intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các mốc ngôn ngữ ở bé

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông thường, bé sẽ biết nói khi được khoảng gần 1 tuổi. Sau đó, vốn từ vựng của bé cũng tăng dần và bé càng ngày càng nói giỏi hơn. 1. Giai đoạn từ 7 đến 12 tháng tuổi - Bé bắt đầu nói được những từ, cụm từ ngắn có âm tiết tròn với vần “b”, "m" hoặc “p” như “baba”, “mama”, “pipi”… - Bé thích bắt chước những âm thanh phát ra từ những con vật như “meo meo”, “gâu gâu”…...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các mốc ngôn ngữ ở bé

  1. Các mốc ngôn ngữ ở bé Thông thường, bé sẽ biết nói khi được khoảng gần 1 tuổi. Sau đó, vốn từ vựng của bé cũng tăng dần và bé càng ngày càng nói giỏi hơn. 1. Giai đoạn từ 7 đến 12 tháng tuổi - Bé bắt đầu nói được những từ, cụm từ ngắn có âm tiết tròn với vần “b”, "m" hoặc “p” như “baba”, “mama”, “pipi”… - Bé thích bắt chước những âm thanh phát ra từ những con vật như “meo meo”, “gâu gâu”… - Bé có thể sử dụng và hiểu nghĩa của các cụm từ hai âm tiết như “bai bai” (tạm biệt), “măm măm” (đói bụng)…
  2. 2. Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi Vốn từ và khả năng nói có mối liên quan đến nhau. Theo đó, một số bé có vốn từ vựng phong phú sẽ biết cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt ý thành từng đoạn hoàn chỉnh; trong khi một số bé khác phải mất thêm một khoảng thời gian nữa mới
  3. - Mỗi ngày bé học và thực hành thêm thực hành được điều này. nhiều từ mới. - Bé biết đặt câu với 3 cụm từ hoàn chỉnh như: “Mẹ đi đâu đấy?”, “Con muốn uống sữa”… - Bé thích hỏi tên đồ vật, ghi nhớ và lặp lại tên đồ vật đó cho cha mẹ nghe. 3. Giai đoạn từ 3 đến 4 tuổi - Bé thích kể chuyện các bạn ở lớp mẫu giáo hoặc tường thuật lại các hoạt động hàng ngày cho cha mẹ. - Bé nói rõ ràng, trình bày dễ hiểu đến mức người ngoài cũng nắm bắt được điều bé muốn nói mà không cần thông qua cha mẹ phiên dịch.
  4. - Bé có thể đặt một câu dài hoàn chỉnh với những mốc thời gian tương đối chính xác. Những điều cha mẹ nên lưu ý Chậm nói không đồng nghĩa với việc bé kém thông minh, chậm trí tuệ hơn các bé khác, bởi các giai đoạn phát triển sẽ khác nhau đối với từng cá nhân các bé. Tuy nhiên, bạn nên để ý khi bé có các biểu hiện như: - Bé trên 15 tháng tuổi mà chưa nói được một từ nào dù đó là những từ đơn giản nhất. - Bé phản ứng lại với lời yêu cầu từ cha mẹ rất chậm. Đôi khi, các kỹ năng vận động của bé cũng chậm chạp bất thường. - Bé nghe rất kém, bạn phải nói to bé mới nghe được. - Bé nói lắp hoặc nói ngọng liên tục…
  5. Phương Thảo (Theo Pregnancytoday)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2