intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Chia sẻ: Hà Hồng Thái | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:27

145
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án cải tạo, phục hồi môi trường - Dự án khai thác mỏ đá Mai Đào, xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai được thành lập nhằm mục đích: Cải tạo phục hồi môi trường để đưa một phần môi trường và hệ sinh thái về trạng thái ban đầu - Đề xuất các phương án cải tạo, phục hồi môi trường; Đề xuất các chương trình giám sát môi trường phù hợp, nhằm đảm bảo thông số về môi trường chính yếu được theo dõi thường xuyên trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường; Cung cấp căn cứ cơ sở khoa học cho cơ quan chức năng thuận lợi trong việc quản lý và giám sát các nội dung cải tạo môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

  1. MỞ ĐẦU “Dự án đầu tư  khai thác mỏ đá Mai Đào, xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh  Lào Cai” là dự án khai thác trên tổng diện tích là 20,406 ha trong 33 năm. Dự án có quy  mô khai thác là 50.000 m3/năm, với lượng đá nguyên khai cấp về  xưởng sản xuất là  45000m3/năm. Thời gian thực hiện 33 năm. Đây là dự án khai thác đá vôi làm vật liệu  xây dựng, sẽ làm biến đổi toàn bộ diện mạo khu vực triển khai dự án khi kết thúc khai  thác. Toàn bộ phần núi đá vôi thuộc diện tích cấp phép sẽ trở thành bãi đất trống bằng   phẳng, có cao độ trùng với chân núi hiện tại ở cos +275.  Địa điểm thực hiện dự án thuộc Thôn Mai Đào, xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên,   tỉnh Lào Cai. Nằm tại cây 57 (cách thành phố  Lào Cai 57km). Cách trung tâm Bảo Yên  15km.           Khu mỏ do Công ty TNHH khoáng sản và Luyện kim Việt Trung được cấp phép  thăm dò theo Quyết định số  762/GP­UBND, ngày 31 tháng 3 năm 2010, có diện tích  2,07ha. Thực hiện Luật Bảo vệ  môi trường đã được Quốc hội Nước cộng hoà xã hội  chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, Luật khoáng sản và các văn bản pháp  luật liên quan đối với việc bảo vệ  môi trường trong và sau khi kết thúc khai thác:  Quyết định số 18/2013/QĐ­TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ v/v cải tạo,   phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai   thác khoáng sản. Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung đã lập “Đề án  cải tạo, phục hồi môi trường ­ Dự án khai thác mỏ đá Mai Đào, xã Thượng Hà, huyện  Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”. Dự án được thành lập nhằm mục đích: ­ Cải tạo phục hồi môi trường để  đưa một phần môi trường và hệ  sinh thái về  trạng thái ban đầu ­ Đề xuất các phương án cải tạo, phục hồi môi trường. ­ Đề  xuất các chương trình giám sát môi trường phù hợp, nhằm đảm bảo thông   số về môi trường chính yếu được theo dõi thường xuyên trong quá trình cải tạo, phục   hồi môi trường. ­ Cung cấp căn cứ  cơ  sở  khoa học cho cơ  quan chức năng thuận lợi trong việc  quản lý và giám sát các nội dung cải tạo môi trường.
  2. CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XàHỘI 1. Vị trí địa lý  Địa điểm thực hiện dự án thuộc Thôn Mai Đào, xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên,  tỉnh Lào Cai. Nằm tại cây 57 (cách thành phố Lào Cai 57km). Cách trung tâm Bảo Yên  15km. Đặc điểm địa hình Mỏ đá Mai Đào là hệ thống núi đá nhỏ nằm ở dưới sườn đồi thuộc xã Thượng   Hà,huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai nằm  ở  độ  cao tuyệt đối từ  271m đến 386m so với   mực nước biển, khu vực thăm dò có chiều dài trung bình 182m, chiều rộng 83m. Khu   mỏ lộ thiên, ít có đất phủ. Khu mỏ có hai kiểu địa hình: Địa hình núi karst và địa hình tích tụ. Đặc điểm địa chất khoáng sản Đá vôi màu xám xanh, xám, bị  dập vỡ mạnh, nhiều mạch calcit màu trắng cắt  qua. Quá trình Đolomit hóa, kast xảy ra yếu. Thành phần khoáng vật gồm Calcit, dilomit, khoáng vật sét và các khoáng vật  phụ. Đá có cấu tạo phân lớp dày, kiến trúc ẩn tinh đến vi hạt. Các khoáng vật phân bố  đều, không định hướng.  Qua kết quả  thăm dò khẳng định đá vôi thuộc khu vực mỏ  đá Mai Đào, xã  Thượng Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có chất lượng tốt, đáp  ứng yêu cầu sản  xuất đá dăm và đá hộc các loại phục vụ cho xây dựng dân dụng, rải đường và làm phụ  gia cho sản xuất gang, thép. Theo các tài liệu địa chất thu thập được, trong khu vực thăm dò không có các  khoáng sản kim loại. Khoáng sản chính trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là các khoán  sản phi kim loại, đá vôi sản xuất vật liệu xây dựng là chủ yếu. 2. Điều kiện kinh tế ­ xã hội 2.1 Điều kiện về kinh tế Xung quanh dự án chủ  yếu là các vùng kinh tế nông nghiệp và một số  hộ  tiểu   thương sống rải rác ven đường. Đặc biệt, tại khu vực triển khai dự án có một số  hộ  sống bằng nghề  lâm nghiệp và chế  biến gỗ, thu nhập khá cao. Ngoài ra, dự  án còn  nằm trong xã Thượng Hà với một số đặc trưng về kinh tế năm 2012 như sau:
  3. Cơ  cấu kinh tế  của xã chủ  yếu là kinh tế  nông nghiệp.  Về  cơ  cấu lao động:  Theo điều tra tại thời điểm tháng 11/2012 tổng số hộ trên địa bàn xã là 1191; nhân khẩu  5.558 người; trong độ tuổi lao động là 2.958 người, độ tuổi lao động (nam từ 18­60 tuổi,  nữ  từ  18­55 tuổi) làm việc trong lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư  nghiệp là 2.703 người  chiếm 91,38% và 255 người làm trong các nghành lao động khác.  Trong những năm qua, mặc dù gặp những khó khăn về  kinh tế  và thiên tai liên  miên, thời tiết diễn biến phức tạp tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển gây hại như đạo   ôn, rầy nâu, bệnh bạc lá, rầy lưng trắn…nhưng trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp  của xã luôn đạt xấp xỉ 100% kế hoạch đề ra. Đặc biệt trong hoạt động trồng cây nông  nghiệp của năm 2012 đã đạt 146,8%, đạt tỷ  lệ che phủ rừng toàn xã lên tới 47,7%. Tuy  nhiên, trong lĩnh vực chăn nuôi thì đàn gia súc, gia cầm phát triển không đạt được các kế  hoạch đề ra, tỷ lệ tiêm phòng đạt tỷ lệ thấp.  2.2 Điều kiện về xã hội Dân cư trong vùng dự án phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung theo quốc lộ  70, bao gồm các dân tộc như: Kinh, Dao, Nùng, Tày… Các dân tộc ở đây chủ  yếu sống   tập trung thành thôn, bản dưới chân núi nơi có địa hình thấp. Trình độ dân trí và mức sống   tương đối khá, nghề nghiệp chính là nông nghiệp, số ít làm lâm nghiệp. Trong khu vực   chưa có cơ sở công nghiệp nào đáng kể. Cách dự án khoảng 300m có 01 trường tiểu học   và 01 khu trạm xá, trung tâm xã Thượng Hà có bưu điện, hầu hết đã có lưới điện quốc  gia. Nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, cơ  sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thăm  dò cũng như khai thác mỏ sau này.. Ngoài ra xung quanh dự án không có công trình văn hóa   nào. Ngoài ra, dự án nằm trong xã Thượng Hà với một số đặc trưng về điều kiện xã hội   như sau: Trong năm 2013 và những năm tới, UBND xã Thượng Hà sẽ  quán triệt và triển  khai sâu rộng Nghị quyết của Đảng bộ ­ HĐND xã về Mục tiêu, tiêu chí xây dựng nông   thôn mới đã đề ra. Các tổ  chức đoàn thể, quần chúng tăng   cường công tác tuyên truyền vận động  nhân dân thực hiện một số nội dung sau: +Tích cực hưởng ứng phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới bằng các hoạt  động thiết thực như: Hiến đất để thực hiện các hạng mục công trình theo quy hoạch; +Tích cực tham gia đóng góp công lao động, vật liệu xây dựng để thực hiện các  hạng mục công trình thuộc về phần việc của nhân dân;
  4. +Tích cực tham gia các phong trào thi đua phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, giữ  vững an ninh quốc phòng, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Kế hoạch Nhà nước giao; +Tổ chức triển khai Kế hoạch xây dựng nông thôn mới đến tận thôn, bản để mỗi   người nắm vững và thực hiện theo từng giai đoạn, từng hạng mục công trình đã đề ra. +Phân công thành viên Ban quản lý, cán bộ phụ trách từng thôn, phối hợp với Ban  phát triển thôn tổ  chức thực hiện các hạng mục công trình theo tiêu chí xây dựng nông  thôn mới, thường xuyên xuống thôn bản tham gia hoạt động, giám sát, giúp đỡ giải thích  những nội dung vướng mắc của nhân dân trong quá trình thực hiện. +Phối hợp chặt chẽ với các ngành, chức năng rà soát xây dựng kế hoạch đầu tư,  hỗ trợ theo từng giai đoạn, theo thứ tự ưu tiên, có sự tham gia của người dân, chủ động,  phối hợp tổ chức theo đúng kế hoạch của đồ án, tăng cường công tác tuyên truyền vận   động nhân dân thực hiện tốt các nội dung và mục tiêu của đồ án phát triển nông thôn mới. Theo kế hoạch đến năm 2014 sẽ tiến hành nâng cấp các điểm bưu điện văn hóa xã,   xây dựng tụ điểm truy cập Internet công cộng. Quy hoạch khu sản xuất CN­TTCN diện   tích 2ha tại Km8 thôn 1 Vài Siêu. Dự kiến phát triển các ngành nghề như chế biến lâm  sản, nông sản, sửa chữa máy móc và các dịch vụ  khác;chỉnh trang làm mới 707 nhà  ở  18/18 thôn bản; nâng cấp các tuyến đường liên xã và liên thôn… Nhận xét: Mỏ đá Mai Đào nằm ở khu vực có điều kiện kinh tế chủ yếu là nông,  lâm nghiệp với thu nhập trung bình, về xã hội ở đây chủ  yếu là các dân tộc Kinh, Dao,   Nùng, Tày… Cùng với chương trình nông thôn mới, UBND xã Thượng Hà, nơi có mỏ đá  Mai Đào sẽ ngày càng đượng xây dựng khang trang hơn, kinh tế phát triển theo hướng   tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. 2.3. Các đối tượng xung quanh khu vực khai thác: Khu vực thực hiện Dự án tiếp giáp với các bên như sau: Phía Bắc giáp đường quốc lộ 70,  phía Nam và phía Tây và phía Đông giáp đồi   núi, cách hơn 300m có 01 trường tiểu học và 01 trung tâm y tế. Xung quanh dự án chủ yếu là các khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp với dân cư  tập trung thưa thớt. Dự án nằm ven đườn quốc lộ 70. Đối diện là đồi trồng cây mỡ, 01 hộ làm gỗ,  chếch phía bên trái có 1 hộ bán hàng, và một quả  đồi nhỏ, tiếp đó là trường tiểu học  Thượng Hà cách khoảng 300m. Dự án cách chợ gần nhất khoảng 2km, cách UBND xã khoảng 6km. Dọc đường  ngoài đường cùng phía đường với dự án có khoảng 5 hộ dân, sau đó đến trung tâm y tế  Bảo Yên (cách khoảng 300m), cách xa hơn không có dân cư.
  5. Đánh giá sơ bộ về vị trí địa lý của dự án: + Có diện tích rộng, nhiều đồi đất, có thể  tận dụng đất màu bóc sau này để  hoàn nguyên; + Khu khai thác nằm ngay ngoài đường đi vào, lại rất gần trường học + bệnh   viện (khoảng 300m) do vậy tác động khi nổ  mìn là khá lớn, cần phải áp dụng những  biện pháp đặc biệt để giảm thiểu ảnh hưởng. + Gần quốc lộ 70, có mật độ giao thông lớn chú ý việc tham gia giao thông tăng   sức ép lên giao thông hiện tại cũng như an toàn trong quá trình thi công.  CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Các giai đoạn hoạt động của mỏ  đều có khả  năng gây ra các ô nhiễm môi trường  ở  các mức độ nhất định. Các giai đoạn chính của dự án gồm: ­ Giai đoạn I: Giai đoạn chuẩn bị cho dự án; ­ Giai đoạn II: Giai đoạn xây dựng cơ bản; ­ Giai đoạn III:  Giai đoạn khai thác mỏ; ­ Giai đoạn IV: Giai đoạn đóng cửa mỏ và phục hồi môi trường. 2.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 2.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị cho dự án 2.1.1.1Tác động môi trường của nguồn không liên quan đến chất thải Đánh giá tác động môi trường trong quá trình giải phóng mặt bằng. Trong ranh giới khai thác có 15  hộ dân, trong đó có 5 hộ phải di chuyển chỗ  ở còn 10  hộ  bị  thu hồi đất nông, lâm nghiệp. Đa số  các hộ  dân này sống bằng việc canh tác  trồng nông, lâm nghiệp trên diện tích đất nông, lâm nghiệp bị  thu hồi. Trong khi quỹ  đất của tỉnh còn hạn chế không bố trí đất sản xuất mới nên các hộ  này sẽ  mắc phải   một số vấn đề về sinh kế là không có đất sản xuất. Hơn nữa trình độ  hiểu biết hạn   chế  nên họ  sẽ  không biết sử  dụng đồng tiền được bồi thường vào việc kinh doanh  buôn bán hay tạo sinh kế mới, sau đó họ sẽ thường phải đi làm thuê hoặc thất nghiệp.  Ngoài ra, với những hộ gia đình phải tái định cư  sẽ  bị  xáo trộn cuộc sống do phải tổ  chức lại nơi ở mới, phải quen với môi trường sống mới. Nếu không có phương án bồi  thường tái định cư thỏa đáng, các tác động kể trên là rất lớn, đặc biệt là trực tiếp đến   đời sống của nhân dân bị thu hồi đất và tái định cư.  Ngoài ra, có khoảng 10 hộ dân đang sống xung quanh dự án nhưng không nằm   trong ranh giới dự án, có thể  bị   ảnh hưởng bởi các hoạt động của dự  án cần phải di  chuyển theo các giai đoạn của dự  án. Các hộ  dân này chủ  yếu sống ven mặt đường,  bằng nghề  buôn bán. Việc thu hồi đất sẽ  rất khó khăn do giá trị  kinh tế  của các khu  đất này cao hơn nhiều so với định giá chung của nhà nước đồng thời kinh tế  của họ  phụ thuộc chính vào việc buôn bán ở đây.  2.1.1.2 Tác động môi trường của nguồn liên quan đến chất thải
  6. Chất thải phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là chất thải rắn phát sinh từ khâu phá   dỡ nhà cửa của 5 hộ dân và đốn hạ một số cây cối để xây dựng các công trình. Do đó,   chất thải rắn phát sinh chủ  yếu là các chất hữu cơ và đất đá thải. Chất thải rắn phát  sinh trong quá trình thu hoạch sản phẩm nông nghiệp và làm sạch mặt bằng sẽ  tác  động tới môi trường xung quanh ở các khía cạnh sau:  - Phá vỡ cảnh quan khu vực; - Các chất hữu cơ (rau thải, cành cây…) khi phân hủy gây ô nhiễm không khí; - Nước mưa cuốn theo chất thải rắn từ  sườn dốc làm tăng nguy cơ  ô nhiễm   nước khu vực xung quanh dự án bởi các vật nổi (rác rưởi, cành cây…). Do diện tích đất chặt phá để  tạo mặt bằng không lớn và mật độ  cây cối trong  khu vực thưa thớt nên công tác làm sạch mặt bằng chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp và   trong thời gian ngắn nên các tác động này chỉ  có tính nhất thời. Gỗ  phế  thải được  người dân tận thu làm chất đốt , chất thải trơ (gạch, đá…) được sử dụng san lấp mặt  bằng tại chỗ. Do đó, những tác động tiêu cực do đổ bỏ chất thải phá dỡ công trình cũ   đến chất lượng môi trường không đáng kể. 2.1.2. Trong giai đoạn xây dựng cơ bản 2.1.2.1. Nguồn tác động liên quan tới chất thải a. Ô nhiễm môi trường nước * Nguồn phát sinh nước thải trong quá trình xây dựng bao gồm: ­ Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân xây dựng công trình; ­ Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án; ­Nước thải xây dựng: Không đáng kể. Bảng . Nguồn nước thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng cơ bản Nguồn   gây   ô  Chất   ô   nhiễm  Khu   vực   phát  Stt nhiễm chỉ thị sinh ­   Trên   toàn   bộ  mặt   bằng   mỏ,  Nước   mưa   chảy  TSS,   KLN,   dầu  1 đặc   biệt   là   khu  tràn mỡ, độ đục, … xây   dựng   nhà  xưởng ­ Khu vực nhà ăn;  TSS, BOD, COD,  Nước   thải   sinh  Nhà   vệ   sinh   của  2 ∑N,   P,   vi  hoạt công   nhân   thi  khuẩn… công xây dựng Nước   thải   xây  3 Không đáng kể dựng * Đối tượng bị tác động Các nguồn nước mặt xung quanh dự án,cụ  thể  là 2 ao trong dự  án và 1 ao phía ngoài   dự  án, nước ngầm tại khu vực mỏ và xung quanh khu vực. Đây là những thành phần  môi trường chịu tác động trực tiếp từ  nước thải sinh hoạt, và nước mưa chảy tràn  trong giai đoạn xây dựng cơ bản. b. Ô nhiễm môi trường không khí
  7. *Nguồn phát sinh:  Nguồn phát sinh bụi, khí thải độc hại trong giai đoạn này được  thể hiện tại bảng sau: Bảng .Nguồn phát sinh khí bụi trong giai đoạn xây dựng cơ bản Nguồn ô nhiễm  TT Nguồn gây ô nhiễm Khu vực phát sinh chỉ thị ­ Các hoạt động san gạt, bốc xúc  và vận chuyển trong quá trình san  ­   Trên   tuyến   đường  gạt mặt bằng. vận chuyển; Bụi   đất   đá,   ồn,  1 ­ Công tác thi công các công trình  ­ Mặt bằng khu vực  chấn dộng xây dựng và tuyến đường mở  vỉa  sân   công   nghiệp   và  vận chuyển khu vực mỏ. ­   Quá   trình   đốt   cháy   nhiên   liệu  Bụi, khí độc hại  Trên   tuyến   đường  2 của các động cơ  (SOx,   CO,  vận chuyển; NOx,...) * Đối tượng bị tác động ­ Môi trường không khí khu vực dự án và xung quanh ­ Hệ sinh thái cạn ­ Sức khoẻ công nhân thi công và người dân sống trong khu vực mỏ. * Mức độ ảnh hưởng: Trong quá trình thi công đối tưởng bị ảnh hưởng của bụi  chủ  yếu là công nhân thi công công trình. Tuy nhiên, do thời gian thi công ngắn, việc  gây ô nhiễm chỉ là cục bộ nên đây không phải là vấn đề đáng quan tâm. Hơn nữa, khu  vực triển khai dự án có 03 mặt giáp núi cao,  hướng gió chủ yếu là hướng Đông, trong   khi khu dân cư chủ yếu sống ở phía Đông nên tác động của bụi đến khu dân cư là nhỏ. c. Ô nhiễm môi trường đất * Nguồn phát sinh: ­ Đất đá thải phát sinh từ hoạt động san gạt, cải tạo nâng cấp đường và xây dựng một  số hạng mục công trình phụ trợ. ­ Đất đá rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển. ­ Phế liệu xây dựng. ­ Chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động của cán bộ, công nhân xây dựng. * Tải lượng nồng độ: ­ Trong quá trình xây dựng cơ bản, thi công cải tạo nâng cấp đường vận chuyển, đào  đắp tuyến đường mở vỉa và thi công một số công trình phụ  trợ, toàn bộ  lượng đất đá   phát sinh sẽ được tận dụng toàn bộ để san nền cũng như làm tuyến bờ bao xung quanh  khu vực chứa sản phẩm và mặt bằng sân công nghiệp. ­ Do trong giai đoạn này khối lượng xây dựng nhỏ  vì vậy lượng phế  liệu xây dựng  cũng coi như không đáng kể. ­  Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chính gồm các chất hữu cơ  (chiếm khoảng   70%), giấy vụn các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư  hỏng,… nếu không được thu gom xử  lý thích hợp sẽ   ảnh hưởng xấu tới môi trường  sống, gây mất mỹ  quan khu vực. Rác thải hữu cơ  khi phân huỷ  sinh ra mùi hôi; các 
  8. loại rác hữu cơ làm ô nhiễm đất, rác thải sinh hoạt là môi trường sống và phát triển   của các loài ruồi muỗi, chuột bọ và vi khuẩn gây bệnh. * Đối tượng bị tác động ­ Đối tượng bị tác động trực tiếp bởi nguồn thải này là môi trường đất khu vực   dự án và xung quanh mỏ. ­ Đối tượng bị tác động gián tiếp là hệ sinh thái, môi trường kinh tế xã hội. * Mức độ ảnh hưởng ­ Thành phần đất đá thải của mỏ hầu hết chứa các thành phần vô cơ đơn giản nên có  thể tận dụng hoàn toàn để san nền, đắp tuyến bờ bao quanh của các khu vực khác (sân   công nghiệp, gia cố bãi chứa sản phẩm,…). ­ Rác thải sinh hoạt và phế liệu thải phát sinh hàng ngày không lớn (5 kg/ngày). Do đó,  chủ dự án có biện pháp quản lý và xử  lý tốt thì các ảnh hưởng tới môi trường có thể  coi là không đáng kể. (Phương án quản lý và xử lý chất thải sẽ được trình bày cụ thể  tại chương 4 của báo cáo). ­ Ngoài ra, môi trường đất có khả  năng tích tụ  các chất ô nhiễm cao, theo thời gian  hàm lượng các chất ô nhiễm trong đất sẽ tăng dần. Về lâu dài, nếu không có giải pháp   giảm thiểu tác động tiêu cực một cách hữu hiệu thì chất lượng đất trồng khu vực dọc   hai bên tuyến đường, xung quanh mỏ môi trường đất bị  thoái hoá, ảnh hưởng đến sự  phát triển của các loại cây trồng từ đó làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng trực  tiếp đến thu nhập và đời sống nhân dân khu vực. d. Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại phát sinh bao gồm dầu mỡ thải, giẻ lau có dính dầu.. Dầu mỡ  thải phát sinh từ  hoạt động thi công xây dựng, bảo dưỡng máy móc   thiết bị  thi công. Chất thải loại này sẽ  được chủ  dự  án quản lý một cách chặt chẽ,   không để  thất thoát – rò rỉ  ra ngoài môi trường và hợp đồng với các đơn vị  đủ  chức   năng để  vận chuyển đem đi xử  lý đúng tiêu chuẩn nên mức độ  cũng như  quy mô tác   động là không đáng kể. 2.1.2.2. Các tác động do nguồn không liên quan đến chất thải: ­ Tiếng  ồn, chấn động, độ  rung: Nguồn  ồn phát sinh từ  các phương tiện chuyên chở  nguyên vật liệu và các máy móc san gạt, bốc xúc. Trong giai đoạn này, thời gian hoạt   động ngắn, mật độ xe đi lại không cao, hơn nữa khu vực thực hiện dự án lại cách xa   khu vực dân cư, do vậy, ảnh hưởng của tiếng ồn không lớn.  ­ Tác động đến trật tự  xã hội, làm gia tăng mật độ  giao thông: việc tập trung đông  công nhân thi công tại một thời điểm có thể sẽ là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về  trật tự, an toàn khu vực xung quanh dự án. Việc đi lại của các phương tiện giao thông   thi công làm gia tăng mật độ giao thông  tại quốc lộ 70, có thể làm gia tăng tai nạn giao   thông và tắc đường. 2.1.2.3. Dự báo các sự cố rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng cơ bản ­ Tai nạn lao động: Trong quá trình thi công, các yếu tố  môi trường cũng như  cường  độ lao động, mức độ ô nhiễm môi trường có khả  năng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ  người công nhân như  gây mệt mỏi, choáng váng... từ  đó có thể  gây tai nạn trong quá   trình làm việc. ­ Tai nạn giao thông: Quá trình lắp ráp thi công, vận chuyển nguyên vật liệu làm gia  tăng mật độ giao thông nên có thể gây ra các tai nạn giao thông.
  9. ­ Sự cố do thiên tai: mưa lớn gây ngập úng, lụt, bão. 2.1.3. Trong giai đoạn khai thác mỏ 2.1.3.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải a. Ô nhiễm môi trường nước * Nguồn phát sinh: Bảng 3.Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn khai thác ST Nguồn   gây   ô  Chất   ô   nhiễm   chỉ  Khu vực phát sinh T nhiễm thị ­ Khu vực khai trường (mỏ khai thác  đá   );­   Trên   các   tuyến   đường   giao  Nước  mưa  chảy  TSS, KLN, dầu mỡ,  1 thông. tràn độ đục, … ­   Khu   vực   chế   biến   nghiền   sàng  quặng; Bốc xúc sản phẩm. Do hoạt động của mỏ chủ yếu là công tác  khai thác và nghiền sàng đá làm vật liệu  2 Nước thải sản xuất xây dựng nên không phát sinh nước thải  sản xuất. Nước   thải   sinh  TSS,   BOD,   COD,  ­   Khu   vực   văn   phòng,   nhà   ăn   công  3 hoạt   của   công  ∑N, P, vi khuẩn… nhân nhân * Đối tượng bị tác động: ­ Tương tự  như  phần xây dựng cơ  bản, đối tượng chịu tác động của nước thải sinh  hoạt khi dự án đi vào hoạt động là 2 ao trong và 1 ao ngoài dự án, các hộ dân sống bên   ngoài dự án. ­ Môi trường đất: chịu tác động bởi quá trình ngấm, thẩm thấu của nước thải (chủ  yếu là nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn). b. Ô nhiễm môi trường không khí * Nguồn phát sinh:  ­ Khí độc hại, bụi muội phát sinh do đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện vận tải  và máy móc, thiết bị thi công; ­ Bụi đất đá do hoạt động khoan ­ nổ  mìn, bốc xúc và bụi cuốn theo gió trên tuyến   đường; ­ Quá trình chế biến khoáng sản: nghiền, sàng đá vôi; bốc xúc sản phẩm lên ô tô đi tiêu   thụ; Đặc trưng nguồn ô nhiễm không khí tại mỏ đá của dự án thể hiện tại bảng sau: Bảng 4. Đặc trưng nguồn ô nhiễm không khí tại mỏ Loại nguồn  STT Nguồn thải Đặc điểm thải 1 Khoan nổ mìn Phân tán Nguồn thải không liên tục 2 Vận   chuyển,   bốc   xúc   nguyên  Phân tán Nguồn thải liên tục vật liệu, đất đá thải 3 Gió cuốn bụi đường Phân tán Nguồn thải không liên tục 4 Quá trình nghiền, sàng đá vôi Phân tán Nguồn thải liên tục
  10. Hầu hết các hoạt động và các khâu sản xuất của mỏ đều có phát sinh các tác nhân ô  nhiễm môi trường không khí xem bảng sau Bảng . Nguồn phát sinh khí bụi trong giai đoạn khai thác Chất ô nhiễm  STT Nguồn gây ô nhiễm Khu vực phát sinh chỉ thị Bụi đất đá, khí  độc  hại,  tiếng  1 Khoan ­ nổ mìn khai thác Khu vực mỏ khai thác ồn,   độ   chấn  động, sóng âm ­   Trên   tuyến   đường  Các   hoạt   động,   bốc   xúc   và  Bụi   đất   đá,  vận chuyển 2 vận chuyển, nguyên vật liệu,  tiếng ồn ­   Sân   công   nghiệp  đất đá thải... (khu vực sàng tuyển) Quá   trình   nghiền,   sàng   đá;  Mặt   bằng   sân   công  3 Bốc xúc sản phẩm lên ô tô đi  Bụi, tiếng ồn nghiệp tiêu thụ ­   Trên   tuyến   đường  Bụi,   khí   độc  Quá trình đốt cháy nhiên liệu  vận chuyển 4 hại   (SO2,   CO,  của các động cơ ­   Tại   khu   vực   khai  NOx, ...) trường.  * Đối tượng bị tác động: ­ Thành phần môi trường tự nhiên: + Môi trường không khí tại khu vực mỏ  và xung quanh: Thành phần môi trường này  chịu tác động từ các chất ô nhiễm dạng khí như khói động cơ, khí bụi do vận chuyển,  nổ mìn, nghiền sàng đá vôi, bụi đất....  + Khí bụi cũng tác động gián tiếp đến môi trường nước mặt khu vực dự án. + Hệ sinh thái trên cạn trong diện tích khu mỏ: Trong quá trình khai thác hệ  sinh thái  trong khu dự án sẽ bị phá huỷ hoàn toàn, nó chỉ được phục hồi phần nào sau khi đóng   cửa mỏ và hoàn thổ. + Cảnh quan khu vực: Cảnh quan khu vực sẽ bị biến đổi, thảm thực vật ban đầu sẽ  được thay bằng một khai trường khai thác rộng lớn với nhiều thành phần môi trường   phát sinh. ­ Môi trường kinh tế xã hội + Sức khoẻ con người: Chủ yếu là công nhân xây dựng lao động tại khu vực mỏ, và  những người dân khu vực lân cận. + Môi trường kinh tế xã hội: Đối tượng bị tác động là cơ sở hạ tầng, lối sống và kinh   tế  khu vực. Gia tăng một số lượng lớn công nhân tại khu vực dễ  gây các vấn đề  về  trật tự  xã hội. Làm tăng mật độ  giao thông, gây ra tai nạn giao thông và  ảnh hưởng   đến hệ thống giao thông khu vực. * Khí thải do vận tải:  Phạm vi  ảnh hưởng của dạng ô nhiễm này được xác định trên cơ  sở  xác định lượng  phát sinh khí thải của xe cộ và nồng độ các chất ô nhiễm tương ứng khi phát tán ra các   khoảng cách khác nhau so với đường vận chuyển
  11. Phạm vi và mức độ   ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm trên tuyến đường vận  chuyển là không đáng kể. Phạm vi  ảnh hưởng khoảng 50­100 m dọc hai bên tuyến  đường vận chuyển. * Tác động của các chất ô nhiễm tới môi trường không khí: ­ Các khí độc hại phát sinh như CO, NO2, SO2 phần lớn ảnh hưởng đến sức khỏe công  nhân mỏ. Các loại khí này có khả  năng kết hợp với hơi nước tạo ra các hạt mù axit,  hoặc hoà tan vào nước mưa làm giảm độ  pH của nước xuống tới 5,5. Khi rơi xuống   mặt đất sẽ  làm gia tăng khả  năng hoà tan các kim loại nặng trong đất, làm chai đất,  phá huỷ  rễ  cây, hạn chế  khả  năng đâm chồi, giảm năng suất cây trồng. Đối với con  người các khí này có khả năng gây kích ứng niêm mạc phổi ở nồng độ thấp. Đặc biệt   khi có mặt đồng thời SO3 thì các tác động lên cơ thể sống mạnh hơn so với tác động  của từng chất riêng biệt, gây co thắt phế quản gây ngạt và tử vong. ­ Bụi đất đá là bụi trơ, không chứa các hợp chất có tính độc, do đó không dẫn đến  những phản  ứng phụ  trong cơ  thể. Mặt khác, bụi đất đá có kích thước lớn nên ít có  khả năng đi vào phế nang phổi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhìn chung bụi là nguyên   nhân gây nên các bệnh nghề nghiệp cho công nhân trực tiếp làm việc tại mỏ, gây các   bệnh viêm mắt, viêm xoang, viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, do khu vực triển khai  dự án có 03 mặt giáp núi cao,  hướng gió chủ yếu là hướng Đông, trong khi khu dân cư  chủ yếu sống ở phía Đông nên tác động của bụi đến khu dân cư là nhỏ. c. Ô nhiễm môi trường đất: * Nguồn phát sinh: ­ Đất đá thải từ hoạt động khai thác mỏ; ­ Đá nguyên khai, đất đá rơi vãi trên tuyến đường vận chuyển; ­ Phế  liệu công nghiệp từ  hoạt động sửa chữa máy móc thiết bị  (chứa nhiều thành   phần nguy hại) ­ Chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động của cán bộ, công nhân làm việc tại khu mỏ. * Tải lượng và nồng độ: Chất thải rắn không nguy hại từ quá trình khai thác mỏ ­ Nguồn phát sinh: Chất thải rắn không nguy hại chủ  yếu từ  quá trình bốc xúc vận   chuyển lớp đất đá phủ, quá trình đổ  thải. Tuy nhiên, theo nhận xét tại các phần trên,   do đặc điểm địa chất mỏ có hàm lượng đá vôi làm vật liệu xây dựng ở  điểm mỏ  rất  cao. Loại chất thải này vẫn có giá trị sử dụng cao, phục vụ cho công tác san nền và đổ  đường, Chủ đầu tư đã có phương án xử dụng các loại đất đá thải này để san lấp, gia  cố nền bãi chứa nguyên liệu và mặt bằng sân công nghiệp…  nên không có lượng thải,  do vậy tác động của loại chất thải này có thể coi là nhỏ. Chất thải rắn nguy hại:  ­ Nguồn phát sinh: Chất thải rắn nguy hại phát sinh chủ  yếu từ  các hoạt động sửa  chữa các phương tiện cơ giới, nhà kho cấp phát xăng dầu.  ­ Bao bì đựng thuốc nổ chiếm khoảng 1% lượng thuốc nổ cần sử dụng. ­ Ngoài ra còn các loại chất thải nguy hại khác, khối lượng ước tính khoảng 10kg. ­ Thành phần: Chủ yếu là dầu nhớt thải, giẻ lau có dính dầu mỡ, thùng chứa dầu mỡ,   ác quy, bóng đèn nê­on, linh kiện điện tử hư hỏng v.v. . . Các loại chất thải này nếu không được thu gom và xử lý đúng quy định, nó có thể gây   ra ô nhiễm môi trường đất, nước. 
  12. Chất thải rắn sinh hoạt: ­ Nguồn phát sinh: Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu từ khu vực văn   phòng và nhà xưởng, từ  hoạt động sinh hoạt của cán bộ  công nhân viên làm việc tại  mỏ. Lượng chất thải rắn sinh hoạt ước tính 1 ngày là: 0,5 kg rác/người.  * Đối tượng bị tác động ­ Đối tượng bị tác động trực tiếp bởi nguồn thải này là môi trường đất khu vực dự án   và xung quanh mỏ. ­ Môi trường nước mặt và nước ngầm. ­ Đối tượng bị tác động gián tiếp là hệ sinh thái, môi trường kinh tế xã hội. ­ Sức khoẻ cộng đồng. * Tác động của các chất gây ô nhiễm tới môi trường đất và tác hại của chất thải rắn   nguy hại: ­ Dầu mỡ và các chất lơ lửng có trong nguồn nước ô nhiễm bịt kín các mao quản, ảnh  hưởng tới quá trình trao đổi ôxy, trao đổi chất trong đất và không khí. Việc thiếu ô xy  trên tầng đất thổ nhưỡng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống các loài vi sinh vật  và các loài côn trùng có ích sống trong đất. Các loài sinh vật này có khả  năng làm tơi  xốp và cải tạo đất. Các tác động tiêu cực tới đời sống các loài sinh vật này đã gián  tiếp ảnh hưởng tới chất lượng đất trồng. ­ Các chất vô cơ trong đất đá thải, trong nước mưa chảy tràn làm cho đất trở nên chai  cứng, biến chất và thoái hoá.  ­ Các khoáng vật là các kim loại trong các tầng đất, trong quá trình khai thác có điều   kiện xâm nhập vào nguồn nước gây ảnh hưởng tới chất lượng đất.  ­ Các chất hữu cơ tổng hợp là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất lâu dài do tính chất  khó phân huỷ của chúng. ­ Các loại chất thải nguy hại như cặn dầu, phế thải công nghiệp, kim loại nặng có  tính bền, tính linh động và tích lũy đối với môi trường. Các chất này không chỉ  tác   động với môi trường đất mà có thể theo dòng chảy xâm nhập vào nguồn nước ngầm,  nước mặt, tích lũy qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.  * Mức độ tác động: ­ Chất thải rắn khai thác chủ  yếu là đất đá, đất mùn với lượng phát sinh rất ít và  không thường xuyên, được tận dụng hoàn toàn để san lấp, gia cố mặt bằng nên có thể  coi mức độ tác động là không lớn. ­ Rác thải sinh hoạt và phế liệu thải phát sinh hàng năm không lớn so với hiện tại và   được thu gom thuê đơn vị  chuyên trách xử  lý theo đúng quy định. Vì vậy, vấn đề  ô   nhiễm rác thải sinh hoạt trong khu vực mỏ và khu dân cư xung quanh sẽ không xảy ra. ­ Ngoài ra, môi trường đất có khả  năng tích tụ  các chất ô nhiễm cao, theo thời gian  hàm lượng các chất ô nhiễm trong đất sẽ tăng dần. Về lâu dài, nếu không có giải pháp   giảm thiểu tác động tiêu cực một cách hữu hiệu thì chất lượng đất trồng khu vực dọc   hai bên tuyến đường, xung quanh mỏ môi trường đất bị  thoái hoá, ảnh hưởng đến sự  phát triển của các loại cây trồng từ đó làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng trực  tiếp đến thu nhập và đời sống nhân dân khu vực. d. Tác động đến hệ sinh thái * Hệ sinh thái dưới nước:
  13. Nước mưa chảy tràn từ  khu vực mỏ  khá lớn nhất là vào mùa mưa. Nước mưa chảy  tràn trong khu vực mỏ  kéo theo nhiều bùn đất, cặn lơ  lửng và các kim loại nặng có  mặt trong đất đá vào hệ thống sông suối gần khu vực mỏ làm tăng độ đục, thay đổi độ  pH của nước… Độ đục trong nước mặt tăng đã ngăn cản độ xuyên thấu của ánh sáng,  làm cản trở quá trình quang hoá trong nước  ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống các loại  thuỷ sinh.   Ngoài ra, nước thải trên mặt bằng và nước thải sinh hoạt của cán bộ  công nhân mỏ  cũng góp phần làm tăng ô nhiễm, suy giảm chất lượng nước. * Hệ sinh thái cạn: Ảnh hưởng lớn nhất của dự án đến dạng sinh học là thảm thực vật cùng với khu hệ  thực vật trong đó (sinh khối thực vật, các cá thể  thực vật và các loài thực vật) sẽ  bị  tiêu diệt với những mức độ  khác nhau. Bị  phá huỷ  hoàn toàn hoặc bị  ảnh hưởng xấu  đến sự  sinh trưởng và phát triển. Các tác động này chủ  yếu diễn ra trong giai đoạn   giải phóng mặt bằng, thi công các công trình. Không những thế, các chất thải của quá  trình khai thác như  bụi, khí thải, chất thải rắn cũng có  ảnh hưởng nhất định tới hệ  thực vật khu vực xung quanh do khả  năng lan truyền trong môi trường. Bụi là một  trong những tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm. Đối với thực vật, bụi lắng đọng trên lá  làm giảm khả  năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất cây trồng. Chất thải rắn  và khí độc hại làm ảnh hưởng tới sự sinh sản của các loài động vật. Tiếng ồn và chấn   động khi nổ mìn làm động vật hoảng sợ dẫn đến sự di cư hàng loạt các loài động vật.  Tuy nhiên, hiện tại độ  che phủ  thực vật trong khu vực khai thác dự  án  ở  mức trung  bình hoặc thấp với các loại cây chủ yếu là lau sậy, cỏ dại…với đặc trưng hệ sinh thái   cạn cũng như  hệ  sinh thái nước khu vực dự  án tương đối nghèo nàn, không có loài  động vật hoang dã, đặc hữu nên các tác động tiêu cực của quá trình triển khai thực  hiện dự án tới tài nguyên sinh vật là nhỏ.  e. Tác động đến môi trường kinh tế xã hội * Sức khoẻ cộng đồng: Các nguồn gây ô nhiễm có hoặc không liên quan đến chất thải đều có khả  năng gây   tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng. Trong trường hợp phơi nhiễm, các tác động của  mỏ sẽ gây ra các hậu quả như sau:  ­ Bụi và khí độc hại có khả  năng gây các bệnh về đường hô hấp như  bụi phổi, viêm  phổi, viêm phế quản, khí quản... ­ Các chất ô nhiễm và vi sinh vật gây bệnh trong nguồn nước có thể gây ngộ độc, các   bệnh về mắt hoặc đường ruột... ­ Tiếng  ồn do khoan nổ  mìn và hoạt động của các máy móc gây khó chịu và  ảnh   hưởng đến sức khoẻ  con người như  gây nên các bệnh mãn tính như  giảm thính lực,  đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh...  * Tác động tới đời sống kinh tế ­ xã hội: ­ Tác động tiêu cực: + Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt bình thường của các hộ dân sống quanh khu vực  dự án và hai bên tuyến đường giao thông. + Gia tăng tệ nạn xã hội và các bệnh xã hội khác + Các hoạt động của dự  án làm gia tăng mật độ  giao thông trong khu vực ảnh hưởng   đến chất lượng và tuổi thọ hệ thống đường xá, cầu cống. 
  14. + Mất an ninh trật tự  khu vực, gây mâu thuẫn giữa người dân đang cư  trú và những  người mới đến. + Gây mất đất canh tác của các hộ dân chịu ảnh hưởng, từ đó tạo ra các vấn đề xã hội  tiếp theo (phải chuyển nghề nghiệp).  ­ Tác động tích cực + Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 60 lao động. + Đóng góp tích cực vào nền kinh tế  quốc gia, tăng nguồn thuế  trung  ương và địa  phương, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. + Đem lại những lợi ích cho người dân địa phương và đóng góp cho sự phát triển kinh  tế, xã hội khu vực.  2.1.3.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải a. Tiếng ồn: Nguồn phát sinh: Trong giai đoạn hoạt động vận hành mỏ mức độ tiếng ồn sẽ tăng do  quá trình khai thác quặng. Các nguồn gây tiếng ồn tiềm năng bao gồm: ­ Khoan lỗ mìn: tiếng ồn phát sinh và tác động thường xuyên đặc biệt là trong khu vực  moong khai thác; ­ Tiếng  ồn của động cơ  và các thiết bị  báo động an toàn, tiếng còi báo xe lùi từ  các   hoạt động của các thiết bị hạng nặng được sử dụng để khoan, đào và vận chuyển đất  đá thải từ moong lộ thiên đến bãi chứa quặng (đá) nguyên khai. ­ Tiếng  ồn từ  các công việc khoan, đào và thải đất đá trong các hoạt động khai thác  quặng; ­ Tiếng ồn từ xưởng gia công đập, nghiền sàng đá; * Thời gian gây tác động: Thời gian tác động này trong suốt thời gian hoạt động của   mỏ bình quân 10 giờ/ngày. b. Chấn động, rung: Tương tự tiếng ồn, nguồn phát sinh chấn động cũng xuất hiện ở hầu hết các quá trình  vận hành dự án, đặc biệt là trong giai đoạn khai thác và chế biến đá vôi. Nguồn phát sinh: Phát sinh do hoạt động nổ  mìn phá đá trong khai thác, các thiết bị  nghiền sàng. Phạm vi tác động: Phạm vi tác động chính là ở  trong khai trường, xung quanh xưởng   nghiền sàng. Thời gian gây tác động: Thời gian tác động theo từng đợt nổ, thời gian tác động không  liên  tục,  sóng dao  động  trong khoảng  thời  gian  ngắn,  khoảng  0,5  giây.  Tuy  nhiên  những tác động này sẽ kéo dài trong suốt quá trình hoạt động khai thác của mỏ. 2.1.3.3. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường trong quá trình khai thác * Các rủi ro do tai nạn lao động: Trong quá trình triển khai dự án nếu không tuân thủ các qui trình qui phạm an toàn lao   động thì có thể sẽ xảy ra các tai nạn lạo động sau: Tai nạn do nổ mìn: Đây là loại hình tai nạn dễ xảy ra nhất và đáng lo ngại nhất trong  quá trình hoạt động. Nếu việc triển khai hoạt động nổ  mìn không đảm bảo các yêu  cầu kỹ thuật, không tuân thủ nghiêm túc các nội quy lao động, về khoảng cách an toàn  cũng như việc cảnh báo trước khi nổ mìn... sẽ rất dễ dẫn tới tai nạn này. Thường thì   nó sẽ  gây nguy hiểm đến tính mạng của người trực tiếp lao động trên công trường,  
  15. sau nữa là người dân xung quanh khu vực dự án cũng như các phương tiện đi qua quốc   lộ 70 nơi cách dự án không xa. Tai nạn giao thông: Nguy cơ này rất dễ xảy ra do dự án nằm gần quốc lộ 70, việc các   xe của công nhân và ô tô vận chuyển đá ra vào mỏ được kết nối với tuyến đường khá   đông đúc và  ở  khúc cua nên rất dễ  xảy ra nếu không tuân thủ  đúng luật giao thông,  không có biển cảnh báo các phương tiện đi trước đó.  Tai nạn do vận hành các thiết bị  máy móc, đặc biệt khi vận hành các thiết bị  nghiền   sàng: Nếu người lao  động không tuân thủ  các nội quy lao động và nắm vững các   nguyên tắc vận hành các máy móc này, rất có thể  sẽ  bị  cuốn tay vào hệ  thống máy  đang hoạt động hoặc các tai nạn đáng tiếc khác. * Các rủi ro, sự cố do cháy nổ kho nhiên liệu Rủi ro và sự  cố  này luôn luôn là điều tiềm  ẩn  ở  một đơn vị  sử  dụng khoảng 10m 3  xăng dầu/năm phục vụ cho các thiết bị cơ giới hoạt động. * Các rủi ro, sự cố do các yếu tố kỹ thuật và thiên nhiên: Các rủi ro và sự cố này tiềm ẩn khá lớn do triển khai dự án và bao gồm: Trượt lở hay sụt lở bờ moong: Sự cố này có thể xảy ra do mưa nhiều, đất đá vách và   trụ vỉa quặng bở rời, không rắn chắc và khi cắt các tầng đá không tuân thủ  các thông  số  kỹ  thuật như  để  góc dốc bờ  tầng lớn và chiều cao tầng quá lớn. Tuy nhiên, do  lượng đất mùn trong thân quặng (đá) được xác định là rất ít nên hiện tượng trượt lở là  rất khó xảy ra. Đá lăn, đá văng trong quá trình nổ mìn, san gạt và bốc xúc đá:  Đây là rủi ro có tần suất lớn, có thể xảy ra ở tất cả các lần nổ mìn nếu không tuân thủ  đúng kỹ thuật nổ mìn. Đá lăn, đá văng trong giai đoạn này có lực tác động khá lớn, có   thể làm hư  hỏng tài sản của người dân sống xung quanh dự  án và khi đi qua quốc lộ  70 hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng con người. 2.1.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn phục hồi môi trường Tháo dỡ công trình, san gạt mặt bằng sân công nghiệp. Trồng và chăm sóc cây xanh trên toàn bộ  diện tích khu vực mỏ  và khu vực nghiền   sàng, mặt bằng sân công nghiệp.
  16. CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 3.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án 3.1.1.1 Các tác động có nguồn không liên quan đến chất thải:   ­ Trong quá trình lựa chọn vị trí xây dựng và thiết kế  kỹ  thuật được chủ  đầu tư  tính toán xem xét trên mọi góc độ đảm bảo khối lượng đào đắp, san gạt là không nhiều,  hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tới khu dân cư, thảm thực vật xung quanh. ­ Thiết kế hệ thống thoát nước phù hợp điều kiện thực tế, đảm bảo quá trình  thoát nước tập trung, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. ­ Lập kế  hoạch thi công và bố  trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh chồng chéo   giữa các giai đoạn thi công, hạn chế sự di chuyển thiết bị, cản trở lẫn nhau trong quá  trình thực hiện. ­ Xây dựng công trình xử lý nước thải tạm thời, không xả rác bừa bãi. ­ Trong quá trình thi công hạn chế  thấp nhất những tổn hại đến công trình hạ  tầng như đường xá, cầu cống, hệ thống điện... trong khu vực dự án. ­ Các phương tiện thi công phải đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn kĩ thuật và bảo   vệ môi trường. Đối với con em của các hộ  dân bị  thu hồi bởi dự  án, công ty đã cam kết với  UBND xã Thượng Hà sẽ thu nhận vào làm công nhân tại mỏ. 3.1.1.2 Các tác động có nguồn liên quan đến chất thải: Chỉ chặt những cây nằm trong khu vực phải xây dựng. Đối với chất thải là hữu cơ, công ty sẽ cho nhân dân thu gom tận dụng làm chất  đốt. Với các cây gỗ lớn sẽ tận dụng trong quá trình xây dựng dự án. Đối với các chất thải là vô cơ, công ty sẽ tận dụng vận chuyển để san gạt tạo  mặt bằng. 3.1.2. Trong giai đoạn xây dựng cơ bản 3.1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí:
  17. ­ Đối với máy móc thiết bị có độ ồn cao cần lắp các thiết bị giảm âm. Để bảo  vệ tác động nguồn ồn đến các công nhân thi công có thể sử dụng các dụng cụ chống   ồn cá nhân như nút tai và bao tai. ­ Lựa chọn đơn vị  thi công có thiết bị và phương tiện thi công cơ giới hiện đại  có kỹ thuật cao. ­ Đưa ra lịch trình thi công hợp lý, giảm mật độ  các loại phương tiện thi công   trong cùng một thời điểm. ­ Sử dụng các loại xe vận tải có động cơ đốt trong có hiệu suất cao, tải lượng   khí thải nhỏ, độ   ồn thấp. Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị  thi công đảm  bảo hoạt động trạng thái tốt nhất, hạn chế tiếng ồn và khói thải ở mức thấp nhất. ­ Các ô tô chuyên chở  nguyên vật liệu phải thực hiện đúng các quy định giao   thông chung: có bạt che phủ, không làm rơi vãi đất đá, nguyên vật liệu để hạn chế tối   đa sự phát thải bụi ra môi trường.  ­ Triển khai công tác giảm thiểu bụi đất bằng các biện pháp đơn giản như tưới   nước thường xuyên cho các tuyến đường vận tải chính của dự án.  ­ Đối với các hoạt động vận chuyển và thi công gây ra những tác động môi   trường lớn (ồn, bụi) không hoạt động vào các giờ  cao điểm về mật độ  giao thông và  giờ  nghỉ  ngơi của nhân dân khu vực (từ  11h đến 1h trưa và ban đêm từ  18h đến 6h   sáng). ­ Chủ dự án sẽ có điều khoản rõ ràng về yêu cầu đối với nhà thầu và giám sát  việc thực hiện các điều khoản của nhà thầu. 3.1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước: ­ Các phương tiện hoạt động thi công khi đến hạn bảo dưỡng hoặc thay dầu   một phần sẽ được đưa tới các gara chuyên nghiệp để xử  lý các vấn đề liên quan đến   kỹ  thuật. Hạn chế thay dầu, sửa chữa tại khu vực để  hạn chế  tới mức thấp nhất sự  rơi vãi các loại dầu máy có chứa thành phần độc hại ra môi trường. ­ Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công được xử lý bằng hệ thống vệ sinh   tận dụng của mỏ đá Mai Đào. Đồng thời trong quá trình xây dựng cơ bản, Công ty sẽ  ưu tiên xây dựng hệ thống nhà vệ  sinh (bể tự  hoại ­ phục vụ cho hoạt động sau này   của mỏ) trước để  có thể  nhanh chóng đưa các công trình này vào sử  dụng trong thời   gian sớm nhất, hạn chế  tới mức tối đa các  ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến   môi trường.  ­ Xây dựng hệ thống thu gom nước mưa (hệ thống mương thoát nước mưa có  bố trí các hố ga dọc theo mương) và định hướng dòng chảy ngay từ giai đoạn đầu của 
  18. quá trình thi công xây dựng để hạn chế lượng nước mưa chảy tràn kéo theo các chất   bẩn trong khu vực gây ô nhiễm nguồn nước mặt.  3.1.2.3. Các biện pháp giảm thiểu đối với chất thải rắn: ­ Thu gom đất đá, vật liệu xây dựng, vỏ bao xi măng, gỗ vào các vị trí quy định   trên mặt bằng dự án để tái sử dụng hoặc sử dụng vào các mục đích khác. ­ Do lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày rất ít (khoảng 5 kg/ngày) nên  phương án của chủ đầu tư là: phân loại rác thải phát sinh ngay tại nguồn để tận dụng  lại một số  phế  liệu (kim loại, nhựa), lượng còn lại chủ  yếu là các chất hữu cơ  dễ  phân hủy sẽ được thu gom và thuê đơn vị  có chức năng thu gom rác xử  lý hoặc hàng  ngày cho vào túi nilon mang đến khu tập kết rác quy định của địa phương để thải loại. ­ Đối với các chất thải nguy hại như  dầu mỡ  thải trong quá trình bảo dưỡng  máy móc thiết bị  và các giẻ  lau dính dầu sẽ  được Công ty phân loại, thu gom và lưu   trữ và xử lý theo đúng quy định. 3.1.2.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động khác: * Trong lao động: Chủ đầu tư sẽ áp dụng nghiêm ngặt các quy định về an toàn  lao động ­ Phổ biến, hướng dẫn cán bộ và công nhân nhận rõ trách nhiệm về bảo vệ môi  trường khu vực thi công. ­ Khi thi công, lắp ráp phải mang thiết bị bảo hộ cá nhân. ­ Trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết ứng phó kịp thời các sự cố. ­ Kiểm tra bảo dưỡng thiết bị thường xuyên. * Vệ sinh phòng dịch ­ Thường xuyên khơi thông cống rãnh khu vực. ­ Nơi ở phải thoáng mát. ­ Trang bị thiết bị sơ cứu ban đầu và các loại thuốc men thông thường. ­ Khi có dịch bệnh kịp thời báo với Trung tâm Y tế  dự  phòng của tỉnh để  kịp  thời dập dịch. * Đối với công nhân lao động ­ Tăng cường sử dụng nhân lực địa phương, bố trí công nhân nghỉ tại nhà trọ  ở  gần công trường để giảm bớt lán trại. Đối với công nhân ở trong lán trại tại khu vực  dự án thì phải đảm bảo đầy đủ các công trình vệ sinh như cống rãnh, nhà vệ sinh, nhà  tắm...
  19. ­ Xây dựng nội quy sinh ho ạt rõ ràng, đầy đủ, tổ  chức quản lý công nhân  tốt nhất. ­ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đảm bảo tốt an ninh trật tự,   an toàn giao thông.     3.1.3. Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động của dự án 3.1.3.1. Các biện pháp giảm thiểu đến môi trường tự nhiên a. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường nước: * Đối với nước thải sinh hoạt: Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của cán bộ công nhân trong quá trình   dự án đi vào hoạt động khoảng 3,68 m3/ngđ, thành phần chứa nhiều tạp chất  hữu cơ  dễ  phân huy. Toàn bộ nước thải của cán bộ  công nhân công trường được xử  lý bằng  hệ thống bể tự hoại do Công ty xây dựng.  Hình 1. Sơ đồ bể tự hoại cải tiến có vách ngăn mỏng dòng hướng lên * Đối với nước mưa chảy tràn Chủ  dự  án sẽ  tiến hành xây và đào rãnh thoát nước mưa chảy tràn, trên hệ  thống rãnh sẽ có bố trí các hố ga lắng cặn. Sau khi thu gom qua hệ thống mương rãnh  và hố ga, các chất bẩn cuốn theo nước mưa sẽ được lắng đọng trên hệ thống, sau đó   nước mưa sẽ được đổ trực tiếp môi trường xung quanh.  b. Biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải * Trong công đoạn nổ mìn: ­  Hạn chế khả năng sinh khí độc do nổ mìn, lựa chọn thuốc và phụ kiện nổ ­ Biện pháp phòng chống bụi trong nổ  mìn: Khi nổ  sẽ  sinh ra một lượng bụi   lớn, phạm vi ô nhiễm rộng, lượng bụi sinh ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên  quan như  việc bố trí lỗ  nổ  mìn, lượng thuốc nạp, cách nhồi thuốc, bịt lỗ, tính  chất đá quặng, điều kiện khí hậu khi nổ mìn. Do vậy, đồng thời với biện pháp 
  20. chống đá lăn, dự án sẽ tiến hành thực hiện nổ mìn om, khối lượng nổ nhỏ, hạn   chế thấp nhất bụi phát tán ra môi trường xung quanh.  ­ Biện pháp chống  ồn trong nổ  mìn: Trong quá trình khoan lỗ  mìn việc ngăn  chặn phát sinh tiếng ồn hoặc giảm cường độ ồn trên đường truyền trong quá trình vận   hành, trên thực tế  là không có tính kinh tế  và công nghệ  phức tạp. Vì thế  sẽ  tăng   cường các biện pháp phòng hộ  cá nhân. Công nhân thao tác cần đeo dụng cụ  bảo hộ  như  chụp tai bảo vệ để  giảm nhẹ  các tác động. Dụng cụ  dùng chống tiếng  ồn như:   nút tai, bông chống âm thanh, chụp tai, mũ phòng hộ  và áo phòng hộ; yêu cầu chung  dụng cụ phòng hộ là: đeo vào thoải mái, hông làm hại tới da, dùng bền, có lượng cách   âm tốt. Dự án sẽ áp dụng các biện pháp chống ồn sau đây: ­ Sắp xếp thời gian nổ hợp lý, tránh nổ mìn vào sáng sớm hoặc chiều muộn để  giảm bớt độ tăng của tiếng ồn do hiệu ứng khí quyển gây nên; ­ Đối với công nhân trực tiếp tham gia nổ  mìn, việc ngăn chặn phát sinh tiếng  ồn hoặc giảm cường độ ồn trên đường truyền trong quá trình vận hành, trên thực tế là   không có tính kinh tế và công nghệ rất phức tạp. Vì thế sẽ tăng cường các biện pháp  phòng hộ cá nhân. Với các biện pháp trên sẽ đảm bảo độ ồn theo TCCP. ­ Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong quá trình xúc đổ đá  + Biện pháp phòng bụi: Khi đào xúc đá ở khai trường phải có biện pháp phòng   chống bụi. Trong quá trình đào xúc, biện pháp phòng chống bụi có hiệu quả  nhất là  phun nước, đồng thời bịt kín buồng lái.  + Biện pháp chống ồn: Công nhân khai thác phải đeo, đội chụp tai bảo vệ, nút   tai để giảm nhẹ tác hại do tiếng ồn gây ra. Hiệu quả của các biện pháp trên là đáp ứng  theo các quy trình, tiêu chuẩn về lao động. ­  Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong công tác vận chuyển:  Các biện  pháp cần áp dụng trong công đoạn này tương tự như ở giai đoạn xây dựng cơ bản. * Trong công đoạn nghiền sàng:  Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực nghiền sàng cũng  chủ  yếu là tiếng  ồn và bụi, ngoài ra còn có khí thải của các động cơ  sử  dụng nhiên  liệu hóa thạch. Để  hạn chế  tác động của bụi, tiến hành phun nước làm  ẩm trên bề  mặt sân công nghiệp nhờ hệ thống dàn phun mưa sẽ được thuyết minh dưới đây: ­ Biện pháp xử lý bụi do quá trình nghiền – sàng đá  Bụi phát sinh từ công đoạn đập nghiền chủ yếu là các hạt có kích thước lớn, dễ  lắng đọng, khả  năng phát tán ra ngoài môi trường là không cao. Để  hạn chế   ảnh 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2