intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức cho thị trường bán lẻ Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

61
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại nhiều cơ hội cho ngành bán lẻ của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng thông qua áp dụng những công nghệ mới, tích hợp kênh bán lẻ trực tuyến và cửa hàng, mang lại trải nghiệm mua sắm thú vị và độc đáo cho người tiêu dùng. Bài viết sẽ đề cập tới một số các cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức cho thị trường bán lẻ Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION: OPPORTUNITES AND CHALLENGES FOR VIETNAM’S RETAIL MARKET ThS. Mai Lưu Huy 1 Đại học Văn Hiến huyml@vhu.edu.vn ThS. Vũ Thị Thương 2 Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum vuthuong@kontum.udn.vn Tóm Tắt Sau hơn 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường bán lẻ Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc và gặt hái được nhiều thành quả tích cực, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi lưu thông hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của xã hội. Ngày nay, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại nhiều cơ hội cho ngành bán lẻ của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng thông qua áp dụng những công nghệ mới, tích hợp kênh bán lẻ trực tuyến và cửa hàng, mang lại trải nghiệm mua sắm thú vị và độc đáo cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ mang lại nhiều thách thức cho ngành bán lẻ trong việc chuyển đổi theo xu hướng 4.0. Bài viết sẽ đề cập tới một số các cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 Từ khóa: Cơ hội, thách thức, thị trường bán lẻ, Việt Nam. Abstract After more than 10 years of joining the World Trade Organization (WTO), Vietnam's retail market has achieved many remarkable achievements, playing an important role in the circulation chain of consumer goods and services of society. Nowadays, the development of the fourth industrial revolution has brought many opportunities for Vietnam's retail industry in general and retail businesses in particular  through the application of new technologies and integration offline and online channelsin reatail that  bring  consumers an interesting and unique shopping experience. However, the fourth industrial revolution will also bring many challenges for the retail industry. The paper will present some of the opportunities and challenges which the Vietnamese retail market have to face in the context of Industry 4.0. Keywords: Challenges, Opportunities, Vietnam's retail market. 1. Cách mạng công nghiệp và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Cho đến nay, thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN). Đặc trưng của những cuộc CMCN trước đây là sự ứng dụng những kỹ thuật khác nhau vào sản xuất (hình 1). Cuộc CMCN đầu tiên xuất phát từ thế kỉ XVIII khi con người biết dùng hơi nước và máy móc để thay cho sức người, sau đó đến lượt điện - dây chuyền sản xuất và các mô hình sản xuất quy mô lớn ra đời tạo nên cuộc cách mạng thứ 2. Khi máy tính ra đời vào những năm 1970, bắt đầu cho một loạt thay đổi về cách người ta xử lí thông tin và tự động hóa bằng robot, cuộc cánh mạng thứ 3 được xướng tên. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta có cuộc CMCN 4.0, hay còn gọi là Industry 4.0 Theo Gartner, CMCN 4.0 (hay CMCN lần thứ tư) xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của Chính phủ Đức năm 2013. Industrie 4.0 kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kĩ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về CMCN 4.0 như sau: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. 596
  2. Kỷ yyếu Hội thảo quốc tế “Thư ương mại và phân phối” lần n 2 năm 20200   Bâây giờ, cuộcc Cách mạng Công nghhiệp Thứ tư đang nảy nở n từ cuộc ccách mạng llần ba, nó kết k hợp các cônng nghệ lại với nhau, lààm mờ ranhh giới giữa vật v lý, kỹ th huật số và siinh học". Hình 1: Các cuộc cách mạng trong g quá khứ vàà hiện tại Nguồn: Miranda Kwwong, (2018)) Định nghĩa n một ccách rộng hơn, đặc trưnng của IR 4.0 4 là sự cảii tiến công nghệ một cách c nhanh chóng thông qua q việc tănng cường sử ử dụng truyềền thông di động đ và kếtt nối Interneet (“internett vạn vật”), dữ ữ liệu lớn, trrí tuệ nhân tạo, công nnghệ robot, phương tiệện tự điều kkhiển, côngg nghệ in 3D D, nano và côn ng nghệ sinnh học, côngg nghệ điện toán… Hiện CMCN C 4.0 đđang diễn rra tại các nư ước phát triểển như Mỹ, châu Âu, mmột phần ch hâu Á. Bên cạn nh những cơ c hội mới, cách mạngg công nghiệệp 4.0 cũng g đặt ra choo nhân loại nnhiều thách h thức phải đối mặt. Cách mạng m công nnghiệp 4.0 là cơ hội qu uý giá cho Việt V Nam nắắm bắt các ccông nghệ mới m để đẩy nh hanh hơn tiếến trình cônng nghiệp hóóa, hiện đạii hóa nhằm thu hẹp khhoảng cách pphát triển với v các nền kin nh tế phát trriển khác trrên thế giới nói chung và đẩy mạnnh sự phát tr triển của nggành nông nghiệp n Việt Naam nói riêngg. Các ứnng dụng củaa công nghệệ số sẽ hỗ trợ t lập kế hoạch, h tính ttoán chi phíí, doanh thu u theo mùa vụ ụ, thu thập, phân p tích thhông tin môôi trường, điều đ khiển các c thiết bị để giữ cho môi trường g tuân theo đú úng quy trìnnh chuẩn. Đ Đồng thời, hhỗ trợ hệ thống cảnh báo b tự động , hỗ trợ phâân tích, đán nh giá chất lượợng, năng suất s và đề xxuất các giiải pháp tối ưu cho các doanh ngghiệp bán lẻẻ nhằm giú úp đáp ứng nh hanh hơn vớ ới sự thay đđổi của thị trường cũng như chủ động đ trong việc nắm bbắt xu hướn ng của các thàành phần khhách hàng trrong thị trườ ờng. Các sảản phẩm củaa trí tuệ nhâân tạo (AI) và xu hướn ng ứng dụngg phần mềm m, chip cảm biến trong cácc hệ thống quản q lý kháách hàng, sảản phẩm và dịch vụ ngàày càng hiệuu quả hơn. T Trong thời đại đ CMCN 4.0 0, các doanhh nghiệp hooạt động troong ngành bánb lẻ là người gợi ý vvà đưa ra thhị hiếu và nhhu cầu cho kh hách hàng; giúp g khách hhàng tối ưu hoá giữa nh hu cầu và ng guồn lực củủa bản thân. Cùng với đó đ là sự kết hợ ợp với Dữ liiệu lớn (Bigg Data) giúpp cải thiện chất lượng dự báo nhuu cầu của kkhách hàng và quản lý kh hách hàng một m cách tốt hơn và số lliệu tính toáán ngày càn ng chính xácc hơn với sốố mẫu lớn. SựS kết hợp gữ ữa internet vạn v vật (IoT) và dữ liệuu lớn sẽ làm thay đổi ho oàn toàn chuuỗi cung ứnng trong thờii gian tới. Đối vớới ngành báán lẻ, IoT sẽ chuyển từ ừ hệ thống phân phối ttruyền thốnng sang buôôn bán trực tuy yến và kết nối n người tiêêu dùng vớ ới người sản xuất, phân tích và dự bbáo nhu cầuu để ra quyế ết định sản xu uất. Ngoài raa, IoT sẽ giúúp tăng hiệuu quả truy xuất x nguồn gốc và kiểm m soát sản pphẩm chất lượng. l Đối vớ ới hệ thống tổ t chức hànnh chính, cơ ơ hội để tận dụng công nghệ số gồồm: công ngghệ viễn thá ám kết hợp vớ ới IoT và Big Data để ggiúp hỗ trợ cho quản lý ý thông tin cho c quy hoạạch, giám ssát cung - cầ ầu, quản lý và cảnh báo rủủi ro, kết nốối thị trườngg và phản hồ ồi chính sácch bản lẻ. 2. Thực trạngg thị trường bán lẻ tạii Việt Nam Theo số s liệu của V Viện Nghiêên cứu Thươ ơng mại (Bộ ộ Công Thư ương), giai đđoạn 2013 - 2020, tốc 597
  3. Kỷ yyếu Hội thảo quốc tế “Thư ương mại và phân phối” lần n 2 năm 20200   độ tăng trưởnng thương m mại bán lẻ của Việt Nam N trung bình b sẽ đạtt 13,5%/nămm, quy mô thị trường kh hoảng 180 tỷỷ USD vào năm 2020, trong đó báán lẻ hiện đạại chiếm trêên 45% so vvới mức 25% % của năm 2016. Đến năăm 2020, thheo quy hoạạch, cả nướ ớc sẽ có khhoảng 1.2000 - 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thư ương mại, 1571 trung tââm mua sắm m. Trong giiai đoạn 2018-2021, thhị trường báán lẻ được dựd đoán sẽ tăn ng trưởng ổnn định nhờ nhu cầu giảải trí tăng (1 10%/năm), cửac hàng tạpp hóa hiện đđại (9%/năm m) và hàng maay mặc (6% %/năm). Bênn cạnh ngànnh hàng thờ ời trang, dịcch vụ cá nhhân và giải trí như trun ng tâm thể thaao đa năng vàv rạp chiếuu phim sẽ nggày càng mở m rộng hơn nhằm cungg cấp mức sốống tốt hơn cho người dânn tại các thàành phố lớnn. 200 80 18 30% 25% 150 142 27% 126 115 20% 103 94 100 85 15% Doanh tthu (tỉ USD) 10% 10% Tốc độ ttăng trưởng (% %) 13% 13% 10% 50 % 11% 11% 5% 0 0% 2013 20144 2015 22016 2017 2018 020 20 Hình 2: Biểu B đồ doan nh thu và tốcc độ tăng trư ưởng của ngà ành bán lẻ V Việt Nam giaai đoạn 2013 3-2020 (Nguuồn: Bộ Công thương Việệt Nam 2019)9) Theo BộB Công Thhương, thị pphần bán lẻẻ hiện đại ch hỉ mới chiếm m khoảng 225% tổng mức m bán lẻ; cácc siêu thị, trrung tâm thhương mại hhầu hết tập trung tai cáác thành phhố lớn và khhu vực nội thành, khu vự ực nông thônn và ngoại thành còn bbỏ ngỏ rất nhiều. n Đối thủ t cạnh traanh bán lẻ ccủa các doaanh nghiệp Viiệt Nam chư ưa nhiều. Cóó thể thấy rrằng các tỉnh h thành tăng g trưởng mạạnh hơn Hồồ Chí Minh (HCM) và Hàà Nội. Cụ thhể, số lượngg siêu thị ở HHCM và Hàà Nội tăng 10% 1 (150 cửửa hàng nămm 2019, 136 6 cửa hàng nămm 2018), trrong khi số lượng ở cácc tỉnh khác tăng 23% (161( cửa hàn àng năm 20119, 131 cửaa hàng năm 2018). Tươngg tự với trunng tâm thươ ơng mại (TT TTM), có 55 5 TTTM ở ccác tỉnh thàành, nhiều hơn tổng số TT TTM ở HCM M và Hà Nộội. 350 100 300 Siêu thị  80 Trung tâm mua  250 161 Thành phố  55 sắm Thành phố  200 131 khác 60 41 khác 108 22 150 Siêu thị  40 Trung tâm mua  100 HCM/HN sắm HCM/HN N 121 136 150 20 37 3 37 41 50 0 0 2017 2 2018 2019 20 017 2018 22019 Hình 3: Số lượngg siêu thị và trung t tâm mua sắm của các thành p hố (Nguồn: Brandsvietnam B m.com) Vingrooup góp phầần lớn vào ssự tăng trưở ởng của kênh bán hàng hiện đại. VVới việc mở rộng thêm cử ửa hàng và sáp s nhập, V Vingroup đaang dần thố ống trị một số thị trườnng kênh hiệện đại. Chu uỗi siêu thị 598
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   Vinmart hiện đang có 120 cửa hàng, chiếm 1/3 trong tổng số cửa hàng trên thị trường. Ở thị trường cửa hàng tiện lợi, Vinmart+ đang chiếm 50% thị phần, với thương vụ sáp nhập Shop & Go vừa qua. Ngoài ra, cửa hàng Vinmart+ liên tục được mở rộng và đã gần chạm mốc con số 1500 cửa hàng trên cả nước. Cuối cùng, sự mở rộng của Vincom đã đưa họ lên vị trí dẫn đầu ở thị trường trung tâm thương mại. Vincom được đẩy mạnh mở rộng ở các khu vực ngoại ô trong thời gian gần đây. Năm 2018-2019 là những năm diễn ra nhiều thương vụ sáp nhập. Fivimart, chuỗi cửa hàng từng hợp tác với AEON Group, nay đã được sáp nhập vào Vingroup. Shop&Go cũng vừa được giao cho Vingroup tiếp quản. Cuối cùng là Auchan, chuỗi siêu thị đến từ Pháp, vừa bán toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình, đã nêu ra một số khó khăn của họ trong việc cạnh tranh thị phần ở thị trường đang không ngừng phát triển này. Trong khi các tập đoàn lớn trong nước như Vingroup hay Thế giới di dộng đang tăng tốc mở rộng hoạt động, một số đối thủ đã quyết định thay đổi chiến lược và rời khỏi thị trường Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam đang có hơn 3000 cửa hàng tiện lợi trên cả nước, con số này tăng gấp đôi so với hai năm về trước. Cửa hàng tiện lợi là kênh khá phổ biến đối với giới trẻ. Mặc dù con số này có vẻ tích cực, nhưng kế hoạch mở rộng ban đầu lớn hơn so với con số hiện tại. Chẳng hạn, hiện tại Familymart có 125 cửa hàng và Ministop có 115 cửa hàng, những con số này vẫn đang cách rất xa so với mục tiêu ban đầu. Các cửa hàng tiện lợi dường như gặp khó khăn trong việc sở hữu cơ sở vật chất tốt cũng như duy trì lợi nhuận. Vì vậy, vấn đề ở đây là họ có thể đầu tư bao nhiêu vào cuộc đua khốc liệt này. 3. Cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ của việt nam trong xu thế CMCN 4.0 CMCN 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó ngành bán lẻ Việt Nam cũng chịu sự tác động không nhỏ. Trên thực tế, làn sóng CMCN 4.0 trong lĩnh vực bán lẻ đang âm thầm diễn ra và tạo nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam với những thay đổi đột phá từ những tiêu chuẩn dịch vụ đa dạng, hiệu quả và nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số. Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng sẽ mang lại không ít những thách thức cho ngành bán lẻ buộc họ phải chuyển đổi tư duy và phương thức kinh doanh theo xu hướng 4.0. 3.1. Cơ hội CMCN 4.0 là sự phát triển tự nhiên của cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba, đã thay đổi hoàn toàn bản chất của thương mại trong nửa sau của thế kỷ 20 với một loạt các tiến bộ tin học và công nghệ thông tin. Đó là thời kỳ thay đổi lớn đối với các công ty bán lẻ, được đánh dấu bằng sự xuất hiện của thẻ tín dụng, tự động hóa kho, Just In Time (JIT) (Đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết) và các mô hình kinh doanh trực tuyến đầu tiên. Hiện nay, dưới tác động của CMCN 4.0, các công ty bán lẻ đang ở giữa một sự chuyển đổi rất lớn - không giống với bất kỳ thời kì nào trước đây trong lịch sử. Với những thành tự của CMCN 4.0, thị trường bán lẻ đang chứng kiến và chịu tác động lớn những thay đổi lớn trong công nghệ, sở thích của người tiêu dùng, kênh bán hàng, phương pháp tiếp thị, rào cản gia nhập, và chuỗi cung ứng. Một trong những thành tựu nổi bật của CMCN 4.0 là sự phát triển của thương mại điện tử, hứa hẹn triển vọng tích cực mở ra cơ hội cho ngành bán lẻ Việt Nam. Bởi thương mại điện tử là yếu tố quan trọng để hình thành mô hình bán hàng đa kênh – một mô hình kết hợp giữa bán hàng trực tuyến và trực tiếp tại cửa hàng để thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh. Việt Nam với ưu thế thuộc nhóm các nước đang phát triển, dân số lớn, trẻ và ưa thích kết nối, quá trình đô thị hóa, thu nhập gia tăng và mức sống cao hơn chính là những yếu tố thuận lợi hỗ trợ tăng trưởng thị trường bán lẻ Việt Nam. Cụ thể, theo các thống kê gần đây của Appota công bố, Việt Nam đang nằm trong top 20 nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới với 49 triệu người kết nối Internet. Số người chỉ sử dụng điện thoại để truy cập Internet ở Việt Nam, nhất là ở độ tuổi từ 18 - 34 tuổi, chiếm tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ người chỉ sử dụng máy vi tính hoặc các thiết bị khác. Không những thế Việt Nam là nước được biết có kết nối di động cao: 55% người Việt sở hữu điện thoại thông 599
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   minh và theo dự báo, đến năm 2020 cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động (Google APAC) và 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Đây chính là động lực để xu hướng mua bán online tại Việt Nam nói chung sẽ ngày một gia tăng. Ngoài ra, theo khảo sát của Vietnam Report về hành vi người dùng, trong các nhóm mặt hàng mà người tiêu dùng thường sử dụng kênh trực tuyến để mua nhất thuộc về ba nhóm hàng chính là đặt chỗ du lịch, vé máy bay, khách sạn (chiếm tỷ lệ 54,4%); quần áo, giày dép (41,2%) và thiết bị đồ dùng gia đình (38,2%). Thêm vào đó, theo dự báo của World Bank, chi tiêu hộ gia đình sẽ tăng trung bình 10,5%/năm đi kèm tốc độ gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu. Hiện tại có khoảng 70% dân số Việt Nam đã được đảm bảo về mặt kinh tế, trong đó có 13% thuộc tầng lớp trung lưu theo chuẩn thế giới. Các tầng lớp thu nhập này đang tăng nhanh, khoảng 20%/năm, trong giai đoạn 2010-2017. Tính từ 2014, trung bình mỗi năm có 1,5 triệu người Việt Nam gia nhập tầng lớp trung lưu, cho thấy các hộ gia đình đang tiếp tục leo lên bậc thang kinh tế cao hơn sau khi thoát nghèo. Tăng trưởng kinh tế, cải thiện mức sống và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu là một nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành bán lẻ trong thời đại CMCN 4.0. Với những lợi thế nêu trên, có thể nói những thành tựu của cuộc CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội cho các nhà bán lẻ Việt Nam trong việc mở rộng quy mô thị trường, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài. Thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là kinh doanh qua không gian mạng đã thuận lợi hơn rất nhiều, rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian, giúp các nhà bán lẻ có thể giảm tối đa chi phí vận hành… Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, với những thành tựu của CMCN 4.0 cho phép các doanh nghiệp gửi thông điệp tiếp thị có liên quan đến khách hàng của trong suốt mọi giai đoạn của hành trình người mua thông qua việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, dịch vụ lên mạng và website. Bên cạnh việc cung cấp những thông tin về sản phẩm, dịch vụ chuẩn từ chất lượng đến giá cả tới khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể nhận lại những phản hồi, bình luận những điều mà khách hàng chưa hài lòng ở mỗi khâu, mỗi dịch vụ khác nhau. Đây cũng là một kênh cung cấp thông tin hữu ích để các doanh nghiệp có thể tự nhìn ra những chỗ còn khuyết thiếu để bổ sung thêm hay để phát triển những điểm mạnh hơn. Ngoài ra, bằng cách thu thập thông tin người tiêu dùng cả online và tại cửa hàng, người làm marketing có được dữ liệu về hành vi, thói quen tiêu dùng, sở thích của khách hàng. Sau khi phân tích được tất cả các dữ liệu đó, nhà bán lẻ có thể nhận ra mong muốn của từng khách hàng. Đây chính là mức độ cá nhân hóa gia tăng trong ngành bán lẻ. Với các thành tựu công nghệ, chi phí cận biên trên một sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có thể giảm xuống hàng trăm lần. Quy trình sản xuất nhanh hơn, thông minh hơn, rút ngắn thời gian sản xuất nhiều lần so với trước đây. Đối với những doanh nghiệp sản xuất thì đây là điểm mạnh, lợi thế cần được phát huy nếu muốn nhanh chóng bắt kịp, đi cùng và trụ vững với các công nghệ đặc trưng 4.0. 3.2. Thách thức Hiện nay, CMCN 4.0 đang làm thay đổi mạnh mẽ các ngành và lĩnh vực với hàng loạt các công nghệ mới đột phá như trí tuệ nhân tạo, tự động hoá, Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây,... Nhiều mô hình thành công từ việc ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng này như (Uber, Grab, Traveloka, Alibaba, Amazon,...) đang đặt các doanh nghiệp bán lẻ trước những thách thức lớn trong việc thu hút khách hàng và gia tăng doanh số. Thứ nhất, CMCN 4.0 làm tăng áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như việc hạ giá thành sản phẩm. Bởi vì, trong thời đại CMCN 4.0 với những thành tựu của công nghệ, người mua có thể đặt hàng từ bất cứ nhà cung cấp nào trong nước, thậm chí mua hàng ở các quốc gia khác. Chính vì thế, lợi thế cạnh tranh về mặt địa lý hay giá cả của doanh nghiệp đều giảm vì khách hàng sẽ dễ tìm được nhà cung cấp giá rẻ hay chất lượng tốt hơn. Trong khi đó, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài lớn, trang bị công nghệ hiện đại theo xu hướng 4.0 sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ mất thị phần, nhân sự và lợi thế cạnh tranh. 600
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   Mối nguy thứ hai là doanh nghiệp bán lẻ phải đối diện với hình thức bán hàng và khách hàng xuyên biên giới. Đây là sự thay đổi rất lớn, chưa từng xảy ra từ trước đến nay và sẽ thay đổi vĩnh viễn môi trường kinh doanh cũng như ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều doanh nghiệp Việt. Hiện các nước nhìn thị trường Đông Nam Á như một quốc gia với 600 triệu người. Trong thời buổi hiện nay, nếu chỉ bán hàng online hoặc offline sẽ rất khó để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Bởi bán hàng offline, doanh nghiệp sẽ tốn rất nhiều chi phí cho mặt bằng, nhân viên…, còn nếu chỉ bán hàng online cũng rất khó khi phải đối diện với những rào cản về lòng tin người tiêu dùng, vấn đề vận chuyển và thanh toán. Vì thế, muốn tồn tại và phát triển trong thời đại công nghệ số, các doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ, nâng cao kiến thức về cộng đồng, về kinh nghiệm bán lẻ và thay đổi phương thức bán hàng theo hình thức đa kênh. Hiện nay, mặc dù các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có chú trọng đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Thêm vào đó, chi phí đầu tư lớn nên doanh nghiệp cũng chưa mạnh dạn đầu tư vào hạ tầng bán lẻ điện tử, song song với các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Bên cạnh đó, thách thức lớn khác của CMCN 4.0 cho ngành bán lẻ Việt Nam chính là nguồn nhân lực. Khác với bán lẻ truyền thống, đội ngũ nhân viên phục vụ chủ yếu tương tác trực tiếp với khách hàng, bán lẻ 4.0 trên nền tảng công nghệ hiện đại đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải được đào tạo, am hiểu chuyên sâu, bắt kịp xu thế, làm chủ được các thiết bị, máy móc, phần mềm ứng dụng đang dần thay thế công việc cho con người. 4. Đề xuất và kết luận Rút kinh nghiệm từ các doanh nghiệp bán lẻ đã thất bại, các doanh nghiệp bán lẻ nên áp dụng hai xu hướng nổi bật tiếp thu từ thị trường bán lẻ tiên tiến trên thế giới, sau đó áp dụng vào Việt Nam. Theo đó, địa phương hoá là xu hướng tập hợp các sở thích, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng địa phương để xây dựng một danh mục hàng hoá cung ứng phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Còn cá nhân hoá là hiểu được văn hoá mua sắm, những yêu cầu về việc trải nghiệm trong quá trình mua sắm để từ đó đưa ra các hình thức mua sắm mới lạ, sáng tạo, thu hút được khách hàng. Chỉ khi hiểu được thị trường và thói quen mua sắm của người dân địa phương thì doanh nghiệp bán lẻ mới có thể phủ rộng được thị trường. Lấy ví dụ như Saigon Co.op, hiện mạng lưới của doanh nghiệp này đã lên đến 125 siêu thị trải dài từ Bắc đến Nam. Để đạt được độ phủ như vậy, doanh nghiệp này đã có sự tìm hiểu, nghiên cứu về từng địa phương, vùng miền, tuy nhiên chủ yếu chỉ tập trung ở miền Đông Nam Bộ và một vài tỉnh nhỏ lẻ phía Bắc. Hay Vinmart, trong một Hội nghị với nhà cung cấp của Vincommerce (công ty sở hữu thương hiệu Vinmart, Vinmart+) vừa được tổ chức, trong 5 năm tới doanh nghiệp này sẽ chú trọng xây dựng chiến lược sản phẩm và tạo sự khác biệt thông qua quá trình địa phương hoá và cá nhân hoá. Theo đó, trong quá trình mở rộng mô hình ra các tỉnh, Vincommerce đã nhận thấy sự khác biệt giữa các địa phương là rất lớn. Chính vì tin tưởng có thể nắm bắt được thị trường cũng như tâm lý khách hàng ở các địa phương khác nhau mà Vincommerce rất tự tin đưa ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ có hơn 300 siêu thị VinMart, gần 10.000 cửa hàng VinMart+, tiên phong phủ sóng tại khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước. Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ tại Việt Nam còn thiếu sự liên kết giữa các siêu thị, tư duy về quản lý hiện đại, tư duy về liên kết, tư duy của nền kinh tế chia sẻ còn sơ khai. Đặc biệt, tính cấu kết, hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu. Cùng với đó, thị trường bán lẻ Việt chưa thực sự có lợi thế cạnh tranh như thị trường các nước đối với các mặt hàng cao cấp, bởi tỷ trọng người mua mặt hàng này nhỏ và họ sẵn sàng bỏ tiền mua sản phẩm cao cấp của nước ngoài thay vì mua sản phẩm của Việt Nam… Trước thực trạng đáng lo ngại đang hiện hữu trên thị trường bán lẻ hiện nay, năng lực cạnh tranh là yếu tố hàng đầu, do đó các doanh nghiệp phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước và tận dụng sự hỗ trợ của Nhà nước một cách hợp lý mà không vi phạm các cam kết của các Hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để 601
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   các tập đoàn phân phối bán lẻ Việt đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, mở rộng cửa đón hàng Việt vào để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất Việt một cách công bằng, minh bạch và ổn định lâu dài. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó ngành bán lẻ Việt Nam cũng chịu sự tác động không nhỏ. Nếu như trước đây người tiêu dùng Việt Nam chỉ có thể mua sắm ở các cửa hàng, sạp hàng hiện hữu tại kênh bán lẻ truyền thống cũng như bán lẻ hiện đại thì ngày nay, người tiêu dùng hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm của mình qua các cửa hàng hiện hữu, đa kênh và trực tuyến. Chính vì vậy, xu hướng thương mại điện tử tiếp tục có vai trò ngày càng tăng trong ngành bán lẻ. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đều đánh giá, trải nghiệm của khách hàng chính là tác nhân, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến xu hướng bán lẻ trong tương lai. Định lượng cho nhận định trên, Nielsen trong năm 2019 đã ghi nhận đến 50% hoạt động mua sắm hiện nay có được thông qua truyền miệng, và hơn 80% các hoạt động truyền miệng này xuất phát từ quá trình trải nghiệm của những khách hàng trước đó. Đặc biệt, trong thời buổi ứng dụng công nghệ số, làm sao để tạo ra những hiệu dụng hữu ích tại cửa hàng của mình lại càng quan trọng? Bởi, cộng đồng thiết kế bán lẻ mới hiện nay không chỉ tập trung vào diện mạo mà là tương tác, trải nghiệm của khách hàng khi tiếp xúc với thiết kế đó. Cuối cùng, việc xâm nhập và tồn tại trong nền công nghiệp bản lẻ là một thách thức lớn, doanh nghiệp dù trong hay ngoài nước đều đưa ra các chiến lược và chính sách riêng biệt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Riêng với nhà bán lẻ trong nước, thua thiệt về quy mô, tiềm lực tài chính với đối thủ ngoại là điều không tránh khỏi, song lợi thế chúng ta có được trên chính sân nhà là sự am hiểu nhu cầu, thị hiếu, thói quen của người tiêu dùng Việt Nam. Muốn phát triển bền vững trong hệ thống phân phối trong xu thế phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành bán lẻ cần phải có quy hoạch phát triển mạng lưới, điều kiện hạ tầng; tổ chức những vùng sản xuất hàng hóa, nhất là sản xuất nông sản thực phẩm để cung ứng một cách đều đặn, có chất lượng và hiệu quả cho hệ thống phân phối cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Trang. Cách mạng Công nghiệp 4.0: Bước đi mới cho thị trường bán lẻ Việt Nam. Tạp chí tài chính, 2018. 2. Harald Dutzler, Benedikt Schmaus (2016). Opportunities and challenges for consumer product and retail companies, 3(2), 443. 3. Miranda Kwong, International Labour Organization. Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam: Hàm ý chính sách với thị trường lao động, 2018. 4. Department of Trade, Investment and Innovation. Industry 4.0 opportunities behind the challenge, 2017 5. Perspectives on Retail Technology, Nielsen, 2016 6. The Future of Grocery: E-Commerce, Digital Technology and Changing Shopping Preferences around the World, Nielsen, 2015. 7. Vietnam’s robust retail scene, Nielsen, 2018 8. 30 năm đổi mới và pahst triển thương mại bán lẻ Việt Nam, Cục quản lý giá, 2016. 9. Hội thảo “Thị trường bán lẻ Việt Nam – Cơ hội và Thách thức”, Viện nghiên cứu Thương mại, 2016. 10. Rủi ro đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập TPP và các FTA – Hiện trạng và các đề xuất Chính sách, Viện nghiên cứu Chính sách, 2016. 602
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2