intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế: Khái niệm luận và phân loại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

39
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết được xây dựng dựa trên khuôn mẫu của một nghiên cứu khái niệm luận nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát về các cách thức phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế, tập trung vào sự khác biệt giữa các phương pháp luận. Một số nghiên cứu liên quan đến khoa học nghiên cứu và thống kê được sử dụng để làm cơ sở lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá khung phân loại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế: Khái niệm luận và phân loại

  1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ: KHÁI NIỆM LUẬN VÀ PHÂN LOẠI ThS.Trần Thùy Nhung & Lê Thị Xuân Thu Khoa Quản trị, Trường Đại học Luật TP.HCM TÓM TẮT Bài viết được xây dựng dựa trên khuôn mẫu của một nghiên cứu khái niệm luận nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát về các cách thức phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế, tập trung vào sự khác biệt giữa các phương pháp luận. Một số nghiên cứu liên quan đến khoa học nghiên cứu và thống kê được sử dụng để làm cơ sở lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá khung phân loại. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến phương thức phân loại phương pháp nghiên cứu gồm loại hình nghiên cứu, tính chất nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và đặc điểm dữ liệu… Trong đó, bài viết đi sâu vào trình bày các phương pháp nghiên cứu thuộc phương pháp luận bộ môn kinh tế dưới góc nhìn hẹp. Hệ thống quan điểm và ứng dụng thuộc phương pháp luận chung chỉ được đề cập dưới hình thức tổng quan. 1. Giới thiệu Về mặt lý thuyết nghiên cứu khoa học, kinh tế là một bộ môn khoa học xã hội, đòi hỏi phải có những nghiên cứu mang tính hệ thống quan điểm và tri thức kinh nghiệm, đồng thời phải bám sát và phản ánh vấn đề thực tiễn. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp là một yêu cầu cơ bản của mọi nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kinh tế. Mặc dù trong thực tế, phương pháp phân loại theo dữ liệu đang chiếm ưu thế, đặc biệt trong các nghiên cứu thực nghiệm, nhưng các phương pháp tiếp cận khác đều có đóng góp hữu ích vào việc nâng cao kiến thức và cải thiện chất lượng nghiên cứu (Jemna, 2016). Theo đó, phương pháp nghiên cứu (Research Methods) là toàn bộ các công cụ hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu khoa học, bao gồm việc thu thập dữ liệu hoặc bằng chứng để phân tích nhằm khám phá thông tin mới hoặc tạo ra sự hiểu biết tốt hơn về một vấn đề đang được nghiên cứu. Có nhiều loại phương pháp nghiên cứu khoa học. Các phương pháp khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào hình thái của nghiên cứu khoa học (Palmatier & Houston, 2018) và góc độ mà nhà nghiên cứu muốn thực hiện (Buckley, 1976). Đồng thời, phương pháp nghiên cứu khoa học là hệ thống các nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan (Žukauskas và đồng sự, 2018), là khung lý luận cơ sở của nghiên cứu. Do đó, phân loại dựa trên phương pháp luận là cách thức cơ sở và cần thiết trù bị cho hoạt động lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp. Mặt khác, là một công cụ chủ chốt có thể khái quát và xây dựng lý thuyết, các nghiên cứu khái niệm luận đang là một xu thế tất yếu của hoạt động nghiên cứu kinh tế, đặc biệt là nghiên cứu marketing (Jaakkola, 2020). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thường gặp rủi ro trong việc đề xuất khuôn mẫu và thiết kế nghiên cứu cơ sở vì tính chính thống của tổng quan nghiên cứu tham khảo. Vì vậy, mặc dù vấn đề phân loại phương pháp nghiên cứu khá phổ biến trong 169
  2. các nghiên cứu khoa học thực nghiệm nhưng thường tập trung vào phương pháp thu thập dữ liệu. Mục đích của bài viết này là làm nổi bật việc phân chia căn cứ theo phương pháp luận với lập luận rằng hệ thống quan điểm, đánh giá về nhân sinh quan, thế giới quan không chỉ phụ thuộc vào tri thức kinh nghiệm mà còn có sự khác biệt giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau (tri thức khoa học). Bài viết dựa trên khuôn mẫu của bài báo khái niệm luận dưới dạng Tổng hợp lý thuyết và giải thích, phân loại mô hình. Vì vậy, kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm nền tảng để thiết kế nghiên cứu khác trong tương lai, đồng thời, cung cấp một cái nhìn khái quát về những cách thức triển khai nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế. 2. Cơ sở luận và tổng quan nghiên cứu liên quan 2.1. Cơ sở luận về nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là một hoạt động thuộc về xã hội, nhằm khám phá và tích lũy những hiểu biết về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy một cách có hệ thống. Nghiên cứu khoa học cũng có thể là những quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý để tìm ra tri thức (Babbie, 1986). Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội, được phân biệt thành 2 hệ thống tri thức gồm: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. Nghiên cứu khoa học được triển khai thông qua một quy trình cụ thể gồm xác định đề tài nghiên cứu, đối tượng và phạm vi, xem xét tính khả thi, tìm kiếm cách thức thu thập và xử lý dữ liệu thích hợp, … Theo đó, phương pháp nghiên cứu là lý luận mang tính thực tiễn của nghiên cứu (Slick, 2002), là cách thức thu thập lý thuyết để kiểm định lý thuyết của nghiên cứu (Bernstein, 1983), là một trong những bước cần thiết và bắt buộc trong một nghiên cứu khoa học. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và trong lĩnh vực kinh tế nói riêng, không chỉ là một hệ thống kỹ thuật (Bauer, 1992) mà còn mang hình thái của các phương pháp điều tra, thực nghiệm (Beveridge, 1950). 2.2. Tổng quan nghiên cứu liên quan Phương pháp nghiên cứu khoa học là hệ thống các nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan (Žukauskas và đồng sự, 2018), là khung lý luận cơ sở của nghiên cứu, vì vậy nó phải đảm bảo khai thác và sử dụng được hai loại tri thức của hệ thống tri thức, đồng thời phải bao hàm các nguyên tắc để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Về mặt lý thuyết, phân loại phương pháp nghiên cứu phải phụ thuộc vào phân loại khoa học, mà phân loại khoa học lại phải tuân theo sự sắp xếp các bộ môn khoa học trong một hệ thống thứ bậc mang những dấu hiệu đặc trưng, phản ánh bản chất của chúng, như khoa học là một chỉnh thể và có thể chia khoa học tự nhiên thành vật lý hữu cơ và vật lý vô cơ, khoa học xã hội là một bộ phận của khoa học tự nhiên gọi là vật lý xã hội (Saint-Simon, 1825), hoặc chia khoa học tự nhiên thành: ngành Cơ học, ngành Hóa học và ngành Cơ thể học (Hegel, 2010), cộng đồng quốc tế hiện nay phân khoa học thành 5 lĩnh vực: khoa học Tự nhiên & khoa học chính xác; khoa học kỹ thuật; khoa học nông nghiệp; khoa học về sức khỏe; khoa học xã hội & nhân văn (UNESCO, 2013). Từ đó, các phương pháp nghiên cứu ở từng lĩnh vực khoa học khác nhau lại có sự khác biệt trong phân loại và quy trình thực hiện. 170
  3. Về mặt thực tiễn, đa số các nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu được chia thành hai nhóm chính, một là dựa trên dữ liệu, hai là căn cứ theo tổng quan nghiên cứu. Theo đó, phương pháp thu thập dữ liệu (Connaway & Powell, 2003) và đặc điểm dữ liệu là các yếu tố chủ chốt để phân loại phương pháp nghiên cứu theo dữ liệu, gồm phương pháp nghiên cứu cho dữ liệu sơ cấp và thứ cấp (Clarke, 2005), phân tích meta-analysis (Wanous và đồng sự, 1989)… thường được sử dụng trong hoạt động nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội (Baral, 2017). Mặt khác, phân loại theo tổng quan nghiên cứu dựa trên khung lý luận (Snyder, 2019), lĩnh vực nghiên cứu (Palmatier & Houston, 2018), chiến lược nghiên cứu (Scandura & Williams, 2017)… lại được sử dụng phổ biến trong các ngành y sinh (Hall, 1955), tâm lý (Cuttler, Jhangiani & Leighton, 2019). Trong lĩnh vực kinh tế, dựa trên tổng quan phương pháp luận có thể là một cách thức phân loại phương pháp nghiên cứu thích hợp và phổ biến (Tranfiel, 2003), đặc biệt là những vấn đề quản trị nhân sự (Torraco, 2005). Cụ thể, phương pháp nghiên cứu được chia theo vấn đề nghiên cứu thành 2 nhóm chính: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng (Dissanayake, 2016). Việc phân loại khoa học và phương pháp nghiên cứu phải dựa trên các nguyên tắc nhất định, gồm: Nguyên tắc khách quan (Dựa vào đối tượng mà nó nghiên cứu) và nguyên tắc phối thuộc (tri thức có sau xuất phát từ tri thức có trước và bao hàm tri thức có trước) (Bhattacherjee, 2012). Vì vậy, nếu chỉ căn cứ theo phương pháp luận chung, việc phân loại phương pháp khoa học sẽ chưa đủ bám sát theo các khía cạnh và góc độ nghiên cứu. Ở bài viết này, tham luận sẽ tập trung trình bày về các cách thức phân chia phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế dưới hình thái phương pháp luận bộ môn để bổ sung cho các nghiên cứu trước đây. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong tham luận là phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp nghiên cứu lý thuyết, trong đó phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm các phương pháp tổng hợp và mô hình hóa lý thuyết. Cụ thể, bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng các đánh giá và nội dung tường thuật tóm tắt. Các bài báo nghiên cứu được tham khảo, trích dẫn và tổng hợp từ bốn cơ sở dữ liệu điện tử gồm Tạp chí điện tử Emerald Management và Science Direct, Google Scholar và MDPI. Bảng 1. Các tiêu chí bao gồm và loại trừ để lựa chọn khung lý thuyết Tiêu chí bao gồm Tiêu chí loại trừ Ngôn ngữ trình bày: Anh / Việt Không liên quan đến phương pháp nghiên cứu Xuất bản điện tử, mã nguồn mở Nghiên cứu không hoàn chỉnh Sau đó, tiến hành sàng lọc thứ cấp bằng cách đánh giá nội dung phần tóm tắt và tiêu đề các bài viết được chọn để cung cấp câu trả lời cho mục tiêu nghiên cứu. Từ đó, hình thành nên các cơ sở phân loại phương pháp thông qua việc diễn giải khung lý thuyết. Ở tham luận này, có 10 bài nghiên cứu được sử dụng làm nền tảng phân tích. Ngoài ra, một số tài liệu liên quan đến 171
  4. nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khoa học và sách về phương pháp nghiên cứu khoa học cũng được tham khảo. 4. Kết quả nghiên cứu Các nghiên cứu liên quan cho thấy cơ sở để phân loại phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế thường được chia thành 2 nhóm chính: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng (Dissanayake, 2016). Theo đó, nghiên cứu cơ bản tập trung vào khái quát hệ thống quan điểm liên quan đến đến thế giới quan và nhân sinh quan, được xem là các phương pháp luận chung, trong khi phương pháp luận bộ môn thuộc nghiên cứu ứng dụng trình bày các nguyên tắc để giải quyết vấn đề nghiên cứu (Ryan, Scapens & Theobold, 2002). Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu giải thích Phân loại theo chức năng nghiên cứu Nghiên cứu dự báo Phương pháp Nghiên cứu sáng tạo luận chung Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cơ bản Phân loại theo loại Nghiên cứu ứng dụng hình nghiên cứu Phân loại theo mức độ Nghiên cứu triển khai chuyên sâu Phân loại theo mô hình nghiên cứu Phương pháp Phân loại theo tính luận bộ môn chất nghiên cứu Phân loại theo địa điểm thực hiện Phân loại theo tính liên tục và cách thức thực hiện của nhà nghiên cứu Căn cứ vào lược đồ phương pháp nghiên cứu theo góc độ phương pháp luận bộ môn, tham luận chia các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế thành 5 nhóm chính, gồm: 4.1. Phân loại theo mức độ chuyên sâu 172
  5. Các loại hình nghiên cứu theo mức độ chuyên sâu Yếu Nghiên cứu Nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ tố Nghiên cứu thăm dò chính thức (Mahner và Alvin, khám phá (John Dudovskiy, ((John Dudovskiy, 1988) 2016) 2016) Thu thập thông tin Nghiên cứu trong Sử dụng thông tin thứ Sử dụng thông tin thứ phản hồi của khách thời gian ngắn một cấp từ thu thập và cấp độ tin cậy cao. hàng và các quan ý tưởng thuộc một thăm dò, yêu cầu tư Quy trình nghiên cứu Đặc sát trên thị trường chủ đề nhất định vấn từ chuyên gia, đại theo hệ thống r ràng. điểm – dữ liệu sơ cấp vốn đ có nhiều lý. Chủ yếu là phân Kích c mẫu lớn. thông tin nhưng có tích định tính, có thể Chủ yếu là phân tích độ tin cậy không bao gồm các nhận định lượng. cao. định chủ quan. Đánh giá mức độ Nhận dạng vấn đề Giải thích làm sáng tỏ Đưa ra kết luận r ảnh hưởng và hậu hay tín hiệu của các thêm bản chất của vấn ràng về vấn đề nghiên quả của vấn đề để cơ hội thị trường. đề. Xây dựng nền tảng cứu và các biện pháp Mục tìm kiếm giải pháp Không đưa ra kết cho nghiên cứu chính cụ thể. Chủ yếu để tiêu đối phó tạm thời luận cụ thể thức. Không đưa ra kiểm định giả thuyết giải pháp, kết luận cụ và mối tương quan. thể Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 4.2. Phân loại theo mô hình nghiên cứu Thuật ngữ mô hình có nhiều định nghĩa khác nhau t y vào trường hơp sử dụng và ngữ cảnh, tuy nhiên, trong phạm vi ngành nghiên cứu khoa học kinh tế, khái niệm này được hiểu là những mô tả cụ thể về dự án nghiên cứu, bao gồm kế hoạch và tất cả hoạt động diễn ra khi thực hiện nghiên cứu. Thiết kế mô hình (thiết kế nghiên cứu) là việc hoạch định chi tiết các phương pháp nghiên cứu, quy trình và yêu cầu về thông tin cần thu thập để giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Mặc d có nhiều phương thức phân loại theo mô hình nghiên cứu nhưng phổ biến nhất là dựa trên mục tiêu mà nghiên cứu định hướng giải quyết, cụ thể, có thể chia thành 3 dạng: mô hình nghiên cứu khám phá, mô tả và nhân quả (thực nghiệm). Nghiên cứu Nghiên cứu nhân quả Yếu tố Nghiên cứu mô tả khám phá (thực nghiệm) Làm r hơn các ý Mô tả thị trưởng mà không Chủ động thực nghiệm tưởng và suy nghĩ cần thiết lập một sự liên hệ nhiều lần, riêng biệt các thông qua việc nhận giữa các yếu tố; đánh giá hiện tượng nghiên cứu diện các biến liên hệ, và mô tả không cần chứng với sự biến thiên của thu thập dữ liệu để minh mối quan hệ giữa các từng nhân tố tác động nghĩa xây dựng bảng hỏi, biến số trong những điều kiện từ đó thiết lập các giả khống chế để tìm hiểu thuyết nghiên cứu. mối quan hệ nhân quả giữa các biến của thị trường và đo lường chính xác ảnh hưởng đó 173
  6. Thiết kế Linh hoạt Cố định Cố định tổng thể Quy trình Không theo cấu trúc Cấu trúc nhất định Cấu trúc nhất định nghiên cứu Mẫu Mẫu không xác suất Mẫu có xác suất Mẫu có xác suất Không sử dụng mô Hoàn toàn sử dụng mô Thiết kế Có sử dụng mô hình cho hình thống kê cho hình thống kê để phân thống kê phân tích phân tích tích - Nghiên cứu tại bàn - Nghiên cứu tại hiện - Nghiên cứu định thông qua thu thập trường. lượng thông qua việc thông tin (dữ liệu - Nghiên cứu định lượng xây dựng các biến độc Phương thứ cấp) thông qua phỏng vấn lập, phụ thuộc và ngoại pháp nghiên - Nghiên cứu định bằng bảng hỏi (mô hình lai rồi tiến hành đo cứu tính bằng phỏng vấn mô tả toàn diện). lường mức độ tác động trực tiếp, thảo - Nghiên cứu định tính của biến độc lập đến luận… (dữ liệu sơ (mô hình nhóm tập biến phụ thuộc. cấp) trung) Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 4.3. Phân loại theo tính chất của nghiên cứu Dựa theo tính chất của dữ liệu và các phương pháp xử lý thông tin có thể chia hoạt động nghiên cứu thành 2 nhóm cơ bản là định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính là phương pháp tiếp cận đối tượng thông qua việc khảo sát, thăm dò, mô tả và giải thích các phản ứng từ trong suy nghĩ, tình cảm của con người nhằm xác định bản chất và tìm kiếm các đánh giá khác biệt về đối tượng nghiên cứu. Đây là một công cụ phát triển điển hình chuyên d ng để khám phá và kiến thiết các ý tưởng mới đồng thời tạo dựng nên nền tảng giả thuyết, dữ liệu cho phương pháp định lượng khi điều kiện tiến hành phân tích định lượng chưa thể thực hiện. Quy trình của nghiên cứu định tính chủ yếu là những hoạt động diễn dịch, mô tả, tiếp cận quy nạp, tương tác và phản hồi mang tính linh hoạt, gắn liền với một nhóm quy mô nhỏ các đối tượng nghiên cứu thuộc nhiều tầng lớp cơ bản ( Mary Debus, 1992) Có ba phương pháp kỹ thuật cơ bản của nghiên cứu định tính bao gồm:  Phỏng vấn nhóm tập trung (Focus Group Interviews): tiến hành lựa chọn khảo sát với quy mô mẫu thu nhỏ bao gồm một vài nhóm khoảng ~10 người trong khuôn khổ một cuộc tọa đàm với sự dẫn dắt của điều phối viên. Các thành viên trong nhóm điển hình sẽ lần lượt cho biết ý kiến của mình hoặc trao đổi, tranh luận với nhau về đề tài do người điều phối viên đưa ra. Hình thức nghiên cứu này thường áp dụng trong việc thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm mới, chương trình quảng cáo, khuyến m i.  Phỏng vấn chuyên sâu (Depth - interview): tiến hành phỏng vấn trực tiếp không giới hạn về thời gian và số lượng câu hỏi các đối tượng có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực được khảo sát, bao gồm các chuyên gia, các khách hàng lớn hoặc khách 174
  7. hàng đặc biệt. Hoạt động này nhằm khai thác tối đa hiểu biết của đối tượng được phỏng vấn về vấn đề nghiên cứu, đồng thời đảm bảo độ tin cậy cho thông tin thu thập.  Nghiên cứu nhóm cố định (Panels): là dạng nghiên cứu được tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian dài với đối tượng không đổi gồm một hay nhiều nhóm cố định như người tiêu d ng, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhằm phát hiện ra những thay đổi trong các động thái tiêu d ng thường xuyên. Phương pháp này có ưu điểm về tính ổn định đối tượng, nhờ đó, có khả năng cập nhật thông tin tốt hơn phương pháp chọn phỏng vấn bất kỳ ngẫu nhiên. Nghiên cứu định lượng là phương pháp sử dụng nhiều công cụ khác nhau để lượng hóa các biến liên quan đến đối tượng nghiên cứu rồi tiến hành đo lường, phản ảnh và diễn giải các mối quan hệ giữa một số nhân tố với nhau, từ đó kết luận về tính đại diện cho tổng thể đối tượng được nghiên cứu. Đây là phương pháp hay được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa các khái niệm và biến số, tổng quát hóa kết quả nghiên cứu thông qua phân tích toàn diện và cung cấp dữ liệu để mô tả sự phân bố của các đặc điểm, tính chất của tổng thể nghiên cứu đồng thời khảo sát, xác định mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Có 5 phương pháp định lượng chính bao gồm (Neill, 2007): Những nỗ lực để làm sáng tỏ một hiện tượng bằng cách nghiên cứu sâu Case Study sắc một ví dụ trường hợp duy nhất của hiện tượng. Trường hợp có thể là một cá nhân, một sự kiện, một nhóm hay một tổ chức. Lý thuyết nền tảng Để hiểu được quá trình xã hội và tâm lý đặc trưng cho một sự kiện hoặc (Grounded Theory) tình huống. Hiện tượng Mô tả cấu trúc của kinh nghiệm khi họ tự nhận thức được vấn đề mà (Phenomenology) không cần đến lý thuyết, kết luận hoặc giả định từ môn học khác Tập trung vào ý nghĩa của các hoạt động xã hội học thông qua việc Nhân chủng học quan sát thực địa các hiện tượng văn hóa x hội. Thông thường, nhà (Ethnography) nghiên cứu thường tập trung vào một cộng đồng nhất định. Tập hợp có hệ thống các dữ liệu và một số đánh giá khách quan về các Lịch sử sự kiện lịch sử có liên quan, nhằm kiểm tra giả thuyết về nguyên nhân, (History) tác động, hoặc các xu hướng của những sự kiện này có thể giúp giải thích các sự kiện hiện tại và dự đoán các sự kiện trong tương lai. Nguồn: Neil, 2007 Mặc d cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đều có thể kết hợp với nhau trong c ng một nghiên cứu nhưng về bản chất, chúng vẫn có những đặc điểm khác nhau được trình bày theo bảng bên dưới: Yếu tố so sánh Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng Mô tả biến Định lượng biến Mục tiêu phân tích Mô tả, giải thích mối tương quan Dự báo mối tương quan ngẫu Mô tả trải nghiệm cá nhân nhiên 175
  8. Mô tả quan niệm nhóm Mô tả đặc điểm của nhóm dân số Kết quả được định hướng dựa Định hướng Định hướng thăm dò quá trình trên việc suy diễn, kiểm định giả thuyết Nhấn mạnh vào kiểm tra bằng Nhấn mạnh vào sự hiểu biết từ chứng dựa trên cơ sở lập luận quan điểm của người cung cấp Đặc điểm hoặc các nguyên nhân của các sự Cách tiếp cận thông qua lý lẽ và kiện giải thích Cách tiếp cận logic và phê phán Định dạng câu hỏi Kết thúc mở Kết thúc đóng Văn bản (thu được từ băng ghi Số liệu (thu được bằng cách gán Định dạng dữ liệu âm, băng ghi hình và ghi chép giá trị số để ước lượng) hiện trường) Vài khía cạnh của nghiên cứu có Thiết kế nghiên cứu là ổn định từ thể điều chỉnh linh hoạt đầu đến cuối Phản ứng của người tham gia ảnh Phản ứng của người tham gia Tính linh hoạt trong hưởng đến cách thức đặt vấn đề không ảnh hưởng đến cách thức và thứ tự câu hỏi đặt vấn đề và thứ tự câu hỏi thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu lặp đi lặp lại, Thiết kế nghiên cứu là t y thuộc tạo điều kiện để điều chỉnh câu vào các giả định và điều kiện hỏi thu thập dữ liệu theo những gì thống kê được ghi nhận 4.4. Phân loại theo địa điểm thực hiện Dựa vào địa điểm tiến hành hoạt động nghiên cứu, có thể phân loại nghiên cứu thành 3 dạng nghiên cứu chính gồm: nghiên cứu tại bàn, tại hiện trường và tại phòng thí nghiệm. Nghiên cứu tại bàn (Desk research): là kỹ thuật thu thập dữ liệu thứ cấp dựa trên nguồn thông tin có sẵn được thực hiện chủ yếu tại bàn giấy hoặc tận dụng linh hoạt hệ thống mạng lưới internet, không cần trực tiếp đến hiện trường. Nghiên cứu tại bàn rất hiệu quả trong giai đoạn bắt đầu của nghiên cứu thị trường khi hầu hết các thông tin cơ bản có thể dễ dàng thu thập và trở thành chuẩn mực trong quá trình nghiên cứu, đồng thời quá trình nghiên cứu cũng trở nên nhanh chóng và ít tốn kém. Nghiên cứu tại bàn nội bộ Nghiên cứu tại bàn trực tuyến Nghiên cứu tại bàn Nghiên cứu tại bàn ngoại vi Chính phủ công bố thông tin Nghiên cứu tại bàn khách hàng Nghiên cứu tại hiện trư ng (Field research): là phương pháp nghiên cứu được thực hiện ngay tại địa điểm mà có thể tiếp cận trực tiếp với các đối tượng cần nghiên cứu và tiến hành thu thập thông tin thông qua quan sát, kiểm đếm, ghi hình, ghi âm hay phỏng vấn. Chất lượng của các kết quả thu được từ nghiên cứu này phụ thuộc vào sự am hiểu về lĩnh vực và địa điểm 176
  9. thực hiện của người nghiên cứu cũng như trình độ, khả năng nhận thức của các đối tượng tham gia. Khi tiến hành nghiên cứu tại hiện trường, việc trình bày, lưu giữ một bản ghi chép các số liệu và thông tin khảo sát là điều hết sức cần thiết. Quá trình ghi chép hiện trường bắt đầu ngay khi nhà nghiên cứu tiếp cận thực địa và tiến hành quan sát đối tượng. Mọi hành vi, thái độ của đối tượng trước cuộc khảo sát cũng cần được nhận định nhằm kịp thời nắm bắt những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc tương tác với họ. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (Research in laboratory): Là phương pháp thực nghiệm được tiến hành để nghiên cứu các đối tượng – sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên và x hội cũng như các hoạt động của con người bằng cách giả lập hoặc thực hiện bằng thiết bị chuyên môn, phương tiện kỹ thuật đặc biệt chỉ có trong các phòng thí nghiệm. Có 2 dạng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm bao gồm:  Thực nghiệm xác nhận: có hay không có hiện tượng nào khác ảnh hưởng đến đối tượng và quá trình nghiên cứu.  Thực nghiệm hình thành: nghiên cứu các hiện tượng trực tiếp xảy ra trong quá trình hình thành những đặc điểm của đối tượng và quá trình nghiên cứu. 4.5. Phân loại theo tính liên tục và cách thức thực hiện của nhà nghiên cứu Nghiên cứu đặc biệt ( d-hoc Research) (Bernard, 2006): Ad hoc (tiếng Latin nghĩa là cho “mục đích đặc biệt ) là dạng nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở duy nhất một lần với thiết kế linh hoạt và sử dụng quy mô mẫu phân tầng nhằm cung cấp những phản ánh tức thời về một vấn đề cụ thể hoặc để làm sáng tỏ một vấn đề đột xuất xuất hiện tại một thời điểm nhất định. Nghiên cứu đặc biệt bao gồm các loại hình nghiên cứu (Jim Riley, 2012):  Khảo sát việc sử dụng sản phẩm  Kiểm tra quá trình thử nghiệm sản phẩm mới  Xây dựng và phát triển chiến dịch quảng cáo (thu thập thông tin của người tiêu d ng về một chiến dịch quảng cáo cụ thể)  Khảo sát thương hiệu doanh nghiệp  Khảo sát sự hài lòng của khách hàng (có thể XD thành nghiên cứu liên tục) Nghiên cứu liên tục (Continuous Research) (Jim Riley, 2012): là dạng nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở liên tục hoặc định kỳ để theo d i những thay đổi theo thời gian của một đối tượng cụ thể. Cách phổ biến nhất để tiến hành nghiên cứu liên tục là sử dụng một nhóm cố định người tham gia, có tính chất đại diện cho quy mô dân số, khả năng thu thập thông tin đều đặn, ổn định. Dữ liệu liên tục cũng có thể được thu thập với quy mô mẫu c a toàn bộ dân số một quốc gia, mẫu đó sẽ được cập nhật sau mỗi lần khảo sát thực địa. Các nghiên cứu kết hợp (Omnibus Studies): là dạng nghiên cứu tổng hợp do cơ quan nghiên cứu chuyên nghiệp thực hiện định kỳ cho nhiều khách hàng c ng một lúc. Mỗi khách hàng (người muốn có được thông tin) sẽ đặt ra những yêu cầu cơ bản về dữ liệu mà mình cần có. Cơ quan nghiên cứu sẽ kết hợp các câu hỏi có c ng mục đích của nhiều khách hàng lại với 177
  10. nhau và tiến hành khảo sát ở nhiều địa điểm khác nhau, quy mô khác nhau c ng một lúc. Phương pháp này có thể tiết kiệm được chi phí vì thông tin có thể chia s cho nhiều đối tượng c ng sử dụng, đồng thời với lợi thế đó, cơ quan nghiên cứu cũng dễ dàng tổ chức được một cuộc điều tra qui mô lớn hơn và có tính cách chuyên nghiệp cao hơn so với từng doanh nghiệp thực hiện riêng l . 5. Kết luận Việc phân loại phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế theo phương pháp luận cho phép nhà nghiên cứu có thể lựa chọn thiết kế nghiên cứu và khuôn mẫu trình bày thích hợp. Theo đó, các phương pháp nghiên cứu thuộc phương pháp luận chung có thể được triển khai dưới dạng nghiên cứu khái niệm luận kết hợp phân tích meta-analysis, trong khi phương pháp luận bộ môn hỗ trợ nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu từng khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, khi sử dụng phương pháp nghiên cứu phân loại theo phương pháp luận bộ môn, khả năng ứng dụng liên ngành cũng dễ dàng hơn khi sự kết hợp nghiên cứu hai khái niệm thuộc hai lĩnh vực khác nhau nhưng có phạm vi và tương quan tiệm cận nhau. Tuy nhiên, bài viết chỉ tập trung trình bày các phương pháp nghiên cứu theo phương pháp luận bộ môn, chưa giải thích về sự khác biệt rõ ràng giữa hai phương pháp phân loại này. Đây cũng là hướng nghiên cứu có thể mở rộng trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Baral, U. (2017). ‘Research Data’ in Social Science Methods. Journal of Political Science, 17, 82-104. doi: 10.3126/jps.v17i0.20515 Bernard, R. (2006). Research Methods in Anthropology. Oxford, UK: AltaMira Press Bhattacherjee, Anol (2012). Social Science Research: Principles, Methods, and Practices. Textbooks Collection. 3. Retrieved from http://scholarcommons.usf.edu/oa_textbooks/3 Blessing L.T.M., Chakrabarti A., Wallace K.M. (1998). An Overview of Descriptive Studies in Relation to a General Design Research Methodology. In: Frankenberger E., Birkhofer H., Badke-Schaub P. (eds). London, UK: Springer. doi: 10.1007/978-1-4471- 1268-6_4 Cluttler, C., Jhangiani, R. & Leighton, D. (2019). Research Methods in Psychology - 4th American Edition. Canada: Kwantlen Polytechnic University. Creswell, J. W. (2011). Research Method. UK: Fullbright Program. Dawson, Catherine (2007). A Practical Guide to Research Methods, 3rd Edition. Oxford, UK: How To Content, How To Books Ltd. Debus, M. (1992). Tổng quan về nghiên cứu định tính. Tạp chí Xã hội học, 4. Viện Xã hội học Việt Nam. Dissanayake, L. (2016). Basic and applied scientific research, innovation and economic development. Ceylon Journal of Science, 45(1), 1-2. doi:10.4038/cjs.v45i1.7368. 178
  11. Dudovskiy, J. (2016). The Ultimate Guide to Writing a Dissertation in Business Studies: A Step-by-Step Assistance. Retrieved from https://research-methodology.net/ Hall, R. (1955). Methodology in Medical Reseacrh - The Need for Controlled Clinical Studies. Calif Med., 82(6), 447–449. Hegel, G.W.F. (2010). The Science of Logic (Cambridge Hegel Translations). In George Di Giovanni (Ed). Cambridge, UK: Cambridge University Press. Jaakkola, Elina (2020). Designing conceptual articles: four approaches. Academy of Marketing Science Review, 10, 18-26. Jemna, Ligia M. (2016). Qualitative and mixed research methods in economics: the added value when using qualitative research methods. Journal of Public Administration, Finance and Law, (9), 154-167 Mahrer, Alvin R. (1988). Discovery-oriented psychotherapy research: Rationale, aims, and methods. American Psychologist, 43(9), 694-702. Nguyen, N. D. (2014). Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Việt Nam: Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Neill, J. (2007). Analysis of professional literature class 6: Qualitative research I. Retrieved on February, 13, 2007. Nelson, R. (1959). The Simple Economics of Basic Scientific Research. Journal of Political Economy, 67(3), 297-306. Nguyen, Tuan (2013). Từ nghiên cứu đến công bố - Kỹ năng mềm cho nhà khoa học. Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam: NXB Tổng hợp. Nguyen, Tuan (2015). Đi vào nghiên cứu khoa học. Tp. HCM, Việt Nam: NXB Tổng hợp. Ryan, B., Scapens, W. & Theobold, M. (2002). Research Method and Methodology in Finance and Accounting 2nd Edition. Padstow, UK: TJ Digital. Ryan, B., Scapens, R. & Theobold M. (1992). Research Method and Methodology in Finance and Accounting. Padstow, UK: TJ Digital. Saint-Simon, H. (1825). Nouveau Christianisme – Dialogues entre un conservateur et un novateur. Premier dialogue. Paris, France: Bossange Père, A. Sautelet et Cie Tran, T. K. X., Tran, T. B. L. (2012). Phương pháp nghiên cứu xã hội học. Việt Nam: Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Tran, T. K., Truong, D. T., Luong, V. Q. D., Nguyen, T. S. A., Nguyen, H. L. (2009). Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Việt Nam: Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tran, T.H. (2014). Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Việt Nam: Đại học kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội. UNESCO (2013). The International Standard Classification of Education (ISCED). Quebec, Canada: UNESCO Institute for Statistics. 179
  12. Wanous, John P.; Sullivan, Sherry E.; Malinak, Joyce (1989). The role of judgment calls in meta-analysis. Journal of Applied Psychology, 74(2), 259–264. doi:10.1037/0021- 9010.74.2.259. Žukauskas, P., Vveinhardt, J. & ndriukaitienė, R. (2018). Management Culture and Corporate Social Responsibility. London, UK: IntechOpen. 180
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2