intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

225
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những thập niên gần đây, thế giới đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính với phạm vi ngày càng lớn, mức độ tác động và tần suất ngày càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bất ổn đó là hoạt động giám sát tài chính còn yếu kém, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các định chế tài chính và các công cụ tài chính

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH

  1. CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH 1
  2. CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH Báo cáo nghiên cứu RS - 03 Bản quyền © 2012 thuộc về Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam. Mọi sự sao chép và lưu hành không được sự đồng ý của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP là vi phạm bản quyền. 2
  3. CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT TÀI CHÍNH 3
  4. 4
  5. LỜI GIỚI THIỆU Trong những thập niên gần đây, thế giới đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính với phạm vi ngày càng lớn, mức độ tác động và tần suất ngày càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bất ổn đó là hoạt động giám sát tài chính còn yếu kém, không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các định chế tài chính và các công cụ tài chính. Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính Việt Nam sau hơn hai thập kỷ cải cách tuy đã có nhiều tiến bộ đáng ghi nhận nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro không thể xem thường trong khi công tác giám sát vĩ mô thị trường tài chính hiện còn không ít bất cập. Trên thực tế, việc giám sát chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ, các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính chưa hoàn thiện, nhất là giám sát dựa trên rủi ro. Giám sát rủi ro chéo với các thị trường tài sản như bất động sản, chứng khoán còn lỏng lẻo do thiếu sự phối hợp, liên thông trong giám sát toàn bộ thị trường tài chính giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành. Do đó, việc củng cố và hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính hợp nhất ở nước ta là một yêu cầu cấp thiết, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là cần xây dựng một bộ chỉ tiêu phục vụ cho việc giám sát hợp nhất thị trường tài chính dựa trên các tiêu chí giám sát tài chính hiện đại đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. 5
  6. Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ là tiền đề quan trọng để các cơ quan giám sát an toàn tài chính ở nước ta, đặc biệt là cơ quan giám sát hợp nhất, có thể tiến tới triển khai vận hành hệ thống giám sát và cảnh báo an toàn tài chính có hiệu quả trong thời gian tới. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý vị. BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 6
  7. Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách Kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP). Trưởng Ban chỉ đạo: Nguyễn Văn Giàu Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Giám đốc: Nguyễn Văn Phúc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phó Giám đốc: Nguyễn Minh Sơn Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội Quản đốc: Nguyễn Trí Dũng Nhóm tác giả: Võ Trí Thành Lê Xuân Sang Đinh Hiền Minh Nguyễn Anh Dương 7
  8. 8
  9. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 11 LỜI NÓI ĐẦU 13 CHƯƠNG 1: CƠ sở lý luâN và tHựC tiễN CHo việC xây dựNG Hệ tHốNG CáC CHỉ tiêu Giám sát tài CHíNH CÁC TÁC NHâN gây bấT ổN Và kHủNg HoảNg TàI CHíNH 19 Các rủi ro cố hữu của thị trường tài chính 19 Một số rủi ro thường gặp trong quá trình hoạt động của các định chế tài chính 19 Các nguyên nhân gây nên các khủng hoảng tài chính 21 Các vấn đề bất cập, rủi ro có thể phát sinh từ bản thân mô hình giám sát tài chính 27 Rủi ro từ sự phát triển mạnh mẽ các tập đoàn tài chính 30 CÁCH TIẾp CậN Và kHUôN kHổ pHâN TíCH Hệ THốNg CÁC CHỉ TIêU gIÁM sÁT TàI CHíNH qUốC gIA 34 giám sát an toàn vĩ mô và an toàn vi mô 37 Các mô hình định lượng phục vụ giám sát thị trường tài chính 78 CHƯƠNG 2: KiNH NGHiệm quốC tế troNG áp dụNG CáC CHỉ tiêu Giám sát tài CHíNH và KHuyếN NGHị áp dụNG tại việt Nam THôNg Lệ Về CÁC NgưỡNg, CHUẩN MựC THAM CHIẾU CủA CÁC CHỉ TIêU gIÁM sÁT TRêN THẾ gIớI 124 Nguyên tắc, điều kiện áp dụng 124 Một số ngưỡng, chuẩn mực tham chiếu trên thế giới 125 9
  10. Tính hữu dụng của các chỉ tiêu giám sát trên thế giới 136 Các vấn đề sử dụng và xây dựng các chỉ tiêu giám sát an toàn vĩ mô 137 MộT số kHUyẾN NgHị CHíNH sÁCH CHo VIệT NAM 146 Tóm lược hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam 146 Công tác giám sát, thanh tra TTTC 149 Một số khuyến nghị áp dụng các chỉ tiêu giám sát tài chính ở Việt Nam 164 TàI LIệU THAM kHảo 179 pHỤ LỤC 191 10
  11. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BDS Bất động sản CtyCK Công ty chứng khoán GDP Tổng sản phẩm trong nước IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế TCTK Tổng cục Thống kê TĐTC Tập đoàn tài chính TTCK Thị trường chứng khoán TTTC Thị trường tài chính UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước UBGSTCQG Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia USD Đô la Mỹ WB Ngân hàng thế giới 11
  12. 12
  13. LỜI NÓI ĐẦU Trong hai thập niên lại đây, nhiều nước trên thế giới đã phải trải qua nhiều bất ổn tài chính và các cuộc khủng hoảng tài chính, với phạm vi, mức độ tác động ngày càng lớn và tần suất ngày càng tăng. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra từ cuối năm 2007 ở Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đến nay vẫn chưa chấm dứt đã để lại nhiều hậu quả rất nghiêm trọng. Một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bất ổn và khủng hoảng tài chính chính là sự giám sát tài chính yếu kém, thường không theo kịp sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của các định chế tài chính và các công cụ tài chính. Các cuộc khủng hoảng cũng cho thấy, các chuẩn mực, thông lệ tốt về giám sát an toàn vĩ mô1, giám sát dựa trên rủi ro2 đã bị coi nhẹ; đặc biệt, các bài học đắt giá về việc quên lãng các chuẩn mực giám sát an toàn vi mô, trong đó có giám sát chất lượng tín dụng (nợ xấu) đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Việt Nam đã có hơn một thập niên cải cách hệ thống tài chính và đã đạt được một số thành tựu ban đầu. Rõ nét nhất chính là sự phát triển về lượng (theo chiều rộng) tương đối nhanh của hệ thống Ngân hàng Thương mại, giúp khu vực này đóng vai trò trung gian tài chính nổi trội trong huy động và phân bổ các nguồn vốn trong nền kinh tế nếu so sánh với nhiều nước đang phát triển và chuyển đổi khác. Tuy vậy, xét tổng thể, hệ thống tài chính Việt Nam vẫn còn Thuật ngữ tiếng Anh: Macro-prudential supervision and Micro-prudential supervision (còn được dịch là 1 giám sát thận trọng vĩ mô và vi mô). Thuật ngữ tiếng Anh: Risk-based supervision. 2 13
  14. kém phát triển, chứa đựng nhiều rủi ro, thể hiện trên nhiều phương diện cả trong lĩnh vực giám sát tài chính. Trước hết, việc thực hiện giám sát tài chính vẫn chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ, thiếu khuyết các công cụ hữu hiệu phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô, nhất là đối với giám sát dựa trên rủi ro. Các mô hình phân tích định lượng, cảnh báo, kiểm định rủi ro (như mô hình cảnh báo sớm (EWS)3, Mô hình kiểm tra sức chịu đựng các cú sốc tài chính tiền tệ của các định chế tài chính (ST)4, và Mô hình xác định giá trị rủi ro bị tổn thất (VaR)5) cho cả hệ thống tài chính và cho từng định chế tài chính còn ít được phát triển và ứng dụng. Hơn nữa, giám sát các rủi ro chéo còn yếu kém do thiếu sự phối hợp, liên thông trong giám sát toàn bộ thị trường tài chính (TTTC) xuất phát từ việc các cơ quan giám sát hoạt động một cách độc lập (hệ thống giám sát hiện nay ở Việt Nam là giám sát theo chuyên ngành hay theo định chế). Đặc biệt, hiện vẫn chưa có một cơ quan giám sát tài chính vĩ mô có đủ thẩm quyền và năng lực bộ máy để có thể cảnh báo, ngăn ngừa và xử lý hữu hiệu các loại rủi ro của hệ thống tài chính. Bản thân vị thế pháp lý thấp của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTC) cũng là một tác nhân gây nên sự phối kết hợp thiếu chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, giám sát và hiệu quả thấp trong giám sát hệ thống tài chính. Ngoài ra, các lỗ hổng pháp lý trong giám sát hoạt động tài chính (vốn ngày càng gia tăng, đan xen lẫn nhau của các định chế tài chính, nhất là của các tập đoàn tài chính) cũng có xu hướng tăng và chưa được xử lý hữu hiệu. Thách thức lại càng lớn trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào hệ thống kinh tế - tài chính khu vưc và toàn cầu. Giám sát tài chính ngày càng trở nên khó khăn do sự gia tăng các công cụ tài chính (nhất là phái sinh), sự cải tiến không ngừng công Thuật ngữ tiếng Anh: Early warning system (EWS). 3 Thuật ngữ tiếng Anh: Stress test (ST). 4 Thuật ngữ tiếng Anh: Value at risks (VaR). 5 14
  15. nghệ thông tin - truyền thông, và quá trình tự do hóa kinh tế - tài chính. Các bộ phận của TTTC ngày càng đan xen nhau; ranh giới giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán (TTCK) truyền thống trong một nước hay giữa thị trường vốn nội địa với thị trường vốn quốc tế đang “mờ” dần; các định chế tài chính ngày càng trở nên đa năng, đa quốc gia. Những điều này đòi hỏi các cơ quan giám sát phải có tầm nhìn vĩ mô, toàn cầu và sự phối hợp chặt chẽ trong việc vừa quản lý một cách hiệu quả, vừa tạo điều kiện cho các bộ phận TTTC phát triển. Trong bối cảnh hệ thống giám sát tài chính còn nhiều yếu kém và thách thức ngày càng gia tăng đối với một TTTC đang trong quá trình tự do hóa, việc củng cố, hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính Việt Nam là rất cấp thiết. Trong đó, một nỗ lực rất quan trọng là xây dựng một hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính cho Việt Nam dựa trên các chủ thuyết giám sát hiện đại, kinh nghiệm quốc tế và điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này là trên cơ sở xem xét một cách hệ thống cả lý luận và thực tiễn để bước đầu hình thành ở Việt Nam: (i) bộ chỉ tiêu giám sát tài chính an toàn vĩ mô và vi mô; (ii) mô hình định lượng phục vụ giám sát an toàn tài chính vĩ mô và vi mô; (iii) các quy chuẩn và chỉ tiêu giám sát tập đoàn tài chính; và (iv) mô hình giám sát toàn hệ thống tài chính trong giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn 2030. Cách tiếp cận của nghiên cứu chủ yếu dựa trên các nguyên nhân gây bất ổn và khủng hoảng tài chính (các biến kinh tế, tài chính); các chủ thuyết giám sát tài chính hiện đại; các thông lệ, chuẩn mực quốc tế tốt trong giám sát tài chính (nhất là ngân hàng), đặc biệt bộ các chỉ tiêu giám sát tài chính được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức quốc tế khác khuyến dụng. Qua đó, nhóm nghiên cứu chọn lọc một cách khái lược nhất cho Việt Nam bộ chỉ tiêu giám sát tài chính, mô hình định lượng/mô hình kiểm định cảnh báo rủi ro tài chính, các 15
  16. quy chuẩn, chỉ tiêu giám sát tập đoàn tài chính, và đề xuất việc hoàn thiện tổ chức, chức năng của cơ quan giám sát toàn hệ thống tài chính (được mặc định là có thẩm quyền cao như trong hệ thống giám sát tài chính hợp nhất). Các phân tích, đánh giá chỉ tiêu giám sát tài chính được nhìn nhận cả dưới góc độ giám sát an toàn vi mô và vĩ mô, từ bản thân rủi ro trong hoạt động của các tập đoàn tài chính đa năng và từ các mô hình định lượng EWS. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đồng bộ, đa phương diện của giám sát tài chính, nhóm nghiên cứu cũng bổ sung thêm các chỉ tiêu giám sát tài chính đối với thị trường bất động sản và đặc biệt là phương pháp ST và VaR. Nghiên cứu này bao gồm hai chương lớn. Chương 1 xem xét cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng các bộ chỉ tiêu giám sát tài chính, mô hình định lượng và các quy chuẩn để giám sát an toàn tài chính vĩ mô và vi mô, giám sát các tập đoàn tài chính và hoàn thiện tổ chức của cơ quan giám sát tài chính hợp nhất. Chương 2 cung cấp kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng xây dựng các bộ chỉ tiêu giám sát tài chính, mô hình định lượng và các quy chuẩn để giám sát an toàn tài chính vĩ mô và vi mô, giám sát các định chế tài chính, tập đoàn tài chính. Đặc biệt, chương 2 còn đưa ra các ngưỡng, chuẩn mực tham chiếu, thông lệ quốc tế để phục vụ cho công tác giám sát, cảnh báo rủi ro. Bên cạnh đó, những vấn đề trong xây dựng, áp dụng các chỉ tiêu giám sát trên thế giới cũng được phân tích. Dựa trên những nền tảng này và thực tiễn giám sát ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu đưa ra các đề xuất ban đầu về bộ chỉ tiêu giám sát tài chính, các mô hình định lượng, quy chế giám sát tập đoàn tài chính, và mô hình giám sát toàn hệ thống tài chính của Việt Nam. 16
  17. CHươNG 1 CƠ sở lý luẬN và tHựC tiễN CHo việC xây dựNG Hệ tHốNG CáC CHỉ tiêu Giám sát tài CHíNH Giám sát tài chính được hiểu là việc giám sát của Chính phủ đối với hoạt động của các định chế tài chính. Mục tiêu giám sát tài chính là phát hiện, ngăn ngừa và xử lý việc vi phạm các quy định hiện hành đối với khu vực tài chính và cuối cùng là duy trì ổn định trên TTTC.6 Các TTTC ở đây được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường chứng khoán (thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu (Chính phủ, công ty). Các chỉ tiêu giám sát tài chính được hiểu là bộ các chỉ tiêu kinh tế - tài chính phản ánh mức độ ổn định của TTTC cũng như các các nhân tố có liên quan và thể hiện sự ổn định kinh tế - tài chính (kể cả cảnh báo bất ổn, khủng hoảng tài chính) với các mục tiêu định lượng (ngưỡng cảnh báo, tham chiếu) cụ thể. Chính vì vậy, theo cách tiếp cận sẽ được nêu dưới đây, một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô (như tăng trưởng GDP, thâm hụt cán cân vãng lai) và một số chỉ số dẫn báo (leading indicators) với các ngưỡng cụ thể báo trước tình hình bất ổn kinh tế vĩ mô (bất cân đối vĩ mô) cũng có thể được coi là chỉ tiêu giám sát tài chính. Trong trường hợp không có ngụ ý rõ ràng về ngưỡng tham chiếu hay tiêu chí định lượng xác định, nghiên cứu này sử dụng thuật ngữ “chỉ số”. Lưu ý là trong một số trường hợp, hai thuật ngữ “chỉ tiêu” và “chỉ số” có thể được hiểu như nhau. Từ điển đầu tư (URL: http://www.investordictionary.com/definition/financial-supervision). 6 17
  18. Việc xây dựng các chỉ tiêu giám sát tài chính có ý nghĩa quan trọng trong điều hành, giám sát hệ thống tài chính, nhất là trong việc phát hiện những yếu tố dễ bị tổn thương bên trong hệ thống tài chính - điều đến lượt có thể gây bất ổn cho hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu còn giúp phát hiện các nhân tố bất ổn bên ngoài hệ thống tài chính. Đặc biệt, các mô hình định lượng, với đầu vào hầu hết là các chỉ tiêu giám sát tài chính, giúp có thể cảnh báo sớm được các bất ổn, rủi ro tài chính trong tương lai. Quan trọng hơn, mô hình định lượng còn còn giúp dự báo điểm uốn (ngoặt) của khả năng dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính (trong một số trường hợp là điểm “phát nổ” khủng hoảng). Như vậy, các chỉ tiêu giám sát tài chính giúp các nhà quản lý phát hiện các nhân tố gây bất ổn, khủng hoảng tài chính, qua đó, cảnh báo và có các biện pháp ngăn ngừa, chống đỡ hữu hiệu và giảm nhẹ các thiệt hại có thể do chúng gây ra. Trong nghiên cứu này, các nội dung giám sát và cơ sở để xây dựng các chỉ tiêu giám sát tài chính chủ yếu dựa trên những khía cạnh yếu kém, dễ bị tổn thương của hệ thống tài chính - những tác nhân (“tội đồ”) trực tiếp và gián tiếp gây bất ổn và khủng hoảng tài chính- cụ thể là: (i) các rủi ro cố hữu của hệ thống tài chính; (ii) một số rủi ro thường gặp trong hoạt động của các định chế tài chính; (iii) các nguyên nhân vĩ mô và vi mô gây nên các bất ổn và khủng hoảng tài chính (bao gồm khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng nợ, khủng hoảng tiền tệ); và (iv) các nhân tố rủi ro xuất phát từ bản chất mô hình giám sát tài chính cũng như từ hoạt động của tập đoàn tài chính. Dưới đây lần lượt xem xét nội dung, cơ chế tác động theo các khía cạnh này. Chi tiết về cơ chế tác động, nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây bất ổn tài chính, khủng hoảng tài chính sẽ được xem xét một phần trong quá trình giới thiệu các chỉ tiêu giám sát và các mô hình định lượng riêng biệt. 18
  19. CÁC TÁC NHâN gây bấT ổN Và kHủNg HoảNg TàI CHíNH Các rủi ro cố hữu của thị trường tài chính Hệ thống tài chính (HTTC) của các nước có trình độ phát triển khác nhau đều có những vấn đề cố hữu và rủi ro thường trực như thông tin bất đối xứng, sự bất ổn định và rủi ro mang tính hệ thống. Các rủi ro này luôn thường trực trong hệ thống tài chính, có thể gây nên bất ổn tài chính và thậm chí khủng hoảng tài chính khi một hay một số yếu kém, rủi ro không được phát hiện, hoặc bị kích hoạt bởi các yếu kém, nhân tố rủi ro khác nếu không được ngăn chặn, xử lý kịp thời. Một đặc tính cơ bản của TTTC so với với các thị trường khác là sự bất ổn định mang tính hệ thống hay rủi ro hệ thống. Như đã đề cập, các thị trường cấu thành của TTTC gắn bó chặt chẽ với nhau. Một tác động từ bên trong lẫn bên ngoài có thể gây nên những phản ứng dây chuyền trên toàn hệ thống TTTC. Rõ ràng TTTC càng phát triển ở trình độ cao thì tính nhạy cảm mang tính hệ thống càng cao. Hơn nữa, khủng hoảng tài chính thường kéo theo các cuộc khủng hoảng kinh tế, thậm chí cả khủng hoảng chính trị - xã hội. Trong bối cảnh tự do hoá tài chính, tính bất ổn định mang tính hệ thống của TTTC có thể lan truyền nhanh chóng ra khỏi biên giới của một quốc gia và có thể kéo theo hàng loạt bất ổn, thậm chí khủng hoảng tài chính ở một số nước khác trong khu vực và thế giới. Khủng hoảng tài chính tại các nước châu Á năm 1997 –1998, và đặc biệt là khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ trong 2 năm gần đây cho thấy rõ đặc tính này của TTTC. Một số rủi ro thường gặp trong quá trình hoạt động của các định chế tài chính Hệ thống tài chính thường phải đối mặt với nhiều loại rủi ro và mức độ “phơi nhiễm tài chính”7 là khác nhau với các loại rủi ro khác Thuật ngữ tiếng Anh : exposure. 7 19
  20. nhau, phụ thuộc vào các đặc điểm của danh mục đầu tư của từng định chế tài chính, nhất là ngân hàng, tầm quan trọng của từng ngân hàng trong hệ thống, mối liên kết với các định chế và thị trường khác, cũng như mức độ và bản chất của các rủi ro. Một danh mục đầu tư có thể bị tổn thương dưới tác động của các cú sốc rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro tỷ giá, lãi suất, giá cổ phiếu và giá hàng hóa). Các cú sốc rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng có thể tác động lên danh mục đầu tư của các định chế tài chính hoặc trực tiếp qua sự thay đổi giá trị tài sản tài chính (theo giá thị trường) hoặc gián tiếp thông qua sự thay đổi tình hình tài chính của con nợ - điều làm giảm chất lượng tín dụng. Các cú sốc đối với lòng tin của những người gửi tiền hay các nhà đầu tư có thể gây ra các vấn đề về thanh khoản - điều còn ảnh hưởng tới bảng kết toán tài sản của các định chế tài chính. Cuối cùng, những cú sốc này tác động tới khả năng lợi nhuận và an toàn vốn của các định chế tài chính. Mức độ dẽ bị tổn thương của HTTC gia tăng khi các cú sốc tác động mạnh vào các tài sản không có tính thanh khoản, không được phòng vệ8 hay đa dạng hóa ở mức cần thiết, và khi thiếu các nguồn vốn cần thiết để hấp thu các cú sốc. IMF (2000) tổng kết một loạt nghiên cứu và cho thấy, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, sự tập trung danh mục đầu tư và sự chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ là những nhân tố rủi ro chủ yếu. Trong khi đó, tại nhiều nước, chất lượng tín dụng thấp lại là căn nguyên quan trọng của sự dễ bị tổn thương, rủi ro bất ổn tài chính và thậm chí khủng hoảng. Vì vậy, kênh chính mà qua đó các cú sốc tác động lên các rủi ro của các định chế ngân hàng là sự sụp đổ lòng tin/ sự tín nhiệm về khả năng trả nợ của những người đi vay, nhất là tại những hệ thống tài chính chưa phát triển. Thuật ngữ tiếng Anh: hedging. 8 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2