intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

42
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đây là xu hướng phát triển tất yếu, giúp người sử dụng không những quản lý tốt nguồn tài chính của họ mà còn tạo sự minh bạch trong chi tiêu, góp phần khơi thông dòng chảy tiền tệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

  1. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Factors affecting the development of cashless payment 1 2 Đoàn Thị Hồng và Lâm Thị Hồng 1 Phó hiệu trưởng – Trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học KTCN Long An 2 Phó trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học KTCN Long An doan.hong@daihoclongan.edu.vn lam.hong@daihoclongan.edu.vn Tóm tắt — Trong bài viết này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Việc thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đây là xu hướng phát triển tất yếu, giúp người sử dụng không những quản lý tốt nguồn tài chính của họ mà còn tạo sự minh bạch trong chi tiêu, góp phần khơi thông dòng chảy tiền tệ. Tuy vậy, trong quá trình phát triển thanh toán không dùng tiền mặt gặp nhiều rủi ro, do vậy bài viết này sẽ làm rõ một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Abstract — In this article, the author has conducted a study to evaluate the factors affecting the development of non-cash payments in the digital economy. The non-cash payment is increasingly proving an important role in the economy, this is an inevitable development trend, helping users not only manage their financial resources well but also create transparency. in spending, contributing to freeing up the cash flow. However, in the process of developing non-cash payment, there are many risks, so this article will clarify some reasons affecting the development of non-cash payment. Từ khóa — Thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng thương mại, cashless payment, commercial bank. 1. Đặt vấn đề Trên thực tế việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã được Chính Phủ quan tâm từ rất sớm. Cụ thể vào ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010. Tiếp nối là Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 với mục đích đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn và gần đây nhất là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 về phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù kinh tế Việt Nam trong những năm qua có nhiều thay đổi nhưng tốc độ tăng trưởng đối với các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn hạn chế. Vậy đâu là các nhân tố đủ để giúp đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi phương thức thanh toán không dùng tiền mặt luôn là vấn đề quan tâm nổi bật của các ngân hàng khi các ngân hàng xem việc mở rộng phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những kế hoạch trọng tâm của ngành trong những năm tới. Vì lý do trên, tác giả nghiên cứu thực hiện đề tài này qua đó đưa ra một số giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. 2. Vai trò của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 2.1. Đối với khách hàng Thanh toán không dùng tiền mặt là một phương thức thanh toán đơn giản, an toàn, tiết kiệm, thuận lợi cho sự trao đổi. Khi có tài khoản giao dịch ở ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng hay rút tiền ra bất cứ lúc nào. 9
  2. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 2.2. Đối với ngân hàng Thanh toán không dùng tiền mặt là một công cụ thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng, giúp cho việc thanh toán thuận lợi và việc lưu thông tiền tệ được nhanh hơn đồng thời dễ kiểm soát. Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò quan trọng trong việc huy động tích tụ các nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng đến của khách hàng vào tín dụng. Trên cơ sở nguồn vốn tăng thêm đó, ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng cho vay tăng vốn cho nền kinh tế. Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt vừa góp phần tăng nhanh vòng quay vốn cho xã hội vừa góp phần tăng cường nhu cầu vốn cho xã hội. 2.3. Đối với nền kinh tế Thanh toán không dùng tiền mặt giúp tiết kiệm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền như chi phí in tiền, kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản và tiêu huỷ tiền cũ. Vì là khâu đầu và cũng là khâu kết thúc của quá trình sản xuất nên hoạt động thanh toán liên quan đến toàn bộ quá trình lưu thông hàng hoá, tiền tệ của các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội. Do đó việc tổ chức tốt hoạt động thanh toán áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật có một ý nghĩa và vai trò to lớn, mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Thanh toán không dùng tiền mặt giúp tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát lạm phát. Căn cứ vào việc thanh toán luân chuyển tiền tệ mà Ngân hàng Trung ương hoạch định các chính sách cần thiết, thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu,... Ngân hàng Trung ương gián tiếp điều hoà khối lượng tiền tệ cung ứng góp phần bảo đảm cho nền kinh tế ở một mức độ ổn định. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 3.1. Môi trường kinh tế vĩ mô Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt. Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụ với khối lượng lớn mọi người sẽ có khuynh hướng ưa chuộng việc sử dụng ngân hàng như là một trung gian thanh toán bởi vì ngân hàng cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn. Khi môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, một mặt tác động trực tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt, mặt khác ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó lại tác động gián tiếp tới thanh toán không dùng tiền mặt. 3.2. Môi trường pháp lý Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Chính phủ nên ảnh hưởng trực tiếp của pháp luật. Hiện nay mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phối của pháp luật, một sự thay đổi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách thức mới cho các ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng nên cũng phải chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật. Trong một nền kinh tế phát triển, mọi giao dịch thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng, khi đó mọi trục trặc sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống. Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định các tổ chức kinh tế và dân cư có điều kiện phát triển kinh tế do đó tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút được lượng tiền mặt ngoài xã hội. Từ đó, ngân hàng có thêm một nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền 10
  3. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 kinh tế và mở rộng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 3.3. Khoa học công nghệ Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa vào thanh toán sẽ đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm được chi phí trong thanh toán. Các hoạt động huy động, chi trả tiền gửi cho khách hàng và thanh toán có thể được thực hiện trên các máy vi tính, vừa chính xác, an toàn lại vừa nhanh chóng, tiện lợi. Các ngân hàng cũng có thể mở rộng các dịch vụ của mình qua các mạng máy vi tính, đây là một cách tiếp cận, quảng bá và cung cấp các dịch vụ ngân hàng tới rất nhiều khách hàng với chi phí rất thấp. Để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng có thể đưa vào sử dụng hệ thống máy rút tiền tự động, tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Công nghệ hiện đại cho phép các ngân hàng vươn xa hơn ngoài trụ sở ngân hàng, liên kết với nhau để cùng sử dụng mạng công nghệ,… Điều này tạo cơ hội cho các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ảnh hưởng lẫn nhau nhiều hơn trong thanh toán không dùng tiền mặt và cả trong những mặt hoạt động khác của ngân hàng. 3.4. Yếu tố con người Công nghệ cao cho phép giảm số lượng nhân viên hoạt động trong hệ thống ngân hàng, nhưng đòi hỏi rất cao về trình độ nghiệp vụ và kỹ năng làm việc của mỗi nhân viên. Sự kết hợp tốt giữa con người và máy móc là điều kiện tiên quyết để một ngân hàng hoạt động mạnh và có hiệu quả. Yếu tố con người là điều kiện để các máy móc phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Thanh toán không dùng tiền mặt là một mặt hoạt động của ngân hàng trong đó ứng dụng các công nghệ cao nhất trong các công nghệ ngân hàng do đó yếu tố con người tỏ ra vô cùng quan trọng. 3.5. Hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong những năm gần đây thường xuyên đổi mới nhằm thích ứng với những điều kiện kinh tế năng động và sự điều chỉnh của pháp luật. Xét về mặt hình thức, tuy vẫn là các nghiệp vụ cơ bản như: Nhận tiền gửi, cho vay, chi trả hộ nhưng các ngân hàng đã mở rộng cả quy mô, phương thức hoạt động, đặc biệt là công nghệ. Cho nên các NHTM ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. NHTM có ba chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng cung ứng dịch vụ thanh toán, những chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ với nhau. Khi NHTM là trung gian tín dụng thì NHTM sẽ huy động vốn bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể huy động từ các tổ chức kinh tế, huy động vốn từ dân cư qua hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, hay qua phát hành trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau. Qua đó ngân hàng sẽ tập trung một lượng vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế khác nhau và khi họ chưa có nhu cầu sử dụng hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thì ngân hàng sẽ sử dụng chúng để cho vay đối với những người có nhu cầu vay vốn. Khi các bên có nhu cầu thanh toán, chi trả ngân hàng sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán. Như vậy, giữa các chức năng của NHTM có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi vai trò trung gian thanh toán làm tốt, khách hàng sẽ tin tưởng ngân hàng và gửi tiền vào ngân hàng ngày càng nhiều nhờ thanh toán hộ; như thế vốn ngân hàng huy động được lại tăng lên, ngân hàng có thêm vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay và chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng lại càng được phát huy. 11
  4. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 Với chức năng trung gian thanh toán và trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân, hệ thống các NHTM đã tăng khối lượng tiền tệ lên gấp bội thông qua cơ chế thanh toán chuyển khoản. Điều này đã làm cho các chức năng của NHTM ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của mỗi chức năng sẽ thúc đẩy các chức năng khác phát triển theo. Do đó, hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng sẽ ảnh hưởng lớn tới thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng. 3.6. Yếu tố tâm lý Tâm lý là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thanh toán không dùng tiền mặt. Tâm lý chính là nguyện vọng, ý thích, thị hiếu của mỗi người. Như vậy, mỗi hành vi ứng xử của con người, trong đó có việc thanh toán, đều chịu tác động của yếu tố tâm lý. Tâm lý lại chịu tác động rất lớn từ môi trường con người sống và làm việc. Trong một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu con người của nó có xu hướng thích tiền mặt, do đó thanh toán không dùng tiền mặt là không phổ biến, từ đó hạn chế tới thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng. Ngược lại, trong một nền sản xuất lớn, hiện đại, nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc thanh toán bằng không dùng tiền mặt, do đó thanh toán không dùng tiền mặt ở trong trường hợp này rất phát triển. 4. Thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt 4.1. Hạ tầng kỹ thuật và thanh toán không dùng tiền mặt Việc thanh toán không dùng tiền mặt chỉ thực sự phát triển khi có sự hỗ trợ, đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ. Tính đến hết quý IV năm 2021, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống điện tử liên ngân hàng tăng 5,2%, giá trị tăng 18,52% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó hệ thống Napas cũng ghi nhận được sự tăng trưởng đáng được kỳ vọng vượt trên 110% về số lượng và trên 130% về giá trị so với cùng kỳ. Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có trên 20.000 máy ATM và 280.000 điểm có trang bị máy POS cùng với gần 80 đơn vị tham gia cung ứng dịch vụ triển khai thanh toán qua internet bao gồm cả lĩnh vực điện, nước, ngành vận tải. 4.2. Hoạt động thanh toán qua ví tiền điện tử Theo Vụ thanh toán – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tính đến cuối năm 2021, đã có 41 tổ chức phi ngân hàng được cấp phép cung cấp dịch vụ làm trung gian thanh toán. Trong đó có 36 đơn vị đã cung ứng dịch vụ ví điện tử như: Viettelpay của Tổng công ty Viettel và nhiều đơn vị khác. Nhìn chung các ví tiền đều cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, tạo sự tiện lợi cho người dùng. Về quy mô thanh toán qua internet, điện thoại di động hay mã QR liên tục tăng cao. 4.3. Đối với hoạt động thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ công Đến cuối quý II năm 2020, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã kết nối thành công với các Kho bạc Nhà nước tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Có đến 30 ngân hàng đã tham gia nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 (Theo Tổng cục Hải quan). Hiện nay có đến 99% doanh nghiệp đăng ký kê khai và nộp thuế điện tử và trên 30 bệnh viện trong nước đã triển khai thu viện phí qua thanh toán điện tử. Các dịch vụ thiết yếu như điện, nước đã được triển khai thu qua Internet banking đạt trên 95% trong tỷ trọng thanh toán. 4.4. Tổng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay Tính đến tháng 4 năm 2022 hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đạt tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì thanh toán qua điện thoại di động tăng 97,65% về số lượng giao dịch và 86,68 % về giá trị. Bên cạnh đó các chỉ tiêu về 12
  5. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 tổng số ví tiền điện tử đã được kích hoạt tăng 10,37% và giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng về giá trị giao dịch tăng 32,37% so với cuối năm 2021. Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt 66%. Ngoài ra ngày 16/6 hàng năm được chọn làm ngày thanh toán không dùng tiền mặt. Mục đích là để khuyến khích, tạo điều kiện để hoạt động này ngày càng phát triển. 5. Một số khuyến nghị để phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 5.1. Nâng cao tiện ích, hiệu quả của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 5.1.1. Cải tiến các hình thức thanh toán truyền thống: Đã có rất nhiều hình thức thanh toán được sử dụng, nhưng chưa thực sự được sử dụng nhiều, do đó cần tạo điều kiện đẩy mạnh khai thác hiệu quả và phát triển các hình thức thanh toán này bao gồm: Đối với séc: Ngân hàng nên phát hành thẻ séc dùng song song với séc cá nhân. Mục đích của việc ra đời thẻ này là tạo tâm lý an tâm khi sử dụng và hạn chế khả năng sử dụng thẻ bất hợp pháp. Đối với hình thức chuyển tiền: Chính phủ cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về phương thức giải ngân trong việc cho vay của tổ chức tín dụng, các giao dịch góp vốn cổ phần, chuyển nhượng vốn, mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn như ô tô, xe máy, tàu thuyền để giảm thiểu các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt. Chính phủ cũng cần hạn chế phát triển nền kinh tế không chính thức, đây là nền kinh tế xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ, với loại hình này thì khả năng tiếp nhận phương tiện thanh toán không dùng tiền măṭ là rất khó khăn. Ngoài ra, một bộ phận rất lớn của nền kinh tế không chính thức là kinh tế ngầm liên quan tới hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại. Đối với thẻ: Các ngân hàng nên mở rộng hệ thống POS là các máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ, phát triển mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế hoặc biện pháp tương tự như ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua điểm chấp thuận để khuyến khích các đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ, thay thế giao dịch thanh toán bằng tiền mặt. 5.1.2. Phát triển đa dạng các hình thức thanh toán hiện đại: Để mở rộng các loại hình dịch vụ thanh toán hiện đại, nhất thiết phải đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, xây dựng một hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại cũng đồng thời đẩy mạnh áp dụng các phương thức thanh toán mới, hiện đại (thanh toán qua internet, điện thoại di động,...). Đặc biệt khuyến khích việc áp dụng các phương thức, phương tiện thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, kể cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng; trên cơ sở áp dụng những mô hình đã triển khai thành công ở một số nước và sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có liên quan. 5.1.3. Cắt giảm phí dịch vụ: Để tăng tính hiệu quả kinh tế của hoạt động TTKDTM và khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn dịch vụ TTKDTM thì giảm phí dịch vụ thanh toán, miễn giảm chi phí phát hành, phí thường niên,... là biện pháp cần được tính đến. Cụ thể như sau: 13
  6. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 Các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ một phần do phải trả phí ngân hàng. Do đó, ngân hàng nên xem xét miễn giảm các phí khi khách hàng thanh toán bằng thẻ tại các máy POS dù cùng hệ thống hay khác hệ thống. Hầu hết phí chuyển đổi ngoại tệ khi thanh toán của các ngân hàng là khá cao, chính vì vậy khách hàng thay vì thanh toán qua ngân hàng đã chọn giải pháp mua ngoại tệ ở thị trường tự do để giảm chi phí. Điều đó làm cho khách hàng không muốn sử dụng dịch vụ TTKDTM, vì vậy việc giảm loại phí này cũng rất cần thiết. Giảm lãi suất trên thẻ tín dụng để khuyên khích khách hàng mua hàng bằng thẻ, thông qua đó tạo thói quen thanh toán cho khách hàng. Chính phủ cần ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; quy định mức phí đối với một số giao dịch thanh toán bằng tiền mặt; có chính sách phí hợp lý để khuyến khích người dân sử dụng thẻ thanh toán qua máy rút tiền tự động, thiết bị chấp nhận thẻ; điều chỉnh giảm mức phí dịch vụ thanh toán liên ngân hàng nhằm tác động tới mức phí dịch vụ thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tạo lập mức phí hợp lý đối với người sử dụng dịch vụ. 5.2. Đẩy mạnh tuyên truyền những lợi ích, hiệu quả trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Phải tạo cho khách hàng tiềm năng của mình không có thói quen thanh toán bằng tiền mặt thông qua hoạt động thông tin tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu rõ những lợi ích của hoạt động TTKDTM. Cần tổ chức việc hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện TTKDTM, quảng bá về công dụng, tính tiện lợi của những phương tiện này đế khách hàng không cảm thấy ngại tiếp cận các công nghệ mới. Các ngân hàng cần tạo ra được nhiều lý do để người dân dùng các dịch vụ TTKDTM thì càng dễ thuyết phục được họ dần dần từ bỏ tiền mặt. Điều quan trọng nhất là ngân hàng phải hiếu rõ người dân cần gì. Ai cũng muốn được lợi, vậy thì hãy tạo ra lợi ích cho họ, hãy để cho họ thấy mình sẽ được lợi những gì khi sử dụng dịch vụ. 5.3. Nhóm giải pháp giúp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tính bảo mật của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nhằm gia tăng niềm tin của người sử dụng 5.3.1. Đối với Chính phủ: Ban hành các quy định về trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ thanh toán; các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Xây dựng các tiêu chuẩn đối với máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán thẻ, thực hiện kiểm định chất lượng máy rút tiền tự động, thiết bị chấp nhận thẻ; nghiên cứu và định hướng áp dụng chuẩn về thẻ thanh toán nội địa, xây dựng kế hoạch phát triển thẻ gắn vi mạch điện tử phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để tăng thêm độ an toàn và tăng tiện ích sử dụng thẻ. 5.3.2. Đối với ngân hàng: Trong hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán trực tuyến, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần nghiên cứu triển khai các giải pháp tăng cường an ninh, bảo mật cho hệ thống thanh toán trực tuyến. Cụ thể, cần ghi rõ trong các hợp đồng cung ứng dịch vụ thanh toán nội dung về trách nhiệm trong việc tiếp nhận thông tin từ khách hàng, thời gian xử lý, phương án đền bù đối với các trường hợp phát sinh rủi ro. Triển khai giải pháp phát hiện, giám sát, ngăn chặn các giao dịch gian lận, đáng ngờ như lắp đặt thiết bị chống mất cắp dữ liệu tại ATM. Áp dụng công 14
  7. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 33 – Tháng 9/2022 nghệ xác thực sinh trắc học, các giải pháp CNTT để chủ động nhận diện, cảnh báo kịp thời các hiểm họa, nguy cơ mất an ninh cho khách hàng, triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh bảo mật cho hệ thống thanh toán (ISO 27001, PCI/DSS). Có giải pháp phát hiện sớm các trang web lừa đảo trực tuyến để khuyến cáo cho khách hàng; tăng cường đào tạo nhận thức về an toàn, bảo mật cho cán bộ và khách hàng; thường xuyên theo dõi, giám sát, đánh giá, hoàn thiện các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, hạ tầng công nghệ của hệ thống thanh toán. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Quang Tiên (2013). Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường thẻ Việt Nam. Tạp chí Điện tử Tài chính. [2] Mai Thanh Bình và Lê Hoàng Oanh (2021). Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công. Tạp chí Tài chính, kỳ 2, tháng 9/2021. [3] Nguyễn Thị Thu Hằng và Đào Minh Tuấn (2022). Thanh toán trực tuyến dịch vụ công cho Chính phủ điện tử tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Ngân hàng. [4] Phan Thị Hoàng Yến, Trần Hải Yến và Đào Mỹ Hằng (2021). Nhân tố tác động đến sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế số. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 17. [5] https://sbv.gov.vn [6] https://gov.vn Ngày nhận: 11/7/2022 Ngày duyệt đăng: 07/9/2022 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2