intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

các quy định về thanh tra phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:268

95
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

cuốn sách "các quy định về thanh tra phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ" sau đây được tài trợ bởi dự án “tăng cường năng lực thanh tra ngành nội vụ đến năm 2014”. cuốn sách nhằm tổng hợp các quy định về thanh tra, giúp cán bộ thanh tra ngành nội vụ có tài liệu tham khảo làm tốt công tác của mình. mời các bạn cùng tham khảo nội dung cuốn sách qua phần 2 sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: các quy định về thanh tra phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2

  1. Các quy định về thanh tra 265 Mẫu số: 48 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra) (1)…………….……….……. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2).…………..………….… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /…….(3) ………..., ngày..….tháng....….năm ......… THÔNG BÁO Về việc chuyển đơn tố cáo Kính gửi: ………………………………………………………(4) Ngày……tháng……năm…....…,…..…………............…(2) đã nhận được đơn tố cáo của ông (bà) đối với ……………………………(5) về.........................................................(6) Sau khi xem xét đơn, căn cứ các Điều 59, Điều 60 và Điều 66 Luật Khiếu nại, tố cáo thì nội dung tố cáo của ông (bà) thuộc thẩm quyền giải quyết của ..................................................................... (7) nên............................(2) đã chuyển đơn tố cáo nêu trên đến ........................(7)để giải quyết theo quy định của pháp luật. Vậy……………(2) thông báo để ông (bà) biết. ……………………………(8) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
  2. 266 Các quy định về cán bộ, công chức,viên chức… (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan chuyển đơn tố cáo. (3) Chữ viết tắt tên cơ quan thông báo chuyển đơn tố cáo. (4) Họ tên người tố cáo. (5) Họ tên, chức vụ của người bị tố cáo. (6) Hành vi của người bị tố cáo. (7) Tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. (8) Chức danh Thủ trưởng cơ quan gửi thông báo.
  3. Các quy định về thanh tra 267 Mẫu số: 49 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra) (1)…………….………. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2)…………………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ngày..….tháng....….năm ......… GIẤY BIÊN NHẬN Tài liệu, chứng cứ do … ………….(3) cung cấp Vàohồi........giờ........ngày...........tháng.........năm........,tại.........(4) Tôi là..................................................chức vụ...................................... Đã nhận của ông (bà):.....................................là......................... (5) Địa chỉ:.................................................................................................. các tài liệu, chứng cứ sau:........................................................ (6) 1.................................................................................................................... 2.................................................................................................................... 3.................................................................................................................... ....................................................................................................................... Giấy biên nhận được lập thành 02 bản và giao cho người cung cấp tài liệu, chứng cứ 01 bản. Người cung cấp tài liệu, Người nhận chứng cứ (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
  4. 268 Các quy định về cán bộ, công chức,viên chức… (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan tiếp nhận tài liệu, chứng cứ. (3) Người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, tố cáo, người liên quan đến vụ việc khiếu nại, tố cáo. (4) Địa điểm tiếp nhận các tài liệu, chứng cứ. (5) Là người tố cáo, người bị tố cáo; người khiếu nại, người bị khiếu nại; người có liên quan đến vụ việc khiếu nại, tố cáo. (6) Ghi rõ tên tài liệu, số trang, tình trạng của các tài liệu, chứng cứ.
  5. Các quy định về thanh tra 269 Mẫu số: 50 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra) (1)…………….……….. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2).……………..……… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: / ..…(3)……. , ngày…....tháng...….năm .....… (V/v thụ lý giải quyết tố cáo của công dân ) THÔNG BÁO Thụ lý giải quyết tố cáo Kính gửi: …………………………………………………(4) Ngày……tháng…….năm,………….............…(2) đã nhận được đơn tố cáo của ông (bà) đối với………………………………(5) Những vấn đề ông (bà) đề nghị giải quyết gồm: ..…………………………………………………………………………................. ..…………………………………………………………………………................. ...…………………………………………………………………………................ Sau khi xem xét nội dung đơn tố cáo, căn cứ Điều 66 Luật Khiếu nại, tố cáo và điểm a, Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
  6. 270 Các quy định về cán bộ, công chức,viên chức… Luật Khiếu nại, tố cáo ..............................(2) nhận thấy đơn của …………………(4) đủ điều kiện thụ lý để giải quyết. Vậy ……………………..(2) thông báo để ông (bà) biết. ………………………………(6) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. (3) Chữ viết tắt tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. (4) Họ tên người tố cáo. (5) Họ tên, chức vụ của người bị tố cáo. (6) Chức danh Thủ trưởng cơ quan gửi thông báo.
  7. Các quy định về thanh tra 271 Mẫu số: 51 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra) (1)…………….……….… Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2)……………..………… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /QĐ- ……..(3)………, ngày…....tháng...….năm .....… QUYẾT ĐỊNH Về việc xác minh nội dung tố cáo ……………………………………..(4) Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khi’ếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo; Căn cứ………………………………………………………………… (5); Căn cứ ………………………………………………………………..(6); Xét nội dung đơn tố cáo của ông (bà)…………....................(7) ngày.… /… ./……, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Xác minh nội dung tố cáo của ông (bà) ……………..… (7) đối với ………………………….……… (8) về ……………………….(9). Nội dung xác minh:……..………………………………………….........
  8. 272 Các quy định về cán bộ, công chức,viên chức… …………………………………………………………………………………….. Thời hạn xác minh:…...…ngày, kể từ ngày...tháng…năm..… Điều 2. Thành lập Đoàn xác minh nội dung tố cáo gồm: 1. Ông (bà)……………..chức vụ……………….Trưởng đoàn; 2. Ông (bà)…………………… chức vụ………………Thành viên; Điều 3. Các ông (bà) (10), các ông (bà) có tên tại Điều 2, (8) và (11) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. …………………………….(4) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan ra quyết định. (3) Chữ viết tắt tên cơ quan ra quyết định. (4) Chức danh của người có thẩm quyền ra quyết định. (5) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ra quyết định. (6) Việc giao nhiệm vụ xác minh, nội dung tố cáo của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. (nếu có) (7) Họ tên người tố cáo. (8) Họ tên, chức vụ của người bị tố cáo. (9) Hành vi của người bị tố cáo. (10) Thủ trưởng đơn vị có chức năng tổ chức thực hiện việc xác minh (Ví dụ: Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ TCCB) (11) Cơ quan, tổ chức, cá nhân, có liên quan (nếu có).
  9. Các quy định về thanh tra 273 Mẫu số: 52 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra) (1)…………….……….… Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2)…………………..…… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số……./….(3) ………, ngày…....tháng...….năm .....… BÁO CÁO Kết quả xác minh nội dung tố cáo Kính gửi:………………………………………….(4) Thực hiện Quyết định số..........ngày…../..../............của...... (4) về việc xác minh, kết luận nội dung tố cáo. Từ ngày…../...../...........đến ngày…../…../..........,........... (5) đã tiến hành xác minh nội dung đơn tố cáo của ....................................................................... (6), ngày…../…../………..đối với…………………………..(7) về việc……………………….(8) …………………………………………………………………………………… Sau đây là báo cáo kết quả xác minh: 1. Kết quả xác minh..............................................………………(9) 2. Kết luận: ………………………………………...………..…… (10) 3. Kiến nghị: ………………………………….…..………………… (11) …………………………………………………………………………………….. Trên đây là báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo của
  10. 274 Các quy định về cán bộ, công chức,viên chức… ………..……(6), xin ý kiến chỉ của …….(4). ………………………........(12) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (1) Tên cơ quan quyết định xác minh tố cáo. (2) Tên cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo. (3) Chữ viết tắt tên cơ quan, đơn vị báo cáo kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo. (4) Chức danh người ra Quyết định xác minh nội dung tố cáo. (5) Tên Đoàn được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo. (6) Họ tên người tố cáo. (7) Họ tên, chức vụ của người bị tố cáo. (8) Nội dung tố cáo. (9) Nêu cụ thể nội dung tố cáo và kết quả xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ. (10) Kết luận nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; xác định trách nhiệm của từng cá nhân về những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần. (11) Kiến nghị hình thức xử lý hành chính, kỷ luật đối với người bị tố cáo, cá nhân liên quan đến những nội dung tố cáo đúng, đúng một phần hoặc chuyển cơ quan điều tra xem xét về trách nhiệm hình sự; việc khắc phục hậu quả, bồi thường, bồi hoàn thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có). - Nếu là tố cáo sai: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý người tố cáo sai theo quy định của pháp luật. (12) Chức danh thủ trưởng cơ quan đơn vị xác minh.
  11. Các quy định về thanh tra 275 Mẫu số: 53 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra) (1)…………….……….… Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2)……………..…………. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /……..(3) ………, ngày…....tháng...….năm .....… THÔNG BÁO Kết quả giải quyết tố cáo Kính gửi: …………………………………………(4) …………............…(2) đã giải quyết tố cáo đối với………………(5) về…………..(6) Kết quả như sau: 1.……………………………………………………………………....... (7) 2.………………………………………………………………………… (8) Vậy…………………….(2) thông báo để ………………… (4) biết. …………………………… (9) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
  12. 276 Các quy định về cán bộ, công chức,viên chức… (1) Tên cơ quan cấp trên (nếu có). (2) Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. (3) Chữ viết tắt tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. (4) Họ tên người tố cáo; cơ quan, tổ chức có liên quan. (5) Họ tên, chức vụ người bị tố cáo. (6) Hành vi của người bị tố cáo. (7) Tóm tắt kết luận về nội dung tố cáo. (8) Nêu kết quả xử lý tố cáo. (9) Chức danh Thủ trưởng cơ quan gửi Thông báo.
  13. Các quy định về thanh tra 277 THANH TRA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 02/2010/TT-TTCP Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2010 THÔNG TƯ Quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra; Căn cứ Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra như sau: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục và nội dung tiến hành một cuộc thanh tra, bao gồm: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, đoàn thanh tra do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước thành lập để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
  14. 278 Các quy định về cán bộ, công chức,viên chức… Chương II QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA MỤC I CHUẨN BỊ THANH TRA Điều 3. Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra 1. Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra (sau đây gọi là đối tượng thanh tra). 2. Người được giao khảo sát, nắm tình hình có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin thu nhận được, lập báo cáo gửi người giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình. Báo cáo gồm các nội dung sau: a) Khái quát chung về mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra; b) Kết quả khảo sát, nắm tình hình theo từng nội dung: Hệ thống các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan chức năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan đến các mối quan hệ chủ yếu gắn với tổ chức hoạt động của đối tượng thanh tra và các thông tin liên quan đến những nội dung dự kiến thanh tra; c) Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện. 3. Thời gian khảo sát, nắm tình hình do thủ trưởng cơ
  15. Các quy định về thanh tra 279 quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước quyết định nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình. Điều 4. Ra quyết định thanh tra 1. Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát, nắm tình hình (nếu có) và chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước quyết định thanh tra và giao nhiệm vụ cho cá nhân, đơn vị chuyên môn của mình soạn thảo quyết định thanh tra. 2. Nội dung quyết định thanh tra được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 37 Luật Thanh tra, gồm các nội dung sau: a) Căn cứ pháp lý để thanh tra; b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra; c) Thời hạn tiến hành thanh tra; d) Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của Đoàn thanh tra; e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát hoạt động Đoàn thanh tra (nếu có). 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ký quyết định thanh tra và chỉ đạo ban hành quyết định thanh tra trong thời hạn quy định của pháp luật. Điều 5. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra 1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra gồm các nội dung: mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra, phương pháp tiến hành thanh tra,
  16. 280 Các quy định về cán bộ, công chức,viên chức… tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, việc sử dụng phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra. 2. Đoàn thanh tra thảo luận dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra. Những ý kiến khác nhau phải được báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét trước khi phê duyệt. 3. Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra. 4. Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định, nhưng không quá 5 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Điều 6. Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra 1. Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến, kế hoạch tiến hành thanh tra được duyệt và phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm, các thành viên của Đoàn thanh tra; thảo luận về phương pháp, cách thức tổ chức tiến hành thanh tra, sự phối hợp giữa các tổ, nhóm, các thành viên trong đoàn; tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ cho thành viên Đoàn thanh tra khi cần thiết. 2. Từng thành viên Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo với Trưởng đoàn thanh tra. Điều 7. Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo 1. Căn cứ nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì cùng các thành viên trong Đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.
  17. Các quy định về thanh tra 281 2. Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi cho đối tượng thanh tra (kèm theo đề cương yêu cầu báo cáo) ít nhất 5 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra, trong văn bản phải quy định rõ cách thức báo cáo, thời gian nộp báo cáo. Điều 8. Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra 1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra. Thông báo phải nêu rõ về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra. 2. Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra gồm có Đoàn thanh tra, thủ trưởng cơ quan, tổ chức và các cá nhân là đối tượng thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự buổi công bố quyết định thanh tra. MỤC II TIẾN HÀNH THANH TRA Điều 9. Công bố quyết định thanh tra 1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. 2. Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra, đọc toàn văn quyết định thanh tra, nêu rõ mục đích, yêu cầu, cách thức và phương thức làm việc của Đoàn thanh tra, quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, chương trình làm việc cụ thể và những công việc khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra. 3. Đoàn thanh tra yêu cầu đại diện thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra báo cáo trực tiếp về
  18. 282 Các quy định về cán bộ, công chức,viên chức… những nội dung thanh tra theo đề cương đã gửi. Qua nghe báo cáo của đối tượng thanh tra chuẩn bị, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, Trưởng đoàn thanh tra có thể yêu cầu đối tượng thanh tra tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo. 4. Trưởng đoàn thanh tra phân công thành viên Đoàn thanh tra ghi biên bản về việc công bố quyết định thanh tra. Biên bản được ký giữa Trưởng đoàn thanh tra và thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Điều 10. Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra 1. Trưởng đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra. Việc cung cấp hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản giao nhận giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra. 2. Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra hoặc thành viên Đoàn thanh tra (là thanh tra viên) tiếp tục yêu cầu đối tượng thanh tra, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra. Việc cung cấp thông tin, tài liệu được thể hiện bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc Đoàn thanh tra lập biên bản về việc cung cấp thông tin, tài liệu. 3. Việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thu thập theo đúng quy định của pháp luật về thanh tra. Điều 11. Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu 1. Trên cơ sở văn bản báo cáo của đối tượng thanh tra và các thông tin, tài liệu đã thu thập được, Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình về những vấn đề liên quan
  19. Các quy định về thanh tra 283 đến nội dung thanh tra; tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế (nếu thấy cần thiết) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, khách quan của những thông tin, tài liệu đã kiểm tra, xác minh. 2. Trường hợp kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu tại cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là đối tượng thanh tra thì thành viên đoàn thanh tra phải đề xuất xin ý kiến Trưởng đoàn thanh tra và phải được sự đồng ý của Trưởng đoàn thanh tra. Kết quả kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra phải được thể hiện bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, xác minh hoặc Đoàn thanh tra lập biên bản kiểm tra, xác minh. 3. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra trong khi tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có sai phạm thì phải tiến hành lập biên bản với đối tượng thanh tra để xác định rõ nội dung, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nguyên nhân dẫn đến vi phạm. Trường hợp vi phạm về kinh tế cần phải xử lý thu hồi ngay về kinh tế hoặc phải áp dụng các biện pháp xử lý khác thì Trưởng đoàn thanh tra đề xuất và dự thảo văn bản để người ra quyết định thanh tra xem xét xử lý theo thẩm quyền được quy định tại Điều 42 Luật Thanh tra. 4. Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo với người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra (sau khi đã đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra được quy định tại Điều 20 Thông tư này). Điều 12. Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra 1. Thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo tiến
  20. 284 Các quy định về cán bộ, công chức,viên chức… độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra cho Trưởng đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất của Trưởng đoàn thanh tra. 2. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo với người ra quyết định thanh tra về tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất của người ra quyết định thanh tra. 3. Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra được thể hiện bằng văn bản, gồm các nội dung: tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra đến ngày báo cáo; nội dung thanh tra đã hoàn thành, kết quả phần việc đã thanh tra, nội dung thanh tra đang tiến hành; dự kiến công việc thực hiện trong thời gian tới; khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp giải quyết. 4. Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải kiểm tra và có ý kiến chỉ đạo cụ thể, trực tiếp về các báo cáo tiến độ của Trưởng đoàn thanh tra, của các thành viên Đoàn thanh tra. Điều 13. Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra 1. Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra. a) Trường hợp người ra quyết định thanh tra thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra thì người ra quyết định thanh tra có văn bản yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra thực hiện; b) Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra cho các thành viên Đoàn thanh tra và tổ chức triển khai thực hiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2