intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ngành may

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

47
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay chất lượng sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Trong bài báo, sẽ giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà các nhà quản lý chất lượng cần quan tâm nghiên cứu. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ngành may

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGÀNH MAY Hồ Nguyễn, Nguyễn Duy Nhân, Hoàng Mộc Nhiên, Phạm Thị Nghĩa Khoa Kiến trúc  Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên TÓM TẮT Trong thời kỳ bao cấp chất lượng sản phẩm không phải là vấn đề quyết định vì sản phẩm sản xuất ra đã có Nhà nước tiêu thụ, vì vậy mà các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến việc chạy đua tăng năng suất để vượt mức kế hoạch, còn chất lượng sản phẩm thì bị lới lỏng bỏ quên. Nhưng ngày nay trong cơ chế thi trường toàn cầu hoá về kinh tế, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng, sự hợp lý về giá cả, đảm bảo đúng thời gian giao hàng sẽ là những nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy, ngày nay chất lượng sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Trong bài báo, chúng tôi sẽ giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà các nhà quản lý chất lượng cần quan tâm nghiên cứu. Từ khóa: Chất lượng, sản phẩm, máy móc thiết bị, vật liệu, kỹ thuật. 1 CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Khi nhìn nhận sản phẩm trên những góc độ khác nhau ta lại có những khái niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Quan niệm chất lượng theo hướng sản phẩm: đứng trên góc độ này người ta cho rằng chất lượng sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính phản ánh tính năng, tác dụng của sản phẩm đó. Đứng trên góc độ người sản xuất thì họ cho rằng, chất lượng sản phẩm là sự phù hợp và đạt được của sản phẩm so với một tập hợp các yêu cầu và hệ thống tiêu chuẩn đã được thiết kế từ trước. Theo thị trường thì chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với mục đích và yêu cầu của người sử dụng (xuất phát từ nhu cầu của thị trường). Xuất phát từ giá cả (mối quan hệ giữa lợi ích của sản phẩm với chi phí phải bỏ ra) chất lượng là cung cấp những sản phẩm dịch vụ ở mức giá mà khách hàng có thể chấp nhận được. Mỗi định nghĩa trên đều xuất phát từ một khía cạnh nhất định, vì vậy tuy ở mỗi góc độ đều có những ưu điểm nhất định, song cũng đều không tránh khỏi những hạn chế để đưa ra một định nghĩa dễ hiểu, loại bỏ được những hạn chế trên thì tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) có định nghĩa trong ISO 9000:2015 như sau: ‚Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của tổ chức được xác định bằng khả năng thỏa mãn khách hàng và ảnh hưởng mong muốn và không mong muốn tới các bên quan tâm liên quan. Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ không chỉ bao gồm chức năng và công dụng dự kiến mà còn bao gồm cả giá trị và lợi ích được cảm nhận đối với khách hàng‛. 600
  2. Các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm: Có nhiều nhóm thuộc tính thể hiện chất lượng sản phẩm như các thuộc tính phản ánh chức năng tác dụng của sản phẩm; Tuổi thọ, tính thẩm mỹ, độ tin cậy, tính kinh tế, tiện dụng của sản phẩm, tính an toàn của sản phẩm, mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm do các tổ chức các quốc gia quy định. Các dịch vụ kèm theo như bảo hành vận chuyển hướng dẫn Đặc điểm của chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được cấu thành bởi nhiều yếu tố, vì vậy nó sẽ có rất nhiều đặc điểm khác nhau. Dưới đây là một vài đặc điểm chung nhất: – Chất lượng sản phẩm là một phạm trù tổng hợp các yếu tố kinh tế, xã hội, kỹ thuật, vì vậy nó được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, văn hoá của sản phẩm. – Chất lượng có ý nghĩa tương đối có nghĩa là, chất lượng thường xuyên thay đổi theo không gian và thời gian. Có thể ở giai đoạn này sản phẩm có chất lượng được đánh giá là cao nhưng ở giai đoạn sau thì không chắc đã cao do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và nhu cầu của con người cũng ngày càng cao hơn. Vì vậy, chất lượng chỉ được đánh giá theo từng thời điểm. Các nhà sản xuất phải nắm chắc đặc điểm này để luôn luôn đổi mới và cải tiến công nghệ, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. – Chất lượng chỉ phù hợp ở từng thị trường cụ thể do nhu cầu và sở thích của người dân ở mỗi vùng là khác nhau. Vì vậy khi đưa sản phẩm mới vào thi trường thì doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường đó. – Chất lượng vừa mang tính trừu tượng vừa mang tính cụ thể. Tính trừu tượng thông qua sự phù hợp, nó phản ánh mặt chủ quan của sản phẩm và phụ thuộc vào nhận thức của khách hàng. Nâng cao chất lượng loại này sẽ có tác dụng tăng khả năng hấp dẫn thu hút khách hàng nhờ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng phải thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, cụ thể được thể hiện thông qua chất lượng tuân thủ thiết kế, thông qua tính khách quan của sản phẩm. Nâng cao chất lượng loại này làm giảm chi phí và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng thực hiện chính sách giá cả linh hoạt. – Chất lượng sản phẩm chỉ thể hiện đúng trong điều kiện tiêu dùng cụ thể, phù hợp với mục đích sử dụng nhất định. 2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 2.1 Các yêu tố bên ngoài doanh nghiệp Nhu cầu kinh tế: Thể hiện thông qua nhu cầu đ i hỏi của thị trường mà doanh nghiệp đang nhắm đến, trình độ kinh tế - sản xuất của một quốc gia. Tiến bộ kỹ thuật: Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động toàn diện nhất đến chất lượng sản phẩm thông qua tạo ra vật liệu mới thay thế vật liệu truyền thống với chất lượng cao hơn, tạo ra thiết bị mới tiết kiệm nguyên liệu hơn. 601
  3. Chính sách kinh tế: Tạo ra môi trường bình đẳng bảo vệ lợi ích của những nhà sản xuất trong việc đầu tư nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra môi trường cạnh tranh, đây là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra môi trường thuận lợi để kích thích và định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên có thể làm thay đổi tính chất cơ, lý, hoá của sản phẩm. Khí hậu, các tia bức xạ mặt trời có thể làm thay đổi màu sắc, mùi vị của sản phẩm hay các loại nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm. Mưa, gió, bão làm cho sản phẩm bị ngấm nước gây ố, mốc. Độ ẩm cao và quá trình ôxy hoá mạnh gây ra rỉ sét, xám xỉn... làm biến đổi hoặc giảm chất lượng sản phẩm. Các yếu tố về phong tục, văn hoá, con người, thói quen tiêu dùng: Ngoài các yếu tố mang tính khách quan vừa nêu trên, các yếu tố về phong tục, văn hoá, thói quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng mạnh đến chất lượng sản phẩm mà các nhà sản xuất phải cố gắng đáp ứng. Sở thích tiêu dùng của từng nước, từng dân tộc, từng tôn giáo, từng độ tuổi không hoàn toàn giống nhau. Do đó, các doanh nghiệp phải tiến hành điều tra nghiên cứu nhu cầu sở thích của từng thị trường cụ thể nhằm thoả mãn những yêu cầu về số lượng và chất lượng. Hình 1: Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng 2.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 2.2.1 Yếu tố 4M Con người (Men): Con người là chủ thể của mọi hoạt động, của quá trình sản xuất, vì vậy con người là yếu tố quan trọng trong việc quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua: tay nghề, lòng nhiệt tình, tính sáng tạo… Máy móc thiết bị (Machine): Là công cụ phương tiện để tạo ra sản phẩm, vì vậy chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và tính đồng bộ máy móc thiết bị của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu (Materials): Là thứ cấu thành sản phẩm, nên chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu, thời gian cung ứng nguyên vật liệu, bảo quản nguyên vật liệu… Quản lý (Management): Trong doanh nghiệp nếu có 3 điều kiện trên đã tốt mà khâu quản lý kém, sự kết hợp giữa các khâu không tốt thì chất lượng sản phẩm cũng không cao. Vì vậy khâu quản lý cũng có vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm. 602
  4. Hình 2: Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng 2.2.2 Yếu tố 4M + I + E Thông tin (Information): Trao đổi và tiếp nhận các thông tin nội bộ cũng như bên ngoài để cập nhật những thông tin nhanh chóng từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn tránh những rủi ro đáng tiếc. Môi trường (Enviroment): Môi trường làm việc tốt giúp cho công nhân có cảm giác thoải mái. Từ đó năng suất làm việc cũng nâng cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Quản lý chất lượng ngành may, Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh. 603
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2