intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Brian Skiff

Chia sẻ: Abcdef_43 Abcdef_43 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

46
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhà thiên văn tuyên bố vừa khám phá một tiểu hành tinh mới có quỹ đạo nhỏ nhất quanh mặt trời đã từng thấy cho một tảng đá trong không gian. Đây cũng là hành tinh nhỏ thứ hai được biết đến có quỹ đạo nằm trọn vẹn trong quỹ đạo trái đất (tiểu hành tinh đầu tiên là 2003 CP20, được khám phá ngày 14/02 năm 2003). Những thiên thể như vậy tìm ra rất khó do vị trí của chúng nằm giữa trái đất và mặt trời có nghĩa là chúng hiếm khi xuất hiện trong đêm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Brian Skiff

  1. Brian Skiff khám phá tiẻu hành tinh 2004 JG6 quỹ đạo nhỏ nhất Các nhà thiên văn tuyên bố vừa khám phá một tiểu hành tinh mới có quỹ đạo nhỏ nhất quanh mặt trời đã từng thấy cho một tảng đá trong không gian. Đây cũng là hành tinh nhỏ thứ hai được biết đến có quỹ đạo nằm trọn vẹn trong quỹ đạo trái đất (tiểu hành tinh đầu tiên là 2003 CP20, được khám phá ngày 14/02 năm 2003). Những thiên thể như vậy tìm ra rất khó do vị trí của chúng nằm giữa trái đất và mặt trời có nghĩa là chúng hiếm khi xuất hiện trong đêm Tiểu hành tinh mới này, tên là 2004 JG6, được Brian Skiff , thuộc Đài quan sát những vật thể gần trái đất LONEOS tại Flagstaff Arizona, khám phá ngày 13 tháng 5, 2004 vừa qua (LONEOS = Lowell Observatory Near-Earth Object Search) 2004 JG6 lại bay sát cách mặt Asteroid 2004JG6 nhỏ hơn Eros nhiều (NASA) trời 50 triệu km mỗi 6 tháng (NASA) Những vật thể nằm hoàn toàn trong quỹ đạo trái đất, theo William F. Bottke và đồng nghiệp ông thuộc viện nghiên cứu Southwest Research Institute, chỉ khoảng 2 phần trăm của toàn thể những vật thể gần trái đất nên chúng rất hiếm và khó khám phá ra chúng. Ngoài ra hầu như chúng luôn ở trong bầu trời ban ngày. Có thể có khoảng 50 Apoheles (*) đồng cỡ hay lớn hơn 2004 JG6, nhưng phần đông, chúng ta khó quan sát được chúng từ mặt đất.
  2. (*) Apoheles, tiếng Hawaïi là quỹ đạo. Nguốn gốc Hy Lạp , chữ "Apohele" gồm "apo" là ở ngoài và "heli" là mặt trời. Tiều hành hinh đầu tiên nằm hoàn toàn trong quỹ đạo trái đất là 2003 CP20, tìm ra ngày 14/02/2003 bởi chương trình NASA-funded Lincoln Laboratory Near- Earth Asteroid Research, quan sát gần Socorro, New Mexico. Mặc dù chỉ lớn hơn 2004 JG6 một ít, nhưng 2003 CP20 ở xa mặt trời hơn . LONEOS là một trong năm chương trình do NASA thành lập để tìm những tiểu hành tinh hay sao chổi có thể đến gấn hành tinh của chúng ta. Mục tiêu hiện hành của chương trình NASA là khám phá 90 phần trăm những tiểu hành tinh gần trái đất với đường kính lớn hơn 1km từ đây đến năm 2008. Người ta nghĩ rằng có khoảng 1100 tiểu hành tinh như vậy. 2004 JG6 đo theo đường chéo không lớn hơn 1 km (giữa 500 mét đến 1 km). Các nhà thiên văn cho rằng nó không làm nguy hại cho trái đất và đường đi của nó không trực tiếp giao nhau với đường đi của trái đất bất cứ thời gian nào, trong tương lai có thể thấy được. "Cái làm cho 2004 JG6 thành duy nhất là nó là tiểu hành tinh thứ hai ở gần thái dương hệ nhất quay quanh mặt trời" Edward Bowell, giám đốc (LONEOS) nói. Thêm nữa, 2004 JG6 chỉ cần 6 tháng là quay một vòng quanh mặt trời, là tiểu hành tinh có quỹ đạo nhỏ nhất chưa từng thấy. Thông thường các hành tinh nhỏ ở
  3. giữa quỹ dạo của Mars và Jupiter, xa hơn mặt trời gấp 4 lần trái đất, phải cần nhiếu năm mới quay được một vòng quanh mặt trời Theo như giản đố, quỹ đạo của JG6 cắt ngang qua quỹ đạo của Venus và Mercury. Ngang qua cách mặt trời 30 triệu miles (khoảng 50 triệu km). Vận tốc của nó khoảng 30 km/s, hay 67,000 miles/ giờ. Theo vị trí của những asteroid (hành tinh nhỏ), nó có thể đi ngang qua gần trái đất khoảng 3.5 triệu miles và 2 triệu miles cách Mercury. Trong vài tuấn nữa, 2004 JG6 sẽ đến giữa trái đất và mặt trời, ngay bên trong quỹ đạo trái đất. Biểu đồ chỉ quỹ đạo của tiểu hành tinh 2004 JG6, ảnh Lowell Observatory Nó sẽ di chuyển xuyên qua chòm sao Cancer và Canis Minor thấp phía dưới bầu trời phía Tây bởi vì với chu kỳ chính xác sáu tháng, tiểu hành tinh sẽ được quan sát một lần nữa, ngay ở điểm mà chúng ta quan sát hôm nay, tháng Năm năm sau sau khi quay hai lượt quanh mặt trời trong khi trái đất chỉ quay một vòng. Ngoài ra, cứ 6 tháng một lần, nó lại tiến gần sát đến mặt trời ở khoảng cách chưa đầy 50 triệu km. Các nhà thiên văn tin chắc rằng 2004 JG6 bắt nguồn từ vành đai thiên thạch (asteroid belt) nằm giữa Hỏa tinh và Mộc tinh.
  4. Con Quỷ nhỏ nóng Matthew Genge, khoa Thiên thạch và Khoa học Hành tinh, tại Đại học Hoàng gia London, Vương quốc Anh nói với New Scientist: "Nó sẽ trở thành một con quỷ nhỏ nóng. Vì người ta tiên đoán nó sẽ đến sát trái đất 5.6 triệu km, bằng 10 khoảng cách từ mặt trăng tới trái đất. Hành tinh nhỏ phát xuất từ vòng đai tiểu hành tinh quay giữa Mars và Jupiter. Trong vòng đai tiểu hành tinh, chúng có quỹ đạo khá bền vững. Nhưng trong trường hợp hiếm hoi khi chúng nằm thẳng hàng nhau, lực hấp dẫn (gravity) của Jupiter tác dụng trên nó yếu nên nó được thả tự do và trong khi trôi dạt, chúng bị ảnh hưởng của sức hút của Mars và trái đất kéo chúng đến gần mặt trời hơn"
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2