intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cá KÌM hay Lìm kìm

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

137
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Họ cá kìm (Halfbeak) Hemiramphidae là một họ cá phân bố khá rộng, sống tại những khu vực nước ấm trên toàn thế giới. Họ cá kìm được chia thêm thành hai họ phụ : Họ phụ cá kìm nước mặn (tuy vẫn sống được nơi nước lợ) Hemiramphinae. Họ phụ cá kìm nước ngọt Zenarchopterinae. Đặc tính chung của họ cá kìm, theo tên gọi Âu-Mỹ=Halfbeak, (do từ chữ Hy lạp, Hemi = half = nửa; rhamphos= beak, bill= mỏ) do ở hình dạng của hàm cá : hàm dưới dài hơn hàm trên rất rõ rệt. Cách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cá KÌM hay Lìm kìm

  1. Cá KÌM hay Lìm kìm Họ cá kìm (Halfbeak) Hemiramphidae là một họ cá phân bố khá rộng, sống tại những khu vực nước ấm trên toàn thế giới. Họ cá kìm được chia thêm thành hai họ phụ : Họ phụ cá kìm nước mặn (tuy vẫn sống được nơi nước lợ) Hemiramphinae. Họ phụ cá kìm nước ngọt Zenarchopterinae. Đặc tính chung của họ cá kìm, theo tên gọi Âu-Mỹ=Halfbeak, (do từ chữ Hy lạp, Hemi = half = nửa; rhamphos= beak, bill= mỏ) do ở hình dạng của hàm cá : hàm dưới dài hơn hàm trên rất rõ rệt. Cách thức sinh sản của cá kìm cũng có những đặc điểm thay đổi tùy loài trong họ : có thể đẻ trứng, đẻ trứng có con và đẻ con. Cá thuộc họ phụ Hemiramphinae đẻ trứng, trong khi đó cá thuộc họ phụ Zenarchoptirae lại đẻ con hay trứng đã thành con: sự chuyển tinh trùng từ cá trống sang cá mái diễn ra nơi một bộ phận giao phối
  2. tạo ra do sự biến đổi ở vây hậu môn (gọi là andropodium): trứng thụ tinh bên trong andropodium sẽ phát triển sau từ 4 đến 8 tuần, mỗi lứa đẻ con có khi chỉ 10 con. Cá kìm nuớc ngọt chỉ dài 3-4 cm, trong khi đó loài nước mặn và nước lợ có thể đến 35 cm. Chúng ăn các sâu bọ, nhuyến thể thủy sinh và cả những thực vật như rong, tảo. Cá kìm tuy không được xem là một loài cá quan trọng về mặt khai thác ngư nghiệp (tuy ở Úc, đánh bắt một số lượng cao các loài cá kìm biển như Hyporhamphus australis, H.melanochir..) nhưng thịt được xếp vào loại ngon, tuy nhiều xương, dùng dưới dạng ăn tươi, xấy khô hay hun khói. Tại Florida, cá được đánh bắt để dùng làm mồi câu (trị giá mỗi năm lên đến 500 ngàn USD. Tại một số quốc gia Âu-Mỹ cá kìm được nuôi làm cá cảnh và tại một số nơi ở Á châu, cá kìm Dermogenys pusillius được dùng làm cá đá (giống cá xiêm) trong các cuộc 'cá độ' ăn tiền. Đặc tính sinh học của vài loại cá Kìm : Hyporhamphus unifasciatus : Cá kìm thường Các tên khác : Common halfbeak, Half Beaks, Scissors fish. Chandelle, Demi-bec blanc, Aiguille blanche (Pháp).
  3. Cá có thân dài, trung bình khoảng 20cm (tối đa 30 cm) một bên hơi hẹp lại; tiết diện của thân hầu như tròn. Đầu dài, đỉnh trơn bóng. Hàm trên hình tam giác có phủ vẩy. Hàm trên ngắn : chiều dài gần bằng chiều rộng của thân. Hàm dưới nhô dài ra, đỉnh hàm màu đỏ tía. Miệng có răng nhỏ và mịn. Mắt to, nằm gần mặt lưng. Vảy nhỏ và mỏng. Đường bên chạy dọc dưới bụng. Vây không có tia cứng : vây lưng có 14-16 tia và vây hậu môn có 14-16 tia, đối xứng với nhau và gần về phía đuôi. Vây đuôi chẻ làm hai : thùy trên ngắn hơn thùy dưới. Thân có màu trắng-xanh lục nhạt, mỏ màu đen, có 3 sọc hẹp chạy dài theo thân mảu xậm hơn. Bụng màu bạc nhạt Các vây màu trắng, vây đuôi có rìa màu đen. Hyporhamphus unifasciatus phân bố rộng rãi tại những vùng cận nhiệt đới trong khoảng giữa 45 độ Bắc và 45 độ Nam. Cá gặp tại nhiều nơi trên thế giới kể cả Hoa Kỳ (trong vùng Vịnh Mexico), Vùng Trung M ỹ, Đông Nam Á và Phi châu. Cá thường tập trung thành đàn, sống nơi cửa sông, vùng nước lợ , trên bề mặt xuống đến độ sâu chừng 5m. Chúng thuộc loại ăn tạp, ăn các động vật nhỏ và các thực vật thủy sinh như rong, vi tảo.
  4. Trứng hình cầu cỡ 1.1-3.5 mm, có sợi tơ để bám vào những vật thể nổi, nở sau 1-2 tuần để thành ấu trùng dài 4-8 mm, mỏ chưa phát triển chỉ bắt đầu nhô ra khi cá đạt 3mm. Cá sống được khoảng 4 năm. Cá có giá trị kinh tế tương đối giới hạn, được khai thác ở quy mô nhỏ tại Florida (Hoa Kỳ), Ba tây đánh bắt chừng 670 tấn/ năm. - Hyporhamphus limbatus = Cá kìm bên, Congaturi halfbeak Cá dài trung bình 13cm, có thể đến 25 cm. Thân thuôn dài, hàm dưới nhô dài bằng với chiều dài của đầu cá, hàm trên ngắn, hình tam giác, có vẩy nhỏ. Đuôi không chia thùy rõ tệt. Cá phân bố rộng rãi trong các vùng biển Ấn độ dương sang Tây Thái bình dương, từ Vịnh Ba tư sang Trung Hoa; có thể gặp nơi nước lợ và nước ngọt. Cá tuy sinh sống dọc ven biển nhưng cũng theo lưu vực sông Cửu long, lên cả đến vùng Biển hồ Kampuchea - Hyporhamphus sajori = Japanese halfbeak, Demi-bec du Japon Cá dài đến 40 cm, sống trong khu vực giữa 34 độ Bắc -17 độ Nam tại Tây Bắc Thái bình dương, Hoàng hải, dọc duyên hải Nhật, Nga và vùng hạ lưu sông Dương tử (Trung Hoa). Hàm dưới ngắn hơn chiều dài của đầu. Cá
  5. sống thành bầy, thực phẩm chính là vi tảo, rong. Dùng làm thuốc tại Trung Hoa. - Hemirhamphus far = Spotted halfbeak Cá biển, dài đến 45cm, phân bố rộng từ vùng biển Đông Phi châu sang đến khu vực quần đảo Ryukyu và Bắc Úc. Cá được xem là loài lớn nhất của họ cá kìm. Hai bên thân dọc theo có những đốm xẫm. Cá gặp nhiều tại Đông Nam Á kể cả Việt Nam. - Zenarchopterus gilli = Short-nosed river garfish. Cá dài chừng 20cm, phân bố trong các vùng biển nhiệt đới. Hàm trên ngắn, chỉ bằng bề ngang của hàm. Đỉnh của mõm màu nâu. Thường gặp dọc duyên hải, tuy đôi khi vào trong vùng nươc lợ nơi cửa sông. Cá kìm nuôi làm cá cảnh : Vài loài cá kìm được nuôi làm cá cảnh, nhập từ Á châu vào các nước  u- M ỹ : Dermogyllus pusilla : (họ Zenarchopterinae) Cá lìm kìm sông, Wrestling halfbeak, Trey phtoung (Kampuchea).
  6. Thuộc cá kìm nước ngọt hay nước lợ, phân bố tại nhiều nơi ở Đông Nam Á như Thái Lan, Mã lai, Singapore, Việt Nam. Cá sống ở tầng nươc mặt chảy chậm tại các vùng sông ngòi, mương rạch, ao hồ, rất ít khi gặp ngoài khơi. Rất phổ biến trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuộc loại đẻ con, bắt các mồi nhỏ như sâu bọ, giun. Cá có thân dài, hơi dẹp. Hàm dưới dải gần gâp đôi hàm trên. Màu sắc thay đổi theo địa phương sinh sông. Cá trống dài chừng 6 cm, cá mái 7cm. Cá gần như không có giá trị về phương diện thực phẩm. Tại Thái Lan, cá được nuôi làm cá đá trong các cuộc 'cá độ'. Cá tuy đá nhưng tương đối 'nhát', dùng mõm nhọn để kéo nhau đến khi một con 'bỏ cuộc', trong khi đá mõm có thể bị tổn thương và sau đo gây chết cá. Hemirhamphodon pogonognathus= Long threadjaw halfbeak Cá nhỏ 6.5-8 cm gặp tại những vùng nước ngọt ở Đông Nam Á, sông thành đàn nơi mương, ruộng, ăn sâu bọ và cây cỏ thủy sinh. Hàm dưới nhô khá dài. Cá có thân màu sáng bạc, phần lưng nâu nhạt hay nâu olive, lườn vàng nhạt, họng tím và bụng trắng. Rất được ưa chuộng để nuôi làm cá cảnh. Để nuôi làm cá cảnh, cá kìm cầm một hồ kinh rộng, tốt nhất hình chữ nhật, càng dài càng tốt. Cá tương đối mẫn cảm với sự thay đổi của nồng độ
  7. oxy trong nước. Cá di chuyển nhiều trên bề mặt, tuy có khả năng sinh sàn trong bể nuôi nhưng khó nuôi được cá bột... Giá trị dinh dưỡng và ẩm thực : Cá kìm thuộc loại cá 'trắng' tương đối nạc, thành phần dinh dưỡng có thể xem như tương tự với cá whiting.. 100 gram phần ăn được cung cấp : - Calories 85 - Chất đạm 20 g - Chất béo tổng cộng 6 g - bảo hòa 1.4 g - chưa bão hòa đơn 2.1 g (MUFA) - chưa bảo hòa đa 1.5g (PUFA) Cholesterol 65 mg - Potassium 315 mg - Sodium 45 mg
  8. - Calcium 43.3 mg Theo Mironov trong 'Hydrocarbon contents of Marine organisms ' thì thành phần acid béo trong cá kìm biển, đánh bắt trong vùng Ấn độ dương cò những trị số như sau : (trong 100 gram cá) - Chất béo tổng cộng 2.2 g - Hydrocarbons tổng cộng 23.5 mg trong đó các alkanes C12-C20 chiếm 1.17 mg các alkanes phân nhánh C18-C20 chiếm 0.73mg Dược học cổ truyền : Dược học cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam dùng thịt cá kìm hay Châm ngư làm thuốc. Vị thuốc được xem là có vị ngọt, tinh bình có tác dụng 'tư Âm', dùng trị các chứng ung độc, trừ được 'thời khí, ôn dịch'. Ẩm thực : Thịt cá kìm thơm ngon, nhưng nhiều xương, ít được dùng làm thực phẩm tại Âu-Mỹ, nhưng khá thông dụng tại Việt Nam nhất là tại các tỉnh vùng châu thổ sông Cửu Long.
  9. Trước đây, các sông rạch tại miền Nam Việt Nam rất nhiều tôm cá, phụ nữ nông thôn khi ra sông giặt giũ hay rửa chén bát thường bị những loài cá nhỏ (cá trắng như cá lòng tong, cá linh, cá kìm..) bu lại rỉa tay. Cá kìm ngày nay lại trở thành một loại cá 'đặc sản' được 'xuất khẩu' dưới những dạng đông lạnh. Khô cá kìm được xếp vào loại 'đặc sản' của tỉnh An giang. Mùa cá kìm tại Nam VN vào khoảng tháng 10 âm lịch, và nông dân đánh bắt bằng lưới. Cá thường được ăn tươi và phơi khô. Các món ăn từ cá kìm thường gặp : kho tiêu, kho nghệ, kho xì dầu...nấu canh với mướp hương, cá khô nướng chín dùng trộn gỏi với xoài sống, dưa leo. Một trong những món đặc biệt (theo Báo Phụ Nữ VN) là Cá lìm kìm kho nghệ, sả ớt, nước cốt dừa. Cách chế biến được ghi lại như sau '.Cá tươi, cắt đầu đuôi, bỏ ruột, rửa sạch, để ráo. Ướp muôi đường, sả, ơt bầm nhuyễn, bột nghệ, bột ngọt khoảng 15 phút. Thêm ít nước mắm ngon vào để thịt cá săn lại rồi kho liu riu đến khi chín. Vắt nước cốt dừa vào đến ngập xâm xấp cá, rồi tăng lửa đến khi sôi vài phút, bắc xuống.. Ăn chấm với rau xanh..'. Tuy nhiên, khô cá kìm nướng dòn trên lửa than vẫn là món đơn giản nhưng được nhiều người xem là..ngon nhất. Tài liệu sử dụng :
  10. Biologie et pêche des Aiguilles dans la region Nord-Esr du Brésil (FAO) Animal Fact Files : Fish (John Dawes) Fishes of the Cambodian Mekong (FAO) Frehwater Fishes of the World (Gunther Sterba) Tiến sĩ Dược Khoa Trần Việt Hưng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2