intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP

Chia sẻ: Hoang Thi Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

176
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong tình hình hiện nay, cùng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và khu vực, việc cải cách hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có tư pháp của nước ta được đặt ra hết sức cấp thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP

  1. CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP Posted on 09/02/2011 by Civillawinfor BÙI DƯƠNG PHÚ – Sở Tư pháp Bến Tre Trong tình hình hiện nay, cùng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và khu vực, việc cải cách hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có tư pháp của nước ta được đặt ra hết sức cấp thiết. Để tạo chuyển biến căn bản trong cải cách tư pháp, đã đến lúc cần nghiên cứu tìm giải pháp đột phá về vấn đề này, đó là tiến hành cải cách ở khâu then ch ốt nhất, cải cách tổ chức Toà án. Sau khi Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 được thông qua, Quốc hội đã ban hành nhiều luật, bộ luật, pháp lệnh quan trọng về lĩnh vực tư pháp, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan tư pháp như: Luật Luật sư, Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Công chứng, Luật Tương trợ tư pháp, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Lý lịch tư pháp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự. Quốc hội cũng đã phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính… Nhìn chung, khối lượng văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội, UBTVQH thông qua khá nhiều. Trên cơ sở các quy định của các bộ luật, luật, pháp lệnh, hoạt động của các cơ quan tư pháp đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời đấu tranh phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; tích cực giải quyết các vụ án dân sự, hành chính và thi hành án, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan tư pháp vẫn còn nhiều hạn chế, như còn để xảy ra tình trạng oan sai trong điều tra, truy tố, xét xử, khiếu nại, tố cáo. Số lượng án chờ xét xử để quá hạn luật định còn lớn. Kết quả thi hành án hình sự, thi hành án phạt tù còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân có nhiều, nhưng điều có thể dễ nhận thấy là việc thể chế những chủ trương, quyết sách theo Nghị quyết 49-NQ/TW còn chậm, chưa đạt được được yêu cầu, mục tiêu cải cách đề ra. Để tạo chuyển biến căn bản trong cải cách tư pháp, đã đến lúc cần nghiên cứu tìm giải pháp đột phá về vấn đề này, đó là tiến hành cải cách ở khâu then chốt nhất, cải cách tổ chức Toà án. Lựa chọn vấn đề này vì xét đến cùng, Toà án là nơi giám sát kết
  2. quả hoạt động của cả hệ thống tư pháp. Ngay cả việc thi hành án ở khâu cuối cùng của tố tụng hình sự cũng như tố tụng dân sự còn gặp nhiều khó khăn cũng phải xem xét từ cội nguồn của vấn đề là chất lượng bản án. Bản án công bằng, vô tư luôn tạo ra sức mạnh và tính chính đáng của hệ thống cơ quan tư pháp vì nó được người dân tin tưởng. Thông qua hoạt động của Toà án, các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng phải không ngừng nâng cao năng lực của mình. Các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp dưới phải thực hiện việc bồi thường nếu có lỗi để xảy ra oan trong quá trình tố tụng. Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW: Tổ chức hệ thống toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính cấp huyện; toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà án thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Việc nghiên cứu cải cách Toà án theo định hướng Nghị quyết số 49-NQ/TW cần thực hiện theo các nguyên tắc sau: 1. Các nguyên tắc chủ yếu - Phải xuất phát từ yêu cầu cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là đảm bảo tính độc lập của Toà án. Trong hệ thống các cơ quan tư pháp hiện nay, Cơ quan điều tra tuy hoạt động độc lập theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhưng do cơ chế tổ chức cán bộ, thủ trưởng cơ quan điều tra có thể kiêm nhiệm một chức vụ hành chính như Tổng cục trưởng, Phó giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng Công an huyện nên hoạt động điều tra khó tránh khỏi sự chỉ đạo mang tính hành chính. Ở ngành Kiểm sát, do đặc thù của ngành về tính tập trung thống nhất, kiểm sát viên ngoài việc thực hiện thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn bị chỉ đạo mang tính hành chính của Viện trưởng Viện kiểm sát. Vì vậy, cần xây dựng tính độc lập của Toà án như một thành luỹ cuối cùng để giảm thiểu tối đa sự can thiệp từ bên ngoài vào hoạt động của Toà án. - Xây dựng mô hình Toà án một mặt tạo thuận lợi cho việc thực hiện quyền lực nhà nước nhưng cũng cần quan tâm đến lợi ích của công dân khi có việc phải hệ lụy đến chốn pháp đình. - Cải cách tổ chức toà án phải đặt ra mục tiêu góp phần làm cho công tác xét xử được công bằng, đúng pháp luật. 2. Cải cách Toà án tập trung vào các nội dung sau - Từ góc độ lợi ích của người dân, Toà án sơ thẩm khu vực ở các vùng nông thôn, miền núi dù có số lượng án ít cũng nên thành lập mỗi huyện một Toà án sơ thẩm khu vực. Ở thành phố lớn (TP. HCM, TP. Hà Nội), do điều kiện giao thông thuận lợi hơn có thể hai hoặc ba quận thành lập một Toà án sơ thẩm khu vực. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nên thành lập một Toà án phúc thẩm. Đối với Toà án thượng
  3. thẩm, tuỳ theo số lượng án phải thụ lý, giải quyết cần có phạm vi quản hạt khoảng năm đến mười tỉnh thành lập một Toà án là hợp lý. - Về phân định thẩm quyền: theo Nghị quyết số 49-NQ/TW, Toà án sơ thẩm khu vực có nhiệm vụ, thẩm quyền xét xử sơ thẩm các loại vụ án; Toà án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng phẩm có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Yêu cầu của việc phân định thẩm quyền cho mỗi cấp Toà án là phải đảm bảo nâng cao chất lượng giải quyết án, án không bị tồn đọng, quá hạn luật định, giảm thiểu đến mức thấp nhất để xảy ra oan sai trong hoạt động xét xử, đồng thời cũng phải kế thừa yếu tố hợp lý của việc phân định thẩm quyền của các Toà án hiện nay, tránh việc xáo trộn lớn không cần thiết. 3. Cơ cấu tổ chức Hiện nay cơ cấu tổ chức của ngành toà án có ba cấp: Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân tối cao. Trong Toà án nhân dân tối cao còn có ba Toà phúc thẩm đặt ở ba miền và các Toà chuyên trách. Cấu trúc này làm cho tổ chức Toà án nhân dân tối cao rất đồ sộ với biên chế hàng trăm thẩm phán, nhưng việc xét xử của các Toà phúc thẩm, Toà chuyên trách này vẫn còn để xảy ra oan sai, làm ảnh hưởng nhiều đến Toà án nhân dân tối cao, tư cách là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, cơ cấu tổ chức của ngành Toà án sẽ có Toà án sơ thẩm khu vực, Toà án phúc thẩm, Toà án thượng thẩm và Toà án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, để góp phần nâng cao năng lực giải quyết án, tăng cường tính độc lập của mỗi cấp Toà án, thì cần để cho các Toà thượng thẩm có một vị trí pháp lý độc lập, không phụ thuộc tổ chức Toà án nhân dân tối cao. Với cơ cấu tổ chức nói trên, việc xây dựng Toà án nhân dân tối cao ở nước ta từng bước có điều kiện tiếp cận với thông lệ của các nước có truyền thống tư pháp, theo đó, Toà án nhân dân tối cao sẽ có vai trò to lớn trong sáng tạo án lệ, bổ sung cho nguồn luật và số lượng thẩm phán thật sự không cần nhiều khoảng 9 đến 15 thẩm phán. 4. Về cơ chế bổ nhiệm thẩm phán Cùng với việc cải cách mô hình tổ chức Toà án, thì vấn đề cải cách cơ chế bổ nhiệm thẩm phán phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Việc chuẩn bị nhân sự cho việc bổ nhiệm thẩm phán cần tận dụng những lực lượng đã có sẵn để bổ nhiệm. Theo quy định của pháp luật, hiện nay có hai cơ chế bổ nhiệm thẩm phán. Chánh án Toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm thẩm phán các Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự khu vực; Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương. Cơ chế bổ nhiệm nhiệm hiện nay vẫn chưa tạo cơ hội cho người có phẩm chất, năng lực trong hệ thống chính trị trở thành thẩm phán (nguồn bổ nhiệm chủ yếu vẫn từ khối thư ký Toà án), chưa phát huy được vai trò của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội với tư cách là cơ quan thể hiện chủ quyền nhân dân, chưa gắn
  4. công tác giám sát tư pháp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân với công tác cán bộ của cơ quan tư pháp. Vì thế, cần thiết phải có sự điều chỉnh theo hướng giao cho UBTVQH bổ nhiệm thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, thẩm phán Toà án quân sự trung ương. Vì hiện nay UBTVQH là cơ quan quyết định biên chế, chế độ tiền lương của ngành Toà án, quyết định một số thẩm phán làm thành viên của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, thực hiện giám sát hoạt động của Toà án nhân dân tối cao giữa hai kỳ họp Quốc hội. Đối với việc bổ nhiệm thẩm phán Toà án thượng thẩm, thẩm phán Toà án phúc thẩm, Toà án sơ thẩm khu vực nên giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm. Để tập trung cho hoạt động xét xử, sáng tạo án lệ ở cấp cao nhất, không nên giao cho Chánh án Toà án nhân dân tối cao thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán ở bất kỳ cấp nào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2