intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bus Slot

Chia sẻ: đinh Trung Tu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

84
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

PCI trong khoa học máy tính (là viết tắt Tiếng Anh của: Peripheral Component Interconnect).là một chuẩn để truyền dữ liệu giữa các thiết bị ngoại vi đến một bo mạch chủ (thông qua.chip cầu nam). Khe cắm mở rộng PCI 33Mhz, 32 bit màu trắng (bên phải) loại thông dụng thường thấy trên.các máy tính cá nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bus Slot

  1. Bus Slot PCI PCI trong khoa học máy tính (là viết tắt Tiếng Anh của: Peripheral Component Interconnect) là một chuẩn để truyền dữ liệu giữa các thiết bị ngoại vi đến một bo mạch chủ (thông qua chip cầu nam) Khe cắm mở rộng PCI 33Mhz, 32 bit màu trắng (bên phải) loại thông dụng thường thấy trên các máy tính cá nhân Lịch sử phát triển PCI được Intel phát triển để thay thế các bus cổ điển ISA và EISA vào những năm 1992. Sự phát triển của bus PCI đã thay đổi qua nhiều phiên bản, có thể kể đến như sau: • PCI phiên bản 1.0: ra đời vào năm 1992 bao gồm hai loại: loại chuẩn (32 bit) và loại đặc biệt (64 bit) • PCI phiên bản 2.0: ra đời năm 1993. • PCI phiên bản 2.1: ra đời năm 1995. • PCI phiên bản 2.2: ra đời tháng 01 năm 1999. • PCI-X 1.0 ra đời tháng 9 năm 1999. • mini-PCI ra đời tháng 11 năm 1999. • PCI phiên bản 2.3 ra đời tháng 3 năm 2002. • PCI-X phiên bản 2.0 ra đời tháng 7 năm 2002. • PCI Express phiên bản 1.0 ra đời tháng 7 năm 2002. Các kiểu bus PCI PCI với bus 33,33 Mhz, độ rộng 32 bit là bus PCI thông dụng nhất cho đến thời điểm năm 2007 dùng cho các bo mạch mở rộng (bo mạch âm thanh, bo mạch mạng, bo mạch modem gắn trong...Tuy nhiên có một số bus PCI khác như sau: • PCI 66 Mhz: Độ rộng bus: 32 bit; Tốc độ bus: 66 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 266 Mbps. • PCI 64 bit: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 33 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 266 Mbps. • PCI 64 Mhz/66 bit: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 66 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 533 Mbps. • PCI-X 64: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 66 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 533 Mbps.
  2. • PCI-X 133: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 133 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 1; Băng thông: 1066 Mbps. • PCI-X 266: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 133 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 2; Băng thông: 2132 Mbps. • PCI-X 533: Độ rộng bus: 64 bit; Tốc độ bus: 133 Mhz; Dữ liệu chuyển trong một xung nhịp: 4; Băng thông: 4266 Mbps. Những bus PCI 66 Mhz hoặc 64 bit theo liệt kê trên không thông dụng trong các máy tính cá nhân, chúng thường chỉ xuất hiện trên các máy chủ hoặc máy trạm. AGP Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Một khe cắm AGP trên bo mạch chủ (màu xẫm, phía trên). Phía dưới là hai khe cắm PCI (màu trắng) AGP (tiếng Anh: Accelerated Graphics Port)là một bus truyền dữ liệu và khe cắm dành riêng cho các bo mạch đồ hoạ - Ngay như tên gọi tiếng Anh đầy đủ của nó đã cho biết điều này (Tạm dịch: Cổng tăng tốc đồ hoạ). Ngày nay (2007) giao tiếp AGP không còn được sử dụng trong các bo mạch đồ hoạ nữa, chúng được thay thế bằng chuẩn PCI Express X16. Các loại khe cắm AGP Tổng quan AGP được phát triển trên nền bus PCI với sự thay đổi về dạng thức vật lý, cấu tạo và tối ưu hơn để dành riêng cho các bo mạch đồ hoạ. Không giống như các khe cắm PCI được thiết kế với số lượng nhiều trên bo mạch chủ, AGP chỉ được thiết kế một khe duy nhất. Trong cấu trúc máy tính, bus AGP được kết nối thẳng với chip cầu bắc (Cải tiến so với bus PCI kết nối với chip cầu nam). Do cấu trúc này, AGP cho phép các bo mạch đồ hoạ có thể truy cập trực tiếp vào bộ nhớ của hệ thống, điều này giúp tăng đáng kể hiệu năng trên các bo mạch đồ hoạ so với khi chúng sử dụng bus PCI trước đó. Tuy nhiên những bo mạch đồ hoạ những thế hệ cuối cùng sử dụng giao tiếp AGP ít khi sử
  3. dụng bộ nhớ hệ thống do chúng thường được trang bị sẵn các bộ nhớ đồ hoạ riêng. Ngày nay băng thông của bus PCI Express (X16) cao hơn so với AGP nên ngày nay các bo mạch đồ hoạ đã chuyển sang sử dụng bus này, các bo mạch chủ ngày nay cũng không còn hỗ trợ bus AGP. Người sử dụng muốn nâng cấp bo mạch đồ hoạ trên các hệ thống có bo mạch chủ sử dụng cổng giao tiếp AGP hiện nay còn rất ít lựa chọn và đa số các bo mạch đồ hoạ này sử dụng các GPU cũ. Lịch sử • Phiên bản đầu tiên của AGP là AGP 1.0 xuất hiện vào năm 1996. • Năm 1998, phiên bản AGP 2.0 ra đời với điện áp sử dụng 1,5 V. Bao gồm các loại AGP 4X. • Phiên bản AGP 3.0 hỗ trợ 8X tăng gấp đôi băng thông so với AGP 4X. • Phiên bản AGP Pro 1.0 được ra đời tháng 8 năm 1998; Cho đến tháng 4 năm 1999 thì chúng phát triển thành phiên bản AGP Pro 1.1a. AGP Pro sử dụng các rãnh cắm dài hơn và tăng khả năng tiêu thụ công suất từ 25W lên 110W. Có tính tương thích ngược: Các bo mạch sử dụng chuẩn AGP thông thường có thể cắm vào các rãnh AGP Pro do đó nhiều hãng sản xuất bo mạch chủ đã sử dụng loại này để có thể cho phép sử dụng với nhiều loại bo mạch đồ hoạ hơn (tuy nhiên cũng cung cấp các phần phụ kiện để lắp vào phần còn lại của các rãnh AGP Pro khi dùng bo mạch đồ hoạ AGP thông thường chúng không cắm hết đầy đủ vào rãnh). AGP Pro chỉ xuất hiện trong các máy trạm cao cấp mà không có ở các phiên bản cho các máy tính cá nhân phổ thông do đó chúng ít được biết đến với đa số người sử dụng. Các loại AGP theo băng thông Phân loại AGP theo băng thông bao gồm: 1. AGP 1X Độ rộng bus: 32 bit; Tần số làm việc: 66 Mhz; Số dữ liệu chuyển một xung nhịp: 1; Băng thông: 266 MBps 2. AGP 2X Độ rộng bus: 32 bit; Tần số làm việc: 66 Mhz; Số dữ liệu chuyển một xung nhịp: 2; Băng thông: 533 MBps 3. AGP 4X Độ rộng bus: 32 bit; Tần số làm việc: 66 Mhz; Số dữ liệu chuyển một xung nhịp: 4; Băng thông: 1066 MBps 4. AGP 8X Độ rộng bus: 32 bit; Tần số làm việc: 66 Mhz; Số dữ liệu chuyển một xung nhịp: 8; Băng thông: 2133 MBps Điện áp của các loại giao tiếp AGP phân biệt tuỳ thuộc vào từng loại. Với AGP 1X, 2X, sử dụng điện áp 3,3 V. Với AGP 4X, 8X sử dụng điện áp 1,5 V hoặc thấp hơn (0,8 V). Tương thích với bo mạch chủ Tuỳ thuộc vào sự hỗ trợ các khe cắm AGP khác nhau mà các bo mạch đồ hoạ sử dụng giao tiếp AGP khác nhau. Hình minh hoạ bên cho ta thấy rằng có nhiều loại khe cắm và sự phù hợp đối với chúng. Thiết kế các rãnh trên bo mạch đồ hoạ và trên bo mạch chủ sẽ giúp cho người sử dụng không thể cố tình cắm lẫn loại gây nguy hiểm đến hệ thống chung. Đối với một số bo mạch đồ hoạ cho phép sử dụng cả đối với loại AGP 2X và AGP 4X/8X thì tại phần kết nối chúng có cả hai rãnh khuyết để có thể tương thích với cả hai loại.
  4. PCI Express PCI Express, viết tắt là PCIe (đôi khi dễ nhầm với PCI Extended, viết tắt là PCI-X), là một dạng giao diện bus hệ thống/card mở rộng của máy tính. Nó là một giao diện nhanh hơn nhiều và được thiết kế để thay thế giao diện PCI, PCI-X, và AGP cho các card mở rộng và card đồ họa. Khe cắm PCI Express (PCIe) hoàn toàn khác so với các chuẩn trước như PCI hay PCI Extended (PCI-X). Cũng như tất cả các chuẩn về máy tính khác, PCLe là một kỹ thuật đáp ứng sự phát triển cho tương lai. Version chuẩn hiện tại tại lúc viết của PCIe là 1.1. Tuy nhiên tổ chức PCI-SIG sẽ thông báo những đặc điểm kỹ thuật cơ bản của PCI expres 2.0 [vào ngày 15 tháng 1 năm 2007]. PCIe tăng gấp đôi thông lượng hay băng thông của chuẩn PCIe, từ 2,5Gbps lên 5Gbps. PCIe 2.0 vẫn tương thích với PCIe 1.1 cả về giao khe cắm phần cứng và phần mềm, vì vậy một cái card cũ vẫn có thể làm việc trên một máy mới với PCIe 2.0.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2