intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách dỗ dành khi bé khóc

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

98
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ôm con yêu vào lòng, dỗ dành âu yếm và truyền cho con hơi ấm... đó là cách đơn giản để bạn có thể mang đến cho con lòng yêu thương, sự yên tâm... Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng con khóc là do những nguyên nhân tâm lý, buồn bực, khó chịu hay cảm giác cô đơn, nhưng bạn vẫn phải kiểm tra bé cẩn thận cho đến khi mọi thứ ổn. Hãy xem xét kỹ cơ thể con, bé cũng có thể bị phát ban hay bị đau do phải nằm vặn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách dỗ dành khi bé khóc

  1. Cách dỗ dành khi bé khóc Ôm con yêu vào lòng, dỗ dành âu yếm và truyền cho con hơi ấm... đó là cách đơn giản để bạn có thể mang đến cho con lòng yêu thương, sự yên tâm... Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng con khóc là do những
  2. nguyên nhân tâm lý, buồn bực, khó chịu hay cảm giác cô đơn, nhưng bạn vẫn phải kiểm tra bé cẩn thận cho đến khi mọi thứ ổn. Hãy xem xét kỹ cơ thể con, bé cũng có thể bị phát ban hay bị đau do phải nằm vặn mình, hãy thay đổi tư thế cho bé đồng thời kiểm tra thân nhiệt phòng khi nhiệt độ cơ thể trẻ đang quá nóng hay quá lạnh. Tiếp xúc cơ thể giúp bé thư giãn hơn Bất kể con bạn khóc là do nguyên nhân sinh lý hay tâm lý, tiếp xúc với cơ thể mẹ sẽ giúp bé lấy lại sự an tâm, đặc biệt nếu bạn ẵm và cho bé dựa vào ngực mình. Như thế là bạn đã mang đến cho con cảm giác quen thuộc và ấm áp. Bé có thể cảm nhận được sự gần gũi yêu thương qua làn da, nhịp đập trái tim hay chính thân nhiệt của bạn. Những lời dỗ ngọt sẽ có sức mạnh nhiều hơn khi bạn đồng thời vuốt ve bé thật dịu dàng. Rồi bạn sẽ dần khám phá ra rằng những lúc như vậy nhịp tim và hơi thở của con sẽ từ
  3. từ điều chỉnh theo bạn. Một cách tình cờ, hai nhịp thở được kết nối với nhau giữa mẹ và con. Cách giữ chặt bé trong lòng như thế là bạn đã truyền cảm giác thư thái sang cơ thể bé một cách đơn giản nhất. Cho bé cảm giác an toàn và được bảo vệ Có những giải thích tâm lý rõ ràng cho vấn đề này. Khi con òa lên khóc, bạn đang ở phòng bên cạnh và biết rằng con chỉ cách mình vài mét, nhưng bé không biết được điều đó! Đặc biệt đối với những ngày đầu đời, không nhìn thấy mặt mẹ với bé nghĩa là đã cắt đứt liên lạc rồi. Nếu bạn chỉ chạy vào phòng để xem xét, sắp đặt lại chỗ nằm an toàn cho con mà không bế bé lên thì bé cũng không thể nhìn thấy bạn khi đang khóc. Bởi vì lúc đó những giọt nước mắt đã làm nhòe đi tầm nhìn non nớt của trẻ. Đó là lý do tại sao bạn cần bế bé lên, thông qua sự tiếp xúc đó, ngay lập tức bé sẽ cẩm nhận được sự an toàn, bình yên.
  4. Thắt chặt mối dây liên hệ mẹ con Những nghiên cứu về tâm lý chỉ ra rằng việc yêu thích sự tiếp xúc cơ thể sẽ giúp thắt chặt hơn mối dây liên kết giữa mẹ và con. Tất nhiên, bạn nên tận dụng tối đa cơ hội để ẵm bồng con lúc đang thức, ví dụ như khi cho bé tắm hoặc lúc thay tã, khi bạn bế con để đút ăn, những lúc bạn ôm con cùng trò chuyện… Tất cả những việc đó sẽ giúp gia tăng mối liên kết giữa bạn và con. Ôm con vào lòng ngủ nếu bé quấy khóc ban đêm cũng có tác dụng tương tự. Nếu tình mẹ con đã được nuôi dưỡng thông qua những hoạt động tiếp xúc nhau trong suốt cả ngày, hãy thử tưởng tượng xem sẽ còn mạnh mẽ như thế nào hơn nữa nếu đêm về bé thường nhõng nhẽo và buồn bực, cơ hội cho bạn đấy! Âu yếm bé theo nhiều cách khác nhau
  5. Nếu bạn cứ giữ chặt suy nghĩ phải ẵm con suốt đêm khi bé quấy khóc thì vô hình chung đã tạo trong đầu bé tư tưởng cần thu hút sự chú ý của mẹ và khóc toáng lên. Tuy nhiên, cũng có nhiều lựa chọn khác cho sự âu yếm dễ thương của bạn, chẳng hạn như, bạn có thể xốc con trên tay mình, vuốt nhẹ mặt và lùa tay vào tóc bé trong khi đang dỗ những lời dịu ngọt, làm được điều đó, bạn đã giúp bé thay đổi bầu không khí quanh mình, quấn bé nhẹ nhàng và an toàn trong chăn ấm cũng là một ý kiến hay đấy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2