intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các vấn đề Kinh tế học vĩ mô

Chia sẻ: Do Thi Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:36

231
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các vấn đề kinh tế xuất hiện do chúng ta mong muốn nhiều hơn so với cái mà chúng ta ta có thể nhận được. Chúng ta muốn một thế giới an toàn và hòa bình. Chúng ta muốn có không khí trong lành và nguồn nước sạch. Chúng ta muốn sống lâu và khỏe. Chúng ta muốn có các trường đại học, cao đẳng và phổ thông chất lượng cao. Chúng ta muốn sống trong các căn hộ rộng rãi và đầy đủ tiện nghi. Chúng ta muốn có thời gian để thưởng thức âm nhạc, điện ảnh, chơi thể thao, đọc truyện, đi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các vấn đề Kinh tế học vĩ mô

  1. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 1 A) LêI Më §ÇU Các vấn đề kinh tế xuất hiện do chúng ta mong muốn nhiều hơn so với cái mà chúng ta có thể nhận được. Chúng ta muốn một thế giới an toàn và hòa bình. Chúng ta muốn có không khí trong lành và nguồn nước sạch. Chúng ta muốn sống lâu và khỏe. Chúng ta muốn có các trường đại học, cao đẳng và phổ thông chất lượng cao. Chúng ta muốn sống trong các căn hộ rộng rãi và đầy đủ tiện nghi. Chúng ta muốn có thời gian đ ể thưởng th ức âm nhạc, điện ảnh, chơi thể thao, đọc truyện, đi du lịch, giao lưu với bạn bè, … Việc quản lí nguồn lực của xã hội có ý nghĩa quan trọng vì nguồn lực có tính khan hiếm. Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức sử dụng các nguồn lực khan hiếm nhằm thỏa mãn các nhu cầu không có giới hạn của chúng ta một cách tốt nhất có thể. Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học, nghiên cứu về cách ứng xử nói chung của mọi thành phần kinh tế, cùng với kết quả cộng hưởng của các quy ết đ ịnh cá nhân trong nền kinh tế đó. Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, lạm phát, thất nghiệp, mức giá chung và cán cân thương mại của một nền kinh tế….. Đặc biệt việc sử dụng các công cụ , chính sách cơ bản để hoàn chỉnh mục tiêu ổn định tỉ giá hối đoái đang là vấn đề được quan tâm lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế đang khủng hoảng trầm trọng, cả thế giới đang chống chọi với những khủng hoảng tài chính chưa từng có trong lịch sử, năm 2007, Chính phủ Việt Nam đã nhân định về tỉ giá hối đoái như thế nào , đã có những chính sách nào được đưa ra và thực hiện, kết quả ra sao....? §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  2. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 2 b) néI DUNG CHÝNH Chương 1:lÝ thuyÕt CÂU 1- giới thiệu tổng quan về Kinh tế vĩ m« I) Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế vĩ mô K/n: Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu nền kinh tế và hành vi của con người trong nền kinh tế. Theo truyền thống, kinh tế học được chia thành kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của các đơn vị kinh tế cá biệt (các hộ gia đình, các doanh nghiệp) và sự tương tác giữa chúng trên trên các thị trường từng ngành hàng. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế tổng thể. -Trong nền kinh tế vĩ mô, chúng ta tìm cách giải quyết 2 vấn đề: + Một là, chúng ta tìm cách hiểu về hoạt động của nền kinh tế tổng thể +Hai là, chúng ta tìm cách trả lời cho câu hỏi là liệu Chính phủ có thể làm điều gì đ ể cải thiện thành tựu của nền kinh tế, tức là chúng ta quan tâm đến cả giải thích và khuyến khích về chính sách. -Giải thích liên quan đến nỗ lực để hiểu hành vi của nền kinh tế trên 4 phương diện cơ bản: sản lượng và tăng trưởng kinh tế, việc làm và thất nghiệp, sự biến đ ộng c ủa mặt bằng giá cả, và thu nhập ròng thông qua quan hệ thương mại với thế giới bên ngoài. Kinh tế vĩ mô tìm cách giải quyết điều gì quy định các biến số đó, tại sao chúng lại biến đ ộng theo thời gian và mối quan hệ giữa chúng. -Trong nền kinh tế vĩ mô, chúng ta tìm cách hiểu phương thức hoạt đ ộng của nền kinh tế tổng thể. Tuy nhiên, chúng ta không thể xem xét mọi giao dịch cá nhân trong t ất c ả các thị trường trong nền kinh tế. Trái lại, chúng ta cần phải đơn giản hóa, chúng ta cần phải đơn giản hóa thế giới hiện thực. Chúng ta sử dụng phương pháp trừu tượng hóa để giảm bớt thế những chi tiết phức tạp của nền kinh tế, nhằm tạo điều kiện tập trung phân tích các hiện tượng kinh tế quan trọng nhất. Qua đó, dễ dàng dự báo và giải thích những biến số tổng hợp chứ không phải các số liệu chi tiết cũng có thể coi là s ự tr ừu t ượng hóa mang tính đơn giản hóa. -Để tìm cách hiểu nền kinh tế và nhấn mạnh vào những cái quan trọng, chúng ta cần phải làm vài điều. +Một là, chúng ta phải tổng hợp. Ví dụ, trong nền kinh tế vi mô, chúng ta quan tâm đ ến tổng sản lượng của nền kinh tế-GDP- chứ không phải là sản lượng của từng loại hàng hóa khác biệt, hay chúng ta nghĩ về mức giá chung chứ không phải nghĩ về giá cả của từng loại hàng hóa. +Hai là, xây dựng mô hình. Mô hình là sự trừu tượng hóa thực tại để làm cơ sở cho phân tích. Các nhà kinh tế mô phỏng nền kinh tế bao gồm các biến quan trọng và lo ại b ỏ các biến không quan trọng. Trong kinh tế học cũng như nhiều ngành khoa học khác, các mô hình mà chúng ta sử dụng thường được biểu diễn dưới dạng toán học. Chúng ta gi ải thích §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  3. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 3 nền kinh tế thông qua công cụ toán học: sử dụng đại số và hình vẽ giúp chúng ta hiểu phương thức hoạt động của nền kinh tế. -Đối với một mô hình kinh tế, các biến được coi là cho trước từ bên ngoài vào mô hình được coi là biến ngoại sinh, các biến được giải thích bên trong mô hình đ ược goi là biến nội sinh. Mục đích của việc xây dựng mô hình là nhằm xem xét sự thay đổi của các biến ngoại sinh có ảnh hưởng ra sao tới các biến nội sinh. II)Một số vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản. Những vấn đề then chốt được kinh tế vĩ mô quan tâm, nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, thất nghiệp, giá cả và thương mại quốc tế. Phân tích kinh tế vĩ mô hướng vào giải đáp câc câu hỏi như: +Điều gì qui định giá trị hiện tại của các biến số này? +Điều gì qui định thay đổi của các biến số này trong ngắn hạn và dài hạn? Thực chất chúng ta khảo sát mỗi biến này trong những khoảng thời gian khác nhau: hiện tại, ngắn hạn và dài hạn. Mỗi khoảng thời gian lại đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm ra các nhân tố qui định các biến cố kinh tế vĩ mô này. -(1)GDP: Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất về mức sản xuất trong một nền kinh tế là GDP. GDP là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong một nền kinh tế. Phần lớn các nước trên thế giới đều có tăng trưởng GDP trong dài hạn. Các ngành kinh t ế vĩ mô tìm cách giải thích sự tăng trưởng này. Nguồn gốc của sự tăng tr ưởng trong dài hạn là gì? Tại sao một số nước tăng trưởng nhanh hơn các nước khác? Liệu chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn của một nền kinh tế hay không? -Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế mang giá trị dương trong dài hạn, nhưng sự tăng trưởng này không thể không ổn định giữa các năm. Trên thực tế, GDP có thể giảm trong một số trường hợp. Những biến động ngắn hạn của GDP được gọi là chu kì kinh doanh. Hiểu biết về chu kì kinh doanh là một mục tiêu chính cảu kinh tế vĩ mô. Tại sao các chu kì kinh doanh lại xuất hiện? Các lực lượng kinh tế nào dẫn đ ến khôi phục kinh t ế? Ph ải chăng các chu kì kinh doanh gây ra bởi các sự kiện không dự đ ịnh đ ược hay chúng bắt nguồn từ lực lượng nội tại có thể dự tính trước được? Liệu chính sách của chính phủ có thể sử dụng để dịu hay triệt tiêu những biến động ngắn hạn hay không? Đây là nhưng vấn đề lớn đã được đưa ra và ít nhất đã được giải đáp một phần bởi kinh tế vĩ mô hiện đại. -(2) Thất nghiệp là biến cố then chốt thứ 2 mà các nhà kinh tế vĩ mô quan tâm nghiên cứu. Tỉ lệ thất nghiệp đo lường số người không có việc làm và đang tích c ực tìm việc tính theo tỉ lệ phần trăm so với lực lượng lao động. Sự biến động ngắn hạn của tỉ l ệ thất nghiệp liên quan đến những dao động theo chu kì kinh doanh, Những thời kì sản lượng giảm thường đi kèm với tăng thất nghiệp và ngược lại. -(3) Lạm phát: lạm phát đo lường phần trăm thay đổi của mức giá trung bình trong nền kinh tế. Lạm phát là hiện tượng phổ biến trên thế giới trong những thập kỉ gần đây. Vấn đề đặt ra là điều gì qui định tỉ lệ làm phát dài hạn và những biến đ ộng ngắn hạn c ủa lạm phát trong một nền kinh tế? Tại sao lạm phát ở Việt Nam lại rất cao trong thập kỉ 80 và có xu hướng giảm trong những năm gần đây? Sự thay đổi tỉ lệ lạm phát có liên quan như §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  4. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 4 thế nào tới chu kì kinh doanh? Phải chăng là ngân hàng trung ương cần theo đuổi mục tiêu lạm phát hay không? -(4) Cán cân thương mại: Việt Nam nhìn chung có thâm hụt cán cân thương mại. Tầm quan trọng của cán cân thương mại là gì và điều gì qui định sự biến động của nó trong ngắn hạn và dài hạn? Một vấn đề then chốt để hiểu cán cân thương mại là cần hiểu rằng: mất cân bằng thương mại liên quan chặt chẽ tới dòng chu chuyển vốn quốc tế. Nhìn chung khi một nước nhập khẩu nhiều hơn từ thế giới bên ngoài so với xuất khẩu, nó cần phải trang trải cho phần nhập khẩu dôi ra sso bằng cách vay tiền từ thế giới bên ngoài, hoặc giảm tài sản quốc tế. Ngược lại khi một nước có xuất khẩu ròng thì nước đó sẽ tích tụ tài sản từ thế giới bên ngoài. Như vậy, nghiên cứu của chúng ta về mất cân bằng thương mại liên quan ch ặt chẽ đến nghiên cứu về việc tại sao các công dân 1 nước lại đi vay hoặc cho các công dân nước khác vay tiền. III)Mô hình AD-AS và sự cân bằng kinh tế vĩ mô Các nhà kinh tế thường sử dụng mô hình tổng cung-tổng cầu để xác định những biến động kinh tế ngắn hạn. 1- Tổng cầu của nền kinh tế a)k/n:Tổng mức cầu là tổng mức hàng hóa và dịch vụ mà các tác nhân kinh tế có khả năng và sẵn sàng mua trong một thời kì nhất định. Trong một nền kinh tế mở, tổng cầu bao gồm 4 nguồn yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ: tiêu dùng của P các hộ gia đình(C). đầu tư của doanh nghiệp(I), mua hàng của chính phủ(G), và xuất khẩu ròng(NX) AD AD=C+I+G+NX Q Trong đó, NX là chênh lệch giữa xuất khẩu(X) và nhập khẩu(M). Đường AD biểu diễn mối quan hệ giữa tổng mức cầu và mức giá chung trong điều kiện các biến số khác trong nước. AD=F(P) b)Tính chất: Đường cầu có độ dốc âm phản ánh mức giá chung có ảnh hưởng âm đến tổng cầu c)Giải thích: §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  5. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 5 -Mức giá và tiêu dùng: Ảnh hưởng tức thì của sự giảm giá là làm tăng giá tr ị thực tế của số tiền mà dân cư nắm giữ. Nếu như người ta giữ một số tiền nhất định, khi mức giá chung giảm, họ sẽ mua được nhiều sản phẩm hơn trước. -Mức giá và đầu tư: Khi giá cả giảm, các hộ gia đình sẽ cần giữ ít tiền hơn để mua hàng hóa và dịch vụ mà họ muốn. Do đó, họ sẽ giữ ít tiền hơn và cho vay nhi ều hơn. Điều này làm giảm lãi suất và có tác dụng khuyến khích cho các donah nghiệp vay tiền để đầu tư nhiều hơn vào máy móc và thiết bị. -Mức giá và xuất khẩu ròng- hiệu ứng quốc tế: Trong nền kinh tế mở, sự giảm giá của các mặt hàng trong nước làm hàng nội trở nên rẻ hơn so với hàng ngoại. Điều này có tác dụng khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Cả 3 hiệu ứng này hàm ý nói rằng: mọi cái khác giữ nguyên, có một mối quan hệ ngược chiều giữa mức giá và khối lượng hàng hóa và dịch vụ được yêu cầu. Nói cách khác đường cầu có độ dốc âm d) Sự di chuyển và dịch chuyển: -Di chuyển phản ánh sự trượt dọc trên một đường. Trong trường hợp này, đó chính là sự thay đổi của tổng mức cầu do sự thay đổi của tổng mức giá chung trong điều kiện các biến số khác không đổi. -Di chuyển phản ánh sự thay đổi vị trí của một đường, Trong trường hợp này đó chính là thay đổi tổng mức cầu do sự thay đổi của các biến số khác ngoài giá cả (VD: chi tiêu, ..) P A P1 P B P2 AD AD AD1 Q1 Q2 Q Q sự di chuyển của AD sự dịch chuyển của AD 2)Tổng cung của các nền kinh tế(AS) a)k/n:Tổng cung của nền kinh tế là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra và sẵn sàng cung ứng ra thị trường trong một thời kì b) Các nhân tố ảnh hưởng: §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  6. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 6 -Các nguồn lực: Lao động, tài nguyên thiên nhiên, tư bản (máy móc, thiết bị và các công trình kiến trúc phục vụ cho quá trình sản xuất), công nghệ. Các nhà sản xuất đã sử dụng khái niệm sản lượng tiềm năng để phản ánh mức sản lượng được tạo ra khi nguồn lực được sử dụng đầy đủ. -Mức giá chung -Chi phí sản xuất: Phụ thuộc vào giá cả và các chi phí đầu vào như tiền lương, giá nguyên liệu nhập khẩu... c)Đường tổng cung : là đường biểu diễn mối quan hệ giữa mức cung và mức giá của nền kinh tế trong điều kiện các nguồn lực và giá cả các yếu tố đầu vào cho trước. AS=F(P) Trong ngắn hạn đường cung cứng nhắc do bị ràng buộc bởi các hợp đồng lao động dài hạn. Giả thiết này thích hợp với việc lí giải những biến động của nền kinh tế giữa các tháng và giữa các năm. P AS Đồ thị AS Q Tính chất: là đường đi lên, song tương đối thoải ở mức sản lượng thấp và rất dốc khi sản lượng vượt quá sản lượng tiềm năng. Giải thích: -Khi tiền lương danh nghĩa cứng nhắc, sự gia tăng mức giá làm giảm tiền lương thực tế làm cho chi phí thuê lao động trở nên rẻ hơn. -Tiền lương thực tế thấp hơn làm cho các doạnh nghiệp thuê thêm lao động -Lao động thuê thêm tạo ra nhiều sản lượng hơn. Mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa mức giá và sản lượng hàm ý đường cung dốc lên trong khi tiền lương danh nghĩa chưa điều chỉnh d)Sự di chuyển và dịch chuyển -sự di chuyển dọc theo đường tổng cung phản ánh sự thay đổi của mức tổng cung do sự thay đổi của mức giá chung. §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  7. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 7 -sự dịch chuyển của đường tổng cung phản ánh sự thay đổi tổng mức cung do sự thay đổi của giá cả các yếu tố đầu vào hay là sự thay đổi của các nguồn l ực kinh tế. P A AS P1 B P2 P AD Q1 Q Q2 b sự di chuyển của AS sự dịch chuyển của AS IV)Sự cân bằng kinh tế vĩ mô -Trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hóa được xác định tại giao điểm của đường tổng cung và tổng cầu. Tại đó, chúng ta xác định được mức sản lượng và giá c ả đ ảm b ảo cân bằng tổng cung và tổng cầu. Tuy nhiên, trạng thái cân bằng này không có nghĩa là trạng thái cân bằng tối ưu hay là trạng thái mong muốn. Nó có thể tương ứng với trạng thái phát triển quá nóng (khi sản lượng cao hơn mức sản lượng tiềm năng). Trạng thái cân bằng đơn giản ánh xu thế mà nền kinh tế sẽ tồn tại trong những điều kiện nhất định. -Sự thay đổi trạng thái cân bằng 1-Các cú sốc cầu -Khi đường tổng cung có độ dốc dương, các cú sốc ngoại sinh tác động đ ến t ổng cầu sẽ gây ra sự dao động của sản lượng và giá cả. Sự dao đ ộng của s ản l ượng xung quanh mức tiềm năng được gọi là chu kì kinh doanh. Điều này thường được gọi là tốn kém và không mong muốn.Vì Chính phủ có thể ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Do đó, chính phủ có thể cân nhắc việc sử dụng các chính sách này để ổn dịnh nền kinh tế. Ví dụ, giả sử ban đầu nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng. Nếu các nhà đầu tư và các hộ gia đình lạc quan về triển vọng của nền kinh tế trong tương lai và tăng mạnh chi tiêu thì điều này sẽ làm dịch chuyển đ ường tổng c ầu ra phía ngoài, gây ra bùng nổ kinh tế quá mức. Sản lượng và giá cả sẽ tăng lên, Chính phủ có thể thực hiện §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  8. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 8 chính sách tài khóa hoặc tiền tệ thắt chặt để phản ứng trước sự thay đổi này nhằm ổn định tổng cầu và ngăn cản sự dao động của GDP và giá cả. P AS1 E2 P2 AD2 P1 E1 E3 P3 AD1 AD3 Q1 Q* Q2 Q Các cú sốc cầu 2-Các cú sốc cung -Các cú sốc cung xảy ra do sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào hay sự thay đ ổi các nguồn lực trong nền kinh tế. Các cú sốc làm giảm tổng cung được gọi là các cú s ốc cung bất lợi. Ngược lai, các cú sốc làm tăng tổng cung được gọi là cú sốc cung có lợi. VD: các cú sốc bất lợi: thời tiết xấu làm giảm sản xuất lương thực, OPEC làm tăng giá dầu trên thị trường thế giới...=>làm tăng mức giá chung dẫn đến giảm sản lượng và tăng thất nghiệp. AS2 P E3 AS1 P3 E2 P2 E1 AD2 P1 AD1 Q2 Q* Q §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  9. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 9 Cú sốc cung bất lợi và chính sách thích ứng 3-Mục tiêu và chính sách kinh tế vĩ mô 3 mục tiêu mà các nhà chính sách kinh tế vĩ mô phải hướng tới bao gồm: -Ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn: kiểm soát tổng cầu nhằm dịu hay triệt tiêu những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế. -Đảm bảo tăng trưởng nhanh, bền vững trong dài hạn: Đối với các nước đi sau, có điểm xuất phát thấp về mặt kinh tế, yêu cầu này được coi như là mặt sống còn. Chỉ có tăng trưởng nhanh và bền vững các nước chậm phát triển mới tránh được nguy cơ tụt hậu. -thực hiện công bằng xã hội: Xóa đói giảm nghèo, giảm bớt khoảng cách về mức thu nhập giữa các nhóm dân cư trong nền kinh tế. 4-các chính sách mà chính phủ sử dụng bao gồm: -Chính sách tài khóa:các quyết định về chi tiêu, thu thuế và các tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ. - Chính sách tiền tệ: Bao gồm việc kiểm soát mức cung tiền và lãi suất -Chính sách thu nhập:Các chính sách nhằm kiểm soát giá cả và tiền lương trong nền kinh tế. -Chính sách tỉ giá:sự can thiệp của ngân hang trung ương vào thị trường ngoại hối nhằm tăng giá hay giảm giá đồng nội tệ. -Các chính sách thương mại: Bao gồm các công cụ mà chính phủ có thể sử dụng để tác động đến quan hệ quốc tế như thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu... CÂU 2:Ph©n tÝch chÝnh s¸ch kinh tÕ vÜ m« chñ yÕu 1) chính sách tài khóa -Công cụ tác động:chi tiêu của chính phủ G và thuế T -Đối tượng tác động:Chi tiêu của chính phủ G, chi tiêu của các hộ gia đình C và tổng cung ngắn hạn SAS thông qua thuế gián thu. -Mục tiêu: Ngắn hạn:cân bằng ngân sách, chống suy thoái và lạm phát Dài hạn:thay đổi cơ cấu sản xuất của nền kinh tế, làm tăng sản lượng tiềm năng. -Cơ chế tác động: Chống suy thoái: -QaUn tăng T =>AD giảm=>Q giảm, u tăng, P giảm -G>T giảm G, tăng T Nếu nền kinh tế thịnh vượng: -Qa>Qp tăng G §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  10. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 10 -UiAD tăng=>Q tăng, u giảm, P giảm -GI tăng=>Tổng tư bản của nền kinh tế(K) tăng=>Qp tăng(khả năng sản xuất) 2)Chính sách tiền tệ: -Công cụ tác động: lượng tiền Ms và lãi suất r -Đối tượng tác động: I -Mục tiêu: Ngắn hạn: chống suy thoái và lạm phát Dài hạn: Tăng Qp -Cơ chế tác động:Ngắn hạn: Chống suy thoái: tăng MS=>r giảm=> I tăng=>AD tăng=>Q tăng, u giảm, P tăng Chống lạm phát: giảm MS=>r tăng=>I giảm=>AD giảm=>Q giảm, u tăng, P giảm Dài hạn: Tăng MS=>r giảm=>I tăng=>K tăng=>Qp tăng 3)Chính sách thu nhập: -Công cụ tác động: lương danh nghĩa w -Đối tượng tác động: chi tiêu của các hộ gia đình C và tổng cung ngắn hạn SAS -Mục tiêu: Kiềm chế lạm phát -Cơ chế tác động: w tăng=>TN tăng=>C tăng=>AD tăng=>Q tăng, u giảm, P tăng w tăng=>Chi phí sản xuất tăng=>SAS giảm=>Q giảm, u tăng, P tăng Như vậy, khi w tăng=>P tăng và quan hệ này làm tăng giá cả=>Kiềm chế l ạm phát bằng cách định lương trong 1 thời gian nào đó. Khó khăn của Chính sách này đó là hoạt động cả vào AS và AD của nền kinh t ế=>vi ệc s ử dụng chính sách thu nhập vào nền kinh tế là hạn chế. 4)chính sách kinh tế đối ngoại -Công cụ tác động: e và chính sách thương mại(qui định hàng rào thuế quan bảo h ộ mậu dịch, các biện pháp tài chính và mậu dịch khác) -Đối tượng tác động: Ex và Im -Mục tiêu: chống suy thoái và lạm phát ổn định e và cán cân thanh toán quốc tế -Cơ chế tác động Chống suy thoái: Phá giá đồng tiền Việt Nam, tức là e giảm =>Ex tăng, Im giảm=>AD tăng=>Q tăng, u giảm, P tăng Chống lạm phát: tăng giá đồng tiền Việt Nam, tức là e tăng=>Ex giảm, Im tăng=>AD giảm=>Q giảm, u tăng, P giảm §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  11. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 11 Chương 2:T×nh huèng  C¢U1:H∙y cho bi ế    t c¸c th«ng tin chung c    ủ   a n    ướ    c Vi    ệ   t Nam bao g    ồ    m:     đ    i  ề u ki    ệ   n      t ự  nhiªn x∙ h    ộ    i, th    ể     ch    ế     chÝnh tr    ị    hi ệ    n t    ạ    i,t×nh h×nh kinh t    ế    trong n    ướ    c, quan h    ệ     th ươ    ng m    ạ   i v    ớ    i c¸c n    ướ    c kh¸c    . 1) Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lí Nước Việt Nam nằm ở đông nam lục địa châu Á, Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Tây giáp nước Cộng hòa nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, Đông và Nam giáp Biển Đông (Thái Bình Dương), có diện tích 329.600km2 đất liền, gần 700.000 km2 thềm lục địa với nhiều đảo và quần đảo. b) Điều kiện tự nhiên  Địa hình: Địa hình của Việt Nam khá đặc biệt với 2 đầu phình ra (Bắc bộ và Nam bộ) ở giữa thu hẹp và kéo dài (Trung bộ)/ Địa hình miền Bắc tương đối phức tạp. Địa hình Trung bộ với dải Trường Sơn trải dọc phía Tây về dải đồng bằng hẹp ven biển. Địa hình Nam bộ bằng phẳng, thoải dần từ đông sang tây là vựa lúa của cả nước, hang năm tiếp tục lấn ra biển hàng trăm mét.  Sông ngòi: Cửu Long bồi đắp lên 2 châu thổ lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam còn có hệ thống sông ngòi phan bố đều khắp từ bắc tới nam với l ưu v ực lớn, nguồn thủy sản phong phú, tiềm năng thủy điện dồi dào thuận lợi Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hai con sông lớn là sông Hồng và sông cho hát triển nông nghiệp và tụ cư của con người Việt bản địa.  Khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ vao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Quốc nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam hình thành nên các vùng và miền khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa nên kjhis hâu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô)  Tài nguyên: Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng. -Tài nguyên rừng: rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu, cầm lai, gụ, trắc, pơ mu,....Tính chung các loài thực vật bậc cao có tới 12.000 loài. Cây dược liệu có tới 1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, linh chi, mộc nhĩ, mật ong,... Về động vật ước tính ở VIệt Nam có 1.000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài bì sát và ếch nhái, chưa kể các loài côn trùng. Ngoài những loài động vật thường gặp như hươu, nai, gấu, khỉ,.... còn có những loài quý hiếm như tê giác, hổ, báo, sao la,... -Tài nguyên biển: Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm cá... trong đó có rất nhiều loài quí hiếm. Chỉ tính riêng ở §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  12. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 12 biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, 653 loài rong biển... Nhiều loài cá thịt ngon, giá tr ị dinh d ưỡng cao nh ư cá chim, cá thu, cá mực... Có những loài thân mềm ngon và quí như hải sâm, sò huyết, trai ngọc.. Biển Việt Nam cũng là tiềm năng khai thác muối phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và xuất khẩu. -Tài nguyên nước: Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào. Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng sông, suối, đầm, hồ, kênh , rạch,... chính là tiền đề cho việc phát triển giao thông đường thủy, thủy điện, cung cấp nước cho trồng trọt, sonh hoạt và đời sống... +Hệ thống sông suối nước nóng và nước khoáng, nước ngầm cũng rất phong phú và phân bố khá đều trong cả nước. -Tài nguyên khoáng sản: Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than (trữ lượng dự báo khoảng trên 6 tỉ tấn); dầu khí (ước tính khoảng 3-4 tỉ thùng và khí đốt khoàng 50-70 tỉ mét khối); Urani (trữ lượng báo khoảng 200-300 nghìn tấn); kim loại đen (sắt, mangan, titan,...); kim loại màu (nhôm, đồng, sắt...); khoáng sản phi kim loại ( apatit, pyrit,...) -Tài nguyên du lịch: Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sâp, Tam Đảo, Đà Lạt, Phong Nha -Kẻ Bàng,... Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển. 2)Điều kiện xã hội  Dân số: Theo kết cục của tổng cục điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số cả nước tai thờ điểm 0 giờ ngày 1 tháng năm 2009 là 85,8 triệu người. Tốc độ tăng dân s ố bình quân thời kì 1999-2009 là 1,2 triệu người. Trong tổng dân số, dân số thành thị chiếm 29,6% tổng dân số, dân số nông thôn là 60,4 triệu người, chiếm 70,4%. Dân số nam 42,5 triệu người, dân số nữ 43,3 triệu người. Tỷ lệ giới tính của năm 2009 ở mức 98,1 nam trên 100 nữ. -Hỗ trợ thiệt hại do thiên tai và đảm bảo đời sống cho dân cư:Tổng giá tr ị thiệt hại do thiên tai gây ra ước tính 1383 tỉ đồng. Tổng số tiền cứu trợ cho các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra trong 8 tháng là 124,8 tỉ đồng và 27,4 tấn gạo, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 105,5 tỉ đồng - Trong 9 tháng năm 2009, số lượt nhân khẩu thiếu đói giảm 37,6%. Từ đầu năm, các hộ thiếu đói đã được hỗ trợ 33 nghìn tấn lương thực và trên 41 tỉ đồng. đời sống của bộ phận những người làm công ăn lương cũng được cải thiện đáng kể, mức lương tối thiểu đã tăng 20%, từ 540 nghìn đồng/ tháng lên 650 nghìn đồng/ tháng theo nghị định số 33/2009NĐ-CP ngày 6/4/2009 của Chính phủ. Cũng theo nghị định này, trợ cấp hàng tháng của các đối tượng hưởng lương hưu cũng được tăng thêm 5%/ Ngoài ra trong 4 tháng đầu năm, những cán bọ viên chức có hệ số lương dưới 3,0 cũng được phụ thêm 90 nghìn đồng 1 tháng.  Giáo dục đào tạo -giáo dục: Kết thúc năm học 2008-2009, cả nước có 765,2 nghìn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, đạt 83,8% và 52,8 nghìn học sinh tốt nghiệp bổ túc trung học, đạt 39,6%. Tính đến tháng 8/2009, cả nước có 1644 trường mầm non, 5254 trường tiểu học, 1573 trường trung học cơ sở, tăng 7,2% và 3181 nghìn học sinh trung học phổ thông, tăng 6,3%. §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  13. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 13 -Đào tạo: Trong thời kì thi tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2009, cả nước có 1614,7 nghìn lượt thí sinh dự thi, giảm 3% so với năm 2008. Tính đến cuối năm 6/2009, cả nước có 102 trường cao đẳng dạy nghề, tăng 10% so với thời điểm cuối năm 2008; 270 trường trung cấp nghề, tăng 8% và 711 trung cấp dạy nghề. Số học sinh tuyển mới vào đó trong 9 tháng năm 2009 ước tính đạt 1645 nghìn lượt.  Y tế và chăm sóc sức khỏe dân cư: Trong tháng 9 cả nước có 57,1 nghìn trường hợp mắc bệnh sôt xuất huyết, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước; 5 nghìn tr ường hợp mắc viêm gan vi rút tăng 2,6%; 700 trường hợp viêm não vi rút, tăng 27,5%; trong đó, 15 trường hợp tử vong; 1,1 nghìn trường hợp mắc thương hàn, gấp 2 lần và 232 trường hợp viêm màng não do mô cầu, giảm 33,1%  Đói nghèo: Hiện nay tỉ lệ đói nghèo của nước ta còn cao và mang tính chất vùng rõ r ệt. Các vùng cao, vùng sâu, vùng xa có tỉ lệ nghèo khá cao. Có tới 64% số hộ đói nghèo tập trung khu v ực miền núi phía bắc. Đó là những vùng tài nguyên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng kém phát triển và thiếu đồng bộ, nhất là kết cấu hạ tầng thiết yếu: nước sạch, y tế, giáo dục,...Bên cạnh đó, tốc độ giảm nghèo của các dân tộc thiểu số còn chậm. Mặc dù số lượng nghèo của các dân tộc thiểu số giảm nhưng tổng số hộ nghèo của cả nước vẫn tăng. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế.  Lao động: Theo kết quả Tổng điều tra năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động cả nước là 55 triệu người, trong đó, có 45,2 triệu người thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Số lao động trong độ tuổi đang làm việc làm 43,9 triệu người, chiếm 51,1% tổng dân số, bao gồm: Lao động khu vực thành thị (công nghiệp và dịch vụ chiếm 275). Tỉ lệ lao động có trình độ học vấn Trung học cơ sở trở nên là 56,7% so với tổng số lao động trong độ tuổi, trong đó, tỉ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông trở lên là 27,8%. Lực lượng lao động trong độ tuổi có trình độ Đại học trở nên là 5,3% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi (thành thị 14,4%; nông thôn 1,8%; nam 5,6%; nữ 5%) 3) Thể chế chính trị hiện tại: -Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã được thực hiên theo cơ chế chỉ có duy nhất một Đ ảng chính tr ị là Đ ảng Cộng S ản Vi ệt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí và nhân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Trên thực tế, cho đến nay, các đ ại bi ều là ủy viên Quốc hội có tỉ lệ từ 90% trở lên, những người đứng đầu chính phủ, các Bộ và Quốc hội cũng như các cơ quan tư pháp đầu là đảng viên kì cựu được Ban Chấp hành trung ương hoặc Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản VIệt Nam đề cử. §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  14. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 14 Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo trên chính trường Việt Nam theo quy định trong điều 4 của hiến pháp năm 1992. Người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam là Tổng bí thư. -Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Viêt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp và hiến pháp. Nhiệm vụ của Quốc hội là giám sát, quyết định những chính sách cơ bản về đối nôi, đối ngoại, các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân -Chủ tịch nước theo hiến pháp là người đứng đầu Nhà nước được Quốc hội bầu do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu từ đề cử của Ban chấp hành trung ương. Chủ tịch nước có 12 quyền hạn theo Hiến pháp. Trong đó, quyền quan trọng nhất là : công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch hội đồng quốc phong an ninh, dề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm soát tối cao. Nhiệm kì của chủ tịch n ước là 5 năm, không có quy định giới hạn số nhiệm kì làm chủ tịch nước. Chủ tịch nước hiện nay là ông Trương Tấn Sang (2011) 4) Tình hình kinh tế chung Việt Nam. Công cuộc đổi mới của Việt Nam kể từ khi Đại hội VI của Đảng ( 12/1986) đ ề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước đến nay đã trải qua hơn 20 năm. Một trong những nội dung đổi mới then chôt là chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm giải phóng và phát triển lực l ượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với thưc hiện tiến bộ và công bằng xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta. Kể từ sau Đại hội VI, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ngày càng đi vào chiều sâu, đồng thời quan niệm về con đường phát triển c ủa nước ta cũng từng bước được định hìnhngày càng rõ nét. Đại hội VII c ủa Đ ảng (6 / 1991) lần đầu tiên đã đưa ra công thức : “phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”. Công thức này về sau được Đại hội VIII của Đảng (6 / 1996) điều chỉnh thành: “ Phát triển n ền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định huớng XHCN”. Tiến lên một bước, Đại hội IX của Đảng (4 / 2001) đã điểu chỉnh thành : “Phát triển nền kinh tế định hướng XHCN” và xem đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong mô hình này, chúng ta s ử dụng c ơ ch ế thị trường với tư cách là thành quả của nền văn minh nhân loại làm phương tiện đ ể năng động hoá và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế , nâng cao đời sống vật chất và văn hoá §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  15. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 15 của nhân dân. Đồng thời chúng ta đề cao vai trò qủn lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. -Kinh tế xã hội Viêt Nam Trong giai đoạn 1995 – 2005 đã có những chuyển biến rõ rệt cả về chất và về lượng. Cụ thể như sau: + Đạt đươc tốc dộ tăng trưởng cao +Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Tức là tăng tỷ trong của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong GDP. +Nâng cao thu nhập của người dân và giảm đói nghèo tích cực. Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn kế hoạch toàn cầu “ giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015” mà liên Hiệp Quốc đề ra -Tạo được việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp -Giáo dục y tế và an sinh xã hội mở rộng 5)Quan hệ thương mại với các nước khác Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Những thành tựu đạt được trong hai năm 2007-2008 cho thấy, việc Việt Nam tham gia vào WTO là phù hợp với thực tế khách quan và xu thế hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc trên thế giới hiện nay. Trên tinh thần chủ động hội nhập, cùng với việc tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Thỏa thuận ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc,… thực hiện các thỏa thuận song phương như Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp đ ịnh đối tác Kinh tế toàn diện với Nhật Bản, tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế liên khu vực ASEM, APEC, Việt Nam đã thật sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Những thay đổi thực tế trên nhiều phương diện - như niềm tin đối với phát triển và cải cách, hiệu quả phân phối nguồn lực, xuất khẩu, đầu tư, tăng trưởng, và mối tương tác giữa hội nhập và cải cách trong nước - nhìn chung theo đúng hướng dự đoán. Ngay sau khi gia nhập WTO, chúng ta cũng đã bắt tay vào xây dựng Chiến l ược h ội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 5-2-2007, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/T.Ư về “Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên c ủa WTO”. Theo đó, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cũng đã ban hành các Chương trình hành động theo các định hướng lớn của Ðảng. Ðể thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  16. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 16 dưới luật để thực hiện các cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập. Mặc dù thời gian qua, chưa đủ để có thể đánh giá toàn diện những tác động kinh tế - xã hội của việc gia nhập WTO, nhưng chúng ta cũng có thể thấy một số kết quả tích cực như sau: - Thứ nhất, việc gia nhập WTO đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao,… Các đối tác kinh tế, thương mại đánh giá Việt Nam như là một đối tác quan trọng và giàu tiềm năng của khu vực Ðông - Nam Á. Vai trò của nước ta trong các hoạt động của WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức quốc tế ngày càng được nâng cao. Ðặc biệt, việc trở thành Ủy viên không thường tr ực Hội đ ồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008 - 2009 đã chứng tỏ uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam. - Thứ hai, việc điều chỉnh thể chế kinh tế, hoàn thiện từng bước khung pháp lý, xóa bỏ các rào cản và nâng cao tính minh bạch trong chính sách kinh tế, thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh đã làm tăng hiệu quả và thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững hơn. Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ toàn cầu, nhưng GDP năm 2008 của nước ta vẫn tăng trưởng ở mức 6,23%, xuất khẩu vẫn bảo đảm nhịp đ ộ tăng tr ưởng khá: Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006; Năm 2008, dù đa số các thị trường lớn rơi vào suy thoái nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn rất đáng khích lệ, ước tính đạt khoảng 63 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng hơn và hàng hóa của Việt Nam đã thâm nhập tốt hơn, đứng vững hơn trong các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU,… - Thứ ba, do việc điều chỉnh chính sách kinh tế theo các cam kết quốc tế, môi tr ường kinh doanh và đầu tư trở nên thông thoáng và minh bạch hơn, dẫn đ ến việc gia tăng luồng vốn FDI vào Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam đã thu hút trên 20,3 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2006. Sang năm 2008, dù tình hình kinh tế thế giới xấu đi, nhưng vốn FDI cam kết đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm 2007. Ðiều này phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào tiến trình hội nhập, mở cửa thị trường, cũng như vào triển vọng và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam, tin tưởng vào sự ổn định chính trị, xã hội và những quyết sách tích cực và hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc đối phó với cơn khủng hoảng tài chính hiện nay. - Thứ tư, việc mở cửa thị trường dịch vụ theo cam kết WTO góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ cho các nhà sản xuất, dẫn tới việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, thông qua việc liên doanh, hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được tăng cường thêm về vốn, trình đ ộ quản lý, nhân sự và phát triển công nghệ. §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  17. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 17 - Thứ năm, ngành công nghiệp Việt Nam đã phát triển theo hướng tích cực, sản xuất công nghiệp đạt năng suất tương đối cao: Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp đ ạt trên 574 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với 2006; Năm 2008 ước đạt 650 nghìn tỷ đồng tăng 14,6% so với năm 2007; Các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động như thủy s ản, may mặc, giày dép, đồ nội thất, thủ công cũng có tốc độ tăng trưởng cao. Thực tế, bước vào năm 2008, những diễn biến không thuận của tình hình kinh tế thế giới và những khó khăn trong nội tại nền kinh tế đã có những tác động tiêu cực đ ến khả năng phát triển của đất nước. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn thu hút được l ượng l ớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng số dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam cả năm 2008 là 1.171 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 64 tỷ USD, lớn gấp 5 lần kết quả năm 2006 và 3 lần năm 2007. Số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký tăng thêm 3,74 tỷ. Tính riêng trong 2 năm 2007-2008, tổng vốn FDI đăng lý mới đạt 85 tỷ USD, gấp hơn 2 lần tổng vốn FDI đăng ký của 19 năm trước c ộng l ại. Theo đó, ngoài các dự án đã hết hạn hoặc giải thể trước hạn, tại Việt Nam đã có hơn 10.500 dự án FDI được cấp phép với tổng vốn trên 155 tỷ USD tõ các nhà đầu tư từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào việt Nam. Vốn FDI thực hiện năm 2008 cũng đạt con số kỷ lục 11,5 tỷ USD, tăng 43% so v ới năm 2007 và gấp 2,8 lần so với năm 2006. Sự gia tăng của các d ự án mới cũng nh ư v ốn đăng ký và vốn giải ngân đã làm tăng quy mô của khu vực kinh tế có vốn FDI. Hi ện đã có trên 4.000 doanh nghiệp có vốn FDI đi vào hoạt động, đóng góp hơn 40,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Năm 2008, khu vực FDI đóng góp phần quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước ở mức trên 6,25%. C¢U 2: ph©n tÝch nh÷ng thuËn lîi vµ khã kh¨n trong viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ ViÖt   Nam n¨m 2007 Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, cũng là năm mở ra biết bao thuận lợi cùng những khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam trên đà hội nhập. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 cũng là sự kiện quan trọng nhất chi phối toàn bộ các hoạt động của nền kinh tế trong năm. Như vậy, đến đây, ta không xét những điều kiện như tự nhiên, xã hội, tài nguyên,... vốn có của đất nước tạo ra những thuận lợi, khó khăn gì để phát triển kinh tế. Trong năm 2007, ta chỉ xét những sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng xảy ra trong năm này đã tác động tới nền kinh tế nước ta ra sao mà thôi. 1) Thuận lợi §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  18. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 18  Việt Nam gia nhập WTO (1)-Việt Nam gia nhập WTO sẽ có tác động tốt, tạo ra nhiều việc làm cũng như tăng thu nhập của người lao động. -Đúng vậy, đầu tiên phải nói đến chính là vị thế thành viên WTO sẽ giúp chúng ta tăng cường trao đổi thương mại, tăng lượng FDI (đầu tư nước ngoài) chảy vào Việt Nam. Nếu nhập khẩu tăng sẽ dẫn đến việc làm giảm, còn xuất khẩu tăng kéo theo số lượng việc làm được tạo ra sẽ nhiều hơn và Việt Nam cần có chính sách tăng cường xuất khẩu, tận dụng cơ hội mà WTO đem lại. -Ngoài ra, xét trên một số khía cạnh nào đó thì nhập khẩu cũng đóng vai trò nh ư một động lực không kém phần quan trọng tạo thêm nhiều việc làm mới. Nhập khẩu là kênh nhập đầu vào cho thu hút nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của chúng ta. Trên thực t ế, ngành dệt may và da giày- 2 ngành thu hút rất nhiều lao động hiện phải nhập 70 đến 80% nguyên liệu, nếu không có số nguyên liệu này, họ không thể hoạt động, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu và tất yếu công nhân sẽ bị đẩy ra đường. Bên cạnh đó ta còn nhập khẩu nhiều máy móc vật tư, tạo tiền đề cho nhiều ngành DN sản xuất phụ tùng thay thế cho hàng nhập khẩu. Nếu nhập khẩu hiệu quả sẽ góp phần nuôi dưỡng nền kinh tế. (2)-Lao động Việt Nam có cơ hội tham gia sâu rộng vào phân công lao động toàn cầu, tiếp cận với khoa học kĩ thuật tiên tiến, nâng cao trình độ, tăng thu nhập,.... (3)-Gia nhập WTO chúng ta có thể thâm nhập vào thị trường nông sản thế giới (có kim ngạch xuất khẩu tới 584 tỉ USD/năm). Nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu mức hàng rào thuế quan thấp nhất, nhiều hàng rào phi thuế quan sẽ đ ược bãi b ỏ. Người nông dân nước ta cũng sẽ được lợi từ việc chuyển đổi các bí quy ết công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Công nghệ mới của các tập đoàn đa quốc gia sẽ đ ược du nhập vào nước ta. Mức tăng trưởng xuất khẩu của của nông nghiệp Việt Nam đã đạt mức 4,3% hàng năm, dự kiến kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản sẽ đạt tới 9-19 tỉ USD vào năm 2010. Gia nhập WTO, nông dân sẽ được tiếp cận thị trường nhiều hơn do nắm bắt được nhu cầu của khách hàng trên thế giới. Nông dân sẽ biết được từng lộ trình cắt giảm thuế xuất khẩu, khi nào mặt hàng nào có thuế bằng 0% để đinh hướng phát triển theo tinh thần cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ đem lại cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, từ đó mà nâng cao đ ược năng l ực cạnh tranh của các sản phẩm. Dưới sức ép của luồng hàng nhập khẩu mạnh mẽ, các doanh nghiệp chế biến hàng nông lâm thủy sẩn buộc hải phấn đấu vươn lên đ ể nâng cao chất l ượng và hiệu quả sản xuất. Cũng như mọi thành phần xã hội khác, người nông dân cũng sẽ tự do lựa chọn rất nhiều các mặt hàng phong phú và có chất lượng cao của toàn thế giới. Việc §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  19. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 19 gia nhập WTO thúc ép việc biến nông thôn thành sân sau của sản xuất công nghiệp và thương mại. Không thể tồn tại mãi mãi 11 triệu hộ tiểu nông sản xuất nhỏ mà phải có những liên minh Ba nhà, Bốn nhà với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà khoa học để đẩy mạnh việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta.  Cơ hội lớn: Một là, được tiếp cận với thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu được cắt giảm và các ngành dịch vụ được mà các nước mở cửa theo nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu trong tương lai- với sự l ớn mạnh c ủa doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này đặc biệt quan trọng, là yếu tố đảm bảo tăng trưởng. Hai là, Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường đ ịnh hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lí theo qui định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó, tiếp cận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lí, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển. Thực chế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư nước ngoài vó vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế này ngày càng nổi trội: năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 56% kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, thu hút hơn 1 triệu lao động trực tiếp làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ba là, gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định các chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội đ ể đấu tranh nhằm thi ết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lí hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương nhiên kết quả đấu tranh còn tùy thuộc vào thế và l ực của ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và khả năng quản lí của ta. Bốn là, Mặc dù chủ trương của đảng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. Năm là, cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế và vai trò của ta trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hòa bình, hợp tác và phát triển.  Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam. §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
  20. Bµi tËp lín Kinh tÕ vÜ m« 1 20 Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) đạt hơn 20,3 tỷ USD (năm 2006 là 12 t ỷ USD) , vốn đầu tư gián tiếp lên tới 5,3 tỷ USD, kiều hối gần 8 tỷ USD và ODA khoảng 5,4 tỷ USD. Những con số trên cho thấy Việt Nam đang là một trong những quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư nước ngòai với tiềm năng rất hấp dẫn.  Sau hơn 10 năm, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho 4 ngân hàng thương mại cổ phần mới ra đời, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành ngân hàng. Trước đó, hệ thống ngân hàng đã bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt về chất l ượng dịch vụ,mở rộng quy mô, trang thiết bị, công nghệ thông tin…để thu hút khách hàng. Hàng loạt ngân hàng thương mại đã tăng vốn  Thị trường chứng khoán tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, giá trị vốn hoá tương đương 39,4% GDP (năm 2006 chỉ bằng 22,7) Trong năm 2007 đã có 179 Cty được UBCKNN cho phép chào bán 2,46 tỷ cổ phiếu ra công chúng với giá trị tương ứng khoảng 48.000 tỷ đồng (gấp 25 lần so với năm 2006) và có hơn 3,4 triệu trái phiếu tương ứng 3.750 tỷ đồng, 25 triệu chứng chỉ quỹ tương ứng với 250 tỷ đồng…tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với trên 220 cổ phiếu đ ược niêm yết và mức vốn hóa thị trường trên 45% GDP, đang trở thành kênh huy động vốn đ ầu tư dài hạn quan trọng trong nền kinh tế. Nhiều mặt hoạt động xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực.… Đó là tổng quan nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2007.  Quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng, vị thế quốc tế của nước ta không ngừng được nâng cao. Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO), Chính phủ đã triển khai chương trình hành động về hội nhập kinh tế và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009 với số phiếu tín nhiệm cao, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc t ế c ủa đất nước ta. Ngoài ra, Những thành tựu đạt được trong năm 2007 bắt nguồn từ thế và lực của đ ất nước, đ ược tạo ra qua những năm đổi mới; sự năng động phát triển kinh tế của các ngành, các đ ịa phương, đặc biệt là các vùng trọng điểm kinh tế khu vực phía Nam, phía Bắc và miền Trung, đã phát huy nội lực kết hợp với thu hút phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đó còn là s ự n ỗ l ực hoạt động có hiệu quả của cả hệ thống chính trị và những cố gắng phấn đấu vượt bậc để vượt qua thách thức khó khăn của các tầng lớp nhân dân, của cộng đồng các doanh nghiệp, đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước.  Năm 2007, mặc dù chịu tác động của một số yếu tố không thuận lợi, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng một lần nữa, đầu tư nước ngoài lại đem đến những tín hiệu vui cho nền kinh tế. §ç ThÞ Ph¬ng-KTB52-DH1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2