intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các vật liệu truyền thống trong phong cách Đông Dương

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nêu lên một số công trình mang phong cách Đông Dương dù trải qua một thời gian dài nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp và giá trị riêng khi so sánh với các công trình mang những phong cách hiện đại khác nhau được xây dựng tại Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các vật liệu truyền thống trong phong cách Đông Dương

  1. CÁC VẬT LIỆU TRUYỀN THỐNG TRONG PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG Lê Nguyễn Thu Phương, Vũ Thị Thanh Mai, Trương Kim Long Khoa Kiến trúc – Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: CN. Đặng Nguyễn Thị Hồng Tuyết, TS. KTS. Trần Trung Hiếu TÓM TẮT Bên cạnh những đau thương chiến tranh, người Pháp đã để lại Việt Nam những kho tàng kiến trúc và nội thất tuyệt vời. Phong cách Đông Dương vừa mang niềm hoài cổ của truyền thống Á Đông, vừa mang đậm phong cách lãng mạn Pháp, là sự hòa trộn hợp nhất tinh tế giữa hai nền văn hóa. Những công trình mang phong cách Đông Dương dù trải qua một thời gian dài nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp và giá trị riêng khi so sánh với các công trình mang những phong cách hiện đại khác nhau được xây dựng tại Việt Nam. Hiện nay, những tiện nghi về vật chất đã trở thành chuẩn mực chung, khai thác giá trị truyền thống của dân tộc để đưa vào trong thiết kế thể hiện được vẻ đẹp truyền thống của Việt Nam. Phong cách Đông Dương phù hợp với phong cách sống của người Việt, phong tục tập quán, văn hóa, quan niệm mỹ thuật, cảnh quan, khí hậu của Việt Nam. Từ khóa: Đông Dương, đặc điểm, nội thất, phong cách, Việt Nam. 1 MỞ ĐẦU Phong cách Đông Dương là sự kết hợp giữa bản sắc của Việt Nam và phong cách Tân cổ điển của Pháp, sự kết hợp đặc sắc giữa Đông – Tây. Phong cách Đông Dương thể hiện được tinh hoa, bản sắc và bề dày lịch sử của dân tộc. Phong cách nội thất là cái thể hiện được bản sắc, diện mạo. Bên cạnh những trào lưu, xu hướng thiết kế mới dễ bị thay thế bởi những cái trào lưu mới hơn nữa. Những người có thị hiếu thẩm mỹ theo hướng thích cách tân nhưng vẫn có chút hoài cảm, đã tạo ra những không gian theo quan niệm truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Phong cách Đông Dương là một sự lựa chọn hoàn hảo là sự kết hợp vừa tinh tế vừa nổi bật giữa niềm hoài cổ của truyền thống Á Đông và sự lãng mạn, hiện đại của kiến trúc Pháp. Bên cạnh đó những vật liệu truyền thống của Việt Nam được sử dụng vào không gian rất tự nhiên, rất hòa hợp tạo nên một phong cách vô cùng độc đáo. 2 NỘI DUNG 2.1 Tổng quan chung về Đông Dương 2.1.1 Đông Dương là gì? ‚Đông Dương‛ (Indochine hay Indochinoise) là tên gọi chỉ một khu vực ở Đông Nam Á đã từng thuộc quyền cai trị của thực dân Pháp trong những năm 1884 – 1954. 747
  2. Trong khu vực Đông Dương, thực dân Pháp chia Việt Nam ra ba xứ riêng lẻ: Cochinchine (miền Nam, Côn Đảo, Phú Quốc và các đảo trong Vịnh Thái Lan), Tonkin (miền Bắc, Tây Bắc), Annam (miền Trung). Và hai xứ bảo hộ gồm: AiLao (Lào) và Cao Miên (Campuchia). Indochina là các nước thuộc bán đảo Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Malaysia. Bán đảo Đông Dương còn được gọi là Bán đảo Trung-Ấn, là nơi giao thoa giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Indochine Style chịu ảnh hưởng từ hai nền văn hóa lớn của nhân loại: Trung Quốc và Ấn Độ. Phong cách Đông Dương tại Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa bởi 1000 năm đô hộ, Lào và Campuchia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Hình 1: Bản đồ Đông Dương 2.1.2 Lý do hình thành phong cách Đông Dương tại Việt Nam Năm 1887 thực dân Pháp bắt đầu chương trình khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất. Thời gian này, nhiều đô thị ở Việt Nam được quy hoạch theo quan niệm đô thị Pháp lúc bấy giờ. Các công trình kiến trúc được xây dựng tại các thành phố lớn mang tinh thần chủ nghĩa Pháp cổ điển. Giữa Thập kỷ 20 Thế kỷ XX, những công trình kiến trúc kết hợp phong cách Tân Cổ điển thịnh hành ở Pháp và văn hóa truyền thống Việt Nam xuất hiện. Những công trình này phù hợp hơn với văn hóa bản địa. Thời gian này bắt đầu hình thành phong cách Đông Dương tại Việt Nam. Hình 2: Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn Hình 3: Nhà thờ Đức Bà 748
  3. Hình 4: Phủ toàn quyền Đông Dương Sau Thập kỷ 20, Thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành chương tình khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ hai. Giai đoạn này, giới trí thức Pháp nhận ra sự áp đặt những giá trị văn hóa từ Pháp vào một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời Việt Nam là không phù hợp với đất nước và con người Việt Nam: khí hậu, tập quán sinh hoạt, quan niệm thẩm mỹ, cảnh quan. 2.2 Tổng quan chung về phong cách Đông Dương 2.2.1 Phong cách Đông Dương là gì? Phong cách Đông Dương là một phong cách thiết kế được hình thành trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, những năm cuối Thế kỷ 18 đến giữa Thế kỷ 20, khi Đế quốc Pháp tiến hành thực dân hóa các nước thuộc địa trong khu vực Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) để hình thành nên Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Nói cách khác phong cách Đông Dương chính là sự hòa quyện nhịp nhàng với nhau giữa phong cách tân cổ điển của Pháp và bản sắc của Việt Nam. Có thể nói, phong cách này đại diện cho sự hòa trộn tinh tế, đặc sắc giữa 2 nên văn hóa Đông – Tây với những điểm khác biệt rõ rệt. Nhằm tạo nên một phong cách mới mẻ, phù hợp với quan điểm mỹ thuật qua sự tinh hoa, và bề dày lịch sử. Hiện nay, phong cách thiết kế nội thất Đông Dương chọn lọc được những hình thức trang trí và thể hiện đậm chất truyền thống của người Việt cổ, đơn giản và tinh tế, những hình thức cầu kỳ chỉ thấy ở điểm nhấn trong công trình và trang thiết bị nội thất. Hình 5: Trường Đạihọc Đông Dương Hình 6: Sở Bưu điện Hà Nội 749
  4. 2.2.2 Sự hợp nhất về văn hóa trong phong cách Đông Dương tại Việt Nam Phong cách Đông Dương là sự hợp nhất tinh tế và đặc sắc giữa hai nền văn hóa Đông và Tây hoàn toàn khác nhau. Nhưng sự kết hợp đó đã tạo ra một phong cách mới, một phong cách phù hợp với triết lý, quan điểm mỹ thuật truyền thống, văn hóa và cảnh quan của các nước thuộc địa. Phong cách Đông Dương là sự hợp nhất của: Phong cách kiến trúc Pháp với văn hóa và kiến trúc bản địa. Mỗi nước trong khu vực Đông Dương lại đem những đặc trưng của dân tộc kết hợp với phong cách Pháp để tạo ra một phong cách Đông Dương đặc trưng riêng của mỗi nước. Sự hợp nhất về văn hóa trong phong cách Đông Dương. 2.3 Vật liệu truyền thống 2.3.1 Gỗ Tính chất: Mềm, chắc, bền. Gỗ là một trong những nguyên vật liệu mà trong hầu hết các phong cách thiết kế, và phong cách Đông Dương cũng không phải ngoại lệ. Trải qua bao nhiêu năm, nó vẫn là loại vật liệu được đông đảo người dùng yêu thích lựa chọn. Tùy theo từng kết cấu, thiết kế khác nhau của ngôi nhà các đồ dùng nội thất gỗ sẽ được thiết kế để phù hợp, đồng thời chúng đều sở hữu các nét đẹp riêng biệt, độc đáo. Chưa kể đến chất liệu gỗ tự nhiên không chứa chất độc hại, khá an toàn. Gỗ tạo được cảm giác sang trọng và ưa chuộng. Gỗ là vật liệu chính trong các công trình: hệ khung kết cấu và console của mái ngói, hệ thống cửa, lát sàn và trần nhà, trang thiết bị, chi tiết trang trí, tượng tròn, phù điêu,... Hình 7: Vật liệu gỗ 750
  5. 2.3.2 Tre Tính chất: Chống mối mọt, dẻo, độ bền cao. Vật liệu tre, nứa vốn dĩ đã rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Ngoài các công dụng trong kết cấu, nội, ngoại thất. Tre, nứa còn là một giải pháp vật liệu hữu hiệu trong việc chống nóng cho công trình. Với tính chất dẻo dai, màu sắc tươi sáng, tre và nứa vừa có thể được sử dụng trong kết cấu, vừa mang tính trang trí cho công trình. Trong phong cách Đông Dương, mây tre được sử dụng làm trang thiết bị, đồ trang trí, những tấm vách ngắn,… vì độ dẻo của nó dễ tạo những hình mềm mại và đẹp. Những sản phầm bằng tre rất được ưa chuộng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Hình 8: Vật liệu tre 2.3.3 Gạch bông Tính chất: Độ bền cao, càng sử dụng càng sáng bóng, làm mát trong mùa hè. Gạch bông là loại gạch có nguồn gốc từ Pháp, được làm từ xi măng, được trang trí bằng các mô típ hoa văn đơn giản, mềm mại, tinh tế và trang nhã. Thường được sử dụng để lát nền, tạo nên vẻ sang trọng, sự ấn tượng và đầy tính nghệ thuật cho công trình. Gạch bông trước đây được xem như nữ hoàng trong vật liệu trang trí. Với ưu điểm như: đang dạng về mẫu mã, màu sắc, dễ phối hợp với các loại vật liệu khác. Là loại vật liệu có tính thoáng mát, dễ vệ sinh. Hình 9: Vật liệu gạch bông 751
  6. 2.3.4 Gạch nung Tính chất: Độ bền cao, làm mát vào mùa Hè, giữ nhiệt vào mùa Đông. Gạch nung được làm từ đất đất sét), nung qua lửa ở nhiệt độ cao để tạo ra thành phầm. Ở miền Trung và Duyên Hải, ảnh hưởng của văn hóa Chăm, sử dụng loại gạch nung đặc biệt. Gạch nung có vẻ đẹp thô mộc và màu sắc tự nhiên đẹp, được sử dụng trong nội thất để trang trí các mảng tường, lát nền, làm các vật dụng trang trí từ gạch nung. Hình 10: Vật liệu gạch nung 2.4 Ứng dụng vật liệu truyền thống vào nội thất mang phong cách Đông Dương 2.4.1 Gỗ Qua phong cách Đông Dương - một phong cánh mang đậm tính giao thoa của phương Đông và phương Tây. Gỗ thường được dùng cho các món nội thất như bàn khách, sofa gỗ, tủ, cửa chính ra vào, cột nhà mang theo một thiên hướng thiên nhiên, h a hợp với bầu không khí ở nước ta. Hình 11: Gỗ trong nội thất mang phong cách Đông Dương 2.4.2 Tre Vật liệu tre không chỉ thích hợp với không gian miền quê mộc mạc. Tre, nứa xuất hiện trong các thiết kế nội thất mang phong cách hiện đại vẫn có thể mang trọn vẹn nét duyên dáng và tinh tế của nó. Vẻ đẹp tự nhiên của mây, tre chính là nét đặc sắc nhất của chất liệu này, mang tới những sản phẩm vừa gần gũi với thiên nhiên, vừa mang đậm các giá trị văn hóa cho không gian sống. Việc 752
  7. kết hợp giữa tre, nứa và những gam màu gần gũi với thiên nhiên như xanh lá, vàng, vàng nâu… còn có thể tạo nên một tổ hợp tuyệt vời Hình 12: Tre trong nội thất mang phong cách Đông Dương 2.4.3 Gạch bông Gạch bông mang nhiều màu sắc vẻ đẹp hiện đại và cá tính của nó lại được rất nhiều người ưa thích. Loại gạch này có thể xuất hiện hầu hết trong các không gian sống một cách hài hòa tạo ra một không gian vô cùng độc đáo, mới lạ và có một không hai. Những hoa văn trên gạch bông có thể tạo nên những ấn tượng độc đáo cho từng khu vực nội thất, nó không những thỏa mãn được các yêu cầu thẩm mỹ, mà còn mang dấu ấn cá tính và phong cách riêng của chính chủ nhân ngôi nhà. Hình 13: Gạch bông trong nội thất mang phong cách Đông Dương 2.4.4 Gạch nung Với đặc điểm là loại vật liệu địa phương thô mộc, gạch nung rất phù hợp với mục đích trang trí nội thất việc sử dụng loại gạch này vào việc ốp tường để trang trí bức tường được ốp gạch nung dễ dàng nổi bật và tạo nên điểm nhấn cho không gian. Gạch đất nung cũng dễ dàng tạo nên không khí ấm cúng cho không gian. 753
  8. Hình 14: Gạch nung trong nội thất mang phong cách Đông Dương 3 KẾT LUẬN Hầu hết những công trình mang phong cách Đông Dương đều phải trải qua một thời gian khá dài. Thế nhưng, những nét đẹp của công trình kiến trúc theo phong cách thiết kế Đông Dương lại luôn có sự tinh tế, sắc nét và giá trị khác biệt so với những công trình theo phong cách hiện đại tại Việt Nam. Dù đã trải qua vài chục năm nhưng những công trình kiến trúc mà Pháp để lại vẫn rất kiên cố và vẻ đẹp của riêng mình. Trong đó phong cách Indochine là sự kết hợp vừa tinh tế vừa nổi bật giữa niềm hoài cổ của truyền thống Á Đông và sự lãng mạn, hiện đại của kiến trúc Pháp. Cả hai phong cách vừa tương phản đối lập tạo nên sự thu hút nhưng cũng vừa bổ trợ để tôn lên vẻ đẹp của nhau, đây chính là một trong những phong cách nội thất hiện đại, sang trọng ấn tượng nhất của Pháp. Phong cách Pháp được nhiệt đới hóa bởi bản sắc bản địa, khí hậu, nghệ thuật trang trí tinh xảo ở các kiến trúc cổ, sản phẩm mỹ nghệ và hình thành một sự gặp gỡ, pha trộn tinh tế. Nội thất phong cách Đông Dương, ngoài vấn đề thẩm mỹ, còn đáp ứng và phù hợp với tập quán sinh hoạt và khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm ở Việt Nam, từ cách sử dụng màu sắc, vật liệu, sự lựa chọn hình dáng cho các trang thiết bị,... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] A&MORE Architecture – Sử dụng vật liệu mây tre trong thiết kế nội thất [2] Azstudio – Phong cách thiết kế nội thất Đông Dương (Indochine) [3] Casagranda (2019) – Ưu nhược điểm của gạch đất nung. [4] Gỗ Minh Long (2017) – Tìm hiểu về phong cách Đông Dương – Indochine Style. [5] Happynest (2018) – Phong cách Đông Dương (Indochine Style): Sự hòa quyện giữa kiến trúc Việt Nam và kiến trúc nội thất Pháp. [6] House design – Phong cách nội thất Indochine Đông Dương): Sự giao thoa bản sắc. [7] Kiến Tạo Việt – Gạch đất nung – trang trí nhà. [8] Nguyễn Chiên (2019) – Phong cách Đông Dương là gì? Đặc điểm phong cách Đông Dương. 754
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2