intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các mô-đun tập huấn giáo viên: Nhấn mạnh các vấn đề về Giới và nâng cao Bình đẳng Giới

Chia sẻ: Kkkk Kkkk | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

94
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của tài liệu nhằm rà soát và phân tích sách giáo khoa dưới góc độ về giới tại cấp quốc gia, bao gồm việc thử nghiệm các chương trình tập huấn cho giáo viên nhằm kết hợp các vấn đề bình đẳng giới theo Luật Bình đẳng Giới và Luật phòng chống bạo lực gia đình. Mời bạn đọc tham khảo để nắm bắt các thông tin chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các mô-đun tập huấn giáo viên: Nhấn mạnh các vấn đề về Giới và nâng cao Bình đẳng Giới

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC "Rà soát và phân tích sách giáo khoa dưới góc độ về giới tại cấp quốc gia, bao gồm việc thử nghiệm các chương trình tập huấn cho giáo viên nhằm kết hợp các vấn đề bình đẳng giới theo Luật Bình đẳng Giới và Luật phòng chống bạo lực gia đình (Chương trình Hợp tác chung giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam về Bình đẳng giới - Hoạt động JPGE 1.3.15) Các Mô-đun tập huấn Giáo viên Nhấn mạnh các vấn đề về Giới và nâng cao Bình đẳng Giới Hoa Binh/Geneva/Ha Noi/Do Son, Tháng 10 năm 2011
  2. Những đơn vị đóng góp hoàn tất tài liệu này BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Bùi Văn Quân Nguyễn Thị Thu Thủy Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Nguyễn Thị Bích Loan VĂN PHÒNG UNESCO HÀ NỘI Heidi Kivekäs Santosh Khatri VĂN PHÒNG QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC CỦA UNESCO (IBE) Dakmara Georgescu (Consultant and coordinator) Jean Bernard (Consultant and editor) 2
  3. MỤC LỤC Giới thiệu 1. Vì sao bình đẳng giới (GE)1 quan trọng? 2. Vấn đề Bình đẳng Giới có liên hệ với các vấn đề đan xen khác như thế nào? 3. Vai trò của các giáo viên trong công tác nâng cao bình đẳng giới là gì? 4. Mục đích và phạm vi của các Mô-đun tập huấn giáo viên (TTM)2 là gì? 5. Ai là những người sử dụng tiềm năng? 6. Các Mô-đun tập huấn giáo viên được kết cấu như thế nào? 7. Sử dụng các Mô-đun tập huấn giáo viên như thế nào? 8. Những gợi ý cho báo cáo viên 8.1. Nội dung tập huấn 8.2. Các phương pháp sư phạm tương tác 8.3. Chương trình tập huấn 9. Các hoạt động đào tạo được gợi ý: tự đánh giá nhu cầu tập huấn giáo viên Mô đun 1: Bình đẳng giới – Khái niệm và các quy phạm 1.1 Các vấn đề khái niệm 1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và giới trong giáo dục 1.1.2 Các quy phạm chung (các văn kiện quốc tế và luật pháp quốc gia) 1.1.3 Các vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam và quốc tế 1.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn 1.3 Đánh giá 1.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên 1.5 Nguồn và các liên kết Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới trong các chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, việc dạy và học (T&L) và các chiến lược đánh giá 2.1 Sử dụng lăng kính giới (các vấn đề khái niệm) 2.1.1 Sử dụng lăng kính giới trong các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa 2.1.2 Sử dụng lăng kính giới trong việc dạy và học 2.1.3 Sử dụng lăng kính giới trong đánh giá 2.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn 2.3 Đánh giá 2.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên 2.5 Nguồn và các liên kết Mô đun 3: Sự tham gia của các bên có liên quan 3.1 Các vấn đề khái niệm 3.1.1 Sự tham gia của các bên có liên quan trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình về bình đẳng giới 3.1.2 Vận động thực hiện các chính sách vì bình đẳng giới 3.1.3 Vận động các nguồn lực nhằm nâng cao bình đẳng giới 3.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn 3.3 Đánh giá 3.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên 3.5 Nguồn và các liên kết 1 Henceforth also referred to as “GE”. 2 Henceforth called “TTM”. 3
  4. Mô đun 4: Giám sát và đánh giá 4.1 Các vấn đề khái niệm 4.1.1 Các vấn đề về nâng cao chất lượng trong bình đẳng giới: Vì sao công tác giám sát và đánh giá quan trọng? 4.1.2 Vai trò của giáo viên trong việc giám sát các chương trình về bình đẳng giới 4.1.3 Đánh giá các yếu tố đầu vào, qua trình và kết quả của các vấn đề về giới 4.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn 4.3 Đánh giá 4.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên 4.5 Nguồn và các liên kết Phụ lục Thuật ngữ 4
  5. Lời nói đầu Chương trình Hợp tác chung của Liên hợp quốc về Bình đẳng Giới được tiến hành vào năm 2009, sau khi Việt Nam ban hành Luật Bình đẳng Giới (LGE, 2006) và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (LDV, 2007). Chương trình này liên kết 12 cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam, trong đó có UNESCO với quan điểm hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các nhân viên, cơ quan ban ngành có liên quan tại trung ương và địa phương để có thể thực hiện các bộ luật tốt hơn cũng như để giám sát và báo cáo về hiệu quả và tác động của hai bộ luật nêu trên. Trong bối cảnh của Chương trình Hợp tác chung, Văn phòng UNESCO Hà Nội và Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) cùng tiến hành Dự án Rà soát và phân tích sách giáo khoa dưới góc độ về giới tại cấp quốc gia, bao gồm việc thử nghiệm các chương trình tập huấn cho giáo viên nhằm kết hợp các vấn đề bình đẳng giới theo Luật Bình đẳng Giới và Luật phòng chống bạo lực gia đình (Chương trình Hợp tác chung giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam về Bình đẳng giới - Hoạt động JPGE 1.3.15) Văn phòng Quốc tế về Giáo dục của UNESCO (IBE) cung cấp những hỗ trợ về kỹ thuật cho hai giai đoạn của dự án này, bao gồm: (a) phân tích sách giáo khoa tiểu học theo quan điểm về giới (2009); và (b) phát triển và thí điểm những khóa đào tạo giáo viên nhấn mạnh vấn đề giới và nâng cao Bình đẳng giới. Trong vào năm 2010, thực hiện mục tiêu kết hợp vấn đề Bình đẳng Giới vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, hai cơ quan đã tiến hành tổ chức một hội thảo tại Hòa Bình vào tháng 5/2010 với nội dung phát triển đào tạo về giới và đã thu hút được sự tham gia của hơn 25 chuyên gia của Bộ GD&ĐT về phát triển chương trình giảng dạy, chuyên gia đào tạo giáo viên, và chuyên gia về giới và giáo dục từ Liên hợp quốc và các tổ chức xã hội. Những thành viên tham gia Hội thảo tại Hòa Bình đã đóng góp cho sự phát triển chi tiết Đề cương các mô-đun đào tạo giáo viên (TTM) để có thể được tiến hành thí điểm vào mùa thu năm 2010. Bộ Đề cương đã được phát triển toàn diện như một gói tài liệu hoàn chỉnh chung để các cơ sở đào tạo giáo viên có thể theo đó chỉnh lý cho phù hợp với những hoạt động đào tạo chính quy và không chính quy cụ thể, cũng như tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của địa phương. Tháng 11 năm 2010, hội thảo thứ hai diễn ra tại Đồ Sơn nhằm thử nghiệm bản thảo thứ nhất của các mô đun tập huấn giáo viên. Hơn 30 chuyên gia đại diện Bộ GD & ĐT, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và các đơn vị khác có liên quan tham gia thực hiện thí điểm các mô đun tập huấn giáo viên trong bối cảnh một khóa đào tạo cụ thể. Dựa trên những phản hồi nhận được trong và sau hội thảo, các mô-đun đã được hoàn tất và trình lên Bộ GD & ĐT để tiếp tục kết hợp một cách có hiệu quả các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới cho các khóa tập huấn giáo viên dựa trên những quan điểm đã được các bên tham gia đóng góp và gợi ý cho Việt Nam. 5
  6. Giới thiệu 1. Vì sao bình đẳng giới 1ại quan trọng? 2. Vấn đề Bình đẳng Giới có liên hệ với các vấn đề đan xen khác như thế nào? 3. Vai trò của các giáo viên trong công tác nâng cao bình đẳng giới là gì? 4. Mục đích và phạm vi của các Mô-đun tập huấn giáo viên là gì? 5. Ai là những người sử dụng tiềm năng? 6. Các Mô-đun tập huấn giáo viên được kết cấu như thế nào? 7. Sử dụng các Mô-đun tập huấn giáo viên như thế nào? 8. Những gợi ý cho báo cáo viên 8.1. Nội dung tập huấn 8.2. Các phương pháp sư phạm tương tác 8.3. Chương trình tập huấn 9. Các hoạt động đào tạo được gợi ý: tự đánh giá nhu cầu tập huấn giáo viên Vietnam Các đại biểu trong Hội thảo tại Hòa Bình, Tháng 5, 2010 Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Tục ngữ Việt Nam 1. Vì sao bình đẳng giới lại quan trọng? Phụ nữ và nam giới có sự khác biệt về sinh học (được phản ánh qua khái niệm giới tính) và có thể nắm những vai trò xã hội được xây dựng một cách cụ thể (được phản ánh qua khái niệm giới). Tuy nhiên, sinh học và những khác biệt khác giữa phụ nữ và nam giới không nên là yếu tố tạo điều kiện cho những bất công và phân biệt đối xử về chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hóa. Bình đẳng giới được định nghĩa bởi những nguyên tắc như sau: 6
  7. - Các vai trò về giới được xã hội tạo dựng và có thể thay đổi lẫn cho nhau; - Phụ nữ và nam giới bình đẳng trước pháp luật (ví dụ, họ có các quyền lợi và nghĩa vụ như nhau); - Phụ nữ và nam giới bình đẳng trước những cơ hội và khả năng hoàn thiện tiềm năng của họ; - Phụ nữ và nam giới bình đẳng trong khả năng học tập và phát triển như những cá nhân và thành viên của một cộng đồng; - Phụ nữ và nam giới hỗ trợ lẫn nhau và hợp tác vì sự tiến bộ và phát triển của cá nhân và cộng đồng. Do tầm quan trọng của việc tạo nên một xã hội công bằng, toàn diện và gắn kết, cũng như vai trò của nó trong việc hỗ trợ các cá nhân, cả phụ nữ và nam giới, để hoàn thiện khả năng của mình mà không bị cản trở bởi bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, Bình đẳng Giới trở thành một phần của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ năm 2000: Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 2: đạt được phổ cập giáo dục tiểu học, với mục tiêu đảm bảo cho mọi trẻ em trai cũng như gái hoàn thành đầy đủ chương trình giáo duc tiểu học vào năm 2015 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 3: nâng cao bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ, với mục tiêu phấn đấu xóa bỏ chênh lệch nam nữ ở bậc tiểu học và THCS vào năm 2005 và tất cả các cấp học năm 2015 Để có thể thúc đẩy bình đẳng ở cả nam và nữ một cách đầy đủ, Điều 4 Luật Bình đẳng Giới (tr. 2) đặt mục tiêu bình đẳng giới là …xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. 2. Vấn đề bình đẳng giới có liên hệ với các vấn đề đan xen khác như thế nào? Nếu chúng ta cam kết đạt được mục tiêu giáo dục cho tất cả mọi người, chúng ta cần không được xem giới là một công tác biệt lập hay chỉ là một phần việc được bổ sung thêm trong việc lên chương trình giáo dục. Thay vào đó, chúng ta cần sử dụng ‘lăng kính giới’ khi lên kế hoạch, tiến hành thực hiện, giám sát và đánh giá tất cả những công tác của chúng ta. Giống như trên một cặp kính, khi nhìn qua lăng kính giới chúng ta thấy hoạt động, nhu cầu và thực tế về các bé gái và phụ nữ trên một tròng kính. Chúng ta cũng thấy hoạt động, nhu cầu và thực tế của các bé trai và nam giới trên một tròng kính khác. Để có thể thấy được bức tranh tổng quát trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta đều phải nhìn xuyên qua cả hai tròng kính Theo INEE, 2010, trang 15. 7
  8. Bình đẳng giới cần được nhấn mạnh như một vấn đề đan xen trong giáo dục và chương trình giảng dạy mà tất cả các ngành học/môn học cũng như các hoạt động trường lớp cần phối hợp và thúc đẩy vấn đề này theo những cách thức cụ thể. Các vấn đề đan xen bao gồm: - Nhân quyền và giáo dục công dân; - Giáo dục đa văn hóa; - Giáo dục hòa bình, bao gồm quản lý xung đột theo tính chất xây dựng; - Giáo dục vì phát triển bền vững, bao gồm giáo dục môi trường; - Giáo dục trong kinh doanh; - Giáo dục sức khỏe, bao gồm giáo dục giới tính và giáo dục về HIV và AIDS; - Giáo dục cho người tiêu dùng; - Các kỹ năng sống (có thể là một phần của những vấn đề nêu trên). Nhân quyền và giáo dục công Kỹ năng sống dân Bình đẳng giới Giáo dục người Giáo dục vì tiêu dùng Chuẩn bị cho cuộc phát triển bền sống và công việc vững Kỹ năng sống Giáo dục sức Giáo dục đa khỏe văn hóa Giáo dục trong Giáo dục hòa kinh doanh bình Các vấn đề đan xen có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển năng lực chuẩn bị cho trẻ em và thanh niên hành trang sống và làm việc. Mặc dù mục tiêu và chủ đề của những vấn đề đan xen này đôi khi trùng lặp nhau, điều không thể phủ nhận là chúng bổ sung cho nhau trong việc đối mặt với những thách thức của thế giới hôm nay và ngày mai. Ví dụ, bình đẳng giới khi được xem là một trong những vấn đề đan xen, sẽ trùng với vấn đề nhân quyền và giáo dục công dân (ví dụ, thông qua phổ biến về sự công bằng và những quyền bình đẳng hay trách nhiệm). Tương tự đối với những lĩnh vực khác như giáo dục vì phát triển bền vững và giáo dục sức khỏe (ví dụ, thông qua nhấn mạnh nạn bạo hành gây nên do yếu tố giới; các vấn đề về sức khỏe giới tính và sinh sản; giáo dục gia đình). Các vấn đề đan xen xuất hiện cùng lúc với những phát triển về mặt kinh tế xã hội, kiến thức và công nghệ. Tuy nhiên, nhấn mạnh những vấn đề đan xen trong chương trình giảng dạy không nhất thiết có nghĩa là những ngành học/bộ môn mới đều cần thiết do những nhu cầu giáo dục mới đặt ra. Thay vào đó, người phát triển và lên kế hoạch cho các chương trình giảng dạy trong đó xác lập những phương thức tốt nhất để kết hợp những vấn đề về 8
  9. giới, bình đẳng giới đan xen với chương trình giảng dạy hiện có. Cách làm này có thể được thực hiện bởi một số môn học có ưu thế trong việc tích hợp các vấn đề giới, bình đẳng giới nhưng cũng có thể được thực hiện với tất cả các bộ môn thông qua phương pháp dạy học và các phương pháp đánh giá. Bình đẳng giới thường không được xem là một ngành học/bộ môn đặc biệt mới, mà được cho là vấn đề mà tất cả các ngành học/các bộ môn cần nhấn mạnh. Bình đẳng giới cũng bổ sung các vấn đề đan xen khác trong một hệ thống khớp nối thúc đẩy những phát triển mang tính chất cạnh tranh trong học tập để cùng chung sống và phát triển bền vững. 3. Vai trò của các giáo viên trong công tác nâng cao bình đẳng giới là gì? Năm 2009, Văn phòng UNESCO Hà Nội và Bộ GD&ĐT đã thực hiện một phân tích về sách giáo khoa tiểu học theo quan điểm về giới, nhằm xác định những thành công cũng như những khoảng trống liên quan đến nâng cao bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực giảng dạy của tiểu học (ví dụ, Tiếng Việt (Lớp 1-5); Toán (Lớp 1-5); Các môn Tự nhiên và Xã hội (Lớp 1-3); Khoa học (Lớp 4-5); Lịch sử và Địa lý (Lớp 4-5); Đạo đức (Lớp 1-5)3. Trong số nhiều kết quả đạt được, bản bản báo cáo đã kết luận về vai trò quan trọng của giáo viên trong việc thực hiện các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa và đưa ra những gợi ý như sau cho giáo viên: - Lưu ý và tránh thể hiện định kiến về giới trong các hoạt động ở trường hay lớp học. - Tin tưởng vào khả năng các em trai và các em gái đều có khả năng như nhau trong học tập và đạt kết quả. Theo đó, khuyến khích động viên cả em trai và em gái trong học tập, đồng thời cũng hỗ trợ cả hai một cách đồng đều khi đối diện với những khó khăn và những vấn đề về học tập. - Đề nghị các em trai và em gái cùng học và cùng chơi với nhau trong những tình huống có thể thay thế vai trò của nhau. Hỗ trợ cả em trai và em gái trong việc nhận ra những ưu điểm và khuyết điểm, những tài năng và sở thích của mình trong khi khiến các em nhận thức và đón tiếp một loạt những cơ hội như nhau trong phát triển cạnh tranh trong học tập, cuộc sống và công việc. - Học từ trường học và các đồng nghiệp đã thành công trong công tác thúc đẩy bình đẳng giới. Tham gia vào những ứng dụng chia sẻ thông tin, bao gồm thông qua mạng Internet. - Thiết lập những cộng đồng bền vững thúc đẩy bình đẳng giới ở trường học và cộng đồng các cấp thông qua giáo viên và mạng lưới trường học Không phụ thuộc vào thiết kế của chương trình giảng dạy, các giáo viên tự hiểu chương trình giảng dạy theo cách của họ có ảnh hưởng vô cùng lớn. Giáo viên có thể là những tấm gương, và là người hướng dẫn, động viên khuyến khích cho cả bé trai và bé gái, hoặc giáo viên cũng có thể bác bỏ hay bóp méo, hình thành những định kiến rập khuôn về các em. Theo Clough, 2004, p. 7 Tài liệu học tập có chất lượng, bao gồm sách giáo khoa, có thể nâng cao bình đẳng giới nếu chúng được hiểu một cách có ý nghĩa tại trường học- và tại cá hoạt động trong lớp bởi những hiệu trưởng và giáo viên mẫn cán và có khả năng. Vì thế, việc xem xét sách giáo khoa (và các nguồn tài liệu học tập khác) và các chương trình phát triển nghề 3 Xem Báo cáo, 2010. 9
  10. nghiệp có ý nghĩa dành cho giáo viên đối với cả chương trình đào tạo chính quy và không chính quy là vô cùng hợp lý và cần thiết. 4. Mục đích và phạm vi của các Mô-đun tập huấn giáo viên là gì? Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc nâng cao bình đẳng giới như có được các bộ luật về bình đẳng giới, có các chương trình khác nhau nhằm vào việc nâng cao năng lực cho các cơ quan có trách nhiệm để thực hiện các luật về bình đẳng giới một cách hiệu quả và để giám sát những hiệu quả và tác động của nó. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề về giới cần được nhấn mạnh trong giáo dục cũng như trong những lĩnh vực khác như sự tồn tại của các định kiến về giới và hành vi, thái độ phân biệt đối xử, bao gồm nạn bạo hành có yếu tố giới. Những yếu tố hạn chế bạo lực là luật pháp, kinh tế, sức khỏe và giáo dục. Và nó là những vấn đề thuộc về quyền con người thể hiện ở tất cả các lĩnh vực như văn hóa, tôn giáo, giới hạn địa lý và các nhóm xã hội và kinh tế. .. Trong các báo cáo cũng cho thấy rằng, phụ nữ có nguy cơ bị chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình bạo hành nhiều hơn những người khác. Những vấn để bạo lực cũng bị ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ em, có thể gián tiếp nhưng cũng có thể là do chúng là những nhân chứng trực tiếp của bạo lực gia đình. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình ở Việt Nam, 2010. Chính vì vậy, việc rà soát các chương trình giảng dạy và sách giáo khoa theo quan điểm về giới và xây dựng năng lực cho các hiệu trưởng và giáo viên để có thể nhấn mạnh các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới ở trường học, lớp học và các cấp địa phương là cần thiết. Năng lực của giáo viên để đối phó với các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới cần được đẩy mạnh thông qua những chương trình đào tạo giáo viên chính quy và không chính quy được thiết kế một cách phù hợp. Như đã được đề cập trong nhiều báo cáo hiện có của Hệ thống đào tạo giáo viên ở Việt Nam4, các khóa học đào tạo giáo viên ở Việt Nam thường nhấn mạnh các vấn đề đan xen như giáo dục môi trường; giáo dục hòa bình; HIV/Aids trong khi đó các vấn đề về giới và công tác nâng cao bình đẳng giới thông qua các khóa đào tạo giáo viên chính quy và không chính quy chưa được quan tâm một cách toàn diện. Kết hợp các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới qua các khóa đào tạo giáo viên do đó là một ưu tiên trong việc xây dựng năng lực dành cho giáo viên vì họ là những người tham gia và có trách nhiệm cần thực hiện luật bình đẳng giới một cách hiệu quả trong giáo dục. TTM như là một công cụ chung Các mô đun tập huấn giáo viên cung cấp khung phương pháp và lý thuyết cho các cơ quan đào tạo giáo viên nhằm nhấn mạnh các vấn đề về giới và kết hợp Bình đẳng giới vào những chương trình đào tạo giáo viên của họ. Các mô đun giải thích và hỗ trợ phát triển năng lực cần thiết của giáo viên để có thể giải quyết các vấn đề về giới và nâng cao bình đẳng giới trong trường lớp cũng như trong cộng đồng các cấp. Ngày nay, các chương trình phát triển nghề nghiệp dành cho giáo viên thường thúc đẩy những quan điểm mang tính chất phản ánh và chuyển đổi của giáo viên trong bối cảnh toàn 4 Xin tham khảo phân tích trình bày trong hội thảo ở Hòa Bình (5/2010). 10
  11. trường học và những cách tiếp cận tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng giáo viên về học tập và áp dụng. Những cộng đồng như thế cần được mở rộng cho các đối tượng khác trong xã hội để có thể ủng hộ những thay đổi tại các trường học và tại các cấp địa phương. Các giáo viên cũng ngày càng được ghi nhận là có vai trò chủ động trong sự phát triển nghề nghiệp của họ đặc biệt thông qua các ứng dụng khoa học cho phép các khả năng học tập từ xa và học tập qua mạng máy tính. Các Mô-đun tập huấn giáo viên thúc đẩy quan điểm về phát triển nghề nghiệp của giáo viên trong đó kết hợp giải quyết các khía cạnh trên đồng thời phổ biến các phương pháp sư phạm chủ động và mang tính chất tương tác dựa vào trao đổi và học hỏi lẫn nhau thông qua các hoạt động hướng dẫn trực tiếp càng nhiều càng tốt. Một số định hướng cơ bản về các mô đun đào tạo giáo viên là: ⇒ Giáo viên được đào tạo nhận thức được tầm quan trọng về vấn đề giới trọng giáo dục và có ý thức tăng cường bình đẳng giới ⇒ Giáo viên có khả năng phối hợp các phương pháp giảng dạy truyền thống như thuyết trình với các phương pháp tích cực như làm việc nhóm hoặc dạy học dự án trong dạy học ⇒ Giáo viên có thái độ tích cực và quan điểm rõ ràng với người học – học sinh ⇒ Giáo viên tập trung vào phát triển các vấn đề về kiến thức, thái độ và kỹ năng của học sinh ⇒ Giáo viên biết chú trọng kết nối giữa lý thuyết với hành động và thực hành giải quyết vấn đề ⇒ Giáo viên quan tâm đén việc đánh giá và tự đánh giá thông qua các hoạt động dạy học. 5. Ai là những người sử dụng tiềm năng? Các Mô-đun tập huấn giáo viên được thiết kế chủ yếu dành cho giáo viên cốt cán5. Tuy nhiên, nội dung của nó cũng có ích đối với những nhà hoạch định chính sách, người thực hiện sách giáo khoa và chương trình giảng dạy. Các bên tham gia trong cộng đồng cũng có thể tìm thấy những yếu tố liên quan tới công việc của riêng mình. Đối tượng và người hưởng lợi của các mô đun tập huấn giáo viên Người dùng và đối tượng hưởng lợi trực tiếp Đối tượng hưởng lợi gián tiếp ⇒ Giáo viên cốt cán từ các ⇒ Giáo viên tỉnh/ thành phố ⇒ Cán bộ xây dựng chính sách ⇒ Cán bộ phát triển chương trình, tài liệu ⇒ Hiệu trưởng và tổ trưởng ⇒ Học viên chuyên môn ở các cấp học ⇒ Các đơn vị có liên quan ⇒ Bản thân giáo viên (là học ấ 5 Trong bối cảnh và điều kiện ở Việt Nam, giáo viên được tập huấn là những chuyene gia giáo dục ở các khu vực khác nhau có thể tập huấn cho các giáo viên khác ở các tỉnh hoặc ở các khu vực trong cả nước. Các khó tập huân snày cũng có thể dành cho các trường nếu đối tượng học là cán bộ quản lý các trường được tập huấn. Mỗi giáo viên có 20 giờ nâng cao nghiệp vụ trong thờii gian cơ bản của một năm học. 11
  12. 6. Các Mô-đun tập huấn giáo viên được kết cấu như thế nào? Dự kiến Tài liệu các mô đun tập huấn giáo viên gồm các nội dung sau: 1. Giới thiệu: Bối cảnh và cơ sở của việc phát triển tài liệu Tập huấn; tiềm năng người sử dụng; Sử dụng tài liệu tập huấn như thế nào; những đề xuất đánh giá cơ bản về nhu cầu học tập của giáo viên. 2. Mô đun 1: Bình đẳng giới – Khái niệm và các quy phạm Mô đun 1 tập trung vào việc giúp người học (giáo viên) hiểu các khái niệm có liên quan về giới trong giáo dục như: khác biệt giữa “giới” và “giới tính”, khác nhau giữa “bình đẳng giới” và “cân bằng giới” cũng như nghĩa rộng của phân biệt, đối xử và thành kiến và bạo lực giới . Mô đun này cũng làm rõ các vấn đề về khung chuẩn về tăng cường bình đẳng giới ở Việt Nam và quốc tế. Năng lực của giáo viên được tăng cường ở mô đun 1 sẽ được củng cố ở các mô đun khác và thông qua các tham chiếu cụ thể về các hoạt động của giáo viên ở nhà trường và cộng đồng của họ. 3. Mô đun 2: Sử dụng lăng kính giới trong các chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, việc dạy và học và các chiến lược đánh giá Mô đun 2 tập trung vào khả năng và nhiệm vụ của giáo viên trong việc vận dụng lăng kính giới/quan điểm tiếp cận giới trong giáo dục. Sử dụng “lăng kính về giới” có nghĩa là giáo viên sẽ tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa, lớp học theo các khía cạnh của giới như tránh điển hình giới, tạo điều kiện để các em trai và các em gái có được trải nghiệm học tập giống nhau và có các em có những lựa chọn trong học tập phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân; chống lại những biểu hiện không bình đẳng giới, phân biệt và bạo lực trong nhóm làm việc, trong “tiếp cận toàn bộ trường học” và thông qua việc củng cố mối liên hệ giữa nhà trường và cộng đồng. 4. Mô đun 3: Sự tham gia của các bên có liên quan Mô đun 3 đề cập đến các biện pháp mà giáo viên và trường học có thể sử dụng để phối hợp với các lực lượng khác trong các hoạt động giải quyết các vấn đề về giới trong giáo dục và thúc đẩy bình đẳng giới. Các lực lượng tham gia có thể là phụ huynh, học sinh, đại diện cộng đồng, đại diện doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo chính trị và các phương tiện truyền thông. Mô đun cũng đề cập đến các vấn đề kết nối giữa giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy, giữa trường học và cộng đồng trong các hoạt động giải quyết các vấn đề về giới trong giáo dục và thúc đẩy bình đẳng giới. 5. Mô đun 4: Giám sát và đánh giá Mô đun 4 tập trung các vấn đề như thực hiện chính sách bình đẳng giới một cách hiệu quả và đảm bảo chất lượng ở các cấp độ khác nhau của hệ thống giáo dục. Nó cũng tập trung vào việc xác định năng lực phát triển nhu cầu của giáo viên và các lực lượng khác, cũng như thiết kế chiến lược phát triển chuyên môn nghiệp vụ và các vấn đề ưu tiên. Phụ lục (Bao gồm bảng thuật ngữ ) Các câu hỏi ở mỗi chương đều được nêu rõ, tiếp theo là các phần khác nhau, bao gồm: 12
  13. 1. Khái niệm và vấn đề cơ bản (ví dụ giải thích, định nghĩa và hình minh họa, hộp văn bản về các trường hợp, ví dụ, trích dẫn và các câu hỏi phản hồi); 2. Gợi ý các hoạt động tập huấn (trò chơi, làm việc nhóm; làm việc theo dự án, hoạt động cá nhân, đóng vai tình huống và kịch); 3. Hoạt động đánh giá và tự đánh giá; 4. Kiến nghị cho giáo viên cốt cán (ví dụ:mẫu lịch trình; điều chỉnh hoạt động tập huấn đến các khu vực khác nhau học tập / đối tượng và điều kiện giáo dục); 5. Các nguồn và các liên kết. 7. Sử dụng các Mô-đun tập huấn giáo viên như thế nào? Các môđun tập huấn là những bài khóa dễ hiểu và theo trình tự sắp xếp hợp lý, Tuy nhiên, các bài khóa cũng được thiết kế mở và linh hoạt, do đó, theo tùy theo nhu cầu cụ thể, các vấn đề khác nhau và hoạt động tập huấn có thể được điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học. Toàn bộ khóa học được sắp xếp theo thứ tự được đề xuất ở trang 16. Có thể chọn các phần hoặc module và các hoạt động cụ thể cho những mục đích cụ thể. Điều quan trọng là học viên phải đọc các mô-đun trước khi tham gia hoạt động tập huấn, nhằm giúp họ làm viêc và thực hiện hoạt động dựa trên những hiểu biết cơ bản về một số khía cạnh của khái niệm. Các mô đun tâp huấn được xây dựng trong một chỉnh thể thống nhất chung, nó cũng là gợi ý cho học viên là giáo viên có thể sử dụng các mô đun làm cơ sở để phát triển các hoạt động tập huấn dựa theo cách điều chỉnh tài liệu của họ bằng cách sáng tạo phong phú các môđun hiện có phù hợp với nhu cầu địa phương và các bối cảnh khác nhau. 8. Những gợi ý cho báo cáo viên 8.1 Nội dung tập huấn Các Mô đun tập huấn giáo viên được thiết kế phù hợp với các cách tiếp cận tập huấn sau đây: - Các khóa học tập huấn giáo viên cần được tổ chức linh hoạt và điều chỉnh phù hợp với các nhu cầu và sở thích của các nhóm đối tượng / người hưởng lợi khác nhau . Tập huấn phù hợp không chỉ thể hiện ở việc giáo viên cần kiến thức, mà còn thái độ và kỹ năng để kiến thức có thể được sử dụng độc lập, có trách nhiệm và thành thạo trong việc giải quyết vấn đề và góp phần vào hành động ảnh hưởng tạo thay đổi ở các cấp trường học và cộng đồng. - Giáo viên cần đượctham gia vào việc thiết kế, lựa chọn và thực hiện các hoạt động tập huấn của họ càng nhiều càng tốt. - Các học viên cần phải nhận thức được các mục tiêu của các hoạt động / trình tự tập huấn khác nhau, họ thu thập và nâng cao khả năng từ các hoạt động tập huấn và quan trọng là học được cách thức để có thể sử dụng khả năng đó trong bối cảnh trường học và thực hành ở lớp học của họ. 13
  14. - Giáo viên, giảng viên nên khuyến khích học viên tích cực liên hệ với kinh nghiệm của mình, bày tỏ ý kiến của họ và cộng tác với những người khác trong bối cảnh các nhiệm vụ khác nhau. - Giáo viên, giảng viên nên sử dụng nhiều phương pháp; phối hợp tốt giữa giảng dạy và hướng dẫn; chú trọng hoạt động của nhóm và sử dụng các hình thức sư phạm tương tác. - Trong quá trình hoạt động tập huấn, chú trọng và tăng cường các hoạt động phản hồi dựa trên phát triển tư duy phê phán và kỹ năng trí tuệ bậc cao khác. ¾ Hoạt động tập huấn cần cung cấp không gian cho các giáo viên và học viên có thể kết nối giữa lý thuyết với thực hành trong bối cảnh làm việc dự án, giải quyết vấn đề, tranh luận, chơi đóng vai, đóng kịch, vv ¾ Họ phải trang bị cho học viên những kỹ năng để xử lý mâu thuẫn và những vấn đề gây tranh cãi, cũng như đưa ra quyết định, thỏa hiệp và giải quyết xung đột mang tính xây dựng. ¾ Giáo viên, giảng viên nên thực sự thấm nhuần các nguyên tắc và thực hành tốt của bình đẳng giới ( ví dụ như kết hợp các vấn đề về giới; tránh những thành kiến giới, phân biệt đối xử và GBV; thúc đẩy sự tham gia bình đẳng và cơ hội cho các em gái / phụ nữ và trẻ em trai / gái). ¾ Các học viên sẽ được cung cấp cơ hội để đánh giá hoạt động đào tạo và giảng viên, cũng như việc tự đánh giá tiến độ học tập của mình 8.2 Các phương pháp sư phạm tương tác Tương tác sư phạm là một khái niệm trong cách tiếp cận kiến tạo nhấn mạnh việc xây dựng tri thức có ý nghĩa và mang tính xã hội, cũng như lợi ích của học tập hợp tác dựa trên sự phối hợp và lãnh đạo, linh hoạt và cởi mở, chia sẻ nhiệm vụ. Các phương pháp truyền thống, chẳng hạn như thuyết trình, có thể được sử dụng trong suốt khóa học.Tuy nhiên giảng viên cũng nên giới thiệu các phương pháp tương tác và có sự tham gia để cho phép học viên chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến riêng. Các phương pháp này có thể là: 1. Làm việc nhóm 2. Làm việc ghép đôi/cặp đôi 3. Trò chơi đóng vai hoặc kịch 4. Trò chơi học tập 5. Học tập dự án và các hoạt động định hướng cộng đồng 8.3 Chương trình tập huấn Tùy thuộc vào bối cảnh và nhu cầu đào tạo, giáo viên có thể đưa ra các cách thức khác nhau của tập huấn: ⇒ Trong trường hợp của tập huấn giáo viên tại địa phương, ví dụ, ít nhất là hai ngày làm việc nên được xem xét để giải quyết các vấn đề chính bằng cách kết hợp các yếu tố đầu vào của các giảng viên và các hoạt động của học viên. ⇒ Trong trường hợp của đào tạo tiền công vụ giáo viên cơ sở đào tạo và huấn luyện viên quyết định làm thế nào để kết hợp các mô đun tập huấn giáo viên và trình tự nội dung dựa vào các chương trình đào tạo thường xuyên giáo viên. ⇒ Trong trường hợp của việc đào tạo tại trường giao thường xuyên (tức là mỗi tuần) do hiệu trưởng hoặc một giáo viênchủ chốt, các giảng viên nên chọn loại kiến thức và hoạt động mà họ cho là thích hợp trong bối cảnh trường của họ dựa trên tổng thể chương trình. Căn cứ vào tài liệu tập huấn giáo viên, họ cũng có thể phát triển tùy biến tài liệu đào tạo được điều chỉnh phù hợp với cộng đồng và địa phương 14
  15. 9. Các hoạt động đào tạo được gợi ý: tự đánh giá nhu cầu tập huấn giáo viên Trong các mô đun tập huấn giáo viên, các đề xuất hoạt động đào tạo khác nhau được trình bày theo một mẫu chung (xin xem bảng dưới đây). Trước khi bắt đầu đào tạo, điều quan trọng là các giảng viên tiến hành đánh giá cơ bản về nhu cầu học nghề của họ, thể hiện ở các hoạt động sau đây: Giới thiệu: Hoạt động 9.1 Điều tra cơ bản tự đánh giá nhu cầu đào tạo giáo viên 60 phút (30’ + 30’) Mục tiêu Người học sẽ có thể: học tập - Liệt kê về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà giáo viên cần để giải quyết vấn đề về giới và thúc đẩy bình đẳng giới - Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của họ/ những vấn đề còn thiếu ở mục trên - Xác định, xây dựng và ưu tiên đào tạo nhu cầu của họ - Làm việc theo nhóm, chia sẻ và cùng nhau báo cáo một số kết quả của tập thể Lí do Để đóng góp cho công tác nâng cao bình đẳng giới tại trường lớp và cộng đồng, giáo viên cần phát triển những năng lực cần thiết, được hiểu là những kiến thức; giá trị; kỹ năng; và quan điểm mà họ có thể sử dụng một cách độc lập, có hiệu quả và có trách nhiệm, nhằm bồi dưỡng cho việc học tập của học viên và giải quyết các vấn đề. Kỹ năng Kiến thức Thái độ Giá trị Sau đây là một danh sách những năng lực mà các giáo viên cần có để nâng cao bình đẳng giới. Hướng dẫn Chọn theo nhóm, 3-5 nội dung những năng lực cần thiết (ví dụ, kiến thức, các học viên kỹ năng và quan điểm) mà bạn cho rằng cần ưu tiên trong lĩnh vực làm việc của riêng bạn và thực hiện trong 30 phút: 1. Đầu tiên hãy tự đọc danh sách được gợi ý và tự đánh giá những nhu cầu đào tạo của bạn bằng cách đánh dấu vào một trong những ô trống phù hợp; 2. Thêm những ví dụ về những nhu cầu đào tạo/ví dụ về năng lực mà bạn 15
  16. Giới thiệu: Hoạt động 9.1 Điều tra cơ bản tự đánh giá nhu cầu đào tạo giáo viên 60 phút (30’ + 30’) cho rằng cần thiết nên có; 3. Sau khi đã hoàn tất việc tự đánh giá, chia sẻ danh sách những năng lực cần có của bạn với các đồng nghiệp. Đưa ra những ví dụ về năng lực mà bạn đã có và làm tốt, cũng như những năng lực mà bạn nghĩ mình còn thiếu và cần phát triển thêm. Trong vòng 30 phút hãy: - Một báo cáo viên của nhóm chia sẻ quan điểm của nhóm mình với những nhóm còn lại. - Người điều phối của nhóm làm việc sẽ đưa ra danh sách các điểm tương đồng và khác biệt giữa các bài trình bày khác nhau và sẽ tổng kết những kết quả thu được từ hoạt động này. Bảng tự đánh giá Những năng lực cần có Nhu cầu tập huấn Trung Trung High bình bình Ví dụ về Kiến thức (Làm những gì bạn cần biết) Hiểu những khái niệm chính liên quan đến giới và bình đẳng giới Nhận thức về những quy phạm/công cụ nâng cao bình đẳng giới của Việt Nam và quốc tế Kiến thức về những phương pháp và quy trình áp dụng phân tích về giới trong giáo dục Liên kết các giá trị truyền thống với bình đẳng giới (ví dụ, đâu là những khía cạnh văn hóa cần xem xét trong nâng cao bình đẳng giới) Khác? Khác? Ví dụ về Các kỹ năng (Những gì bạn cần làm được) Khả năng tiến hành rà soát hoàn cảnh để xác định các vấn đề về giới liên quan tại trường học & cộng đồng Khả năng áp dụng cái nhìn về giới trong các giáo trình và sách giáo khoa Khả năng chọn lọc và áp dụng các giải 16
  17. Giới thiệu: Hoạt động 9.1 Điều tra cơ bản tự đánh giá nhu cầu đào tạo giáo viên 60 phút (30’ + 30’) pháp phù hợp để giải quyết bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử Làm thế nào để đề cập tới các cách học khác nhau của người học Làm thế nào để tạo ra môi trường thân thiện với học sinh? Khả năng lên kế hoạch và đánh giá các hoạt động liên quan tới bình đẳng giới ở trường lớp Khả năng phát triển liên kết trường học- cộng đồng và bao gồm các bên tham gia Các kỹ năng giao tiếp Các kỹ năng xã hội Các kỹ năng vận động Khác? Khác? Thái độ (quan điểm) Phát triển nhận thức về giới và nhạy cảm giới Muốn có những vai trò mới và trách nhiệm của giáo viên Muốn đấu tranh chống lại những khía cạnh của bất bình đẳng giới Khác? Khác? Đồ dùng - Chuẩn bị bản copy Tự đánh giá cho mỗi học viên cần thiết - Các nhóm cần có bảng hoacự máy chiếu và vi tính để chuẩn bị trình bày kết quả của các nhóm Những gợi ý - Giới thiệu về bài tập và cung cấp những thông tin cần thiết (ví dụ, sử dụng dành cho các thuật ngữ để giải thích khái niệm như: “khái quát về bối cảnh” “lăng kính báo cáo viên giới/quan điểm giới” - Giúp học viên hiểu nhiệm vụ và thực hiện đúng giờ - Đảm bảo các vấn đề chưa hiểu được thảo luận và làm rõ - Đảm bảo các nhóm làm việc hiệu quả như họ biết cách phân chia nhiệm vụ và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của nhóm - Sử dụng các kết quả cuỉa thảo luận nhóm để điều chỉnh trong giảng dạy và đánh giá tiến bộ của người học ở cuối khóa học Đánh giá Cuối các hoạt động, động não và mở rộng các hoạt động của nhóm về các vấn đề sau: 17
  18. Giới thiệu: Hoạt động 9.1 Điều tra cơ bản tự đánh giá nhu cầu đào tạo giáo viên 60 phút (30’ + 30’) - Bạn đã học gì từ các hoạt động? - Tại sao các bài tập này lại quan trọng? - Bạn muốn được tập huấn về những vấn đề gì cần thiêt nhata scho bản thân? - Theo bạn các bài tập này nên thay đổi như thế nào? 18
  19. Mô đun 1: Bình đẳng giới – Khái niệm và các quy phạm 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và giới trong giáo dục 1.1.2 Các quy phạm chung (các văn kiện quốc tế và luật pháp quốc gia) 1.1.3 Các vấn đề bình đẳng giới trên thế giới và ở Việt Nam 1.2 Giới thiệu các hoạt động tập huấn 1.3 Đánh giá 1.4 Những gợi ý dành cho báo cáo viên 1.5 Nguồn và các liên kết Bạn sẽ học được gì từ mô đun Sau khi hoàn thành mô đun này bạn sẽ: ⇒ Hiểu được sự khác nhau giữa giới và giới tính ⇒ Có thể phân biệt được cân bằng giới và bình đẳng giới ⇒ Nắm được nguồn gốc lịch sử của bất bình đẳng giới ⇒ Có thể xác định các vấn đề về giới có liên quan trong hoàn cảnh riêng của bạn ⇒ Đề xuất khả năng lồng ghép giới trong giáo dục ⇒ Sử dụng các quy phạm chung về bình đẳng giới để thực hiện các chính sách nhạy cảm về giới và thực hành phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của địa phương http://www.ofmdfmni.gov.uk/gender-cartoons- eleven 18
  20. Mô đun 1: Khái niệm và các quy phạm 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và giới trong giáo dục Các vấn đề chính Các khái niệm chính 1.1.1.1 “Giới tính” là gì và “Giới” là gì • Giới • Bình đẳng giới (GE) 1.1.1.2 Bình đẳng giới là gì? • Cân bằng về giới • Bất bình đẳng giới 1.1.1.3 Định kiến về giới, phân biệt đối xử và bạo • Định kiến về giới hành gây nên do yếu tố giới là gì? • Bạo hành gây nên do yếu tố giới (GBV) • Lồng ghép giới 1.1.1.4 Lồng ghép giới là gì? • Giới tính 1.1.1.1 Giới tính là gì và Giới là gì? Giới tính’ là khái niệm chỉ sự khác biệt về sinh học giữa phụ nữ và nam giới. Có một số khác Thông tin cơ bản biệt chính về sinh học liên quan tới vai trò của • Giới tính đề cập đến sự phụ nữ và nam giới trong sinh sản của con khác biệt sinh học giữa nam người, chẳng hạn như phụ nữ sinh em bé trong giới và phụ nữ. khi nam giới không có vai trò này. Trên thực tế • Giới đề cập đến vai trò xã nam giới thường cao hơn và khỏe hơn phụ nữ hội được xây dựng dành cũng là một biểu hiện của đặc điểm sinh học. cho phái nam và phái nữ. Tuy nhiên, đặc điểm thể chất có thể được cụ • Sự khác biệt trí tuệ bị ảnh thể cho mỗi cá nhân (ví dụ như nhiều phụ nữ hưởng bởi những kỳ vọng có thể cao hơn nam giới). trong xã hội và văn hóa. Các lý thuyết về phụ nữ thường cho rằng, theo lịch sử, sự bất cân bằng về sức mạnh thể chất giữa phụ nữ và nam giới thể hiện nguyên mẫu “Phụ nữ không sở hữu khả năng tự của mọi quan hệ quyền lực giữa những người định hướng, nam giới không chịu cầm quyền và những người phải tuân theo. được đau, phụ nữ không biết cách kể chuyện cười, nam giới như bản Như trong trường hợp sự khác biệt giữa những năng gắn với màu xanh, phụ nữ thì cá nhân(chẳng hạn như màu da của một người), mềm mỏng còn nam giới thì cứng sự khác biệt thể chất giữa phụ nữ và nam giới rắn …đây là những nhận định sáo là nguyên nhân của những quan điểm phân rỗng thiên vị giới mà những nhà biệt. Trong hầu hết các xã hội, phụ nữ có nghiên cứu có thể đưa ra những lý giải khoa học bên ngoài. Tuy nhiên, truyền thống được coi là "phái yếu”. Gần đây, … “không hề có sự khác biệt về các nghiên cứu tâm lý và nghiên cứu về não thần kinh giữa hai giới. Có thể có cho rằng nam giới và phụ nữ có kiến trúc não những khác biệt không rõ rệt giữa khác nhau và thường sử dụng bộ não của mình bộ óc của phụ nữ và nam giới, theo cách khác nhau (ví dụ, phụ nữ thường sử nhưng hệ thống thần kinh của cả hai dụng bán cầu não phải, trong khi nam giới sử đều linh hoạt và có thể thay thế lẫn cho nhau.” dụng bán cầu não trái). Tuy nhiên, ngay cả những tuyên bố rằng có bằng chứng khoa học về sự khác biệt đó đã thừa nhận rằng kiến trúc Theo Cordelia Fine, Đại học não khác nhau không xác định được khả năng Melbourne trích dẫn bởi tạp chí học tập và thành tích của cá nhân. Guardian (15.08.2010) Ngày nay, nhiều nhà khoa học vẫn có xu hướng đưa ra “thần kinh học giới tính” 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2