intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bốn mùa vui với cá cảnh nước ngọt

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

106
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có thể nói rằng, bất cứ người nuôi cá cảnh nào cũng xuất phát từ sự đam mê dù việc nuôi cá nhằm vào mục đích kinh doanh hay giải trí. Vì nếu không có sự đam mê, ta sẽ không có chút ưu ái nào với vật nuôi và sẽ lơ là việc chăm sóc. Về việc chăm sóc cá, với những người nuôi cá cảnh để kinh doanh thì không nói làm gì, họ đã trải qua nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong nghề. Tuy nhiên với những người nuôi cá giải trí thì không phải ai...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bốn mùa vui với cá cảnh nước ngọt

  1. Bốn mùa vui với cá cảnh nước ngọt Có thể nói rằng, bất cứ người nuôi cá cảnh nào cũng xuất phát từ sự đam mê dù việc nuôi cá nhằm vào mục đích kinh doanh hay giải trí. Vì nếu không có sự đam mê, ta sẽ không có chút ưu ái nào với vật nuôi và sẽ lơ là việc chăm sóc. Về việc chăm sóc cá, với những người nuôi cá cảnh để kinh doanh thì không nói làm gì, họ đã trải qua nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong nghề. Tuy nhiên với những người nuôi cá giải trí thì không phải ai cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc cá. Chăm sóc cá cảnh như thế nào? Đặc biệt trong 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông ở miền Bắc? Mời bạn tham khảo những thông tin sau. Mùa xuân Thời tiết ấm áp, là thời điểm sinh sản của nhiều loài cá. Tuy nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết. Còn thực tế, ở miền Bắc, lúc này thời tiết bước vào thời kỳ tương đối lạnh. Vì vậy, khi nuôi cá cảnh vào mùa xuân, ta cần chú ý giữ ấm cho cá. Tốt nhất là nên nuôi cá trong nhà, giảm mật độ cá nuôi, giảm số lần thay nước (có thể 2-3 tuần thay 1 lần 1/3 bể); tập trung cho ăn nhiều hơn để tăng sức đề kháng cho cá. Nếu nuôi cá ngoài trời (bể xây), cần tăng cường sục khí và che phủ bạt. Ta có thể phủ lớp lá chuối dày trên bề mặt bể xây trong những ngày lạnh giá. Vào khoảng tháng 3, lúc bà già chết cóng, thời tiết bắt đầu rét bổ sung và sau đó là chuyển sang giai đoạn ấm dần. Lúc này, cá cảnh bắt đầu chịu khó ăn hơn, vì thế ta cũng cần bổ sung đủ thức ăn cho cá, tăng cường thời gian thay nước (khoảng 2 tuần thay 1
  2. lần). Khi thay nước, ta cần chú ý, không để nhiệt độ chênh lệch quá 2 độ C. (Kinh nghiệm của riêng HTL là pha nước từ bình nóng lạnh sao cho gần bằng nhiệt độ trong bể. Lúc đấy, bắt thẳng vòi vào hoa sen rồi cho vào bể cá). Vào khoảng cuối tháng 3, nhiệt độ tăng lên rõ rệt, cần kịp thời thay lượng nước cũ tồn lại từ mùa đông, tăng cường oxy. Song cũng cần phải chú ý giữ nhiệt độ nước ổn định ở 28 độ. Mùa hè Nhiệt độ tương đối cao kéo theo nhiệt độ nước cũng tăng. Lúc này, vi khuẩn có hại và ký sinh trùng trong nước giảm đi nhiều, nhưng lại là cơ hội để rêu phát triển -> một mầm mống bệnh tật đối với cá cảnh. Vì vậy, việc nuôi cá cảnh lúc này đòi hỏi phải tăng cường oxy, và giảm nhiệt độ nước. Khi nước lên đến 30 độ C, cần thay ngay 1/3 lượng nước để hạ nhiệt xuống 28 độ. Chu kỳ thay nước khoảng 3 ngày đến 1 tuần 1 lần (tuỳ vào nhiệt độ và độ bẩn của bể), mỗi lần thay 1/5 – 1/3 lượng nước trong bể. Mùa hè là mùa cá sinh trưởng và phát triển với tốc độ nhanh. Nên nhu cầu dinh dưỡng cho cá vào mùa hè là rất lớn. Mùa hè cũng là mùa sinh sản của một số loài cá. Cho nên, ta cần chú ý quá trình động dục và sinh sản để kịp thời chấn chỉnh lượng thức ăn, oxy và nếu có thể, ta chuẩn bị tổ cho cá đẻ... Vào khoảng tháng 5 là mùa cá cảnh hay mắc bệnh. Đặc biệt, trong Nam bước vào mùa mưa. Nếu có hiện tượng thời tiết mưa liên miên, ta cần định kỳ ngâm thuốc và điều chỉnh nước ổn định. Trong những ngày nóng nực, cần chú ý quan sát cá, thay nước bể và tăng cường oxy Read more: Bốn mùa vui với cá cảnh nước ngọt | Sinhvatcanh.org
  3. a
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2