intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các loại thực phẩm làm bạn loãng xương nhanh hơn1111111

Chia sẻ: Trần Thị Em | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

66
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhưng cũng có thể bạn không để ý đến những món ăn có trong thực đơn hằng ngày của mình lại làm tăng nguy cơ loãng xương. Có thể bạn biết rằng canxi và vitamin D rất cần thiết giúp cho xương chắc khỏe.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các loại thực phẩm làm bạn loãng xương nhanh hơn1111111

  1. Các loại thực phẩm làm bạn loãng xương nhanh hơn Nhưng cũng có thể bạn không để ý đến những món ăn có trong thực đơn hằng ngày của mình lại làm tăng nguy cơ loãng xương. Có thể bạn biết rằng canxi và vitamin D rất cần thiết giúp cho xương chắc khỏe. Bạn có biết rằng có những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ bị loãng xương? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu làm thế nào để điều chỉnh chế độ ăn của mình để phòng tránh nguy cơ loãng xương. Quá nhiều protein có thể làm loãng xương Bạn cần protein để xương chắc khỏe nhưng khi bạn ăn quá nhiều protein, cơ thể sẽ sản xuất ra chất hóa học có tên là sunfat có thể gây ra sự thất thoát canxi của xương. Protein động vật có nguy cơ ảnh hưởng cao hơn protein thực vật. Theo cuộc khảo sát của Khoa Y học, thuộc trường Đại học Harvard ở 116.686 phụ nữ trong mười năm đã cho thấy những phụ nữ ăn thịt màu đỏ ít nhất 5 lần/tuần có nguy cơ bị gãy xương cao hơn những người ăn 1 lần/tuần.
  2. Thịt bò có làm tăng nguy cơ gãy xương? Đồ uống chứa cafein Trong một nghiên cứu gần đây trên 31.527 phụ nữ Thụy Điển trong độ tuổi từ 40 đến 76 do Cục Quản lí Thực phẩm Quốc gia Thụy Điển tiến hành, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng những phụ nữ uống 330mg cafein mỗi ngày tương đương với bốn tách cà phê tăng nguy cơ gãy xương hơn những người khác. Đặc biệt điều này còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Các nhà nghiên cứu không tìm ra được sự liên hệ giữa trà và tăng nguy cơ gãy xương. Lí do có thể là cafein trong trà chỉ bằng một nửa ở cà phê.
  3. Cà phê làm tăng nguy cơ gãy xương hơn trà Theo nghiên cứu đo mật độ khoáng xương trong xương sống và hông của 1413 phụ nữ và 1125 nam giới tại Framingham theo mức độ tiêu thụ nước giải khát của họ. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng đồ uống có ga và các loại cà phê khác cũng có thể gây ra loãng xương. Theo nhà nghiên cứu dinh dưỡng và điều phối viên Kristine Cuthrell, Trung tâm nghiên cứu ung thư thuộc trường Đại học Hawaii tại Honolulu: “Lượng phốt pho trong nước ngọt có ga có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi”. Dẫn xuất của vitamin A – retinol Các nhà nghiên cứu khoa Y trường Đại học Harvard cho biết những phụ nữ ăn những thực phẩm cung cấp 3000 microgram (mcg) vitamin A mỗi ngày có nguy cơ bị gãy xương hông gấp hai lần so với những người chỉ có 1500 mcg hoặc ít hơn
  4. mỗi ngày. Mặc dù vitamin A cần thiết cho sự phát triển xương nhưng nếu quá nhiều retino – một dẫn xuất của vitamin A sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D, dẫn đến loãng xương. Retinol có trong các thực phẩm như gan, lòng đỏ trứng gà, các sản phẩm sữa. Dạng beta carotene của vitamin A có trong khoai lang và cà rốt không gây tác đọng tiêu cực đến sự phát triển của xương. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ loãng xương - Natri: Quá nhiều natri trong thức ăn hằng ngày sẽ khiến canxi bị bài tiết ra ngoài thông qua nước tiểu và mồ hôi. Natri có trong muối ăn và các thực phẩm chế biến nhiều lần. - Muối oxalat: Có thể ngăn cản hấp thụ canxi oxalat và canxi trong cùng một thực phẩm. Rau chân vịt, cây đại hoàng và khoai lang ngọt có chứa oxalat. Mặc dù những thực phẩm này có vai trò quan trọng trong một chế độ ăn lành mạnh nhưng không thể coi chúng là nguồn cung cấp canxi. Nhưng may thay oxalat cũng không cản trở việc hấp thụ canxi từ các loại thức ăn khác cho dù lúc đó có ăn cùng với các thực phẩm chứa oxalat. - Bột lúa mì: Thực phẩm duy nhất làm giảm sự hấp thụ canxi khi ăn cùng thời điểm với thức ăn chứa canxi là bột lúa mì. Do vậy nếu bạn muốn bổ sung canxi thì nên ăn các loại thức ăn làm từ bột lúa mì khoảng trước hoặc sau hai, ba giờ khi ăn thực phẩm cung cấp canxi.
  5. - Rượu: Uống quá nhiều đồ uống có cồn cũng có liên quan đến việc loãng xương vì nó cản trở việc hấp thụ canxi và vitamin D. Để giảm nguy cơ loãng xương, bạn chỉ nên uống một ly mỗi ngày. Cân bằng lượng trái cây và rau củ Cũng theo Cuthrell, ăn ít trái cây, rau củ và ăn nhiều chất đạm và cacbohydrate sẽ dẫn đến việc nhiễm axit nhẹ, qua thời gian có thể gây nên chứng loãng xương. Nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, ăn nhiều trái cây và rau củ là chìa khóa quan trọng để giảm sự loãng xương của phụ nữ trong quá trình lão hóa. Việc bổ sung canxi rất quan trọng cho phụ nữ trước và sau khi mang thai, đồng thời cho phụ nữ trung niên trong thời kì lão hóa. Mong rằng các bạn sẽ lựa chọn thực phẩm thích hợp cho bản thân và gia đình của mình.
  6. Hầu hết mọi người đều biết canxi giúp tăng cường xương. Tuy nhiên có rất nhiều cách khác để chống loãng xương và tránh cho loãng xương trở lại ở những người đã từng bị mắc chứng bệnh này. Canxi Theo Viện sức khỏe Quốc gia (NIH) người trưởng thành cần nhận được 1.000 mg canxi mỗi ngày. Và kiến nghị tăng lên đến 1.200 mg cho phụ nữ trên 50 và nam giới trên 70. Theo báo cáo của một Viện y khoa năm 2010 thì hầu hết mọi người, ngoại trừ trẻ em gái vị thành niên và người cao tuổi, có thể hấp thụ đủ lượng canxi trong chế độ ăn uống của họ. Việc bổ sung canxi thường an toàn nhưng cần được thực hiện ở liều khuyến cáo và kèm với vitamin D. Dùng quá liều có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận hoặc các vấn đề khác. Vitamin D Vitamin D giúp cơ thể hấp thu, giữ lại và sử dụng canxi. Ánh sáng mặt trời có tác dụng kích thích sản xuất vitamin D trong cơ thể. Và nguồn thực phẩm chứa vitamin D bao gồm thực phẩm tăng cường như sữa, nước cam, ngũ cốc ăn sáng . Nói chung, thật khó để có được quá nhiều vitamin D trừ khi bạn lạm dụng việc bổ sung. (Quá nhiều có thể gây tổn hại cho tim hay thận). Theo NIH thì bạn chỉ cần dung nạp khoảng 600 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày và 800 IU nếu bạn trên 70.
  7. Uống bisphosphonates Bisphosphonates là thuốc chống loãng xương được sử dụng rộng rãi nhất có bao gồm alendronate (Fosamax) dạng viên hoặc lỏng uống hàng ngày hoặc hàng tuần; Risedronate (Actonel) thuốc viên uống hàng ngày, hàng tuần, hoặc hàng tháng; và Ibandronate (Boniva) uống hàng ngày hoặc hàng tháng. Các loại thuốc này được dùng để ngăn ngừa gãy xương ở cột sống, hông và cổ tay cho những người bị mất xương bất thường. Tuy nhiên Boniva chỉ được chứng minh là làm giảm gãy xương cột sống. Các thuốc viên, có thể gây ra chứng ợ nóng và khó chịu cho dạ dày. Nó được chỉ định dùng khi dạ dày trống rỗng. Phụ thuộc vào từng thuốc bạn không được ăn từ 30 đến 60 phút sau khi dùng thuốc. Tiêm bisphosphonate Zoledronic acid (Reclast) là một bisphosphonate dạng tiêm được đưa ra mỗi năm một lần như là một dịch truyền tĩnh mạch. (Nó cũng có thể được dùng định kỳ sáu
  8. tháng một lần để ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.). Tuy nhiên, theo tiến sỹ truyền dịch có thể nảy sinh các triệu chứng cúm. Bisphosphonates tăng nguy cơ của hai biến chứng hiếm gặp là gãy xương đùi và hoại tử xương (xương chết) hàm. Những biến chứng này chỉ xảy ra ở một trong 10.000 và 100.000 bệnh nhân, bác sĩ Lyles nói, thường là sau khi sử dụng các loại thuốc này trong khoảng hai năm. Các bác sĩ thường kê toa các loại thuốc này sau năm năm. Raloxifene Raloxifene (Evista) có thể làm giảm nguy cơ gãy xương sống 50 %. Thuốc được sử dụng cho phụ nữ sau mãn kinh, nó có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và bệnh tim, nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ cục máu đông. Nó thường không phải là dòng đầu tiên bảo vệ cho bệnh loãng xương, tiến sĩ Lyles nói. Denosumab Denosumab (Prolia) là thuốc loãng xương mới nhất trên thị trường. Thuốc này ngăn ngừa sự cố xương cũng như bisphosphonates, nhưng thông qua một cơ chế
  9. khác, Tiến sĩ Lyles nói. Nó được dùng để tiêm (tiêm truyền) hai lần một năm. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau cơ eczema và nhiễm trùng da. Tuy nhiên, không giống như bisphosphonates, denosumab không liên quan tới hoại tử xương hàm. Calcitonin Calcitonin (Fortical, Miacalcin) ít hiệu quả hơn bisphosphonates, nhưng nó làm chậm loãng xương và có thể làm giảm nguy cơ gãy xương cột sống. Calcitonin có thể giúp giảm đau gây ra do gãy xương nén cột sống. Nó có thể được tiêm hoặc lấy nasally (bằng cách sử dụng thuốc xịt mũi). Các tác dụng phụ thường gặp nhất là kích thích mũi (dạng phun) và buồn nôn (có liên quan tới hình thức tiêm). Hormon cận giáp Hormon cận giáp là một hormone tự nhiên kích thích sự hình thành xương mới. Một phiên bản tổng hợp được chấp thuận cho những người bị loãng xương nặng và có nguy cơ bị gãy cao. Có thể tự quản lý để tiêm một lần mỗi ngày và thực hiện trong hai năm, nhưng thường chỉ những người không phản ứng với những thuốc khác. Tiến sỹ Lyles nói nó ngốn một khoản chi phí lớn, vào khoảng $ 750 một tháng. Tác dụng phụ bao gồm đau khớp, nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn. Ngoài ra, ông còn cho biết thêm nhiều bệnh nhân còn mệt mỏi sau khi dùng không tiếp tục sử dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2