intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP) tại Việt Nam: Một áp dụng cải tiến các yếu tố của mô hình hệ thống thông tin thành công

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

71
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đã cải tiến mô hình hệ thống thông tin thành công trong việc nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP. Đối tượng được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trực tuyến mời gọi kết hợp với lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP) tại Việt Nam: Một áp dụng cải tiến các yếu tố của mô hình hệ thống thông tin thành công

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012<br /> <br /> CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HỆ THỐNG<br /> HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC (ERP) TẠI VIỆT NAM: MỘT ÁP DỤNG CẢI<br /> TIẾN CÁC YẾU TỐ CỦA MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN THÀNH CÔNG<br /> Nguyễn Hữu Hoàng Thọ<br /> Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br /> <br /> Tóm tắt. Với tỉ lệ ứng dụng ERP chỉ 4% [3], có thể nói triển khai thành công ERP<br /> tại Việt Nam chưa đạt nhiều kết quả. Mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện những<br /> nhân tố chính cho việc triển khai thành công hệ thống ERP tại Việt Nam. Với mục<br /> tiêu này, nghiên cứu đã cải tiến mô hình hệ thống thông tin thành công trong việc<br /> nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP. Đối tượng<br /> được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trực tuyến mời gọi kết hợp<br /> với lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Nghiên cứu thu được 150 phản hồi, trong đó có<br /> 117 là hợp lệ và hoàn tất. Thông qua phân tích, ảnh hưởng của yếu tố đào tạo là lớn<br /> nhất (beta=0,321) hơn hẳn ảnh hưởng của chất lượng hệ thống (beta=0,193) và hơn<br /> ảnh hưởng của chất lượng thông tin (beta=0,299). Kết quả cho thấy chất lượng hệ<br /> thống, chất lượng thông tin, đào tạo có thể giải thích được 41,1% ý định sử dụng<br /> ERP. Nghiên cứu cũng đưa ra kết quả thái độ sử dụng ERP ảnh hưởng đến đến lợi<br /> ích thuần của doanh nghiệp là 47,7% và giải thích đúng 27,7% lợi ích thuần. Thông<br /> qua nghiên cứu, tác giả đề xuất rằng, khi triển khai ERP tại Việt Nam, doanh<br /> nghiệp cần chú ý sấu sắc cho việc đào tạo sử dụng ERP để việc triển khai ERP có<br /> thể đạt đến thành công.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp cung cấp các quy trình thông tin<br /> tích hợp thông suốt qua các phòng ban chức năng bên trong tổ chức. [4]. ERP được xem<br /> là một nguồn lực chiến lược của các tổ chức, do họ đã nhận thức được rằng: hệ thống<br /> ERP có thể cung cấp mức độ cạnh tranh lớn hơn thông qua việc đạt được vị trí hùng<br /> mạnh trên thị trường .<br /> 1.1. Lý do<br /> Lợi ích hữu hình quan trọng nhất được nhận ra sau khi đưa hệ thống ERP vào<br /> vận hành là giảm thiểu tồn kho. Chúng ta có thể thấy ở bảng dưới:<br /> Lợi ích hữu hình<br /> <br /> Lợi ích vô hình<br /> <br /> Giảm thiểu chi phí CNTT 14%<br /> <br /> Chuẩn hóa tăng 12%<br /> 343<br /> <br /> Giảm thiểu chu kỳ báo cáo tài chính 19%<br /> <br /> Tích hợp tăng 13%<br /> <br /> Cải tiến quản lý đơn hàng 20%<br /> <br /> Đáp ứng khách hàng tăng 22%<br /> <br /> Cải thiện năng suất 26%<br /> <br /> Cải thiện quy trình kinh doanh tăng 24%<br /> <br /> Giảm thiểu nhân viên 27%<br /> <br /> Thông tin/ tầm nhìn tăng 55%<br /> <br /> Giảm thiểu tồn kho 32%<br /> (Nguồn Fryer, Bronwyn, "The ROI challenge" CFO, Settember, 1990).<br /> <br /> Trên thế giới những năm qua đã có các công trình nghiên cứu công bố các yếu tố<br /> góp phần cho triển khai ERP thành công. Holland và Light (1999) xem xét các yếu tố<br /> chiến lược và chiến thuật để thực hiện ERP và đề xuất một mô hình các yếu tố thành<br /> công quan trọng khi triển khai ERP. Mô hình của họ có thể được thấy trong hình dưới .<br /> Chiến lược<br /> <br /> Quy trình triển khai ERP<br /> Chiến thuật<br /> <br /> Các hệ thống kế thừa<br /> <br /> Sự tư vấn cho khách hàng<br /> <br /> Tầm nhìn kinh doanh<br /> <br /> Nhân viên<br /> <br /> Chiến lược ERP<br /> <br /> Cấu hình phần mềm<br /> <br /> Sự hỗ trợ của quản lý cao cấp<br /> <br /> Giám sát và phản hồi<br /> <br /> Các kế hoạch và lịch trình dự án<br /> <br /> Truyền đạt<br /> Dò tìm vấn đề phát sinh<br /> <br /> Hình 1. Mô hình Holland và Light<br /> <br /> Dựa trên việc xem xét những tài liệu nghiên cứu trước đó, DeLone và McLean<br /> (2003) đã đề xuất mô hình hệ thống thông tin thành công đã được cập nhật.<br /> <br /> Hình 2. Mô hình Hệ thống thông tin thành công của DeLone và McLean (D&M)<br /> <br /> Tại Việt Nam , mới chỉ có chừng 4% doanh nghiệp ứng dụng ERP [3]. Đại đa số<br /> 344<br /> <br /> các doanh nghiệp vừa và lớn ở Việt Nam hiện nay vẫn áp dụng phần mềm kế toán và<br /> khai thác có hiệu quả. Chính vì vậy hầu như các doanh nghiệp hài lòng và không muốn<br /> thay đổi sang ERP. Lợi ích đã được chứng minh so với thực trạng triển khai ứng dụng<br /> quá ít ERP tại Việt Nam là một vấn đề cần được nghiên cứu, đó cũng chính là lý do thôi<br /> thúc tác giả nghiên cứu về vấn đền này.<br /> 1.2. Mục đích nghiên cứu<br /> Dựa trên xem xét tổng thể những nghiên cứu trước đó về các yếu tố quan trọng<br /> trong triển khai thành công ERP, chúng tôi giả định rằng các nhân tố: chất lượng hệ<br /> thống, chất lượng thông tin và đào tạo tác động tích cực đến ý định, thái độ, hành vi của<br /> người sử dụng ERP và ảnh hưởng tích đến lợi ích thuần của doanh nghiệp. Cụ thể:<br />  Để kiểm tra tác động của chất lượng hệ thống ERP đến thái độ đối với sử<br /> dụng;<br />  Để kiểm tra ảnh hưởng của chất lượng thông tin ERP đến thái độ đối với sử<br /> dụng;<br />  Để kiểm tra ảnh hưởng của đào tạo ERP đến thái độ đối với sử dụng ERP;<br />  Để kiểm tra thái độ đối với sử dụng ERP đến ý định sử dụng ERP;<br />  Để kiểm tra ý định sử dụng ERP đến lợi ích ròng của doanh nghiệp.<br /> Từ đó, mục tiêu của nghiên cứu này là để đánh giá những yếu tố chính quan<br /> trọng tác động đến việc triển khai thành công hệ thống ERP tại Việt Nam.<br /> 1.3. Phương pháp nghiên cứu<br /> Trọng tâm nghiên cứu ERP của chúng tôi là tại Việt Nam. Trong bài báo này,<br /> chúng tôi đã nghiên cứu sửa đổi mô hình hệ thống thông tin thành công đã được D&M<br /> cập nhật trước đó, bằng cách xem xét nó phù hợp với đặc điểm và bối cảnh của Việt<br /> Nam. Nền tảng của nghiên cứu này đã được thành lập dựa trên mục tiêu nghiên cứu,<br /> cũng như nghiên cứu các tài liệu học thuật. Theo như Eric, Wang và Jesssica, một hệ<br /> thống có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy, có lợi và được duy trì hoặc hoạt động mà<br /> không có lỗi, những điều này sẽ xác định được rằng hệ thống sẽ tiếp tục được sử dụng<br /> và có lợi ích.<br /> H1: chất lượng hệ thống ERP có một tác động tích cực đến thái độ hướng đến sử<br /> dụng hệ thống ERP. Theo Ferratt, Ahire, & De (2006), trong việc triển khai hệ thống<br /> ERP, chất lượng thông tin của hệ thống là một trong những yếu tố quan trọng nhất đã<br /> được đánh giá cao kết hợp với sự thành công của triển khai dự án ERP. H2: chất lượng<br /> thông tin ERP có tác động tích cực đền thái độ hướng đến sử dụng của các hệ thống<br /> ERP. Wilkinson & Cox (2005) chỉ ra rằng: trong việc triển khai hệ thống, thái độ tích<br /> cực đối với quá trình đào tạo triển khai hệ thống là yếu tố vô cùng quan trọng. H3: Đào<br /> tạo trong hệ thống ERP có một tác động tích cực đến thái độ đối với sử dụng hệ thống<br /> 345<br /> <br /> ERP. Các nghiên cứu trên mô hình TAM đã chứng minh thực tế rằng: có sự hỗ trợ mạnh<br /> mẽ cho mối quan hệ tích cực giữa thái độ đối với sử dụng và ý định hành vi sử dụng [5].<br /> H4: Thái độ đối với sử dụng có một ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi sử dụng. "Ý<br /> định hành vi sử dụng" có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lợi ích<br /> ròng. H5: Ý định sử dụng có một ảnh hưởng tích cực đến lợi ích tổ chức. Để đo lường<br /> sự thành công của một bộ phận hệ thống thông tin, "Chất lượng dịch vụ" có thể là biến<br /> quan trọng nhất. Để đo lường sự thành công của một hệ thống tích hợp, thì ngược lại,<br /> chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống có thể được coi là hai thành phần quan trọng<br /> nhất [6]. Vì vậy, chúng tôi không xem xét chất lượng dịch vụ bởi vì các hệ thống ERP là<br /> những hệ thống tính hợp đơn nhất.<br /> <br /> Hình 3. Mô hình nghiên cứu<br /> <br /> Đối tượng được chọn lựa phải sử dụng được máy tính, đào tạo tin học và nghiệp<br /> vụ kinh tế kinh doanh. Bởi vì ERP là hệ thống lớn, được áp dụng cho các doanh nghiệp<br /> có nhiều chi nhánh trải khắp 3 miền, để có thể tích hợp tất cả các nguồn thông tin điều<br /> hành vào một cơ sở dữ liệu dùng chung. Do đó, người sử dụng ERP và là đối tượng<br /> nghiên cứu cũng phân bổ rộng. Ngoài phương pháp lấy mẫu truyền thống bằng lựa chọn<br /> 3 thành phố đại diện, chúng tôi còn sử dụng phương pháp lấy mẫu trực tuyến. Đối tượng<br /> được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trực tuyến mời gọi thông qua<br /> website khảo sát trực tuyến, email đính kèm file điện tử. Phương pháp lấy mẫu trực<br /> tuyến kết hợp với lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện (truyền thống) bằng việc phát hơn 60<br /> bảng hỏi bằng giấy trực tiếp đến các khu vực triển khai ứng dụng ERP trong thời gian<br /> dài.<br /> Các câu hỏi được sử dụng để xây dựng bảng khảo sát trong nghiên cứu được<br /> chuyển thể từ một số nghiên cứu trước có liên quan đến nghiên cứu. Tất cả các câu hỏi<br /> đã được sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh của nghiên cứu. Thang đo Likert - 1 = Rất<br /> không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = không có ý kiến, 4 = đồng ý, và 5 = hoàn toàn<br /> 346<br /> <br /> đồng ý. Bảng phát tay, thư, email và khảo sát trực tuyến bằng bảng hỏi, sử dụng Google<br /> adword để thu hút người sử dụng ERP tham gia khảo sát và gửi câu hỏi trực tiếp. Bảng<br /> hỏi sẽ được dự kiến gửi cho đối tượng nghiên cứu và nhận lại khoảng 75 trong số 200<br /> người dùng ERP tiềm năng. Kích thước mẫu ước tính là 100 người. Một lời nhắc nhở<br /> email hoặc gọi điện thoại đã được gửi sau một tuần gửi đầu tiên.<br /> Mô hình đo lường bao gồm các mối quan hệ giữa các biến quan sát và cấu trúc<br /> tiềm ẩn mà chúng đo lường [1].<br /> <br /> Hình 4. Mô hình đo lường được sử dụng cho các tính toán<br /> <br /> Các tiêu chí về hội tụ hợp lý và khác biệt hợp lý được dùng để đánh giá mô hình<br /> nghiên cứu.<br /> Hội tụ hợp lý là mức độ mà nhiều nỗ lực để đo lường khái niệm tương tự là phù<br /> hợp với nhau. Khái niệm này là hai hay nhiều tiêu chuẩn đo lường (các item) của cùng 1<br /> yếu tố (của 1 factor) nên tương quan ở mức độ cao nếu chúng là các tiêu chuẩn đo<br /> lường hợp lý của khái niệm đó. Một số tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá giá trị hội<br /> tụ:<br /> <br /> 347<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2