intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ blockchain vào hoạt động doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

14
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ blockchain vào hoạt động doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ blockchain thông qua tổng quan nghiên cứu và phỏng vấn sâu các nhà quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ blockchain vào hoạt động doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

  1. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 185 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VÀO HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM Lê Hà Yến Nhi, Phạm Thị Hiền Thảo, Trần Thị Thùy Linh, Chu Thị Nga Trường Đại học Kinh tế quốc dân Email: nhile.neu@gmail.com Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ blockchain từ quan điểm của các nhà quản trị các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Dựa trên tổng quan nghiên cứu và kết quả nghiên cứu định tính, các tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu kết hợp giữa mô hình lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) và mô hình công nghệ - tổ chức - môi trường (TOE) để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ blockchain. Từ khóa: công nghệ blockchain, TOE, UTAUT, ý định áp dụng. DETERMINANTS OF BLOCKCHAIN TECHNOLOGY ADOPTION OF SMES IN VIETNAM Abstract: The purpose of this study is to identify the factors affecting the intention to apply blockchain technology from the perspective of the managers of small and medium-sized enterprises in Vietnam. Based on the research overview and qualitative research results, the authors propose a research model combining the unified theoretical model of technology acceptance and use (UTAUT) and the technology-organization model-environment (TOE) to determine the factors affecting the intention to adopt blockchain technology. Keywords: adoption, blockchain, intention to apply, TOE, UTAUT. 1. Giới thiệu Công nghệ blockchain (chuỗi - khối) là một sổ cái cơ sở dữ liệu trực tuyến mở và phân tán, được tạo theo tuần tự thời gian, được ghi lại và xác minh bởi một mạng lưới các máy chủ máy tính [55]. Ngày nay, công nghệ blockchain đang nhanh chóng cách mạng hóa nền kinh tế toàn cầu vì chúng hứa hẹn sẽ luôn có tác động lạc quan.
  2. 186 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Công nghệ blockchain có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Đây là một công nghệ độc lập, công nghệ blockchain có thể được sử dụng để xác minh, theo dõi thông tin theo thời gian, cho phép kiểm tra thông tin an toàn, đáng tin cậy [56]. Công nghệ blockchain cho phép một giải pháp có quy mô và kích thước nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí bằng cách loại bỏ những người trung gian. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ blockchain vào doanh nghiệp là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Các nghiên cứu trước đã nghiên cứu các nhóm nhân tố công nghệ, tổ chức, môi trường, nhân tố hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng của xã hội, các điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu được đặt trong bối cảnh Việt Nam. Đặc biệt, mối quan hệ giữa nhân tố chính sách và quy định của chính phủ trong nhóm nhân tố môi trường và ý định áp dụng công nghệ blockchain vào doanh nghiệp còn thiếu sự nhất quán. Trong nghiên cứu này, các tác giả sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ blockchain thông qua tổng quan nghiên cứu và phỏng vấn sâu các nhà quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. 2. Tổng quan & Cơ sở lý thuyết 2.1. Ý định áp dụng công nghệ blockchain trong doanh nghiệp Trong nghiên cứu của Kamble và cộng sự (2018) đã nhắc tới việc áp dụng công nghệ được Carr (1999) định nghĩa là giai đoạn mà một cá nhân hoặc tổ chức lựa chọn một công nghệ để sử dụng. Nghiên cứu cũng đề cập tới việc Samaradiwakara và Gunawardena (2014) cho rằng việc áp dụng công nghệ là sự sẵn lòng của một nhóm người sử dụng công nghệ vì lợi ích của họ [57].   Ý định hành vi để áp dụng công nghệ được Khazaei (2020) định nghĩa là khả năng chủ quan của cá nhân hoặc tổ chức cho rằng anh ta/cô ta hoặc họ sẽ sử dụng công nghệ đó trong tương lai [58]. Do đó, ý định công nghệ blockchain trong doanh nghiệp có thể được định nghĩa là khả năng chủ quan của tổ chức cho rằng họ sẽ chấp nhận, sử dụng và phát triển công nghệ blockchain trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi có ý định áp dụng công nghệ blockchain cho hoạt động kinh doanh của họ sẽ biểu thị sự sẵn sàng của mình với việc đổi mới công nghệ, chấp nhận các yếu tố rủi ro và thành công trong việc tiếp cận tiêu chuẩn hóa để vận hành và quản trị một cách đầy đủ các quy trình của công nghệ blockchain.   2.2 Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ blockchain trong doanh nghiệp 2.2.1 Các nhóm nhân tố thuộc về công nghệ Lợi thế tương đối  Lợi thế tương đối khi ứng dụng công nghệ blockchain vào quản trị chuỗi cung ứng là nâng cao hiệu suất và năng suất của quy trình này. Tipmontia và cộng sự (2020) đã khẳng định rằng công nghệ blockchain giúp cải thiện hiệu quả, quy trình sản xuất và chất lượng của quản trị chuỗi cung ứng [5]. Nghiên cứu của Chittipaka và cộng sự (2022) cho thấy lợi thế tương đối đóng một vai trò thiết yếu trong việc nâng cao năng suất và hiệu suất khi ứng dụng công nghệ chuỗi - khối. Từ đó, việc ứng dụng công nghệ blockchain sẽ mang tới lợi ích cải thiện hiệu quả hoạt động trong chuỗi cung ứng tổng thể [6].  
  3. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 187 Wong và cộng sự (2020) nêu rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ nhận được nhiều lợi ích khi ứng dụng hiệu quả công nghệ blockchain vào quy trình Quản trị chuỗi cung ứng vì tính minh bạch và bảo mật cao hơn, giúp cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng. Bên cạch đó, nhờ các quy trình kinh doanh được sắp xếp lợp lý, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tận hưởng hiệu quả và tốc độ cao hơn trong hoạt động kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của Wong và cộng sự (2020) cũng chứng minh lợi thế tương đối là một cấu trúc ngoại sinh quan trọng trong việc xác định ý định áp dụng công nghệ blockchain [7].  Theo kết quả nghiên cứu của Gökalp và cộng sự (2020), lợi thế tương đối của công nghệ blockchain là yếu tố quyết định quan trọng nhất trong việc ứng dụng công nghệ blockchain vào Quản trị chuỗi cung ứng trong bối cảnh công nghệ. Trong bối cảnh nghiên cứu của Gökalp và cộng sự (2020), sử dụng công nghệ blockchain giúp cải thiện năng suất và hiệu suất, tăng cường tính minh bạch, cung cấp những cải tiến về hiệu suất điện tử trong quy trình Quản trị chuỗi cung ứng [8].  Tóm lại, qua kết quả của một số nghiên cứu, lợi thế tương đối của công nghệ blockchain là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng công nghệ blockchain vào quy trình Vận hành và Quản trị chuỗi cung ứng; đặc biệt là lợi thế như cải thiện năng suất và năng suất, nâng cao tính minh bạch và bảo mật.   Sự phức tạp  Theo Slade và cộng sự (2015), mức độ phức tạp của một công nghệ gây nhầm lẫn cho người dùng, khiến họ gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng, từ đó tác động xấu đến quyết định áp dụng nó [9] [10] [11]. Các công ty sẽ có ít khả năng áp dụng công nghệ mới nếu nó phức tạp và không tương thích với quy trình của họ, Shi & Yan (2016). Sự phức tạp về mặt kỹ thuật của công nghệ blockchain là thách thức đối với các cá nhân để hiểu và sử dụng, trừ khi công nghệ blockchain được tích hợp dễ dàng vào các hệ thống hiện có, có ít giá trị tiện ích [12].   Trong bối cảnh nghiên cứu của Wong và cộng sự (2020), sự phức tạp là một yếu tố kìm hãm đáng kể việc áp dụng một công nghệ mới [9]. Độ phức tạp, theo Linton (1998), là mức độ khó hiểu và khó sử dụng đối với một đổi mới. Nghĩa là thời gian cần thiết để tìm hiểu và sử dụng chức năng của công nghệ blockchain khi ứng dụng trong hệ thống Quản trị chuỗi cung ứng càng ít, thì mức độ sẵn sàng sử dụng công nghệ càng nhiều [14].   Do đó, sự phức tạp của công nghệ blockchain có ảnh hưởng tới quyết định ứng dụng công nghệ blockchain vào Quản trị chuỗi cung ứng.   Khả năng tương thích  Dutta và cộng sự (2020) cho rằng khả năng tương thích là yếu tố quyết định, quan trọng trong Quản trị chuỗi cung ứng [15]. Theo Chittipaka và cộng sự (2022), khả năng tương thích của công nghệ mới sẽ cao hơn nếu nó tương thích với tài nguyên công nghệ thông tin sẵn có của một tổ chức. Nghĩa là các tổ chức sẵn sàng ứng dụng công nghệ mới như công nghệ blockchain nếu nó tương thích với hệ thống thông tin hiện có của họ. Nghiên cứu của Chittipaka và cộng sự (2022) khẳng định, khả năng tương thích có tác động vừa phải đến quyết định ứng dụng công nghệ blockchain trong Quản trị chuỗi cung ứng [2].  Azmi và cộng sự (2018); Chana & Chong (2013); Francisco & Swanson (2018); Imeri & Khadraoui (2018); Low và cộng sự (2011); Yusof và cộng sự (2018) cho rằng, vì khả năng
  4. 188 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 tương thích được xác định là một thứ nguyên quan trọng trong hệ thống Quản trị chuỗi cung ứng nên nó được xác định là yếu tố quyết định việc tổ chức ứng dụng công nghệ blockchain vào Quản trị chuỗi cung ứng [16][17][18][19][20][21].  Từ các kết quả nghiên cứu trên, có thể khẳn định, khả năng tương thích có ảnh hưởng tới quyết định ứng dụng công nghệ blockchain vào Quản trị chuỗi cung ứng của các tổ chức. Tiêu chuẩn hoá Tiêu chuẩn hóa là quá trình phát triển, thúc đẩy và có thể bắt buộc áp dụng các công nghệ và quy trình tương thích và dựa trên tiêu chuẩn trong một ngành nhất định (Wigmore, 2016) [22].  Khả năng tương tác cần thiết trên các mạng Chuỗi cung ứng làm tăng nhu cầu về các tiêu chuẩn và giao thức. Việc thiếu giao thức đồng thuận là một thách thức đối với việc áp dụng các công nghệ dựa trên blockchain (Makhdoom et al., 2019) [23]. Như đã nêu trong (Holotiuk & Moormann, 2018 [24]; H. Wang và cộng sự, 2016 [25]), nỗi sợ “nếu các tiêu chuẩn không được thiết lập” là một rào cản đối với việc áp dụng các công nghệ SCM dựa trên blockchain; do đó tiêu chuẩn hóa được xác định là yếu tố quyết định trong mô hình nghiên cứu. Do đó, tiêu chuẩn hoá của công nghệ chuối khối có ảnh hưởng tới ý định áp dụng công nghệ blockchain.  Khả năng mở rộng Khả năng mở rộng đề cập đến khả năng của một tổ chức (hoặc một hệ thống, chẳng hạn như mạng máy tính) hoạt động tốt dưới khối lượng công việc gia tăng hoặc mở rộng. Một hệ thống có quy mô tốt sẽ có thể duy trì hoặc tăng mức hiệu suất của nó ngay cả khi nó được thử nghiệm bởi các nhu cầu vận hành ngày càng lớn hơn. Việc mở rộng hệ thống blockchain và ước tính chi phí của phần mở rộng này là vô cùng phức tạp (H. Wang và cộng sự, 2016) [25]. Việc bổ sung dữ liệu mới, mở rộng blockchain, yêu cầu sử dụng năng lượng tính toán bổ sung để xử lý và xác thực, cũng như lưu trữ để lưu trữ các giá trị băm liên quan đến dữ liệu được nối thêm. Kích thước blockchain tăng lên có thể gây ra giao dịch kém hiệu quả và chậm chạp (Makhdoom et al., 2019) [24]. Do đó, khả năng mở rộng được thêm vào như một yếu tố quyết định trong mô hình nghiên cứu, vì nó có thể ảnh hưởng đến việc tổ chức áp dụng các hệ thống SCM dựa trên blockchain. Vì thế, khả năng mở rộng của công nghệ chuối khối có ảnh hưởng tới ý định áp dụng công nghệ blockchain.  Niềm tin Niềm tin được định nghĩa là “nhận thức về độ tin cậy và được điều tra về hiệu suất hệ thống, tính khả dụng của hệ thống và các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến việc áp dụng.” (Umut Şener và cộng sự, 2016) [26]. Niềm tin vào công nghệ được điều tra trong tài liệu (Bartlett et al., 2007) tuyên bố rằng “giống như nhiều khía cạnh của xã hội loài người, máy tính dường như đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng về độ tin cậy”, và “huyền thoại văn hóa về máy tính có độ tin cậy cao có thể sớm trở thành lịch sử” [27]. Các nghiên cứu trước đây (Angelis & Ribeiro da Silva, 2019 [28]; Chana & Chong, 2013 [29]; Nathan và cộng sự, 2012 [30]; H. Wang và cộng sự, 2016 [25]; Yusof và cộng sự, 2018) [31] chỉ ra rằng cấu trúc của bảo mật và quyền riêng tư không
  5. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 189 ảnh hưởng đến việc áp dụng các công nghệ blockchain, bởi vì quyền riêng tư và bảo mật thông qua mã hóa là sức mạnh chính của các công nghệ blockchain (H. Wang và cộng sự, 2016)[25]. Cấu trúc của niềm tin được định nghĩa là mức độ tin cậy của tính khả dụng của hệ thống và hiệu suất của hệ thống trong nghiên cứu này. Nó được coi là một yếu tố quan trọng trong việc áp dụng các công nghệ blockchain (Wanitcharakkhakul & Rotchanakitumnuai, 2017) [32]. Do đó, nó được thêm vào mô hình nghiên cứu. Vì vậy, niềm tin của công nghệ chuối khối có ảnh hưởng tới ý định áp dụng công nghệ blockchain.  2.2.2 Các nhóm nhân tố thuộc về tổ chức Hỗ trợ từ quản trị cấp trên  Hỗ trợ từ quản trị cấp trên được định nghĩa là mức độ mà quản trị cấp trên hiểu được về tầm quan trọng và có liên quan trong việc áp dụng công nghệ mới (Wong và công sự) [33]. Hỗ trợ từ quản trị cấp trên là mức độ mà quản trị cấp trên hiểu được về tầm quan trọng của công nghệ mới, và tham gia vào quá trình áp dụng công nghệ (Kumar và cộng sự, 2021) [34].  Việc chuyển đổi hệ thống sang dựa trên công nghệ chuối khố là một quyết định chiến lược được đưa ra bởi các thành viên ban điều hành, thái độ của họ với công nghệ blockchain sẽ ảnh hưởng đến quyết định áp dụng của tổ chức. Nếu họ nhận thức được lợi ích mạng mẽ của việc sử dụng công nghệ blockchain, các nguồn lực cần thiết sẽ được phân bổ kịp thời, môi trường tổ chức tích cực được tạo ra, các rào cản và khả năng chống lại sự thay đổi sẽ được khắc phục hiệu quả hơn, nhân viên sẽ được khuyến khích áp dụng công nghệ mới. Việc áp dụng công nghệ blockchain trong tổ chức đòi hỏi về các quy định mới trong tổ chức, sự phân bổ nguồn tài chính, nhân lực, phát triển các khả năng và kỹ năng mới, tích hợp các tài nguyên công nghệ thông tin hiện có với công nghệ blockchain và tài cấu trúc quy trình kinh doanh (Gökalp và cộng sự, 2020) [8]. Các trở ngại về quản trị có thể tác động rất lớn đến các quyết định áp dụng và thường gắn liền với các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc triển khai công nghệ mới. Nhưng cam kết tới từ quản trị cấp trên có thể khuyến khích trong việc phổ biến công nghệ, phải tích cực tham gia để đạt được kết quả mong muốn (Wong và cộng sự, 2020) [33].    Kết quả, sự hỗ trợ từ quản trị cấp trên ảnh hưởng tới ý định áp dụng công nghệ blockchain.    Tải nguyên công nghệ thông tin  Tài nguyên công nghệ thông tin của tổ chức bao gồm tài nguyên công nghệ thông tin hữu hình và tài nguyên công nghệ thông tin vô hình. Tài nguyên công nghệ thông tin hữu hình bao gồm cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vật lý, nhân sự có kỹ năng công nghệ thông tin về kỹ thuật quản trị. Tài nguyên công nghệ thông tin vô hình bao gồm bí quyết và văn hóa công nghệ thông tin của tổ chức, theo Grant (2009) [35]. Tài nguyên công nghệ thông tin của tổ chức cũng đề cập đến việc tổ chức thể hiện sự sẵn sàng áp dụng công nghệ mới cho hệ thống hiện có dựa trên cơ cở hạ tầng kỹ thuật của tổ chức [6]   Tài nguyên công nghệ thông tin của tổ chức có tầm quan trọng cơ bản để áp dụng các hệ thống và công nghệ mới, do cần phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản về thiết bị phần cứng, cơ sở hạ tầng mạng, cơ sở vật chất và bảo trì ứng dụng. Khi sử dụng hệ thống áp dụng công nghệ blockchain, một bản sao của giao dịch được lưu trữ trong cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của tổ chức để hỗ trợ truy vấn bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó cũng sẽ cho phép truy xuất sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả (Gökalp và cộng sự, 2020) [8].  
  6. 190 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Vì vậy, tài nguyên công nghệ thông tin của tổ chức có mối liên hệ với ý định ứng dụng công nghệ blockchain.  Nguồn tài chính  Nguồn tài chính được Weiner (2009) đề cập là số tiền được phân bổ cử một tổ chức để thể hiện sự cam kết với công nghệ mới [36].   Việc phân bổ nguồn tài chính cao giúp các tổ chức bắt đầu và duy trì các thay đổi cũng như tăng hành vi tham gia và hợp tác. Việc áp dụng công nghệ blockchain đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể, theo Gökalp và cộng sự, 2020 [8]. Chi phí ở lại là khoản phí phải trả để có và được triển khai công nghệ blockchain cho hệ thống của tổ chức. Chi phí cao thường là trở ngại cho việc áp dụng công nghệ và hệ thống mới ở các tổ chức (Wong và cộng sự, 2020) [33]. Tuy nhiên, khi một lượng tiền lớn được phân bổ cho một tổ chức để bắt đầu và duy trì những thay đổi về mặt công nghệ, nó sẽ góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường cho tổ chức đó trong khoảng thời gian dài hơn (Chittipaka và cộng sự, 2020) [2]. Việc áp dụng công nghệ blockchain dự kiến sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động, giảm lãng phí trong chi phí giao dịch và xử lý. Nhưng chi phí ban đầu để triển khai việc áp dụng là rất lớn, do phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm cần thiết. Việc triển khai và áp dụng công nghệ cũng có thể bị cản trở do chi phí về nhân lực và chi phí tiếp thu kỹ năng (Kumar và cộng sự, 2021) [34].  Do đó, nguồn tài chính của tổ chức ảnh hưởng tới ý định ứng dụng công nghệ blockchain.   Quy mô tổ chức  Quy mô của tổ chức được định nghĩa là số lượng nhân viên của tổ chức ở bất kì vị trí địa lý nhất định nào. Quy mổ của tổ chức cũng sẽ bao gồm toàn bộ tổ chức nếu nó ở các vị trí địa lí khác nhau, đối với tổ chức phi tập trung.  Khi quy mô tổ chức tăng lên, nguồn lực cũng tăng lên, dẫn tới khả năng xử lý rủi ro và hoàn vốn cũng tăng lên. Vì lí do đó, so với các tổ chức có quy mô nhỏ, các tổ chức có quy mô lớn thường sẵn sàng hơn trong việc áp dụng các công nghệ mới để tiến xa hơn đối thủ cạnh tranh theo, Gökalp, và cộng sự, (2020) [8]. Các công ty có quy mô lớn cũng quan tâm đến việc áp dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến nhiều hơn các công ty có quy mô nhỏ, vì công ty lớn có khả năng điều chỉnh rủi ro tốt hơn so với các công ty nhỏ (Chittipaka và cộng sự, 2022) [2]. Các tổ chức lớn có nhiều khả năng áp dụng đổi mới vì họ có đủ nguồn lực dư thừa và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ để tạo thuận lợi cho quá trình triền khai công nghệ. Mặt khác, các tổ chức có quy mô lớn lại xuất hiện quán tính quan liêu, cấu trúc cũng kém linh hoạt hơn, tạo sự khó khăn trong việc chấp nhận và thực hiện thay đổi. Trong khi đó, các tổ chức nhỏ hơn sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho việc chấp nhận đổi mới, vì họ có ít quán tính quan liêu, cơ cấu linh hoạt hơn, họ có lợi thế từ việc giao tiếp, phối hợp và bị ảnh hưởng ít hơn khi chấp nhận thực hiện thay đổi về mặt công nghệ (Chong và cộng sự, 2017) [37].  Do đó, quy mô của tổ chức có liên quan tới ý định áp dụng công nghệ blockchain.  2.2.3 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường Chính sách và quy định chính phủ: Yếu tố quyết định này được định nghĩa là chính sách và quy định do chính phủ cung cấp để điều chỉnh và giám sát các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ mới. Nó được coi là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự lan tỏa đổi mới (Zhu et al .., 2006) [38].
  7. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 191 Vì blockchain là một công nghệ mới được phát triển và việc chuẩn bị các quy định mới bao gồm một số thách thức, chẳng hạn như định nghĩa về quyền sở hữu các bản ghi kỹ thuật số và quyền truy cập, luật và quy định vẫn chưa được thiết lập (Çaldağ et al., 2019 [39]; Gökalp et al. , 2018 [40]). Điều này có thể khuyến khích hoặc không khuyến khích việc áp dụng. Có một nhu cầu cấp thiết để phát triển và quản trị các tiêu chuẩn như vậy (H. H. Wang và cộng sự, 2016) [25]. Các tổ chức mong muốn được chuẩn bị nếu thị trường áp đặt các chính sách và quy định dựa trên blockchain và nỗi sợ “nếu các chính sách và quy định không được thiết lập” là rào cản đối với việc áp dụng các công nghệ dựa trên blockchain (Holotiuk & Moormann, 2018) [41]. Do đó, Chính sách và Quy định của Chính phủ được xác định là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc tổ chức áp dụng các công nghệ SCM dựa trên blockchain trong mô hình nghiên cứu. 2.2.4 Nhóm nhân tố thuộc mô hình UTAUT Hiệu quả mong đợi Hiệu quả mong đợi (PE) định nghĩa là cách các cá nhân cảm nhận rằng công nghệ sẽ giúp họ đạt được lợi ích tối đa từ công việc của mình (Venkatesh và cộng sự 2016) [42]. Nó là viết tắt của cách sử dụng công nghệ nâng cao hiệu suất của người dùng. Hiệu quả mong đợi là một trong những yếu tố dự đoán quan trọng nhất về việc sử dụng công nghệ. Công nghệ blockchain là chìa khóa cho một giao dịch đáng tin cậy sử dụng dữ liệu phi tập trung với độ chính xác và mức độ thành thạo của dữ liệu được cải thiện sẽ giúp các nhà quản trị tài sản có nhiều cơ hội hơn để theo dõi, theo dõi và triển khai các tài nguyên. Kỳ vọng về hiệu suất đã được chứng minh là có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi (Ayaz và Yanartaş 2020 [43]; Nazim và cộng sự 2021[44]). Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng PE tác động đáng kể đến niềm tin vào công nghệ (Akhtar et al. 2019) [45].  Do đó, kỳ vọng hiệu suất dự kiến sẽ ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ blockchain trong nghiên cứu này. Nỗ lực mong đợi Nỗ lực mong đợi (EE) là nhận thức của người tiêu dùng về mức độ nỗ lực cần thiết để thực hiện một hành vi. Việc sử dụng công nghệ càng dễ dàng thì càng có nhiều ý định áp dụng công nghệ đó. Kỳ vọng nỗ lực gắn liền với hiệu quả của công nghệ. Sử dụng blockchain ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ sở dựa trên một số yếu tố. Các quy trình chia sẻ dữ liệu có thể tạo ra các mô hình ghi dữ liệu hiệu quả mà không cần các hệ thống theo dõi thông thường. Hơn nữa, blockchain tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng “hợp đồng thông minh” được thiết lập dựa trên các quy định do người dùng chỉ định liên quan đến ít hoặc không có sự can thiệp của con người. Tương tự như hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi là một cấu trúc khám phá mức độ dễ sử dụng của hệ thống. Nó đã được khai thác tốt trong các nghiên cứu trước đây (Venkatesh và cộng sự, 2003 [46]; Batara và cộng sự, 2017 [47]). Về bối cảnh blockchain, dự kiến ​​ độ phức tạp của các hoạt động khác nhau sẽ giảm đáng kể. Do đó, cho phép hiệu quả hơn trong các hoạt động của chuỗi cung ứng (Aste, Tasca và Di Matteo, 2017 [48]; Veuger, 2018 [49]). Vì vậy, nỗ lực mong đợi dự kiến sẽ ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ blockchain trong nghiên cứu này.
  8. 192 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Các điều kiện thuận lợi Venkatesh và cộng sự. (2012) đã định nghĩa các điều kiện thuận lợi (FC) là “niềm tin của người dùng rằng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ thể chế sẵn có để hỗ trợ việc sử dụng công nghệ được nhắm mục tiêu” [50]. Từ góc độ của môi trường blockchain trong ngân hàng, các điều kiện thuận lợi nhấn mạnh đến sự sẵn có của cấu trúc kỹ thuật để chấp nhận và sử dụng công nghệ (Lai 2020 [51]; Raza et al. 2021 [52]; Yang et al. 2022 [53]). FC thường bị ảnh hưởng bởi mức độ hỗ trợ đầy đủ về kỹ thuật, tổ chức, cơ sở hạ tầng và con người của người dùng để sử dụng công nghệ. FC tăng cường chức năng của công nghệ. Hơn nữa, FC giúp nâng cao niềm tin ban đầu của người dùng đối với việc sử dụng công nghệ (Hmoud và Várallyai 2020) [54]. Vì thế, các điều kiện thuận lợi dự kiến sẽ ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ blockchain trong nghiên cứu này. 3. Phương pháp nghiên cứu Các tác giả sử dụng phương pháp định tính - phỏng vấn sâu để kiểm tra sự phù hợp của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất với bối cảnh Việt Nam. Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu được xác định là nhà quản trị của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, có hiểu biết về công nghệ blockchain để họ có thể tuyên bố về sự phù hợp của các biến. Dựa trên kết quả phỏng vấn sâu, nhóm sẽ rút ra được các yếu tố phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cụ thể, nhóm đã tiến hành phỏng vấn sâu 10 chủ doanh nghiệp, lãnh đạo và quản trị cấp cao đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác nhau tại Việt Nam. Do khoảng cách địa lý và tính chất công việc của các chủ doanh nghiệp, lãnh đạo và quản trị cấp cao, câu hỏi phỏng vấn của chúng tôi đã được phân phối và thu thập câu trả lời trong tháng 12 năm 2022 bằng cách sử dụng một cuộc phỏng vấn truyền thông trực tuyến. Các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế bởi các tác giả với nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề sau: - Ý định áp dụng công nghệ blockchain vào doanh nghiệp - Hiệu quả mong đợi - Nỗ lực mong đợi - Ảnh hưởng của xã hội - Các điều kiện thuận lợi - Nhóm nhân tố thuộc về công nghệ (Lợi thế tương đối, Sự phức tạp, Khả năng tương thích, Tiêu chuẩn hóa, Khả năng mở rộng, Niềm tin) - Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức (Hỗ trợ từ quản trị cấp cao, Tài nguyên CNTT, Nguồn lực tài chính, Quy mô tổ chức) - Nhóm nhân tố thuộc về môi trường (Chính sách và quy định của chính phủ) Để xóa bỏ sự phân chia cứng nhắc giữa “dữ liệu” và “giải thích”, nhóm tác giả sử dụng phần mềm NVivo để liên kết các phần của công trình nghiên cứu, kết hợp giữa phản ánh dữ liệu và thống kê. 4. Kết quả nghiên cứu và mô hình nghiên cứu dự kiến Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành nghiên cứu định tính, thu thập thông tin từ 10 nhà quản trị cấp cao của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội thông qua một phỏng vấn chuyên sâu.
  9. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 193 Về nhóm môi trường, kết quả là 100% người tham gia cho biết rằng chính sách và quy định của chính phủ đã ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ blockchain vào hoạt động doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính sách và quy định và các tác động của nó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến ý định áp dụng. Giải thích của các nhà quản trị về sự ảnh hưởng của chính sách và quy định chính phủ đến ý định áp dụng công nghệ blockchain vào doanh nghiệp được tập hợp ở hai lí do sau: Thứ nhất, những vướng mắc pháp lý liên quan, trong đó phần lớn là 02 vướng mắc chủ yếu do sự không minh bạch, thiếu có khuôn khổ pháp lý liên quan đến việc: (1) kêu gọi vốn thông qua việc chào bán tài sản mã hoá và tiền mã hoá (ví dụ ICO, ITO hoặc STO. “ICO, ITO, STO là những phương tiện có thể đầu tư vào các start-up thuộc lĩnh vực công nghệ “) được cung cấp trên các nền tảng Blockchain hoặc tham gia cung cấp sản phẩm dịch vụ trong một số ngành đòi hỏi tuân thủ các yêu cầu khắt khe về tài chính, sàn giao dịch. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp hầu như không bị vướng mắc về việc phát triển và kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ của mình để truy xuất nguồn gốc nông sản; (2) giao dịch tài sản mã hoá, tiền mã hoá, trong đó phần lớn liên quan đến vấn đề điều hành sàn giao dịch tài sản mã hoá, tiền mã hoá. Thứ hai là không có chính sách thúc đẩy ứng dụng, phát triển công nghệ Blockchain, trong đó có việc một số đơn vị nhà nước chưa thực sự tiên phong về ứng dụng công nghệ Blockchain trong quản trị nhà nước và cung cấp dịch vụ công Về nhóm nhân tố công nghệ, 60% cho rằng tiêu chuẩn hóa, sự phức tạp, và niềm tin có ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ blockchain vào hoạt động doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, chi phí bị ảnh hưởng bởi sự phức tạp. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đó khi sự sẵn có của các nguồn tài chính được xác định bởi tính dễ sử dụng được cảm nhận. 80% các nhà quản trị cho rằng khả năng tương thích có ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ này. 6 trong 8 người đưa ra nguyên do là nếu khả năng tương thích giữa công nghệ mới và hệ thống hiện tại kém thì chi phí phải trả sẽ tăng, từ đấy ảnh hưởng đến ý định áp dụng của họ. 100% các nhà quản trị công nhận rằng lợi thế tương đối có ảnh hưởng đến hỗ trợ quản trị cấp cao. Nguyên do của các nhà quản trị đưa ra phù hợp với những kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai nhân tố này trước đó: đổi mới hệ thống hiện tại và áp dụng công nghệ thông tin mới cho hệ thống doanh nghiệp mang lại sự vận hành tốt hơn, sẽ giúp mang lại cho doanh nghiệp các lợi thế tương đối (Mousavizadeh và các đồng nghiệp, 2015). 80% các nhà quản trị cho rằng lợi thế tương đối cũng ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ mới vào hệ thống hiện tại của họ. Đồng thời, 80% người tham gia cho rằng khả năng mở rộng là một nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến áp dụng công nghệ blockchain blockchain, với lí do chính được đưa ra là: áp dụng thì sẽ áp dụng từ nhỏ đến lớn nên sẽ cần mở rộng/thu hẹp tuỳ nhu cầu và giai đoạn áp dụng. Về nhóm nhân tố tổ chức, tài nguyên công nghệ thông tin và hỗ trợ quản trị cấp cao được 60% các nhà quản trị tham gia phỏng vấn sâu cho rằng là có ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ. 80% các nhà quản trị cho rằng quy mô tổ chức có ảnh hưởng đến ý định với nguyên do là với quy mô doanh nghiệp lớn, thì chi phí/đầu người sẽ giảm cùng với đó là sự đầy đủ các nhân viên với trình độ chuyên môn kĩ thuật cao dễ dàng đảm nhiệm các công việc liên quan đến công nghệ mới. 20% các nhà quản trị còn lại cho rằng quy mô không ảnh hưởng đến ý định bởi quy mô doanh nghiệp nhỏ thì sẽ tích hợp công nghệ blockchain ở quy mô nhỏ, còn các doanh nghiệp ở quy mô lớn hơn thì sẽ thử sức áp dụng blockchain ở quy
  10. 194 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 mô lớn hơn. 100% các nhà quản trị cho rằng nguồn lực tài chính là nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ blockchain của họ. Về nhóm nhân tố UTAUT, tất cả 10 người quản trị tham gia phỏng vấn sâu cho rằng ảnh hưởng xã hội không có ảnh hướng tới ý định áp dụng công nghệ blockchain. Luận cứ được các nhà quản trị đưa ra phù hợp với các nghiên cứu trước đó: công ty chủ yếu quan tâm đến hiệu quả kinh doanh chứ không chú ý nhiều đến ý kiến của xã hội; và đồng thời, blockchain không liên quan nhiều đến ESG (environmental, social, and corporate governance) -  là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. Vì vậy, nhân tố ảnh hưởng xã hội không được đề xuất ở mô hình nghiên cứu ở Hình 1. 90 % người tham gia phỏng vấn cho rằng nỗ lực mong đợi và các điều kiện thuận lợi có ảnh hướng đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối Blockchain. 100% các nhà quản trị phỏng vấn và cho biết rằng hiệu quả mong đợi là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến ý định áp dụng. Trong đó 20% cho rằng hiệu quả mong đợi là yếu tố ảnh hưởng nhất đến ý định áp dụng của họ bởi tất cả các thay đổi trong doanh nghiệp cần mang lại hiệu quả, nếu không sẽ bị đào thải. Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình nhóm tác giả đề xuất có đóng góp học thuật cao và được xây dựng phù hợp trong bối cảnh Việt Nam. Mô hình này đã giải quyết bất đồng trong các nghiên cứu trước. Cụ thể qua nghiên cứu mối quan hệ giữa nhân tố chính sách và quy định của chính phủ trong nhóm nhân tố môi trường và ý định áp dụng công nghệ blockchain vào doanh nghiệp, nhóm tác giả thấy chính sách và quy định của chính phủ tác động tiêu cực đến ý định áp dụng công nghệ blockchain vào doanh nghiệp. Thêm vào đó, mô hình nhóm đề xuất là kế thừa và kết hợp của hai mô hình UTAUT và TOE, từ đó có sự vững chắc trong nền tảng lý luận. Từ mô hình nghiên cứu, chúng tôi đề xuất 16 giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết 1: Lợi thế tương đối ảnh hưởng tích cực đến hỗ trợ quản trị cấp cao
  11. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 195 Giả thuyết 2: Sự phức tạp ảnh hưởng tích cực đến nguồn lực tài chính Giả thuyết 3: Hỗ trợ quản trị cấp cao ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối vào hoạt động doanh nghiệp Giả thuyết 4: Nguồn lực tài chính ảnh hưởng tiêu cực đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối vào hoạt động doanh nghiệp Giả thuyết 5: Tài nguyên công nghệ thông tin ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối vào hoạt động doanh nghiệp Giả thuyết 6: Quy mô tổ chức ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối vào hoạt động doanh nghiệp Giả thuyết 7: Lợi thế tương đối ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối vào hoạt động doanh nghiệp Giả thuyết 8: Sự phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối vào hoạt động doanh nghiệp Giả thuyết 9: Khả năng tương thích ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối vào hoạt động doanh nghiệp Giả thuyết 10: Khả năng mở rộng ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối vào hoạt động doanh nghiệp Giả thuyết 11: Tiêu chuẩn hóa ảnh hưởng tiêu cực đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối vào hoạt động doanh nghiệp Giả thuyết 12: Niềm tin ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối vào hoạt động doanh nghiệp Giả thuyết 13: Chính sách và quy định chính phủ ảnh hưởng tiêu cực đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối vào hoạt động doanh nghiệp Giả thuyết 14: Hiệu quả mong đợi ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối vào hoạt động doanh nghiệp Giả thuyết 15: Nỗ lực mong đợi ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối vào hoạt động doanh nghiệp Giả thuyết 16: Các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng công nghệ chuối khối vào hoạt động doanh nghiệp 5. Kết luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ blockchain trong doanh nghiệp đã được khám phá trong nghiên cứu này. Ý định áp dụng công nghệ blockchain trong doanh nghiệp được tác động thông qua các yếu tố: Hiệu quả mong đợi, Nỗ lực mong đợi, Các điều kiện thuận lợi, Lợi thế tương đối, Sự phức tạp, Khả năng tương thích, Tiêu chuẩn hóa, Khả năng mở rộng, Niềm tin, Hỗ trợ từ quản trị cấp cao, Tài nguyên CNTT, Nguồn lực tài chính, Quy mô tổ chức, Chính sách và quy định của chính phủ. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra không có mối quan hệ nào giữa Ảnh hưởng của xã hội và ý định áp dụng công nghệ blockchain trong doanh nghiệp. Các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính - phỏng vấn sâu 10 nhà quản trị các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam để khẳng định mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình và ý định áp dụng công nghệ blockchain vào doanh nghiệp bối cảnh Việt Nam hiện nay.
  12. 196 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Kế thừa, bổ sung và phát triển từ các nghiên cứu trước, các tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng công nghệ blockchain trong doanh nghiệp với 14 nhân tố: Hiệu quả mong đợi, Nỗ lực mong đợi, Các điều kiện thuận lợi, Lợi thế tương đối, Sự phức tạp, Khả năng tương thích, Tiêu chuẩn hóa, Khả năng mở rộng, Niềm tin, Hỗ trợ từ quản trị cấp cao, Tài nguyên CNTT, Nguồn lực tài chính, Quy mô tổ chức, Chính sách và quy định của chính phủ. Các tác giả khuyến nghị các nhà nghiên cứu trong tương lai áp dụng mô hình nghiên cứu này để nghiên cứu theo phương pháp định lượng nhằm tìm ra các biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao ý định chấp nhận và sử dụng công nghệ blockchain trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Tipmontian, A., & Rajmohan (2020). Impact of Blockchain Adoption for Safe Food Supply Chain Management through System Dynamics Approach from Management Perspectives in Thailand. Proceedings, 39(1), 14. https://doi.org/10.3390/proceedings2019039014 [2] Chittipaka, V., Kumar, S., Sivarajah, U., Bowden, J. L., & Baral, M. M. (2022). Blockchain technology for supply chains operating in emerging markets: An empirical examination of technology- organization-environment (TOE) framework. Annals of Operations Research. doi:10.1007/s10479-022- 04801-5 [3] Wong, L. W., Tan, G. W. H., Lee, V. H., Ooi, K. B., & Sohal, A. (2020). Unearthing the determinants of Blockchain adoption in supply chain management. International Journal of Production Research, 58(7), 2100-2123. https://doi.org/10.1080/00207543.2020.1730463 [4] Gökalp, E., Gökalp, M. O., & Çoban, S. (2020). Blockchain-based supply chain management: Understanding the determinants of adoption in the context of organizations. Information Systems Management, 39(2), 100-121. doi:10.1080/10580530.2020.1812014 [5] Tipmontian, A., & Rajmohan (2020). Impact of Blockchain Adoption for Safe Food Supply Chain Management through System Dynamics Approach from Management Perspectives in Thailand. Proceedings, 39(1), 14. https://doi.org/10.3390/proceedings2019039014 [6] Chittipaka, V., Kumar, S., Sivarajah, U., Bowden, J. L., & Baral, M. M. (2022). Blockchain technology for supply chains operating in emerging markets: An empirical examination of technology- organization-environment (TOE) framework. Annals of Operations Research. doi:10.1007/s10479-022- 04801-5 [7] Wong, L. W., Tan, G. W. H., Lee, V. H., Ooi, K. B., & Sohal, A. (2020). Unearthing the determinants of Blockchain adoption in supply chain management. International Journal of Production Research, 58(7), 2100-2123. https://doi.org/10.1080/00207543.2020.1730463 [8] Gökalp, E., Gökalp, M. O., & Çoban, S. (2020). Blockchain-based supply chain management: Understanding the determinants of adoption in the context of organizations. Information Systems Management, 39(2), 100-121. doi:10.1080/10580530.2020.1812014 [9] Slade, E. L., Dwivedi, Y. K., Piercy, N. C., & Williams, M. D. (2015). Modeling consumers’ adoption intentions of remote mobile payments in the United Kingdom: Extending UTAUT with innovativeness, risk, and trust. Psychology & Marketing, 32(8), 860-873. [10] Slade, E. L., Williams, M. D., & Dwivedi, Y. K. (2014). Devising a research model to examine adoption of mobile payments: An extension of UTAUT2. The Marketing Review, 14(3), 310-335. [11] Slade, E. L., Williams, M., Dwivedi, Y., & Piercy, N. (2015). Exploring consumer adoption of proximity mobile payments. Journal of Strategic Marketing, 23(3), 209-223.
  13. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 197 [12] Shi, P., & Yan, B. (2016). Factors affecting RFID adoption in the agricultural product distribution industry: Empirical evidence from China. SpringerPlus, 5(1). [13] Wong, L., Leong, L., Hew, J., Tan, G. W., & Ooi, K. (2020). Time to seize the digital evolution: Adoption of blockchain in operations and supply chain management among Malaysian smes. International Journal of Information Management, 52, 101997. doi:10.1016/j.ijinfomgt.2019.08.005 [14] Linton, J. (1998). Diffusion of innovations. Circuits Assembly, 9(4), 24-28. https://doi. org/10.4135/9781412994231.n14 [15] Dutta, P., Choi, T. M., Somani, S., & Butala, R. (2020). Blockchain technology in supply chain operations: Applications, challenges and research opportunities. Transportation Research Part E: Logistics and Transportation Review, 142, 102067. https://doi.org/10.1016/j.tre.2020.102067 [16] Azmi, F. R., Abdullah, A., Bakri, M. H., Musa, H., & Jayakrishnan, M. (2018). The adoption of halal food supply chain towards the performance of food manufacturing in Malaysia. Management Science Letters, 8(7), 755-766. https://doi.org/10.5267/j.msl.2018.5.010 [17] Chana, F. T. S., & Chong, A. Y. L. (2013). Determinants of mobile supply chain management system diffusion: A structural equation analysis of manufacturing firms. International Journal of Production Research, 51(4), [18] Francisco, K., & Swanson, D. (2018). The supply chain has no clothes: Technology adoption of blockchain for supply chain transparency. Logistics, 2(1), 2. https://doi.org/10. 3390/logistics2010002 [19] Imeri, A., & Khadraoui, D. (2018). The security and traceability of shared information in the process of transportation of dangerous goods. 2018 9th IFIP International Conference on New Technologies, Mobility and Security, NTMS 2018 - Proceedings, 2018-Janua (pp. 1-5). https://doi.org/10.1109/ NTMS.2018.8328751 [20] Low, C., Chen, Y., & Wu, M. (2011). Understanding the determinants of cloud computing adoption. Industrial Management and Data Systems, 111(7), 1006-1023. https://doi.org/10.1108/02635571111161262 [21] Yusof, H., Farhana, M., Badrul, M., Jing, C. L., Hao, C. Y., Ying, D. S., Zheng, S., Seng, L. Y., & Leong, T. K. (2018). Behavioral intention to adopt blockchain technology: Viewpoint of the banking institutions in Malaysia. International Journal of Advanced Scientific Research and Management, 3(10), 1-6. http://ijasrm. com/wp content/uploads/2018/10/IJASRM_V3S10_933_ 274_279.pdf [22] Wigmore, I. (2016, April 4). standardization. WhatIs.com. [23] Makhdoom, I., Abolhasan, M., Abbas, H., & Ni, W. (2019). Blockchain’s adoption in IoT: The challenges, and a way forward. Journal of Network and Computer Applications, 125(1), 251-279. [24] Holotiuk, F., & Moormann, J. (2018). Organizational adoption of digital innovation: The case of blockchain technology. 26th European Conference on Information Systems: Beyond Digitization - Facets of Socio-Technical Change, ECIS 2018. [25] Wang, H., Chen, K., & Xu, D. (2016). A maturity model for blockchain adoption. Financial Innovation, 2(1), 12. [26] Şener, U., Gökalp, E., & Erhan Eren, P. (2016). Cloud-based enterprise information systems: Determinants of adoption in the context of organizations. In Giedre Dregvaite, Robertas Damasevicius (Eds.)., pp. 53- 66 Communications in Computer and Information Science, Springer. [27] Bartlett, P. A., Julien, D. M., & Baines, T. S. (2007). Improving supply chain performance through improved visibility. The International Journal of Logistics Management, 18(2), 294-313. [28] Angelis, J., & Ribeiro da Silva, E. (2019). Blockchain adoption: A value driver perspective. Business Horizons, 62(3), 307-314. [29] Chana, F. T. S., & Chong, A. Y. L. (2013). Determinants of mobile supply chain management system diffusion: A structural equation analysis of manufacturing firms. International Journal of Production Research, 51(4), 1196-1213.
  14. 198 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI“ LẦN THỨ 4 NĂM 2023 [30] Nathan, A. J., & Scobell, A. (2012). How China sees America. In Intergovernmental Panel on Climate Change Ed., Foreign affairs (Vols. 91, 5, 1-30). Cambridge University Press. [31] Yusof, H., Farhana, M., Badrul, M., Jing, C. L., Hao, C. Y., Ying, D. S., Zheng, S., Seng, L. Y., & Leong, T. K. (2018). Behavioral intention to adopt blockchain technology: Viewpoint of the banking institutions in Malaysia. International Journal of Advanced Scientific Research and Management, 3(10), 1-6. [32] Wanitcharakkhakul, L., & Rotchanakitumnuai, S. (2017). Blockchain technology acceptance in an electronic medical record system. Proceedings of the International Conference on Electronic Business (ICEB), 2017-Decem (pp. 53-58). [33] Wong, L., Leong, L., Hew, J., Tan, G. W., & Ooi, K. (2020). Time to seize the digital evolution: Adoption of blockchain in operations and supply chain management among Malaysian smes. International Journal of Information Management, 52, 101997. doi:10.1016/j.ijinfomgt.2019.08.005 [34] Kumar Bhardwaj, A., Garg, A., & Gajpal, Y. (2021). Determinants of blockchain technology adoption in supply chains by small and Medium Enterprises (smes) in India. Mathematical Problems in Engineering, 2021, 1-14. doi:10.1155/2021/5537395 [35] Grant, R. M. (2009). The Resource-Based Theory of Competitive Advantage: Implications for Strategy Formulation. California Management Review, 33(3), 114- 135. https://doi.org/10.1016/b978-0- 7506-7088-3.50004-8 [36] Weiner, B. J. (2009). A theory of organizational readiness for change. Implementation Science, 4(1), 67. https://doi.org/10. 1186/1748-5908-4-67 [37] Chong, J. L., & Olesen, K. (2017). A technology-organization-environment perspective on eco- effectiveness: A meta-analysis. Australasian Journal of Information Systems, 21. doi:10.3127/ajis.v21i0.1441 pp.382-388. [38] Zhu, K., Kraemer, K. L., & Xu, S. (2006). The process of innovation assimilation by firms in different countries: A technology diffusion perspective on e-business. Management Science, 52(10), 1557- 1576. [39] Çaldağ, M. T., Gökalp, E., & Alkış, N. (2019, August). Analyzing determinants of open government-based technologies and applications adoption in the context of organizations. Proceedings of the International Conference on E-Learning, e-Business, Enterprise Information Systems, and e-Government (EEE) (pp. 50-56) [40] Gökalp, E., Gökalp, M. O., Çoban, S., & Eren, P. E. (2018). Analyzing opportunities and challenges of integrated blockchain technologies in healthcare. In Stanisław Wrycza, Jacek Maślankowski (Eds.)., Lecture notes in business information processing (Vol. 333, pp. 174-183). Springer. [41] Holotiuk, F., & Moormann, J. (2018). Organizational adoption of digital innovation: The case of blockchain technology. 26th European Conference on Information Systems: Beyond Digitization - Facets of Socio-Technical Change, ECIS 2018 [42] Venkatesh, Viswanath, Michael G. Morris, Gordon B. Davis, and Fred D. Davis. 2003. User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS Quarterly 27: 425-78. [43] Ayaz, A., and Mustafa Yanartaş. 2020. An analysis of the unified theory of acceptance and use of technology theory (UTAUT): Acceptance of electronic document management system (EDMS). Computers in Human Behavior Reports 2: 100032 [44] Nazim, Nur Firas, Nabiha Mohd Razis, and Mohammad Firdaus Mohammad Hatta. 2021. Behavioral intention to adopt blockchain technology among bankers in Islamic financial system: Perspectives in Malaysia. Romanian Journal of Information Technology and Automatic Control 31: 11-28.
  15. THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 199 [45] Akhtar, Sadia, Muhammad Irfan, Shamsa Kanwal, and Abdul Hameed Pitafi. 2019. Analyzing UTAUT with trust toward mobile banking adoption in China and Pakistan: Extending with the effect of power distance and uncertainty avoidance. International Journal of Financial Innovation in Banking 2: 183- 207. [46] Venkatesh, V. et al. (2003) ‘User Acceptance of Information Technology: Toward a Unified View’, Source: MIS Quarterly, 27(3), pp. 425-478. [47] Batara, E. et al. (2017) ‘Are government employees adopting local e-government transformation?’, Transforming Government: People, Process and Policy, 11(4), pp. 612- 638. [48] Aste, T., Tasca, P. and Di Matteo, T. (2017) ‘Blockchain 594-604. [49] Veuger, J. (2018) ‘Trust in a viable real estate economy with disruption and blockchain’, Facilities, 36(1-2), pp. 103- 120. [50] Venkatesh, Viswanath, James Y. L. Thong, and Xin Xu. 2012. Consumer acceptance and use of information technology: Extending the unified theory of acceptance and use of technology. MIS Quarterly 36: 157-78. [51] Lai, Horng-Ji. 2020. Investigating older adults’ decisions to use mobile devices for learning, based on the unified theory of acceptance and use of technology. Interactive Learning Environments 28: 890-901. [52] Raza, Syed A., Wasim Qazi, Komal Akram Khan, and Javeria Salam. 2021. Social isolation and acceptance of the learning management system (LMS) during the COVID-19 pandemic: An expansion of the UTAUT model. Journal of Educational Computing Research 59: 183-208. [53] Yang, Cheng-Chia, Cheng Liu, and Yi-Shun Wang. 2022. The acceptance and use of smartphones among older adults: Differences in UTAUT determinants before and after training. Library Hi Tech, ahead- of-print. [54] Hmoud, Bilal Ibrahim, and László Várallyai. 2020. Artificial intelligence in human resources information systems: Investigating its trust and adoption determinants. International Journal of Engineering and Management Sciences 5: 749-65. [55] C. Esposito, A. De Santis, G. Tortora, H. Chang and K. -K. R. Choo, “công nghệ blockchain: A Panacea for Healthcare Cloud-Based Data Security and Privacy?,” in IEEE Cloud Computing, vol. 5, no. 1, pp. 31-37, Jan./Feb. 2018 [56] Raja Wasim Ahmad, Haya Hasan, Ibrar Yaqoob, Khaled Salah, Raja Jayaraman, Mohammed Omar, công nghệ blockchain for aerospace and defense: Opportunities and open research challenges, Computers & Industrial Engineering, Volume 151, 2021,106982, ISSN 0360-8352. [57] Kamble, S., Gunasekaran, A., & Arha, H. (2018). Understanding the blockchain technology adoption in supply chains-Indian context. International Journal of Production Research, 57(7), 2009-2033. doi:10.1080/00207543.2018.1518610 [58] Khazaei, H. (2020). Integrating cognitive antecedents to utaut model to explain adoption of blockchain technology among Malaysian smes. JOIV : International Journal on Informatics Visualization, 4(2). doi:10.30630/joiv.4.2.362
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2