intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các cơ cấu của động cơ đốt trong - Bảo dưỡng và sửa chữa

Chia sẻ: Hoan Pham Ngoc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:162

309
lượt xem
126
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu của động cơ đốt trong nhằm trang bị cho các bạn những kiến thức cơ bản về các cơ cấu của động cơ đốt trong, giúp các bạn vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào thức tế khi làm việc. Đây là Tài liệu hữu ích đối với các bạn chuyên ngành Cơ khí - Chế tạo máy, mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các cơ cấu của động cơ đốt trong - Bảo dưỡng và sửa chữa

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN TÀI   LIỆU   NÀY   THUỘC   LOẠI   SÁCH   GIÁO   TRÌNH   NÊN   CÁC  NGUỒN THÔNG TIN CÓ THỂ ĐƯỢC PHÉP DÙNG NGUYÊN BẢN HOẶC  TRÍCH DÙNG CHO CÁC MỤC ĐÍCH VỀ ĐÀO TẠO VÀ THAM KHẢO. MỌI  MỤC  ĐÍCH KHÁC CÓ Ý  ĐỒ  LỆCH LẠC HOẶC SỬ  DỤNG   VỚI   MỤC   ĐÍCH   KINH   DOANH   THIẾU   LÀNH   MẠNH   SẼ   BỊ   NGHIÊM  CẤM. MàTÀI LIỆU: MĐ 02 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Một nhiệm vụ  quan trọng trong quá trình vận hành, bảo dưỡng, sửa   chữa máy móc, trang bị  phương tiện kỹ  thuật là chọn và sử  dụng đúng các   nguồn lực chính, nhằm nâng cao độ tin cậy và tuổi thọ của thiết bị, phát huy   công suất thiết kế, hiệu quả làm việc và kinh tế của máy móc, thiết bị. Cuốn   sách Bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu của động cơ đốt trong nhằm trang bị  cho học sinh những kiến thức cơ bản về các cơ  cấu của động cơ  đốt trong,   giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để  áp dụng vào thức tế  khi làm  việc. Với những thành tựu khoa học kỹ  thuật tiên tiến, ngành chế  tạo động   cơ  có tính  ưu việt, đáp  ứng mọi nhu cầu sử  dụng. Trong khuôn khổ  chương  trình đào tạo, cuốn sách chỉ  giới thiệu một số  loại thiết bị dùng trong ngành   sửa chữa máy thi công xây dựng. Sách dùng làm tài liệu học tập cho học sinh ngành sửa chữa máy thi   công xây dựng. Trong quá trình biên soạn mặc dù đã có nhiều cố  gắng chọn lọc, cập   nhật thông tin nhưng chắc chắn chưa đầy đủ  và không tránh khỏi thiếu xót.  Trong quá trình sử dụng rất mong bạn đọc góp ý để tài liệu được hoàn thiện. NHÓM TÁC GIẢ 2
  3. BÀI 1 CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN Giới thiệu : (Nêu vài dòng thể hiện vai trò và ý nghiã về mặt xã hội, nghề nghiệp của chủ   đề trong bài học cùng các yêu cầu về mặt môi trường, thời vụ và tâm sinh lý   đối với học viên nếu có)  Mục tiêu: ­ Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo chung, lực tác dụng lên cơ cấu trục  khuỷu thanh truyền và nhóm piston. ­ Tháo, lắp phần chuyển động của động cơ đúng quy trình, quy phạm  và đúng yêu cầu kỹ thuật. ­ Nhận dạng đúng các chi tiết của phần chuyển động của động cơ. Nội dung bài học: Thời gian: 10h (LT: 02h ; TH:  08h)                       1. Nhiệm vụ Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền là cơ cấu chính của động cơ đốt trong  kiểu piston. Nó có những chức năng sau: ­ Nhận và truyền áp lực của chất khí được đốt cháy trong xilanh biến   chuyển động thẳng của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu và  truyền công suất ra ngoài.  ­ Dẫn động cho các cơ cấu và hệ thống khác của động cơ. ­ Tạo thành hình dáng bên ngoài của động cơ, làm chỗ  dựa để  bắt các   chi tiết của hệ thống khác và cho chúng dựa vào đó để làm việc. 2. Cấu tạo chung Sơ đồ cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền (Hình1) 3
  4.                                                                      Hình 1. Sơ đồ cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền 1. Chốt piston; 2. Thanh truyền; 3. Đầu to thanh truyền; 4. Đối trọng;  5. Bu lông thanh truyền; 6. Piston; 7. Xéc măng; 8. Má khuỷu;  9. Bạc đầu to thanh truyền; 10. Bánh đà. 3. Lực và mômen tác dụng lên cơ cấu trục khuỷu thanh truyền giao tâm  (Hình 2). Hình 2. Lực và mô men tác dụng lên cơ cấu trục khuỷu thanh truyền ­ Các lực tác dụng lên cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm: Pkt: Lực khí thể tích tác dụng lên piston:                               Pkt =  kt .FP ­ Trong đó: pkt ­ lực tác dụng lên 1 đơn vị diện tích đỉnh piston.  FP­ diện tích đỉnh piston           ­  Lực quán tính Pj  do khối lượng của nhóm gồm có: piston, xecmăng,   chốt piston gây ra : 4
  5.                      Pj = ­ mnp.j                                         ­ Trong đó: j ­ gia tốc của piston j = ­ R.  2.(cos  +   . cos2 ) Pj = mnp .j =­ mnp . R.  2..(cos  +   . cos2 ) ­ Gọi  Pj1 = ­ mnp. R. 2.cos               Pj2 =­ mnp. R. 2.  . cos2  là lực quán tính cấp 1 và cấp 2:                  Pj = Pj1+Pj2                                            ­ Do lực quán tính P j   và lực khí thể  Pkt cùng tác dụng lên đường tâm  xilanh nên hợp lực P1 của chúng cũng tác dụng lên đường tâm xilanh.                     P1 = Pkt+Pj  ­ Lực P1 lại được phân tích thành hai thành phần: ­ Lực tác dụng lên đường tâm thanh truyền Ptt= = p1/cos ­ Lực ngang N ép piston lên thành xilanh                                           N = P1.tg    Trong đó:   ­ góc tạo bởi đường tâm xilanh và đường tâm thanh truyền  ­ Lực tác dụng lên trục khuỷu lại được phân tích thành hai lực thành  phần là: ­ Lực tiếp tuyến T sinh ra mômen quay cho trục khuỷu :                                    T=Pt t. sin( + ) = f1( )          Và: M = T.R = R.Ptt .sin( + ) = f2( )                                   R: bán kính tay quay trục khuỷu  ­ Mômen quay động cơ  M sẽ  cân bằng với mômen cản của máy công   tác trên trục (Mc) và làm thay đổi tốc độ góc của trục:                M = Mc +I. Trong đó: I là mômen quán tính tương đương với các khối lượng quay  quy dẫn về tâm trục khuỷu và   là gia tốc góc của trục khuỷu. ­ Lực pháp tuyến Z gây ra mômen uốn cho trục khuỷu: Z = Ptt .cos( + ) = f3( ) ­ Ngoài ra còn có thành phần lực quán tính ly tâm Pk của các khối lượng  lệch tâm khi quay sinh ra. Như vậy từ sự phân tích lực như trên ta có thể rút ra kết luận về lực và   mômen tác dụng lên cơ câú trục khuỷu thanh truyền gồm có: ­ Lực tác dụng của khí thể  hoặc áp suất khí thể  lên nắp xilanh, thân  máy và piston đẩy cho piston đi xuống phía dưới. 5
  6. ­ Hợp lực của lực quán tính Pj và lực khí thể Pkt tác dụng lên chốt piston  bị phân tích thành hai thành phần đó là: ­ Thành phần lực N tác dụng vuông góc với đường tâm xilanh ép piston   vào thành xilanh, đồng thời gây ra mômen lực ngang động cơ MN: MN = N.A A ­ khoảng cách từ chốt piston tới tâm trục khuỷu. ­ Thành phần lực Ptt tác dụng lên đường tâm thanh truyền gây mômen  quay và mômen uốn trục khuỷu. ­  Thành phần lực quán tính ly tâm pk do các khối lượng lệch tâm khi  quay gây ra. 4. Quy trình tháo cụm piston ­ thanh truyền  4.1.Tháo cụm piston ­ thanh truyền ra khỏi động cơ ­ Xả nước, xả dầu bôi trơn ra khỏi động cơ. ­ Lật nghiêng động cơ  phía buồng xupáp hướng lên trên để  tháo cụm  piston ­ thanh truyền (hình 3).                                      ­ Kiểm tra thanh truyền và nắp đã có dấu chưa, nếu chưa có phải đánh  dấu (chấm số, chấm dấu) theo thứ tự của xilanh (hình 4).              Hình 3. Lật nghiêng động cơ để tháo cụm piston ­ thanh truyền 6
  7. ­ Quay trục khuỷu, để cụm piston thanh truyền cần tháo xuống vị trí thấp   nhất. Hình 4. Đánh dấu (chấm số, chấm dấu) theo thứ tự của xilanh ­ Dùng tuýp, khẩu nới đều hai bu lông hoặc êcu nhiều lần rồi mới tháo  hẳn ra để đúng vị trí của nó tránh nhầm lẫn (hình5). Hình 5. Dùng tuýp, khẩu nới đều hai bu lông hoặc êcu ­ Dùng búa nhựa gõ nhẹ vào bu lông lấy nắp đầu to thanh truyền ra (hình  6). Hình 6. Dùng búa nhựa gõ nhẹ vào bu lông lấy nắp đầu to thanh truyền ­ Đặt ống lót dẫn hướng bu lông hoặc ống cao su gắn trên bu lông thanh   truyền để bảo vệ ren bu lông và trục khuỷu khi tháo (hình 7). 7
  8. Hình 7. Đặt ống lót dẫn hướng bu lông hoặc ống cao su ­ Kiểm tra xem miệng xilanh có gờ không (hình 8). Hình 8. Kiểm tra xem miệng xilanh có gờ không ­ Cạo gờ miệng xilanh (nếu cần thiết), dùng dao cạo ba cạnh hoặc dùng  dụng cụ chuyên dùng để cạo (hình 9).              Hình 8. Dùng dao cạo ba cạnh hoặc dùng dụng cụ chuyên dùng để  cạo ­ Lấy cụm piston ­ thanh truyền ra bằng cách dùng cán búa đẩy cụm  piston thanh truyền. Chú ý: Tránh làm xước bề mặt của xilanh. ­ Lắp lại nắp thanh truyền đúng vị trí theo từng cụm thanh truyền. ­ Đưa cụm piston thanh truyền lên giá đỡ  không để  lẫn chung vào khay   có các chi tiết khác (hình 10)         8
  9.    Hình 10. Đưa cụm piston thanh truyền lên giá đỡ ­ Tháo các cụm piston ­ thanh truyền còn lại ra khỏi động cơ.           Chú ý: Nếu động cơ  thuộc loại xilanh  ướt thì phải cố  định xilanh rồi  mới tháo các cụm piston ­ thanh truyền ra khỏi xilanh. 4.2. Tháo xéc măng ­ Dùng kìm tháo xéc măng để tháo xéc măng ra khỏi piston.  ­ Dùng kìm tháo xéc măng, tháo xéc măng khí số 1 và số 2 (hình 11). Hình 11. Dùng kìm tháo xéc măng ­ Nếu không có kìm ta có thể  dùng tay lót dẻ  banh từ từ  và đều khi nào   lọt piston thì đưa xéc măng ra ngoài. ­ Dùng tay tháo hai  vòng dẫn hướng và lò xo của vòng găng dầu ra  (hình12). Hình 12. Tháo hai vòng dẫn hướng và lò xo của vòng găng dầu ­ Tháo xong phải để theo bộ không để lẫn sang các piston khác. 4.3. Tháo chốt piston 4.3.1. Loại chốt được lắp tự do          ­ Với loại này chốt piston không cố địng trên lỗ đầu nhỏ thanh truyền,   cũng không cố định trên lỗ bệ chốt. Mà quay tự do khi làm việc, để tránh hiện   tượng di trượt của piston người ta cố định hai đầu bằng các phanh hãm. ­ Đánh dấu chiều lắp ghép giữa piston và thanh truyền (hình 13). 9
  10. Hình 13. Đánh dấu chiều lắp ghép giữa piston và thanh truyền ­ Dùng kìm mỏ nhọn để tháo phanh hãm chốt (nếu có) (hình 14).                   Hình 14. Dùng kìm mỏ nhọn để tháo phanh hãm chốt ­ Dùng trục bậc đưa vào để  đóng chốt piston, không tháo rời khỏi chốt   piston, nếu đưa chốt ra ngoài phải đánh dấu chiều lắp ghép đúng với lỗ  bệ  chốt theo từng bộ. ­ Một số loại chốt piston trước khi tháo chốt, phải làm nóng piston trong   nước (h15). Hình 15. Dùng kìm mỏ nhọn để tháo phanh hãm chốt 4.3.2. Loại chốt được lắp chặt ­ Loại này được phân thành hai loại đó là loại chốt được lắp chặt trên  đầu nhỏ thanh  truyền và loại lắp chặt trên lỗ bệ chốt. ­ Dùng búa nhựa, đoạn nhựa và đoạn cây đồng gõ nhẹ  lấy chốt ra khỏi   piston (hình 16). 10
  11. Hình 16. Dùng đoạn cây đồng gõ nhẹ lấy chốt ra khỏi piston ­ Dùng máy ép và bộ gá để ép chốt ra khỏi piston (hình 17). Hình 16. Dùng máy ép và bộ gá để ép chốt ra khỏi piston ­ Piston và chốt đều được đánh dấu theo bộ. ­ Xếp lại piston, chốt piston, xéc măng và bạc lót theo thứ tự (hình 18). Hình 18. Xếp lại piston, chốt piston, xéc măng và bạc lót theo thứ tự 5. Quy trình lắp cụm piston ­ thanh truyền 5.1. Lắp chốt piston 5.1.1. Chốt lắp lỏng 11
  12. ­ Lắp piston với thanh truyền theo đúng thự tự đã đánh dấu (hình 19). Chú ý: Chiều làm việc của piston. ­ Lắp phanh hãm chốt mới vào một bên lỗ chốt piston. Hình 19. Lắp piston với thanh truyền theo đúng thứ tự ­ Ướm 1/3 chu vi phanh hãm vào đoạn mép lỗ chốt giữa hai lỗ khoét (hình  20). Hình 20. Ướm phanh hãm vào đoạn mép lỗ chốt giữa hai lỗ khoét ­  Ướm phanh hãm vào rãnh, sao cho đầu mép phanh hãm trùng với lỗ  khoét trên lỗ chốt piston. ­ Đưa đầu (A) phanh hãm vào rãnh và dùng ngón tay cái giữ  phanh hãm  (hình 21). Hình 21. Đưa đầu phanh hãm vào rãnh và dùng ngón tay cái giữ phanh hãm ­ Đưa đầu tuốc nơ vít vào lỗ khoét và đẩy dần phanh hãm lọt vào rãnh. 12
  13. ­ Dùng trục bậc lắp vào chốt lấy búa gõ nhẹ vào là được. ­ Một số trường hợp phải luộc piston trong nước nóng (hình 22). Hình 22. Một số trường hợp phải luộc piston trong nước nóng ­ Làm trùng đầu trên của piston và trên thanh truyền và dùng ngón tay cái  đẩy chốt vào lỗ chốt piston, thanh truyền. ­ Lắp phanh hãm thứ hai vào mặt sau. ­ Phanh hãm chốt phải nằm vào trong rãnh lắp 2/3 đường kính của nó.  Miệng mở của phanh hãm phải quay xuống phía dưới đáy các te. 5.1.2. Loại chốt lắp chặt ­ Dùng búa nhựa, đoạn nhựa và đoạn cây đồng gõ lắp chốt vào piston. ­ Dùng máy ép và bộ gá để lắp chốt vào piston. 5.2. Lắp xéc măng ­ Xéc măng trước khi lắp phải đảm bảo các thông số kỹ thuật. ­ Lắp xéc măng vào piston theo theo thứ tự của từng bộ, không lắp lẫn   vào các piston khác. ­ Lắp phanh hãm lò xo và hai vòng dẫn hướng của xéc măng dầu vào (hình  23). Hình 23. Lắp phanh hãm lò xo và hai vòng dẫn hướng của xéc măng  dầu 13
  14. ­ Dùng kìm tách vòng găng để lắp hai xéc măng hơi vào piston (hình 24). Hình 24. Dùng kìm tách vòng găng để lắp hai xéc măng hơi vào piston Chú ý: Sao cho mặt ký hiệu quay lên trên. ­ Chia các miệng xéc măng theo (hình 25). Hình 25. Chia các miệng xéc măng Chú ý: Các miệng xéc măng phải không thẳng hàng không nằm vào phần   dẫn hướng của piston và lỗ bệ chốt. 5.3. Lắp cụm piston ­ thanh truyền vào động cơ ­ Lắp cụm piston ­ thanh truyền theo đúng thứ tự đã được đánh dấu. ­ Tháo nắp đầu to thanh truyền bằng tuýp, khẩu. ­ Bôi một lớp dầu bôi trơn vào các vị trí làm việc của các chi tiết. ­ Quay cổ biên cần lắp xuống vị trí thấp nhất (ĐCD). ­ Dùng đoạn  ống mềm hoặc cao su bọc các chân bu lông thanh truyền,   để tránh làm xước cổ trục (hình 26). 14
  15. Hình 26. Dùng đoạn ống mềm bọc các chân bu lông thanh truyền ­ Xiết ống kẹp chuyên dùng cho ôm khiết quả piston ­ thanh truyền. ­ Dùng đuôi búa gỗ đẩy nhẹ cho piston ­ thanh truyền vào xilanh theo thứ  tự, và xem dấu (hình 27).                Hình 27. Dùng đuôi búa gỗ đẩy nhẹ cho piston ­ thanh truyền vào  xilanh theo thứ tự, và xem dấu           ­ Tháo ống cao su bọc các chân bu lông thanh truyền ra. ­ Lắp nắp thanh truyền của bộ đó lại, dùng tay vặn êcu hay bu lông, rồi   dùng clê lực xiết cho đều cả hai phía đúng lực xiết quy định (h28). Hình 28. Lắp nắp thanh truyền của bộ đó lại 15
  16. ­ Lắp các cụm piston ­ thanh truyền còn lại vào, khi lắp xong mỗi cụm   phải kiểm tra, nếu có hiện tượng bất thường nào phải kịp thời sữa chữa   ngay. Tùy từng loại động cơ lực xiết khác nhau (hình 29). Hình 29. Lắp các cụm piston ­ thanh truyền còn lại ­ Một số động cơ cần xiết thêm một góc 900 (hình 30). ­ Lắp lại chốt chẻ hoặc phanh hãm đai ốc thanh truyền. Hình 30. Một số động cơ cần xiết thêm một góc 900 16
  17. Bài 2 SỬA CHỮA PISTON Giới thiệu : (Nêu vài dòng thể hiện vai trò và ý nghiã về mặt xã hội, nghề nghiệp của chủ   đề trong bài học cùng các yêu cầu về mặt môi trường, thời vụ và tâm sinh lý   đối với học viên nếu có )  Mục tiêu: ­ Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng,  phương phương pháp kiểm tra, sửa chữa piston.  ­ Kiểm tra, sửa chữa piston đúng phương pháp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật  do nhà chế tạo quy định, đạt chất lượng và đảm bảo an toàn. Nội dung bài học: Thời gian: 08h (LT: 01h ; TH:  07h) 1. Piston 1.1. Nhiệm vụ Piston có các nhiệm vụ sau: ­ Kết hợp với xilanh và nắp máy tạo thành buồng cháy. ­ Nhận áp lực của khí cháy và truyền lực qua thanh truyền tới trục   khuỷu ở kỳ cháy giãn nở. ­ Tiếp nhận lực quán tính của bánh đà qua trục khuỷu, thanh truyền để  thực hiện hành trình hút, nén, xả.  Riêng đối với động cơ 2 kỳ piston còn làm nhiệm vụ đóng mở các cửa  hút, cửa xả. 1.2. Cấu tạo Do piston làm việc trong điều kiện nhiệt độ  cao, chịu ma sát mài mòn  lớn nên vật liệu thường dùng để chế tạo là gang xám, gang hợp kim. Piston thường được chia làm ba phần:  ­ Đỉnh piston: Được tính từ   mép trên của rãnh xéc măng khí thứ  nhất   trở  lên. Một số  động cơ  Điêzen có khoét buồng cháy phụ  trên đỉnh piston.   Đỉnh piston thường có dấu chỉ chiều lắp piston. Đỉnh piston có 3 loại + Đỉnh bằng: Dễ chế tạo, thường dùng cho động cơ xăng. 17
  18. Hình 2.1. Đỉnh bằng + Đỉnh lõm: Phần đỉnh piston được khoét lõm theo các hình dạng: chỏm   cầu,  ,....loại này làm cho hỗn hợp hòa trộn đều dùng cho các loại động cơ  Diezel có buồng cháy phụ (Hình 2.2) Hình 2.2. Đỉnh lõm + Đỉnh lồi: Lực được phân bố  đều xung quanh, khả  năng chịu lực tốt.  Loại này khó chế tạo, diện tích tiếp xúc nhiệt lớn, truyền nhiệt khó, loại này   ít dùng. ­ Đầu piston: là phần có xẻ rãnh để  lắp các xéc măng khí và xéc măng  dầu ­ Thân piston: là phần dẫn hướng khi piston chuyển động tịnh tiến trong   xilanh. Trên thân piston có lỗ  chốt piston. Một số  động cơ  còn có thêm xéc   măng dầu ở cuối phần dẫn hướng. Thân piston thường có mặt cắt dạng ô van  để tránh cho piston bị bó kẹt trong xilanh khi chịu nhiệt độ cao. Một số piston  có chế tạo rãnh phòng nở 2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hang, phương pháp kiểm tra sửa chữa SST Hư Hỏng Nguyên Nhân Tác hại 1 Thân bị  mòn côn,  Lực ngang. Làm   cho   piston  ô van. Do ma sát với xilanh. chuyển động không  Chất   lượng   dầu   bôi   trơn  vững   vàng   trong  kém. xilanh gây va đập. Thiếu dầu bôi trơn. 18
  19. Làm việc lâu ngày. 2 Thân   bị   cào  Dầu có cặn bẩn. Mài   mòn   nhanh  xước. Xéc   măng   bị   bó   kẹt   trong  giữa   xilanh   và  xilanh. piston. 3 Rạn nứt. Niệt độ cao. Không   an   toàn   khi  Thay đổi nhiệt độ đột ngột.  làm việc. 4 Rãnh   lắp   xéc  Do va đập giữa xéc măng và  Làm   cho   sục   dầu  măng   bị   mòn  rãnh piston. lên buồng đốt. rộng, rãnh trên bị  Lọt khí. mòn nhiều nhất. 5 Mòn   côn,   ô   van  Do va đập với chốt piston. Làm   cho   tốc   độ  lỗ bệ chốt. mòn nhanh, gõ chốt  khi   động   cơ   làm  việc. 6 Đỉnh   piston   bị  Do   tiếp   xúc   với   sản   vật  Bám   muội   than  cháy   rỗ,   ăn   mòn  cháy. nhanh hóa học. gây kích nỗ. 7 Piston bị vỡ. Do chất lượng chế tạo kém Làm   cho   động   cơ  Do tháo lắp không đúng kỹ  không   làm   việc  thuật. được. Phá   hủy   các   chi   tiết  khác 8 Piston   bị   bó   kẹt  Do   nhiệt   độ   quá   cao   khi  Làm   cho   động   cơ  trong xilanh. động cơ làm việc. không   làm   việc  Do   khe   hở   giữa   xilanh   và  được. piston quá nhỏ. 3. Kiểm tra và sửa chữa piston 3.1. Kiểm tra ­ Vệ sinh piston trước khi kiểm tra. ­ Dùng mắt quan sát, kiểm tra các vết nứt, cào xước cháy rỗ, muội than. ­ Dùng dụng cụ đo: + Dùng panme đo đường kính dẫn hướng để  xác định độ  mài mòn của   thân (hình 2.3). 19
  20. Hình 2.3. Dùng panme đo đường kính dẫn hướng để xác định độ mài  mòn + Dùng đồng hồ  so đo lỗ  bệ  chốt xác định độ  mòn côn và ô van (hình  2.4). Hình 2.4. Dùng đồng hồ so đo lỗ  bệ  chốt xác định độ  mòn côn và ô   van + Dùng căn lá và xéc măng mới để  kiểm tra khe hở  rãnh lắp xéc măng   (hình 2.5). 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2