intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG, GIÁ CÀ PHÊ NIÊN VỤ 2011-2012

Chia sẻ: Nguyen Dinh Duc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

358
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái quát về tình hình tiêu thụ và giá cà phê niên vụ 2011- 2012 Các giống cà phê phổ biến: Cà phê chè là tên gọi theo tiếng Việt của loài cà phê có (tên khoa học là: coffea arabica) Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn thế giới. Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của họ cũng được đánh giá cao nhất. Cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hoặc Coffea robusta) là cây quan...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG, GIÁ CÀ PHÊ NIÊN VỤ 2011-2012

  1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THỊ TRƯỜNG, GIÁ CÀ PHÊ NIÊN VỤ 2011-2012 Khái quát về tình hình tiêu thụ và giá cà phê niên vụ 2011- I. 2012 Các giống cà phê phổ biến: Cà phê chè là tên gọi theo tiếng Việt của loài cà phê có (tên khoa h ọc là: coffea arabica) Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cây cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các sản phẩm cà phê toàn th ế gi ới. Brasil và Colombia là hai nước xuất khẩu chính loại cà phê này, chất lượng cà phê của h ọ cũng được đánh giá cao nhất. Cà phê vối (tên khoa học: Coffea canephora hoặc Coffea robusta) là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới là Việt Nam. Cà phê vối chứa hàm lượng caffein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp h ơn. Giá m ột bao cà phê canephora thường chỉ bằng một nửa so với cà phê arabica. Cà phê mít hay cà phê Liberia (tên khoa học: Coffea liberica, đ ồng nghĩa Coffea excelsa thuộc họ Thiến thảo) là một trong 3 lo ại chính của h ọ cà phê . Diện tích trồng loại cà phê này ở Việt Nam ít hơn nhiều so với hai loại cà phê arabica và robusta , do sản lượng của cà phê mít không lớn, hạt nhân to, thon dài trắng. Thường được sử dụng làm cây chắn gió cho các vườn cà phê robusta, hoặc được dùng làm gốc ghép cho các loại cà phê khác. Tại Việt Nam giống cà phê robusta được trồng nhiều nhất. Tập trung ở Buôn Ma Thuột - thủ phủ cà phê - được biết đến là vựa cà phê Robusta lớn nhất nước. Niên vụ 2011-2012, ngành cà phê Việt Nam thiết lập 3 kỷ lục: sản lượng thu hoạch cao nhất từ trước tới nay với 1,6 triệu tấn; khối lượng xuất khẩu lên đến 1,6 triệu tấn với giá trị trên 3 tỷ USD đều là những con số cao nhất từ trước đến nay. Năm 2011, cà phê đã lần đầu tiên vươn tới ngưỡng 2,7 tỷ USD sau khi xuất khẩu được 1,2 triệu tấn. Với năm 2012, kết quả của 3 quý đầu năm khối lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê đã bỏ xa kết quả của cả năm ngoái và v ượt m ục tiêu đ ề ra cho cả năm nay. Từ đầu quý 3, ngay khi chạm mốc xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê thì Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nh ất th ế gi ới. Dự báo cả năm 2012 nước ta sẽ xuất khẩu 1,6-1,7 triệu tấn cà phê. Quốc gia Khối lượng nhập khẩu( tấn) Đức 159.500 Mỹ 141.900 THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ
  2. Italia 76.900 Tây Ban Nha 71.300 Nhật Bản 58.900 Bỉ 43.600 Indonesia 41.200 Mêxico 34.300 Trung Quốc 30.100 phillipines 28.100 Pháp 24.500 Nga 23.400 Thái Lan 22.600 Bảng: Cà phê xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2012, các n ước có kh ối l ượng trên 20 nghìn tấn Hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam là Đức (chi ếm 12,3% thị phần) và Hoa Kỳ (12,2%) đều tăng trưởng khá cả về lượng và giá tr ị. Đáng chú ý nhất là thị trường Indonesia tăng trưởng đột biến với mức tăng lần lượt gấp gần 9 lần so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm 2012, th ị trường Bỉ – th ị trường lớn nh ất của Việt Nam trong năm 2011 có sự sụt giảm mạnh cả về lượng và giá trị (chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước). Cà phê nước ta cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc. Số liệu của Hiệp hội Cà phê Trung Quốc cho thấy, nước này đã nhập khẩu 137.000 tấn cà phê trong khoảng từ 2007-2011, trị giá 365 triệu USD. Trong đó, 103.900 tấn cà phê được nhập từ Việt Nam trong giai đoạn này. Trong nửa đầu 2012, Trung Quốc nhập 15.000 tấn cà phê từ Việt Nam, kim ngạch đạt 31,88 triệu USD. THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ
  3. Từ đầu năm tới nay giá cà phê xuất khẩu của việt nam không ngừng tăng cao mang lại nguồn thu nhập lớn cho nguòi nông dân cũng nh ư các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê. Các chuyên gia tổng kết năm nay cà phê vừa được mùa-được giá, ít khi giá xuống mức 35.000 đồng/kg, chủ yếu quanh mức 40.000-42.000 đồng/kg. Giá cà phê nhân xô nội địa sau 12 tháng, đến cuối tháng 9/2012 lại quay về nh ư mức đầu vụ trước, quanh mức 42.500 đồng/kg. Đánh giá về thị trường tiêu thụ cà phê trong niên vụ m ới v ẫn rất sáng s ủa. Hiện tại, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng. Trong tuần v ừa qua, cà phê kỳ h ạn giao tháng 11 tăng 58 USD, tương đương 2,65%, lên mức 2.188 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2013 tăng 57 USD, tương đương 2,59%, lên mức 2.201 USD/tấn. Tại thị trường trong nước, giá cà phê nhân xô tăng thêm 700 đ ồng trong tuần tháng 11 tăng lên mức 42.800-43.000 đồng/kg. Giá cà phê Robusta tươi đang được các lò sấy chào mua với giá 7.800-8.000 đồng/kg. Đây là mức giá cà phê cao nhất tính từ đầu năm đến nay, và là mức giá mà người trồng cà phê luôn mong đợi. Vậy do đâu thị trường và giá cà phê việt nam trong năm qua có nhi ều bi ến chuyển tích cực: Việt Nam đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu cà phê rubusta. Giá cà phê xuất khẩu cao nhất trong những năm qua. Thị trường xuất khẩu cà phê có xu hướng mở rộng. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THỊ TRƯỜNG II. VÀ GIÁ CÀ PHÊ NIÊN VỤ 2011-2012 II.1. YẾU TỐ THỜI TIẾT VÀ CÁN CÂN CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ
  4. Brazil là quốc gia có sản lượng cà phê xuất kh ẩu cao nh ất trong nh ững năm qua (trước niên vụ 2011-2012, hiện tại Việt Nam đang dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu ). Sản lượng cà phê tại quốc gia Nam Mỹ này đã ph ải ch ịu những cơn mưa trong suốt mùa thu hoạch. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà phê và nguồn cung cho thị trường. Sản lượng cà phê xất khẩu của brazil giảm, cộng thêm việc nông dân brazil găm hàng không bán ra, Theo số liệu từ Hiệp hội xuất kh ẩu cà phê Brazil, nông dân đang còn giữ gần 60% sản lượng vụ mùa , làm ngu ồn cung cà phê thêm khan hiếm. Theo số liệu của CeCafe trong 10 tháng đ ầu năm 2012 xuất khẩu cà phê của Braxin chỉ đạt 22,49 triệu bao, giảm 18% so với cùng kỳ. Trong khi đó nhu cầu cà phê trên thế giới tăng cao, Theo Volcafe, nhu cầu cà phê robusta thế giới ước tăng 9 triệu bao, tương đương 15% trong niên vụ 2011-2012, tại châu Âu và Nhật Bản tồn kho cà phê robusta gi ảm 3,5 triệu bao kể từ đầu vụ Nguồn cung cà phê trên thế giới giảm đã đẩy giá cà phê lên cao, s ản l ượng cà phê Brazil sụt giảm đã mang lại thuận lợi cho th ị trường cà phê robusta của Việt Nam. Trong thời gian qua, giá cà phê nước ta liên tục được lợi nhờ nguồn hàng cạn kiệt, bất chấp giá thế giới giảm mạnh vì đầu cơ và đồng USD tăng, giá cà phê trong nước chủ yếu quanh mức 40.000-42.000 đồng/kg. Sản lượng cà phê tại Việt Nam, quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, có khả năng giảm so với sản lượng kỉ lục năm ngoái do thu hoạch cà phê niên vụ 2011 – 2012 thì cây lại ra hoa và lớp hoa đ ầu tiên này đã b ị hỏng hết, làm cây cà phê yếu đi. Các đợt ra hoa sau không nhi ều và t ập trung như mọi năm. Ngoài ra, hạn hán ở một số vùng cũng làm hạt cà phê nh ỏ h ơn, Huyện Krông Păk, nơi đặt trụ sở của công ty Cà phê – Cacao Tháng M ười, là một trong những khu vực sản xuất cà phê lớn nhất Đăk Lăk. Trong 9 tháng đầu năm nay, lượng mưa ít hơn bình thường 23%, theo ngành Khí t ượng – Thủy văn, lượng mưa ở huyện này là 756,1 mm, ít h ơn lượng m ưa trung bình là 986,2 mm, tỷ lệ cây già cỗi tăng lên (hơn 30%) làm năng suất đ ạt th ấp. Đặc biệt, giá phân bón, vật tư, nhân công tăng mạnh khi ến nông dân h ạn ch ế đầu tư càng làm sản lượng cà phê sụt giảm , điều này tác động mạnh mẽ tới giá cả. Niên vụ mới bắt đầu từ ngày 1 tháng 10, dự kiến sản lượng có th ể đ ạt 1,45 triệu tấn, giảm 9,4% so với mức kỷ lục của niên vụ 2011/12 là 1,6 tri ệu tấn. Con số đó ít hơn 26 triệu bao (1,56 triệu tấn). II.2. YẾU TỐ TÀI CHÍNH VÀ THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU Thị trường cà phê thế giới chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các ông Trùm Tài chính, những ông Trùm này cung ứng vốn cho những nhà đầu cơ. Nền kinh tế thế giới thời gian qua tiếp tục gặp giông bão khi m ỹ đang c ố gắng lấy lại mức tăng trưởng, Khủng hoảng ở châu Âu khiến cho các nước ở khu vực này thắt chặt chi tiêu , các kênh đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ
  5. không cao, một số ông Trùm lớn điều chỉnh suất đầu tư vào lĩnh vực có lợi nhất, tăng thu mua vào cà phê chờ giá lên cao để bán ra. Ở Việt Nam, thị trường bất động sản đóng băng, giá vàng nhiều biến động, thị trường tài chính, chứng khoán không sáng láng, trong khi đó Cà phê là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao, nằm trong nhóm kim ngạch xuất khẩu từ hai tỷ USD trở lên . Các ông trùm tài chính, những người có vốn nhàn rỗi tăng cường thu mua tích trữ cà phê chờ được giá để bán, làm cho th ị trường cà phê thêm nhiều biến động, lượng cà phê khan hi ếm đ ẩy giá lên cao. Các nhà nhập khẩu, xuất khẩu cà phê tăng cường tranh dành tìm mua cà phê làm thị trường thêm nóng. II.3. ẢNH HƯỞNG CỦA DIỆN TÍCH VÀ CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ Việt Nam đã chính thức vượt Braxin, trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê số một thế giới với sản lượng xuất khẩu 1,6 triệu tấn, kim ngạch hơn ba tỷ USD trong niên vụ 2011 – 2012. Có kết quả này là nhờ quá trình nỗ lực của ngành cà phê suốt nhiều năm qua. Năm 2012 là năm thứ 5 liên tục diện tích thu hoạch cà phê cả nước vượt qua mốc 500 nghìn ha, sản lượng và khối lượng xuất khẩu vượt qua mốc một triệu tấn. Cùng với việc mở rộng diện tích, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê không ngừng được nâng lên, góp phần làm tăng sản lượng qua các niên vụ. Mặc dù Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cà phê số một thế giới song ngành cà phê Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, từ khâu quy hoạch, quản lý đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm… Trong đó, chất lượng cà phê chưa được đánh giá cao. Khoảng 60 – 70% lượng cà phê xuất khẩu hiện nay thuộc về các doanh nghiệp (DN) vốn đầu tư nước ngoài, các DN trong nước thiếu vốn nên không xuất khẩu được nhiều. Là nước xuất khẩu 60% sản lượng cà phê Robusta trên thế giới song giá cà phê Robusta lại thấp hơn giá cà phê Arabica đến 2,53 lần. Bên cạnh đó, cà phê trong nước chủ yếu xuất khẩu thô cho nên giá trị gia tăng ở mức thấp, không xây dựng được thương hiệu đối với người tiêu dùng thế giới. Nguyên nhân của tình trạng này là do phát triển tràn lan, không theo quy hoạch của ngành cà phê. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch diện tích cây cà phê cả nước đến năm 2020 là 500.000ha, nhưng đến nay, do giá cà phê tăng cao khiến diện tích trồng tại thời điểm này đã lên tới khoảng 586.000ha. Ngành cà phê trong nước mới chỉ chạy theo số lượng, còn sản lượng và chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Vì vậy, để giữ vững ngôi vị xuất khẩu số một thế giới, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, ngành cà phê cần có một chiến lược dài hạn THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ
  6. hơn. Trước hết, cần giảm dần số địa phương trồng cà phê, từ 18 tỉnh (năm 2011) xuống còn 11 tỉnh vào năm 2020. Tổng diện tích trồng cà phê cũng sẽ giảm từ 586 nghìn ha (năm 2011) xuống còn 500 nghìn ha (năm 2020). Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống để tăng thu nhập trên một ha diện tích và trên một tấn sản phẩm. Nhất là, chú trọng hơn nữa đến khâu chế biến để gia tăng giá trị cho sản phẩm thông qua các chính sách tín dụng ưu đãi đối với các dự án chế biến cà phê hòa tan. Cần tăng dần chất lượng cà phê để nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, xác lập “Chuỗi giá trị cây cà phê” theo quy trình chuẩn từ ứng dụng giống mới, kỹ thuật canh tác đến khâu thu gom, sơ chế, chế biến, tiêu thụ để có cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của cà phê. Ngoài ra, nhà nước cần hỗ trợ về vốn vay để DN trong nước thu mua chế biến, xuất khẩu cà phê nhằm chủ động kiểm soát thị trường ngày một tốt hơn. Liên kết chặt chẽ giữa các DN và cộng đồng để nâng cao uy tín và giá trị. Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, các tỉnh trồng cà phê cần có quy định thu hoạch quả chín từ 95% trở lên, cấm thu hoạch cà phê xanh, non làm giảm chất lượng sản phẩm cà phê. II.4. CÁC CHÍNH SÁCH VĨ MÔ Chính phủ chưa có một chiến lược cơ bản mang tính bền vững, người trồng cà phê lâu nay chủ yếu là tự phát, lệ thuộc hoàn toàn vào th ị tr ường, luôn nằm trong vòng luẫn quẩn được mùa thì mất giá và đ ược giá thì m ất mùa. Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm phúc lợi…Ngành cà phê thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy đòi hỏi chính sách tiền lương cũng đa dạng, thuỳ theo từng đối tượng tham gai vào từng công đoạn của sản xuất cà phê xuất khẩu. Với người dân trồng cà phê phải có chính sách cụ thể về giá cả, về chính sách bảo hộ, giúp họ yên tâm hơn trong sản xuất. Với đội ngũ cán bộ tham gia công tác xuất khẩu cà phê thì phải có chế độ tiền lương phù hợp, ngoài ra cung cấp các trang bị cần thiết để họ nắm bắt được thông tin thị trường thế giới. Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như: giá cà phê, số lượng cà phê, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu cà phê…Thông thường ta tính theo giá FOB tại cảng Sài Gòn khi giao hợp đồng xuất khẩu, phương tiện chủ yếu là tàu chở contener. Theo dự báo thì sản lượng cà phê trong niên vụ tới sẽ giảm 15-20% so với niên vụ trước đó theo một số đề xuất, Chính phủ và các ngân hàng sớm hỗ trợ tạm trữ 300.000 tấn cà phê. Để bù đắp cho sản lượng bị sụt giảm và đảm bảo việc xuất khẩu, tiêu thụ . Kiềm chế giá cà phê trên thị trường, giữ giá ổn định, tránh việc thao túng của các nhà đầu cơ. II.5. CÁC ẢNH HƯỞNG VỀ CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG SỰ KIỆN LỚN TRÊN THẾ GIỚI THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ
  7. Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung lượng của thị trường cà phê. Song nó cung có rào cản lớn hạn chế khả năng xuất khẩu nếu như tình hình chính trị không ổn định. Việt Nam có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ là điều kiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh cà phê vì đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ. Thị Trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về chính trị và khá ổn định trong chính sách chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy sẽ giúp cho Việt Nam có thị trường ổn định. Những sự kiện lớn trên thế giới như World Cup, EURO cũng ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giơi. Euro 2012 tổ chức ở Ba Lan và Ukraine, nhu cầu giải khát tăng cao trong đó có nhu cầu về cà phê giải khát. III. GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG, VÀ GIÁ CÀ PHÊ Dù được mùa và đạt đỉnh cao mới về diện tích, sản lượng sản xuất, khối lượng xuất khẩu, nhưng để giữ vứng vị thế xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới vẫn phải quan tâm nhiều hơn tới việc phát triển bền vững cây cà phê. Cần phải có cơ sở vật chất kỹ thật để đảm bảo các điều kiện về thủy lợi, chăm sóc để có năng suất cao và ổn định. Cần theo đúng quy hoạch phát triển diện tích cây cà phê, tránh việc người dân thấy lợi trước mắt đổ xô trồng cà phê, ảnh hưởng tới năng suất cà phê, chất lượng và chiến lược phát triển cà phê lâu dài. Cần tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây giống cà phê để tăng thu nhập trên 1 ha diện tích và trên một tấn sản phẩm. Có sự liên kết giữa người nông dân với các doanh nghiệp thu mua cà phê tránh tình trạng cà phê được mùa mất giá, người thu gom ép giá, đầu cơ gây xáo trộn thị trường. Giảm dần tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô, tăng tỷ trọng sản phẩm cà phê chế biến sâu để tăng giá trị gia tăng. Cần có thêm các cơ sở chế biến hiện đại để: tăng mạnh giá trị sản phẩm; giúp cho việc dự trữ tập trung, trong thời gian dài, bảo đảm chất lượng theo quy trình công nghệ công THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ
  8. nghiệp; đưa thẳng cà phê Việt Nam đến thẳng tay người tiêu dùng trên thế giới. Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình thị trường và giá cả 2. Các trang web: tailieu.vn; giacaphe.com; cafef.vn... THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2