intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng con người Hải Phòng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của đề tài này nêu lên một trong những điều kiện tiền đề tiên quyết, cơ bản cho phép tạo dựng, củng cố, hoàn thiện đầy đủ hơn nữa các tiền đề trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đó là phải có nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng con người Hải Phòng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

  1. CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI HẢI PHÒNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ REQUIREMENTS FOR TRAINING HAI PHONG CITIZENS IN INDUSTRIALIZATION, MODERNIZATION AND INTERNATIONAL INTEGRATION TS. Phạm Thị Thúy Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Một trong những điều kiện tiền đề tiên quyết, cơ bản cho phép tạo dựng, củng cố, hoàn thiện đầy đủ hơn nữa các tiền đề trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đó là phải có nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu. Trong tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế với các đối tác thế hệ mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng đặt ra nhiều yêu cầu khách quan phải đào tạo, giáo dục, xây dựng, phát triển con người Hải Phòng, đặc biệt thế hệ trẻ thực sự trở thành những con người mới “có phẩm chất đạo đức tốt; tư duy nhạy bén, năng động, sáng tạo; lối sống tích cực; phong cách tự tin, văn minh, hiện đại và có khả năng giao tiếp quốc tế”. Từ khóa: hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người dân Hải phòng Abstract: One of the prerequistie conditions, basically allowing creation, consolidation and more fully complete the premises of the industrialization, modernization process and international integration is to have appropriate human resources, meeting the requirements. In the process of initiative and positive international integration with new partners, developing market economy in our country in general and Hai Phong city in particular poses the objective requirements to training, education, construction, Haiphong human development, particularly the younger generation really become new people "have good moral qualities; sharp thinking, dynamic and creative; active lifestyle; confident manner, his literature, modern and international communication capabilities. " Key words: integration, industrialization, modernization 1. Những điều kiện, tiền đề thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Hải Phòng hiện nay Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở Hải Phòng có rất nhiều điều kiện, tiền đề đặt ra để đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng trọng đại này. Đó là phải có nguồn vốn lớn để CNH, HĐH, trình độ khoa học và công nghệ hiện đại, sự chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vai trò lãnh đạo và sự quản lý của nhà nước. 495
  2. 1.1. Huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả Trong quá trình CNH, HĐH đòi hòi một nguồn vốn rất lớn cần phải huy động và sử dụng có hiệu quả. Điều đó đều phải thông qua nhận thức đúng đắn và hoạt động thực tiễn của con người để có được. Sự thành công hay thất bại của sự nghiệp CNH, HĐH phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư và nhân tố con người. Nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.Trong đó, vốn trong nước được xác định giữ vai trò quyết định, còn nguồn vốn bên ngoài là quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp CNH, HĐH. Để tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, đặc biệt tập trung vào 6 ngành trọng điểm, lợi thế trong lĩnh vực kinh tế biển thì con người Hải Phòng cần tìm ra và thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn trong nước và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo có vốn, trước hết phải huy động nội lực từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững của nền kinh tế thành phố, tạo ra sự tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Điều này có liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế biển, có khả năng khai thác tối ưu lợi thế so sánh và thu hồi vốn nhanh, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Huy động nguồn vốn trong nước được thực hiện thông qua việc khai thác nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế, từ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, từ nguồn ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và các khoản tiền tiết kiệm của nhân dân.Chú trọng tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân. Có thể nói, tất cả từ con người nếu năng động, tích cực huy động vốn từ các kênh khác nhau là vô cùng quan trọng trên cơ sở coi trọng lợi ích của các bên và lấy hiệu quả sử dụng đồng vốn là thước đo chính. Thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư trực tiếp để phát triển kinh tế thành phố Hải Phòng trong quá trình hội nhập quốc tế là vô cùng cần thiết và quan trọng.Đó là tranh thủ cơ hội thuận lợi để có thể rút ngắn thời gian tích lũy vốn trong điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn về vốn của thành phố và nước ta hiện nay. Có thể nói, nguồn vốn đầu tư nước ngoài thu hút được sẽ góp phần bổ sung đáng kể cho nguồn vốn trong nước đang bị thiếu hụt đồng thời tạo thành nguồn nội lực quan trọng cho đầu tư và giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Hiện nay, trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện thế hệ mới, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo việc xây dựng cơ chế chính sách và cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính để thu hút mạnh hơn các dòng vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các đối tác mạnh mẽ về tiềm lực tài chính, khoa học- công nghệ, đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch và các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn. Đồng thời đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vật chất và xã hội cần thiết để đẩy mạnh CNH, HĐH của thành phố và đất nước. Trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là các dự án lớn phải kiểm soát chặt chẽ các cam kết về bảo vệ môi trường, về chuyển giao công nghệ, về tuyển dụng lao động... 1.2. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và ở Hải Phòng - thành phố cảng biển đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch, phát triển các ngành, nghề trong xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để tham gia xây dựng phát triển nền kinh tế tri thức, kinh tế xanh, văn minh, hiện đại. 496
  3. Muốn nâng cao năng suất lao động trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, bên cạnh các phương tiện tiên tiến, hiện đại còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của người lao động làm chủ được các quy trình công nghệ và sử dụng thành thạo những phương tiện đó. Có thể nói nguồn nhân lức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là những người lao động ngày càng được tri thức hóa, trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành những công cụ có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và mang tính xã hội hóa cao. Họ tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở những vị trí việc làm khác nhau: Từ những nhà lãnh đạo, đến các công chức, viên chức, người lao động, các doanh nhân… Trong nguồn nhân lực mới ấy, việc xây dựng giai cấp công nhân là một nhiệm vụ trọng tâm. Lênin khẳng định: “ lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, người lao động”. Hải Phòng trong quá trình đầu tư, phát triển các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, khu chế xuất, phát triển các thành phần kinh tế thì việc phát huy tính tích cực của người lao động công nghiệp là vô cùng cần thiết. Lực lượng lao động hùng hậu để chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội trong giai đoạn hiện nay thực sự phải khỏe về thể lực, cao về trí tuệ, giỏi về chuyên môn, thành thạo về nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, am hiểu văn hóa dân tộc và các quốc gia, có kỹ năng sống tốt, có đạo đức công dân và đạo đức nghề nghiệp tốt. Hay nói cách khác, đó là những người lao động vừa có đức vừa có tài, vừa hồng vừa chuyên, sáng tạo trong công việc. Để có nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH, phải thực sự xác định đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sự phát triển, là một trong những quốc sách hàng đầu.Quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát huy năng lực và phẩm chất người học đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng, phải bố trí và sử dụng nguồn nhân lực đã được đào tạo, phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và nhiệt tình lao động sáng tạo của họ để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong phát triển kinh tế- xã hội địa phương và đất nước.CNH, HĐH đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe và thể lực tốt. Muốn vậy, phải đảm bảo dinh dưỡng, phát triển y tế, cải thiện môi trường sống an toàn, lành mạnh... 1.3. Phát triển khoa học - công nghệ trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Khoa học và công nghệ là sản phẩm lao động trí tuệ của con người được Đảng ta xác định là "động lực" của CNH, HĐH. Bởi vì khoa học và công nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung và CNH, HĐH nói riêng của các quốc gia và từng địa phương. Điều đó đòi hỏi mỗi con người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam phải có trách nhiệm góp phần xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ nội sinh của nước nhà trong mối quan hệ mở rộng hợp tác khoa học và công nghệ với các nước và các tổ chức quốc tế, khu vực. Điều đó hướng tới mục tiêu phát triển một nền khoa học tiên tiến, bao gồm đẩy mạnh các hình thức đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học, chú trọng đào tạo các chuyên gia đầu ngành, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, phương tiện, nguồn lực tài chính tương ứng với yêu cầu của sự phát triển nhanh, bền vững. Để khoa học và công nghệ trở thành động lực của sự phát triển trước hết phải tạo ra động lực để con người phát 497
  4. huy năng lực sáng tạo, say mê nghiên cứu khoa học, tích cực cải tiến các quy trình kỹ thuật, giải pháp công nghệ, sáng kiến lao động. 1.4. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trong quá trình CNH,HĐH Ngày nay, với sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì việc mở rộng, nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế nước ta với các quốc gia và các tổ chức kinh tế quốc tế là một tất yếu và đem lại nhiều lợi ích to lớn. Điều đó giúp đất nước và các địa phương có điều kiện thuận lợi để phát huy nội lực, khai thác nguồn lực bên ngoài, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vữn. Có thể nói việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và chuyển giao khoa học - công nghệ; việc tranh thủ, tham khảo, vận dụng những kinh nghiệm tổ chức quản lý nền kinh tế công nghiệp hiện đại, việc phát huy nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; việc mở rộng thị trường ngoài nước là những lợi ích và cơ hội mà nước ta đạt được thông qua việc thiết lập, duy trì và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Quan hệ kinh tế đối ngoại càng rộng rãi và có hiệu quả bao nhiêu thì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng thuận lợi và nhanh chóng bấy nhiêu. Vì vậy, thông qua vai trò quan trọng của con người, nhất là các nhà lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội phải đề ra đường lối kinh tế đối ngoại đúng đắn, kịp thời, phù hợp vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, thực hiện CNH theo con đường “rút ngắn hiện đại”, hợp quy luật. 1.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế Tăng cường sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng và các Đảng bộ địa phương, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý, điều hành, phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH. Trong đó lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được khẳng định là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước. Đảng bộ thành phố Hải Phòng tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Đó là những "cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, có khát vọng, luôn nung nấu các suy nghĩ, kế hoạch đưa thành phố đi lên, có khả năng đưa ra các phân tích sắc sảo, phát hiện các cơ hội phát triển thành phố khi còn manh nha, có năng lực tổ chức thực hiện các công việc một cách xuất sắc để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, liên tục tạo ra nhiều đột phá, luôn sẵn sàng dấn thân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thành phố"[10, tr 30-31].Đồng thời tăng cường kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, tạo sự chuyển biến toàn diện, đồng bộ, sâu sắc về cải cách hành chính, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, từ đó xây 498
  5. dựng niềm tin trong nhân dân, giữ vững danh dự của những người cán bộ, công chức, viên chức; thực sự là "công bộc " của nhân dân như Hồ Chí Minh đã căn dặn. 2. Yêu cầu xây dựng con người Hải Phòng phát triển toàn diện, thực sự trở thành nguồn lực cơ bản giữ vai trò quyết định trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế Người Hải Phòng trong truyền thống lịch sử của mình, từ môi trường sống và làm việc, luôn năng động, có khả năng thích ứng rất nhanh với cái mới trong tư duy và trong nếp sống. Với tinh thần nỗ lực cao luôn phấn đấu vươn lên, cùng với sự kết hợp các yếu tố Á - Âu, Việt - Pháp, Việt - Hoa đã hình thành nên tính cách đặc trưng có nhiều nét giao thoa văn hóa của người Hải Phòng xưa và nay. Người Hải Phòng luôn cởi mở, phóng khoáng trong cuộc sống; mạnh mẽ, trực tính, gan dạ, ngoan cường trong chiến đấu; nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh... Trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế cần thiết phải xây dựng con người Hải Phòng phát triển toàn diện, mang đặc trưng và phát huy thế mạnh của thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại. 2.1. Yêu cầu con người Hải Phòng phải có thể lực tốt. Tất cả từ con người, từ năng lực chinh phục tự nhiên và cải tạo xã hội của con người. Tuy nhiên, vai trò quyết định của con người chỉ trở thành hiện thực khi con người phát huy được những năng lực và phẩm chất cần thiết đạt chuẩn theo yêu cầu đặt ra của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Đó là con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. Phát triển con người cường tráng về thể chất để có khả năng lao động tốt, một tinh thần minh mẫn là vô cùng quan trọng. C.Mác khẳng định sức lao động của con người “đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích” [13, tr.251]. Có thể nói sức khỏe thể chất của con người là điều kiện nền tảng để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện để chuyển tải tri thức và hoạt động thực tiễn, biến các tri thức thành sức mạnh vật chất, cải tạo hoạt động thực tiễn vì lợi ích của con người. Con người có thể lực tốt thể hiện ở chiều cao, trọng lượng đạt chuẩn, đồng thời thể hiện ở sức khỏe tinh thần dẻo dai, linh hoạt trong lao động, có sức mạnh của niềm tin, ý chí quyết tâm hành động. Đó là những con người hăng say, nhiệt tình trong công việc, không ngại khó khăn, ngại khổ, chăm chỉ, cần cù trong lao động, có khả năng lao động thể lực tốt. Người có thể lực tốt còn đáp ứng được yêu cầu của một nền công nghiệp hiện đại mang tính xã hội hóa, áp lực trong lao động lớn, tính tổ chức kỷ luật cao… Để phát triển thể lực của con người Hải Phòng, bên cạnh sự tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường sống, phong tục, tập quán… cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời công tác chăm sóc sức khỏe, phòng, chống, chữa bệnh cho con người được quan tâm, chú trọng. Công tác tuyên, truyền giáo dục việc xây dựng đời sống văn hóa lành 499
  6. mạnh trong nhân dân cần được tăng cường, đặc biệt là việc chủ động tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sức khỏe của từng cá nhân, của mọi người thân và cộng đồng xã hội. Có thái độ kiên quyết trong đấu tranh chống nạn thực phẩm bẩn trôi nổi trên thị trường, có nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người. Đồng thời chính quyền địa phương cần đảm bảo môi trường sống an toàn và không gian công cộng, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa tinh thần, rèn luyện thể dục, thể thao cho nhân dân thành phố. 2.2. Yêu cầu con người Hải Phòng phải có trí tuệ cao, tạo ra sự phát triển "đột phá" trong các ngành kinh tế lợi thế và trọng điểm của thành phố. Trí tuệ của con người là những hiểu biết của con người về bản chất của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội và tư duy. Điều đó thể hiện ở những tri thức khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học kinh tế, khoa học quản lý, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục... Con người có trí tuệ cao là những người có phương pháp tư duy biện chứng, biết kế thừa, tiếp thu, tiếp biến chọn lọc. Đồng thời, họ có năng lực sáng tạo, năng lực lãnh đạo, năng lực làm việc tốt, có hiệu quả cao trong các vị trí việc làm đảm nhận; có tầm nhìn xa trông rộng, dám nghĩ dám làm và đặc biệt có trí tuệ nên biết cách làm và có tinh thần trách nhiệm cao, có niềm tin và khát vọng lớn trong cuộc sống. Trình độ trí tuệ của con người phản ánh thông qua trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng và năng lực lao động sáng tạo, làm việc được, làm việc tốt của người lao động. Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp -nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Đồng thời, Hải Phòng có nhiều tiềm năng, lợi thế vượt trội về phát triển công nghiệp và kinh tế biển. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải thực hiện được việc chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Việc tăng lao động của các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm lao động ở ngành nông nghiệp; đồng thời tăng lao động trí tuệ so với tổng lao động giản đơn trong lực lượng lao động của thành phố, tất nhiên phụ thuộc vào phương thức đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội; từ đó giải quyết tốt việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Thực tế đang đặt ra phải hình thành cho được đội ngũ những người lao động có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, lành nghề để có năng lực thực tiễn cao, đủ khả năng làm chủ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh; tham gia tích cực vào hoạt động nghiên cứu khoa học, để góp phần xây dựng tiềm lực khoa học-công nghệ của thành phố Hải Phòng. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, từng thành phần kinh tế trong quá trình CNH, HĐH với tư duy mới là nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh, lựa chọn những ngành hàng, những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có thể tạo ra giá trị gia tăng cao, tạo ra bước phát triển đột phá, mà ở đó bộ phận “lao động tinh hoa” là điều kiện tiền đề quan trọng nhất. Chính vì vậy, để đạt được điều đó, yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo các nguồn lực đầu tư cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo của 500
  7. thành phố; chú trọng các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Thành phố như Đại học Hải Phòng, Đại học Hàng hải, Đại học Dân lập Hải Phòng, Đại học Y Hải Phòng,... Sự đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của thành phố; từ giáo dục phổ thông đến giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề phải bảo đảm xây dựng con người Hải Phòng phát triển cao về trí tuệ, là nguồn nhân lực chất lượng cao, một trong 3 khâu đột phá chiến lược để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế. 2.3. Yêu cầu về sự phát triển các giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp, làm giàu tâm hồn con người Hải Phòng trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Từ truyền thống văn hóa lâu đời và bản sắc của con người Hải Phòng nơi “đầu sóng, ngón gió”, luôn “đi trước, về sau”, hiên ngang bất khuất. Với những đặc điểm chung của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, người Hải Phòng còn mang những nét đặc trưng riêng có của những người con vùng biển cả, nên tính cách khoáng đạt, vị tha, bao dung, nhân hậu nhưng trung thực, thẳng thắn, bộc trực... Tính tự giác, tự trọng của người Hải Phòng có được là từ sự giác ngộ, rèn luyện trong đấu tranh, trong sản xuất, trong học tập, trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội. Trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, việc xây dựng con người Hải Phòng bên cạnh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương Hải Phòng, cần phải mạnh dạn bứt phá những quan điểm cũ không phù hợp, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển toàn diện con người Hải Phòng về cả thể chất, trí tuệ, tinh thần, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... Trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi người lao động Hải Phòng phải có đủ các phẩm chất như ý thức tổ chức kỷ luật cao, trung thực, trách nhiệm, có tác phong công nghiệp, có ý thức chấp hành pháp luật, có tinh thần hợp tác, có khả năng hội nhập quốc tế cao, có tinh thần hành động “nói đi đôi với làm”; làm việc được, làm việc tốt. Như vậy, xây dựng con người Hải Phòng phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất của người lao động mới, “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu khách quan của quá trình CNH, HĐHvà hội nhập quốc tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.Con người Hải Phòng chính là chủ thể căn bản nhất, trực tiếp nhất tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội thành phố, hướng tới trở thành thành phố Cảng Xanh, văn minh, hiện đại. Đây chính là điều kiện, tiền đề cơ bản nhất giữ vai trò quyết định và phát huy tốt nhất các tiền đề khác của quá trình CNH, HĐH thành phố và hội nhập quốc tế. Đồng thời, với sự tác động biện chứng khách quan, thì chính trong việc thực hiện nhiệm vụ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ đặt ra các yêu cầu, điều kiện cần thiết đối với việc xây dựng hoàn thiện con người Hải Phòng thực sự trở thành lực lượng lao động chất lượng cao, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động ở các ngành, nghề đặc thù của thành phố; các ngành có nhiều tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là gắn liền với phát triển kinh tế biển. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, cùng với việc phát huy các thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại thông qua năng lực lao động sáng tạo và trình độ văn hóa cao của con người Hải Phòng sẽ góp phần “phát triển thành 501
  8. phố trở thành thành phố biển nổi tiếng, thành phố thông minh, kết nối tốt, phát triển với tốc độ cao và bền vững, nhất là đảm bảo môi trường sống tốt”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Am (1986), Kỷ yếu quá trình hình thành và phát triển thành phố và đặc tính người Hải Phòng, Nxb Hải Phòng. 2.Nguyễn Sinh Cúc (2010), Nhìn lại chiến lược phát triển kinh tế bền vững ởnước ta 2001 - 2010 và định hướng 2020, Tạp chí Lý luận chính trị, (11). 3.Nguyễn Mạnh Cương (1986): Khí hậu và con người Hải Phòng, Kỷ yếu quá trìnhhình thành và phát triển thành phố và đặc tính người Hải Phòng, Nxb Hải Phòng. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 8. Đảng cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 32 - NQ/TW 05/8/2003 Khóa IX của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước”. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 04/11/2013. 10. Đảng cộng sản Việt Nam- Thành ủy Hải Phòng (2015),Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020. 11. Nguyễn Đình Hòa: “Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh CNH, HĐH” - Tạp chí Cộng sản, số 1152/2004 (tr20-40). 12. Đan Đức Hiệp (2010), Kinh tế Hải Phòng 25 năm đổi mới và phát triển (1986-2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Mác - Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội. 14. Nguyễn Duy Quý: “Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta” - Tạp chí Cộng sản, số 553/1998 (tr10-14). 15.Sở Khoa học và công nghệ (2013): Phụ lục đề án “Phát triển khoa học và côngnghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế thành phố Hải Phòng đếnnăm 2020, tầm nhìn 2030. 502
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0