intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bóc tách động mạch vành tự nhiên: Nhân một trường hợp lâm sàng điều trị bằng can thiệp qua da

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

73
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết báo cáo một trường hợp lâm sàng không điển hình đã được điều trị thành công bằng can thiệp qua da. Bóc tách tự nhiên động mạch vành (ĐMV) là một bệnh hiếm gặp trong lâm sàng và chủ yếu gặp ở phụ nữ trong giai đoạn sinh đẻ. Dưới đây chúng tôi báo cáo một trường hợp lâm sàng không điển hình và được điều trị bằng can thiệp ĐMV qua da.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bóc tách động mạch vành tự nhiên: Nhân một trường hợp lâm sàng điều trị bằng can thiệp qua da

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br /> <br /> BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH VÀNH TỰ NHIÊN:<br /> NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ<br /> BẰNG CAN THIỆP QUA DA<br /> Đỗ Văn Chiến*; Lê Duy Thành*; Phạm Thái Giang*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Bóc tách tự nhiên động mạch vành (ĐMV) là một bệnh hiếm gặp trong lâm sàng và chủ yếu<br /> gặp ở phụ nữ trong giai đoạn sinh đẻ. Dưới đây chúng tôi báo cáo một trường hợp lâm sàng<br /> không điển hình và được điều trị bằng can thiệp ĐMV qua da.<br /> * Từ khóa: Bóc tách động mạch vành; Can thiệp qua da.<br /> <br /> Spontaneous Coronary Artery Dissection: A Case of Successful<br /> Percutaneous Intervention<br /> Summary<br /> Spontaneous coronary artery dissection is a rare pathological condition, which can be seen<br /> frequently in mature females. We reported an infrequent case, which was treated by percutaneous<br /> coronary intervention.<br /> * Key words: Spontaneous coronary dissection; Intervention.<br /> <br /> GIỚI THIỆU<br /> Bóc tách tự nhiên ĐMV là một bệnh<br /> hiếm gặp, là nguyên nhân hiếm gặp gây<br /> nhồi máu cơ tim (NMCT) hoặc đột tử.<br /> Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ<br /> mang thai. Bóc tách động mạch chủ<br /> thường đi kèm với các bệnh hệ thống,<br /> bệnh tự miễn, hội chứng Marfan, chấn<br /> thương ngực hoặc gắng sức nặng.<br /> Chúng tôi báo cáo một trường hợp lâm<br /> sàng không điển hình đã được điều trị<br /> thành công bằng can thiệp qua da.<br /> TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG<br /> Bệnh nhân Đ.T.L.H, nữ, sinh năm<br /> 1962, nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện<br /> TWQĐ 108 với biểu hiện cấp tính: đau<br /> ngực dữ dội sau xương ức ngày thứ 2<br /> của bệnh, cơn đau điển hình: tức nặng<br /> <br /> sau xương ức, lan sang tay trái kèm cảm<br /> giác khó thở, không buồn nôn, không<br /> nôn. BN được tuyến trước chẩn đoán<br /> nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp và được<br /> chuyển đến Bệnh viện TWQĐ 108 để xét<br /> can thiệp ĐMV qua da. Tại Khoa Cấp<br /> cứu, BN vẫn còn đau ngực, mạch nhanh<br /> đều 100 lần/phút, huyết áp 150/90<br /> mmHg, SpO2 95%. Trên điện tim có hình<br /> ảnh ST chênh lên ở các chuyển đạo V3V6. Siêu âm tim có giảm vận động vùng<br /> vách liên thất và mỏm tim, chức năng co<br /> bóp giảm (EF 40%). Xét nghiệm men tim<br /> troponin 3,4 ng/ml, CK-MB 89 ng/ml. BN<br /> được xác định NMCT cấp vùng trước<br /> vách mỏm giờ thứ 18, TIMI I nên được<br /> chuyển điều trị nội khoa tích cực tại<br /> Khoa Tim mạch. Sau đó xét can thiệp<br /> ĐMV thì hai.<br /> <br /> * Bệnh viện TWQĐ 108<br /> Người phản hồi (Corresponding): Đỗ Văn Chiến (vmechiendo@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 18/02/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 30/05/2016<br /> Ngày bài báo được đăng: 03/06/2016<br /> <br /> 225<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br /> <br /> Hình 1: Điện tim đồ khi nhập viện, ST<br /> chênh lên ở chuyển đạo V3-V6.<br /> <br /> Bóc tách động mạch liên thất trước<br /> <br /> Động mạch mũ bình thường<br /> Hình 2: Hình ảnh khuyết xạ có hồi phục ở<br /> mỏm tim.<br /> Do hình ảnh xạ hình tưới máu còn hồi<br /> phục ở mỏm tim nên BN có chỉ định chụp<br /> ĐMV với kết quả như sau: ĐMV phải bình<br /> thường, động mạch mũ bình thường, hẹp<br /> 50% đoạn giữa động mạch liên thất<br /> trước, có bóc tách thành động mạch đoạn<br /> xa. Tuy nhiên, do đây là trường hợp có<br /> nhiều rủi ro nên BN đã được hội chẩn tại<br /> Viện Tim mạch, Bệnh viện TWQĐ 108 và<br /> chụp thêm cắt lớp vi tính CT 320 lớp cắt<br /> để xác định lòng thật và lòng giả.<br /> <br /> 226<br /> <br /> ĐMV phải bình thường<br /> Hình 3: Hình ảnh chụp ĐMV dưới màn<br /> hình tăng sáng.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br /> <br /> * Quá trình can thiệp ĐMV:<br /> Đường vào can thiệp là động mạch<br /> quay với ống thông can thiệp EBU 3.5<br /> (Hãng Medtronic). Đi dây dẫn rất mềm,<br /> đầu nhọn Fielder XT ( Hãng Asahi) trong<br /> ống thông nhỏ (microcatheter). Đưa dây<br /> dẫn vào lòng thật như hình ảnh của CT<br /> 320 ở mặt cắt ngang đã gợi ý. Kiểm tra<br /> xem liệu ống thông có nằm trong lòng thật<br /> hay không bằng cách hút máu qua ống<br /> thông, nối áp lực và chụp kiểm tra với ống<br /> tiêm nhỏ 3 ml. Kết quả cho thấy ống<br /> thông nhỏ đã nằm trong lòng thật, đưa<br /> dây dẫn mềm thông thường Runthrough<br /> (Hãng Terumo) để dẫn đường. Rút ống<br /> thông nhỏ và sử dụng bóng 2,0 x 15<br /> Tazuna (Hãng Terumo), nong bóng áp lực<br /> 2 atm sau đó xẹp bóng để kiểm tra dòng<br /> chảy. Tiếp tục nong bóng áp lực cao hơn<br /> 4, 6 và 8 atm. Chụp kiểm tra thấy dòng<br /> chảy trong lòng thật tốt. Đặt stent 2,25 x<br /> 20 Amazonia Sir (Hãng Minvasys), áp lực<br /> lần lượt 4, 6,10 và 12 atm. Chụp kiểm tra<br /> thấy lòng giả bị bít hoàn toàn, dòng chảy<br /> trong long thật rất tốt. Nong bóng áp lực<br /> cao bổ sung Yangtze 2,5 x 15 (Hãng<br /> Minvasys) áp lực 16 atm.<br /> <br /> Hình 4: Quá trình can thiệp động mạch<br /> liên thất trước: 1. Đưa dây dẫn mềm vào<br /> lòng thật, 2. Kiểm tra lòng thật bằng cách<br /> bơm cản quan qua ống thông nhỏ<br /> (microcatheter), 3. Nong bóng và kiểm tra<br /> dòng chảy, 4. Kết quả sau khi can thiệp<br /> thành công.<br /> <br /> 227<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Bóc tách ĐMV tự nhiên thường gặp ở<br /> phụ nữ trong thời kỳ mang thai [2]. Trong<br /> giai đoạn này, một số yếu tố như giảm<br /> sản lượng các sợi collagen hay tăng quá<br /> trình thoái giáng sợi collagen trong lớp áp<br /> trong và giữa của thành mạch, tăng áp<br /> lực lên thành mạch do cung lượng tim<br /> cao, tăng đông máu trong thời kỳ hậu<br /> mang thai. Theo Koul và CS, hiện tượng<br /> này thường gặp ở phụ nữ ngoài 30 tuổi<br /> và chủ yếu gặp ở động mạch liên thất<br /> trước [4]. Chỉ 1/3 số BN có tổn thương<br /> bóc tách đa mạch. Shamloo và CS phân<br /> tích gộp trên một số trường hợp lâm sàng<br /> và đưa ra một số kết luận: [1]. Khoảng<br /> 80% trường hợp được chẩn đoán khi<br /> sống và 20% xác định bằng mổ tử thi; [2].<br /> Thường là tổn thương đơn mạch; [3].<br /> Điều trị bằng can thiệp hoặc mổ bắc cầu<br /> mang lại hiệu quả hơn rất nhiều so với<br /> điều trị nội khoa; [4]. Điều trị bằng tiêu sợi<br /> huyết trước can thiệp làm tình trạng BN<br /> xấu đi (khoảng 60% trường hợp) [5].<br /> Trong thai kỳ hoặc hậu thai kỳ, thành<br /> mạch máu yếu là tiền đề gây ra bóc tách<br /> thành động mạch hoặc có thể gặp trong<br /> trường hợp bệnh tự miễn hoặc hệ thống.<br /> BN của chúng tôi không nằm trong nhóm<br /> nguy cơ này, vì BN tuổi cao, không có<br /> bệnh hệ thống hay tự miễn. Yếu tố nguy<br /> cơ trong trường hợp này có thể do BN đã<br /> dùng thuốc tránh thai nhiều năm và có<br /> tăng huyết áp.<br /> * Giải phẫu bệnh:<br /> Hiện tượng bóc tách thành ĐMV có<br /> hình ảnh giải phẫu bệnh là một khoảng<br /> <br /> 228<br /> <br /> không giữa lớp áo giữa và áo ngoài của<br /> động mạch do hiện tượng hoại tử thể<br /> nang hoặc chảy máu mạch máu thành<br /> động mạch (vaso vasorum) [1]. Hoại tử<br /> thể nang là do hiện tượng phân rã các sợi<br /> chun và tế bào cơ trơn thành mạch dẫn<br /> đến tích lũy các axit mucopolysaccharides.<br /> Những tổn thương bệnh học như vậy<br /> cũng có thể gặp ở BN có hội chứng<br /> Marfan, tăng huyết áp hoặc tự miễn. Về<br /> mô bệnh học, các tổn thương bóc tách<br /> thành ĐMV thường có thâm nhiễm bạch<br /> cầu ưa eosin. Thâm nhiễm bạch cầu ưa<br /> eosin được xem là quá trình phản ứng<br /> viêm hơn là nguyên nhân gây bệnh. Một<br /> số báo cáo trước đây cũng cho thấy bóc<br /> tách thành ĐMV có thể gặp ở BN tăng<br /> bạch cầu ưa eosin [7].<br /> * Chẩn đoán và điều trị:<br /> Chẩn đoán xác định bằng chụp động<br /> mạch qua da có cản quang dưới màn<br /> hình tăng sáng. Hình ảnh trên chụp ĐMV<br /> là một dải ngăn cách lòng giả và lòng<br /> thật, có thể thấy hình ảnh phình hoặc hẹp<br /> trước và sau chỗ bóc tách. Bóc tách động<br /> mạch liên thất trước thường gặp ở nữ<br /> giới, trong khi nam giới thường thấy ở<br /> ĐMV phải. Tổn thương thân chung hiếm<br /> gặp [6]. Can thiệp ĐMV qua da trong<br /> những trường hợp như vậy thường rất<br /> khó khăn vì phải xác định được lòng thật.<br /> Nếu đi dây dẫn và đặt giá đỡ lòng giả sẽ<br /> mất hoàn toàn động mạch còn lại. Trong<br /> trường hợp như vậy, các phương pháp<br /> hỗ trợ hình ảnh như siêu âm nội mạch<br /> (IVUS) và chụp cản quang lòng mạch<br /> (OCT) rất có ích. IVUS cho phép xác định<br /> được cấu trúc của mảng vữa xơ, kích<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br /> <br /> thước lòng mạch và vị trí bóc tách, đồng<br /> thời xác định lòng thật và lòng giả. So với<br /> IVUS, OCT có độ phân giải tốt hơn và có<br /> thể giúp phân biệt được những cấu trúc<br /> nhỏ nhất, đặc biệt trong trường hợp lòng<br /> thật và lòng giả. Tuy nhiên, độ xuyên thấu<br /> của OCT không cao và giá thành thường<br /> cao. Cả IVUS và OCT đều có tính chất hỗ<br /> trợ khá cao trong những trường hợp này.<br /> Tuy nhiên, do phòng can thiệp của chúng<br /> tôi không có IVUS cũng như OCT nên<br /> việc sử dụng CT 320 trợ giúp có ý nghĩa<br /> vô cùng quan trọng [3].<br /> Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể<br /> nào để điều trị những trường hợp bóc<br /> tách thành ĐMV. Xử trí chủ yếu dựa trên<br /> các triệu chứng lâm sàng. Nếu tổn<br /> thương ở đoạn xa, không có khả năng<br /> can thiệp qua da, việc điều trị nội khoa có<br /> thể chấp nhận được. Nếu bóc tách ở<br /> đoạn gần và kích thước đủ lớn, việc can<br /> thiệp qua da rất có hiệu quả, đặc biệt<br /> trong trường hợp NMCT cấp. Việc dùng<br /> stent bọc thuốc và không bọc thuốc là vấn<br /> đề đang được thảo luận. Nếu dùng stent<br /> bọc thuốc, quá trình nội mạc hóa bị cản<br /> trở và dòng máu vào lòng giả có thể vẫn<br /> còn tồn tại trong thời gian dài. Nếu dùng<br /> stent không bọc thuốc, quá trình nội mạc<br /> hóa nhanh hơn và bóc tách sẽ đóng lại<br /> sớm hơn. Nhưng stent không bọc thuốc<br /> có nhược điểm là nguy cơ tái hẹp nhanh<br /> hơn. Kỹ thuật đặt stent cũng là một vấn<br /> đề. Nếu đặt stent lòng giả có thể dẫn đến<br /> mất hoàn toàn động mạch. Cục máu đông<br /> trong lòng giả cũng là một nguy cơ gây<br /> tắc mạch hoàn toàn vì khi stent tác động<br /> <br /> lên nó có thể di chuyển ra các vị trí khác.<br /> Một kỹ thuật được gợi ý trong trường hợp<br /> như vậy là đặt nhiều stent từ đoạn dưới,<br /> sau đó chồng lấn đoạn gần sẽ làm giảm<br /> nguy cơ mất đoạn xa. Tuy nhiên, nhiều<br /> stent sẽ làm tăng nguy cơ tái hẹp. Điều trị<br /> nội khoa trong những trường hợp bóc<br /> tách đoạn xa là một giải pháp có thể chấp<br /> nhận được. Tuy nhiên hiện nay chưa có<br /> hướng dẫn cụ thể nào. Aspirin và<br /> clopidogrel được sử dụng trong trường<br /> hợp can thiệp ĐMV. Nếu dòng chảy còn<br /> tốt, việc điều trị chống kết tập tiểu cầu còn<br /> nhiều tranh cãi. Phẫu thuật bắc cầu chủ<br /> vành được chỉ định trong trường hợp<br /> không thể can thiệp qua da hoặc khi tổn<br /> thương không phù hợp để can thiệp (quá<br /> dài, quá phức tạp). Chỉ định phẫu thuật<br /> nếu đoạn xa kích thước tốt, không có tổn<br /> thương.<br /> KẾT LUẬN<br /> Bóc tách tự nhiên ĐMV có thể điều trị<br /> bằng nhiều phương pháp như nội khoa,<br /> can thiệp ĐMV qua da, bắc cầu nối chủ<br /> vành. Can thiệp động mạch qua da có thể<br /> điều trị thành công với kết quả rất tốt, thời<br /> gian bình phục nhanh.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Acikel S, Yildirir A, Muderrigsoglu H.<br /> Spotaneous coronary artery dissection<br /> presenting as an ischaemic stroke in a<br /> middle-aged<br /> man<br /> with<br /> anti-cardiolipin<br /> antibody. Int J Cardiol. 2009, 134, pp.e53-55.<br /> 2. Claudon DC, Claudon DB, Edwards JE.<br /> Primary, dissecting aneurysm of coronary<br /> <br /> 229<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2