ngày 20/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/8/2014 và được áp dụng từ ngày 25/8/2014) Thông tư này hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm quy định tại Điều 5 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 67/2014/NĐ-CP). (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 5. Chính sách bảo hiểm Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản) Điều 2.3.TT.11.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 115/2014/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/8/2014 và được áp dụng từ ngày 25/8/2014) 1. Các doanh nghiệp bảo hiểm được chấp thuận triển khai bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm). 2. Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 5. Chính sách bảo hiểm Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản) Điều 2.3.TT.12.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 116/2014/TT-BTC ngày 20/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề về tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 20/8/2014 và áp dụng từ ngày 25 tháng 8 năm 2014) 1. Thông tư này hướng dẫn một số vấn đề về tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện bảo hiểm theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 67/2014/NĐ-CP) về các nội dung sau: a) Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm. b) Nguyên tắc hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. c) Đồng bảo hiểm. d) Đại lý bảo hiểm. 28
  11. 2. Các vấn đề khác liên quan đến chế độ tài chính, chế độ kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành. Điều 2.3.TT.12.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 116/2014/TT-BTC, có hiệu lực kể từ ngày 20/8/2014 và áp dụng từ ngày 25 tháng 8 năm 2014) Các doanh nghiệp bảo hiểm được chấp thuận triển khai bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm), đại lý bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, có liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP. Điều 2.3.TT.13.1. Phạm vi áp dụng (Điều 1 Thông tư số 195/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2015) Thông tư này hướng dẫn việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp phép thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm). Điều 2.3.TT.13.2. Đối tượng điều chỉnh (Điều 2 Thông tư số 195/2014/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2015) 1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp phép thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ). 2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cấp phép thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ). 3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm. Điều 2.3.TT.14.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 210/2015/TT-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Tài chính quy định sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2016) Thông tư này quy định việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là BHTN) đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Điều 2.3.TT.14.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 210/2015/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2016) 1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh có nguồn thu sự nghiệp thấp hoặc không có nguồn thu được phân loại là đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. 29
  12. 2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này. 3. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ mua BHTN đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập quy định tại Khoản 1 Điều này. Điều 2.3.TT.15.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16/2/2016 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2016) Thông tư này quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Điều 2.3.TT.15.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2016) 1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật. 3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Điều 2.3.TT.16.1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1 Thông tư số 52/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2016) 1. Thông tư này hướng dẫn việc triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung (universal life) thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư. 2. Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm), đại lý bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2.3.TT.11.1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1 Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2017) Thông tư này hướng dẫn: 1. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm và chế độ tài chính, chế độ báo cáo đối với bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm: bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường. 2. Việc triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba. Điều 2.3.TT.11.2. Đối tượng áp dụng (Điều 2 Thông tư số 329/2016/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2017) 30
  13. Thông tư này áp dụng đối với: 1. Chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng). 2. Nhà thầu tư vấn. 3. Nhà thầu thi công xây dựng. 4. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”), doanh nghiệp tái bảo hiểm. 5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Điều 2.3.LQ.2. Áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm, pháp luật có liên quan, Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế (Điều 2 Luật số 24/2000/QH10, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2001) 1. Tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó. 3. Các bên tham gia bảo hiểm có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam. Điều 2.3.LQ.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Luật số 24/2000/QH10, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2001, Khoản 19, 20 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 61/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011) Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. 2. Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. 3. Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm. 4. Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. 5. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. 31
  14. 6. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. 7. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng. 8. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người. 9. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. 10. Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. 11. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. 12. Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết. 13. Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. 14. Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. 15. Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ. 16. Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó. 17. Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. 18. Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. 19. Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. 20. Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Điều 2.3.NĐ.3.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/10/2008) 32
  15. 1. "Doanh nghiệp bảo hiểm" là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 2. "Chủ xe cơ giới" (tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới. 3. "Xe cơ giới" bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ- moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông. 4. "Hành khách" là người được chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc các hình thức quy định trong Bộ luật Dân sự. 5. "Bên thứ ba" là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những người sau: a) Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó; b) Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó; c) Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó. 6. "Ngày" (thời hạn) quy định trong Nghị định này là ngày làm việc. Điều 2.3.NĐ.4.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Nghị định số 102/2011/NĐ-CP , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012) 1. “Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh gồm: a) Bác sỹ, y sỹ. b) Điều dưỡng viên. c) Hộ sinh viên. d) Kỹ thuật viên. đ) Lương y. e) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. 2. “Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” là người hành nghề trong biên chế, người hành nghề có hợp đồng lao động, người hành nghề được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mời từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đến hỗ trợ chuyên môn. Điều 2.3.TT.5.4. Giải thích từ ngữ (Điều 4 Thông tư số 220/2010/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2011) Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. 2. Bên mua bảo hiểm là cơ quan, tổ chức và cá nhân sở hữu hoặc quản lý hoặc sử dụng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và được ghi tên trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. 33
  16. 3. Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác. 4. Nổ là phản ứng hoá học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật xung quanh nhưng loại trừ: a) Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hại do nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp suất bên trong tạo ra hoàn toàn do hơi nước tạo ra bị nổ (chứ không phải do bắt cháy từ nguồn nổ) nếu nồi hơi và những máy móc thiết bị đó thuộc quyền sở hữu hay điều khiển của bên mua bảo hiểm. b) Bình chứa, máy móc hay thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó bị hư hại hay phá huỷ do nổ các chất liệu đó (điểm loại trừ này không áp dụng trong trường hợp bảo hiểm cháy, nổ xăng dầu). 5. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là các cơ sở được quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP. 6. Mức khấu trừ là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm. Mức khấu trừ được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. 34
  17. PHỤ LỤC 2 MỨC KHẤU TRỪ (Ban hành kèm theo Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính) Mức khấu trừ tối thiểu được quy định như sau: Đơn vị tính: USD Số tiền bảo hiểm Mức khấu trừ tối thiểu Đến 100.000 200 Trên 100.000 đến 500.000 500 Trên 500.000 đến 2.500.000 1.000 Trên 2.500.000 đến 5.000.000 2.000 Trên 5.000.000 đến 10.000.000 3.000 Trên 10.000.000 5.000 Điều 2.3.TT.6.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 13/2012/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2012) Các thuật ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau: 1. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sửa đổi bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành và được phép triển khai bảo hiểm trách nhiệm theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ là tổ chức cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải mua bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định tại Điều 90 Luật Năng lượng nguyên tử và Điều 13 Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử. 3. Sự cố trong Thông tư này bao gồm sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân, trong đó: sự cố bức xạ là tình trạng mất an toàn bức xạ và mất an ninh đối với nguồn phóng xạ; sự cố hạt nhân là tình trạng mất an toàn hạt nhân và mất an ninh đối với vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân. 4. Thiệt hại bức xạ là tổn thất đối với con người, tài sản, môi trường do sự cố bức xạ gây ra, bao gồm cả chi phí cho khắc phục hậu quả. 5. Thiệt hại hạt nhân là tổn thất đối với con người, tài sản, môi trường do sự cố hạt nhân gây ra, bao gồm cả chi phí cho khắc phục hậu quả. 6. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của công việc bức xạ đối với người lao động. 7. Người lao động là người có giao kết hợp đồng lao động với bên mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật. 8. Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc bức xạ hoặc có nguyên nhân từ việc thực hiện công việc bức xạ gây tổn thương cho 35
  18. bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động (bao gồm cả bệnh nghề nghiệp) hoặc gây tử vong cho người lao động. 9. Bên thứ ba là người bị thiệt hại về kinh tế, tài sản, tính mạng hoặc tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể do sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân gây ra trừ bên mua bảo hiểm. (Điều này có nội dung liên quan đến Điều 90. Bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường của Luật Năng lượng nguyên tử và Điều 13. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử) Điều 2.3.TT.7.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 124/2012/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012) Các từ ngữ trong Thông tư ngày được hiểu như sau: 1. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. 2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ. 3. Công ty cổ phần bảo hiểm là công ty cổ phần bảo hiểm nhân thọ, công ty cổ phần bảo hiểm phi nhân thọ, công ty cổ phần chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ, công ty cổ phần tái bảo hiểm, công ty cổ phần môi giới bảo hiểm. 4. Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm là công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm nhân thọ, công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phi nhân thọ, công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ, công ty trách nhiệm hữu hạn tái bảo hiểm, công ty trách nhiệm hữu hạn môi giới bảo hiểm. 5. Chi nhánh nước ngoài là chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. 6. Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Điều 2.3.TT.8.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 125/2012/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012) Các từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau: 1. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. 2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khoẻ. 3. Chi nhánh nước ngoài là chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. 4. Công ty cổ phần bảo hiểm là công ty cổ phần bảo hiểm nhân thọ, công ty cổ phần bảo hiểm phi nhân thọ, công ty cổ phần bảo hiểm sức khoẻ, công ty cổ phần tái bảo hiểm, công ty cổ phần môi giới bảo hiểm. 36
  19. Điều 2.3.TT.9.3. Giải thích thuật ngữ (Điều 3 Thông tư số 135/2012/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012) 1. Quỹ liên kết đơn vị là quỹ được hình thành từ nguồn phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị và là một phần của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm. 2. Đơn vị của quỹ liên kết đơn vị là tài sản của quỹ liên kết đơn vị được chia thành nhiều phần bằng nhau. 3. Giá bán là giá một đơn vị của quỹ liên kết đơn vị khi doanh nghiệp bảo hiểm bán cho bên mua bảo hiểm. 4. Giá mua là giá một đơn vị của quỹ liên kết đơn vị khi doanh nghiệp bảo hiểm mua của bên mua bảo hiểm. 5. Ngày định giá là ngày doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành xác định giá mua và giá bán các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị. 6. Ngày định giá kế tiếp là ngày định giá ngay sau ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được yêu cầu mua hoặc bán các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị từ bên mua bảo hiểm. Điều 2.3.TT.15.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 22/2016/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2016) 1. “Doanh nghiệp bảo hiểm” là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 2. “Chủ xe cơ giới” (tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới. 3. “Xe cơ giới” bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ- moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông. 4. “Hành khách” là người được chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc các hình thức quy định trong Bộ luật Dân sự. 5. “Bên thứ ba” là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những người sau: a) Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó. b) Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó. c) Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó. 6. “Ngày” (thời hạn) quy định trong Thông tư này là ngày làm việc. Điều 2.3.TT.11.3. Giải thích từ ngữ (Điều 3 Thông tư số 329/2016/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2017) 37
  20. Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau: 1. Bàn giao là việc bàn giao công trình xây dựng quy định tại Điều 124 Luật xây dựng. 2. Bên mua bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân sau đây: a) Chủ đầu tư (đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng). b) Nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng). c) Nhà thầu thi công xây dựng (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường). 3. Bên thứ ba (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng) là bên bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản có liên quan đến việc thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng, trừ doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm. 4. Bệnh nghề nghiệp là bệnh được quy định tại Điều 143 Bộ luật lao động. 5. Chủ đầu tư là chủ đầu tư xây dựng hoặc nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng). 6. Chủ đầu tư xây dựng là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp (trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước) theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 119/2015/NĐ-CP). 7. Công trình trong thời gian xây dựng là công trình xây dựng quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật xây dựng. 8. Đưa vào sử dụng là việc đưa công trình xây dựng vào vận hành, khai thác. 9. Mức khấu trừ là số tiền cố định hoặc tỷ lệ phần trăm (%) của số tiền bồi thường bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm, cụ thể như sau: a) Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Mức khấu trừ quy định tại tiết c điểm 1 khoản I Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Thông tư này) hoặc tiết c điểm 1 khoản II Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này). b) Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Mức khấu trừ quy định tại điểm b khoản 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này. 10. Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tư vấn khảo sát xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên. 11. Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 1 Điều này. 12. Người được bảo hiểm là các tổ chức, cá nhân sau đây: 38
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2