intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam: Tổng quan về dự án sức khỏe sinh sản

Chia sẻ: Nguyễn Triều | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

87
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tóm tắc các giai đoạn của dự án sức khỏe sinh sản, các chiến lược được sử dụng để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam và các kết quả về chất lượng ghi nhận từ đánh giá chiến lược chương trình sức khoẻ sinh sản và các đánh giá khác cũng được bàn luận. Qua đó xây dựng kế hoạch để duy trì bền vững và nhân rộng giai đoạn 2002-2010. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam: Tổng quan về dự án sức khỏe sinh sản

Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam<br /> Tổng quan về Dự án Sức khoẻ sinh sản<br /> <br /> Improving Women’s Health Worldwide<br /> <br /> Parthfinder Overview Viet 2.indd 1<br /> <br /> 7/19/08 10:18:57 AM<br /> <br /> CÁC TỈNH DASKSS<br /> Trung Quốc<br /> <br /> Dự án Sức khoẻ sinh sản<br /> Tổ chức Pathfinder International cam kết<br /> <br /> cống hiến cho sự nghiệp cải thiện cuộc sống của<br /> các phụ nữ và các gia đình ở khắp các nước đang<br /> phát triển, bằng cách hỗ trợ các dịch vụ chăm<br /> sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình<br /> có chất lượng. Cùng với các đối tác của mình,<br /> Pathfinder phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS,<br /> chăm sóc cho các phụ nữ bị tai biến do phá thai<br /> không an toàn, hướng tới vị thành niên với các<br /> dịch vụ được thiết kế theo yêu cầu của họ, và vận<br /> động cho các chính sách đúng đắn về sức khoẻ<br /> sinh sản ở Mỹ và các nước khác. Pathfinder là<br /> đối tác điều hành Dự án Sức khoẻ sinh sản.<br /> <br /> Tổ chức EngenderHealth đã hoạt động suốt<br /> 60 năm với mục đích tạo ra các dịch vụ chăm sóc<br /> sức khoẻ sinh sản an toàn, sẵn có, và có thể duy<br /> trì bền vững cho phụ nữ và nam giới trên khắp<br /> thế giới. EngenderHealth làm việc trên phạm vi<br /> toàn cầu trong mối quan hệ đối tác với các chính<br /> phủ và các tổ chức phi chính phủ để giúp các cán<br /> bộ y tế, các nhà quản lý, các bác sĩ, các nhân viên<br /> bệnh viện và các cán bộ tư vấn cung cấp những<br /> dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng.<br /> <br /> Quảng Ninh<br /> Thái Nguyên<br /> Hà Nội<br /> <br /> Lào<br /> <br /> Vĩnh Phúc<br /> <br /> Việt Nam<br /> Quảng Bình<br /> Thừa Thiên - Huế<br /> <br /> Thái Lan<br /> <br /> Cam-pu-chia<br /> <br /> Hồ Chí Minh<br /> <br /> Tổ chức Ipas là một tổ chức phi chính phủ quốc<br /> <br /> An Giang<br /> <br /> tế đã nỗ lực suốt ba thập niên để giảm bớt tử<br /> vong và tai biến liên quan đến phá thai; tăng khả<br /> năng của phụ nữ trong việc thực hiện các quyền<br /> sức khoẻ sinh sản và tình dục của họ; và cải thiện<br /> việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh<br /> sản, bao gồm cả chăm sóc phá thai an toàn.<br /> <br /> Cần Thơ<br /> Hậu Giang<br /> Sóc Trăng<br /> <br /> Tóm tắt<br /> <br /> Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc Hoàng Chí Dũng<br /> Biên tập và chịu trách nhiệm nội dung: Pathfinder International tại Việt Nam<br /> In theo giấy phép xuất bản số: 38-2008/CXB/08-21/HĐ cấp ngày 18/07/2008<br /> In xong và nộp lưu chiểu quý 3-2008<br /> Design and Production by Lotus Communications, info@lotushanoi.com.vn<br /> <br /> ii<br /> <br /> RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam<br /> <br /> Parthfinder Overview Viet 2.indd 2<br /> <br /> Giới thiệu chung ............................................................................<br /> Chất lượng: Một tầm nhìn toàn diện ..............................................<br /> Các kết quả về chất lượng ...............................................................<br /> Xây dựng kế hoạch để duy trì bền vững và nhân rộng: 2002-2010 .......<br /> Các kết quả duy trì bền vững ..........................................................<br /> Kết luận .........................................................................................<br /> Kế hoạch tiếp theo .........................................................................<br /> Tài liệu tham khảo .........................................................................<br /> <br /> 1<br /> 4<br /> 7<br /> 10<br /> 14<br /> 16<br /> 17<br /> 17<br /> <br /> 7/19/08 10:19:02 AM<br /> <br /> Các cán bộ Trung tâm CSSKSS Thừa Thiên - Huế.<br /> <br /> Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam<br /> Tổng quan về Dự án Sức khoẻ sinh sản<br /> Giới thiệu chung<br /> Năm 1994, Vụ Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em/Kế hoạch hoá gia đình (BVSKBMTE/<br /> KHHGĐ)1 của Bộ Y tế Việt Nam bắt đầu một mối quan hệ đối tác chưa từng có với ba tổ<br /> chức phi chính phủ quốc tế nhằm mục đích cải thiện chất lượng và các loại hình dịch vụ sức<br /> khoẻ sinh sản của hệ thống y tế công. Với sự hỗ trợ tài chính của một nhà tài trợ giấu tên, Dự<br /> án Sức khoẻ sinh sản (DASKSS) đã được khởi động vào thời điểm khi 89% số khách hàng sử<br /> dụng biện pháp tránh thai nhận dịch vụ tại các cơ sở BVSKBMTE/KHHGĐ nhà nước thuộc<br /> tuyến tỉnh. Các cơ sở tuyến tỉnh cung cấp dịch vụ và hỗ trợ các cơ sở tuyến huyện và tuyến<br /> xã. Mặc dù phạm vi bao phủ của các cở sở này rất rộng, chất lượng dịch vụ lại là một vấn<br /> đề cần quan ngại. Không có các hướng dẫn chuẩn quốc gia về lâm sàng hay tài liệu đào tạo;<br /> các nhân viên cung cấp dịch vụ hầu như không tư vấn cho khách hàng; công tác khống chế<br /> nhiễm khuẩn thực hiện chưa tốt; cơ sở vật chất xuống cấp và chưa thực sự hướng tới khách<br /> hàng. Mặc dù các chỉ số sức khoẻ chung đang dần được cải thiện, các rào cản đối với việc cải<br /> thiện SKSS bao gồm cơ cấu các biện pháp tránh thai mất cân đối trầm trọng, nhiều nhu cầu<br /> về kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) không được đáp ứng, và việc điều hòa sinh sản chủ yếu<br /> dựa vào phá thai. (xem khung 1).<br /> Tổ chức Pathfinder International đóng vai trò là đối tác điều hành của DASKSS, dự án hợp<br /> tác giữa ba đối tác quốc tế Pathfinder, Engenderhealth và Ipas. DASKSS bắt đầu một chương<br /> trình đào tạo khá tham vọng với các cơ sở BVSKBMTE/KHHGĐ ở bốn tỉnh. Các giảng viên<br /> tuyến tỉnh được đào tạo bằng giáo trình đào tạo giảng viên mới được xây dựng. Việc đào tạo<br /> lâm sàng dựa theo năng lực được áp dụng để đào tạo cho các cán bộ cung cấp dịch vụ ở các cơ<br /> sở lâm sàng tuyến tỉnh. Các cán bộ này không chỉ trực tiếp cung cấp dịch vụ mà còn có trách<br /> nhiệm đào tạo và giám sát các cơ sở lâm sàng tuyến huyện và tuyến xã. Dự án đã nâng cấp các<br /> Trung tâm BVSKBMTE/KHHGĐ - sau này đổi tên là Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản<br /> (Trung tâm CSSKSS), cung cấp trang thiết bị và dụng cụ cần thiết để các cán bộ cung cấp dịch<br /> vụ đã được đào tạo có thể thực hành những gì đã học. Ngoài ra, dự án đã tiến hành giám sát<br /> sau đào tạo, theo dõi và giám sát định kỳ rất chặt chẽ và nghiêm túc.<br /> <br /> Ông Daniel Pellegrom – Chủ tịch<br /> Pathfinder International và Bà<br /> Joellen Lambrotte – nguyên trưởng<br /> đại diện Pathfinder International<br /> tại Việt Nam nhận Bằng khen Vì<br /> hòa bình và hữu nghị giữa các dân<br /> tộc do Ông Vũ Xuân Hồng – Chủ<br /> tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị<br /> Việt Nam (VUFO) trao tặng nhân<br /> dịp 10 năm DASKSS.<br /> <br /> Giai đoạn II của dự án bắt đầu từ năm 1998 đã mở rộng phương pháp tiếp cận toàn diện<br /> này. Với sự hỗ trợ bổ sung từ một nhà tài trợ thứ hai − Đại sứ quán Hà Lan, chương<br /> 1. Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em Kế hoạch hóa gia đình đã được đổi tên thành Vụ Sức khỏe sinh sản vào những năm 2002 - 2007 và mới đây vừa được đổi tên thành<br /> Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em.<br /> <br /> RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam<br /> <br /> Parthfinder Overview Viet 2.indd 1<br /> <br /> 1<br /> <br /> 7/19/08 10:19:18 AM<br /> <br /> trình đã tiếp tục cải thiện việc cung cấp dịch vụ và tăng cường năng lực đào tạo và quản<br /> lý bằng cách:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Mẹ và con, Trung tâm Y tế huyện<br /> Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nhân rộng các hoạt động của giai đoạn I ra bốn tỉnh mới;<br /> Bổ sung việc đào tạo và hỗ trợ đối với các nội dung mới về SKSS bao gồm nhiễm khuẩn<br /> đường sinh sản (NKĐSS), nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục (NKLQĐTD);<br /> Phổ biến đào tạo lâm sàng, theo dõi, giám sát, và các cải thiện chất lượng xuống các<br /> trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã ở cả 8 tỉnh được dự án hỗ trợ;<br /> Củng cố việc đào tạo lâm sàng bằng cách tổ chức các chuyến giám sát sau đào tạo và<br /> giám sát định kỳ một cách có hệ thống;<br /> Đào tạo giảng viên bổ sung và nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên;<br /> Đào tạo cho nhân viên của tất cả các trung tâm CSSKSS tỉnh về hệ thống lưu trữ hồ sơ,<br /> quản lý/giám sát, quản lý tài chính và các chủ đề quản lý khác.<br /> <br /> Vào cuối giai đoạn II, các đầu tư về cơ sở hạ tầng thiết yếu, năng lực cán bộ và các quy<br /> trình làm việc đã có tác dụng cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ từ tuyến tỉnh đến<br /> <br /> Tóm tắt các giai đoạn của dự án<br /> GIAI ĐOẠN THỜI GIAN TRỌNG TÂM CHIẾN LƯỢC CÁC ĐỐI TÁC CHỦ CHỐT<br /> <br /> 2<br /> <br /> CÁC KẾT QUẢ CHÍNH<br /> <br /> Giai đoạn I<br /> <br /> 1994-98<br /> <br /> Cải thiện chất lượng chăm<br /> sóc và các loại hình dịch<br /> vụ thông qua đào tạo lâm<br /> sàng và nâng cấp cơ sở.<br /> Xây dựng năng lực đào tạo.<br /> <br /> • Bộ Y tế<br /> • Các khoá đào tạo được xây dựng và thông qua:<br /> • Các Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà<br /> - KHHGĐ<br /> mẹ trẻ em/Kế hoạch hoá gia đình<br /> - Phá thai an toàn<br /> (BVSKBMTE/KHHGĐ) của 4 tỉnh/thành<br /> - Khống chế nhiễm khuẩn<br /> phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Thừa thiên - Tư vấn<br /> Huế và Sóc Trăng<br /> - Chất lượng chăm sóc<br /> • Bệnh viện Phụ sản Hà Nội<br /> - NKĐSS/NKLQĐTD<br /> • Nhà tài trợ Mỹ giấu tên<br /> • Đào tạo giảng viên<br /> • Cải thiện chất lượng chăm sóc tại các Trung tâm BVSKBMTE/<br /> KHHGĐ tỉnh<br /> • Nâng cấp/trang bị cho các cơ sở y tế<br /> <br /> Giai đoạn<br /> II<br /> <br /> 19982002/03<br /> <br /> Mở rộng chương trình ra 4<br /> tỉnh bổ sung.<br /> Mở rộng việc đào tạo<br /> xuống tuyến huyện và<br /> tuyến xã ở tất cả các tỉnh.<br /> <br /> • Bộ Y tế<br /> • Các Trung tâm BVSKBMTE/KHHGĐ của 4<br /> tỉnh cũ và 4 tỉnh mới: Quảng Ninh, Vĩnh<br /> Phúc, An Giang và Cần Thơ<br /> • Bệnh viện Phụ sản Hà Nội<br /> • Nhà tài trợ Mỹ giấu tên và Đại sứ quán<br /> Vương quốc Hà Lan<br /> <br /> • Thiết lập nhóm giảng viên ở 8 tỉnh<br /> • Đào tạo về sức khoẻ sinh sản toàn diện cho 2.300 nhân viên cung<br /> cấp dịch vụ<br /> • Giới thiệu phương pháp giám sát lồng ghép ở 8 tỉnh<br /> • Nâng cấp cơ sở vật chất bổ sung (bao gồm cả cung cấp các tài liệu<br /> thông tin - giáo dục - truyền thông và bơm hút thai chân không<br /> bằng tay) ở 8 tỉnh<br /> <br /> Giai đoạn<br /> III<br /> <br /> 2002-08<br /> <br /> Xúc tiến việc duy trì bền<br /> vững thông qua việc cải<br /> thiện các hệ thống quản lý<br /> và lập kế hoạch, mạng lưới<br /> đào tạo và các chính sách ,<br /> cùng với việc phổ biến các<br /> cách tiếp cận của dự án.<br /> Sử dụng mô hình đã<br /> được thiết lập để giải<br /> quyết các ưu tiên về SKSS<br /> mới nảy sinh.<br /> <br /> • Bộ Y tế<br /> • Bệnh viện Phụ sản trung ương và<br /> Bệnh viện Từ Dũ<br /> • Sở Y tế và Trung tâm CSSKSS của 8 tỉnh<br /> dự án cũ<br /> • Bệnh viện Phụ sản Hà Nội<br /> • Sở Y tế và Trung tâm CSSKSS của 3 tỉnh<br /> dự án mới: Hậu Giang, Quảng Bình và<br /> Thái Nguyên<br /> • Nhà tài trọ Mỹ giấu tên (đến hết<br /> năm 2007) và Đại sứ quán Vương<br /> quốc Hà Lan<br /> <br /> • Nâng cao năng lực đào tạo cho các nhóm giảng viên tuyến tỉnh<br /> • Các nhóm giảng viên tuyến tỉnh tiến hành đào tạo về CSSKSS toàn<br /> diện, giám sát lồng ghép trong CSSKSSS (GSLG) và các chủ đề khác<br /> • Đào tạo về GSLG cho 240 giám sát viên<br /> • Thí điểm mạng lưới đào tạo lại, tiếp thị xã hội, dịch vụ thân thiện<br /> với thanh thiếu niên và sáng kiến làm mẹ an toàn<br /> • Xây dựng năng lực lập kế hoạch chiến lược và vận động<br /> • 2 bản kế hoạch 5 năm về CSSKSS đã được Ủy ban nhân dân tỉnh<br /> phê duyệt<br /> • 8 tỉnh dự án có kế hoạch vận động<br /> • Phổ biến hệ thống lưu trữ hồ sơ<br /> • Hướng dẫn chuẩn quốc gia về CSSKSS, tài liệu đào tạo chuẩn<br /> quốc gia về CSSKSS, tài liệu đào tạo về GSLG được phê duyệt và<br /> phổ biến<br /> <br /> Giai đoạn<br /> IV<br /> <br /> 2008-10<br /> <br /> Thể chế hoá mạng lưới<br /> quốc gia về đào tạo lại.<br /> Xúc tiến việc nhân rộng<br /> các phương pháp cung cấp<br /> dịch vụ mới.<br /> <br /> • Bộ Y tế<br /> • Sở Y tế và Trung tâm CSSKSS của 8 tỉnh<br /> đối tác dài hạn<br /> • Bệnh viện Phụ sản Hà Nội<br /> • Sở Y tế và Trung tâm CSSKSS của 3 tỉnh<br /> mở rộng đầu tiên: Hậu Giang, Quảng<br /> Bình và Thái Nguyên<br /> • Sở Y tế và Trung tâm CSSKSS của 5<br /> tỉnh mới (sẽ được xác định)<br /> • Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan<br /> <br /> RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam<br /> <br /> Parthfinder Overview Viet 2.indd 2<br /> <br /> 7/19/08 10:19:27 AM<br /> <br /> tuyến huyện và tuyến xã. Một đoàn đánh giá độc lập đã tiến hành đánh giá chiến lược<br /> chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản để xem xét tiến độ và những trở ngại trong<br /> chương trình. Đoàn đánh giá (năm 2000) đã kết luận là DASKSS “đã đạt được những<br /> thành tích đáng ghi nhận trong việc tập huấn toàn diện về SKSS toàn diện cho các nhân<br /> viên y tế và đã có những đòng góp đáng kể trong việc cải thiện chất lượng CSSKSS...”<br /> Dựa vào các kết quả này, các đối tác của dự án bắt đầu cân nhắc cách thức để duy trì bền<br /> vững các can thiệp của dự án.<br /> Hai nhà tài trợ của DASKSS đã cung cấp cho dự án một cơ hội có một không hai, đó là một giai<br /> đoạn dành riêng cho việc củng cố, nhân rộng các thành quả của dự án và chuẩn bị cho việc kết<br /> thúc dự án. Giai đoạn III tập trung vào việc thể chế hoá các thành tựu cơ bản và giúp Bộ Y tế nhân<br /> rộng ra cấp quốc gia các hợp phần chương trình có tác động lớn. Trong giai đoạn III, DASKSS đã<br /> làm việc với Bộ Y tế để tạo điều kiện cho việc thông qua các cách tiếp cận và các giáo trình đào<br /> tạo của dự án, cũng như để xây dựng và phổ biến các chính sách, hướng dẫn và phác đồ phù hợp.<br /> Ở tuyến tỉnh, dự án tập trung vào việc củng cố và phổ biến các phương pháp quản lý và cung cấp<br /> dịch vụ, tiếp tục nâng cao năng lực đào tạo và tạo dựng sự cam kết của các nhà hoạch định chính<br /> sách đối với việc duy trì bền vững các hoạt động của dự án.<br /> <br /> Huấn luyện về phá thai an toàn<br /> tại Thừa Thiên - Huế.<br /> <br /> Năm 2006, thành công của 8 tỉnh dự án được mở rộng sang 3 tỉnh khác. Các can thiệp về dịch<br /> vụ cũng được mở rộng để bao gồm cả những ưu tiên mới nảy sinh như đào tạo và hỗ trợ cho các<br /> dịch vụ CSSKSS cho vị thành niên và thanh niên, sức khoẻ bà mẹ ở những khu vực chưa được<br /> đáp ứng đủ nhu cầu.<br /> Trong các trang tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu về dự án đang ngày một phát triển này, đặc<br /> biệt là về những nỗ lực của dự án để cải thiện chất lượng dịch vụ theo cách có thể duy trì bền<br /> vững và nhân rộng được. Chúng tôi sẽ xem xét các chiến lược DASKSS áp dụng và các thành<br /> tựu của dự án cũng như tóm tắt kế hoạch của dự án trong tương lai.<br /> TÌNH HÌNH SỨC KHỎE SINH SẢN Ở VIỆT NAM NĂM 1994<br /> <br /> Trong những năm trước khi DASKSS bắt đầu, Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt về các chỉ số y tế. Tổng tỷ suất sinh giảm từ 5,1<br /> năm 1979 (Tổ chức Y tế thế giới, 1995) xuống còn 3,1 năm 1993 (Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ, 1995). Đến năm 1994, 44% phụ nữ đã lập gia đình trong độ tuổi<br /> 15 – 49 sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại (Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ, 1995). Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm 20% trong khoảng thời gian từ<br /> năm 1984 – 1994 và mức giảm của tỷ suất tử vong trẻ em thậm chí còn nhiều hơn (Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ, 1995). Nhờ có mạng lưới các cơ sở y tế bao phủ<br /> rộng khắp, các chính sách quốc gia đúng đắn, và chính sách mới hỗ trợ cơ cấu các biện pháp tránh thai đa dạng hơn, các dịch vụ KHHGĐ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ<br /> trẻ em của nhà nước có sẵn ở khắp nơi. Tuy nhiên, một số chỉ số khác lại rất cần có sự cải thiện, đó là:<br /> <br /> Nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGĐ và việc phá thai: Tổng các nhu cầu chưa được đáp ứng (đối với bất kỳ biện pháp tránh<br /> thai nào hay đối với một biện pháp tránh thai hiệu quả) ước chiếm khoảng 32% vào năm 1994 (Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ, 1995). Một chỉ số nói lên nhu cầu<br /> chưa được đáp ứng về KHHGĐ là việc sử dụng dịch vụ phá thai. Một nghiên cứu về số liệu thống kê dịch vụ tiến hành năm 1994 ước tính rằng một phụ nữ Việt Nam<br /> trong cuộc đời có trung bình 2,5 lần phá thai (Goodkin, 1994) và hơn 1,4 triệu ca phá thai và hút điều hoà kinh nguyệt đã được thực hiện trong năm 1993 (Tổ chức Y<br /> tế thế giới, 1995). Trong khi đó, tỷ lệ chấp nhận biện phá tránh thai sau phá thai theo ước tính của Bộ Y tế thấp hơn 10%.<br /> <br /> Cơ cấu các biện pháp tránh thai: Việc sử dụng biện pháp đặt dụng cụ tử cung chiếm tỷ lệ khoảng gần 3/4 trong tổng số các biện pháp tránh<br /> thai hiện đại (Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ, 1995) và điều này cho thấy cơ cấu các biện pháp tránh thai mất cân đối trầm trọng. Mặc dù Tổ chức Y tế thế giới cho<br /> là có “sự cam kết cao về chính sách đối với việc mở rộng sự lựa chọn các biện pháp tránh thai”, các chinh sách vẫn nhấn mạnh vào các biện pháp dài hạn và chính<br /> phủ vẫn chỉ “tuyên dương” các cộng tác viên dân số và các nhân viên y tế căn cứ vào chỉ tiêu về số người sử dụng biện pháp đặt dụng cụ tử cung và triệt sản lần đầu.<br /> Ngoài ra, ổ một số tỉnh, những trường hợp chấp nhận triệt sản hoặc sử dụng biện pháp đặt dụng cụ tử cung lần đầu còn được nhận đãi ngộ (Tổ chức Y tế thế giới,<br /> năm 1995). <br /> <br /> Nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục: Viện Da liễu trung ương ước tính có khoảng 20 – 40% dân số nông thôn mắc các NKĐSS (trích dẫn<br /> bởi Tổ chức Y tế thế giới, 1995). <br /> <br /> Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ: Việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ cơ bản không đáp ứng được cho gần một nửa số dân: năm 1994, 43% số phụ nữ mang<br /> thai không nhận được các dịch vụ chăm sóc trước sinh từ các nhân viên được đào tạo và 44% đẻ tại nhà (Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ, 1995). Chưa đến 1/3 số bà<br /> mẹ được tiêm phòng uốn ván, và mặc dù có ít nhất 60% các bà mẹ bị chẩn đoán là thiếu máu, việc cung cấp viên sắt không được thực hiện một cách thường xuyên<br /> (trích dẫn bởi Tổ chức Y tế thế giới, 1995).<br /> RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam<br /> <br /> Parthfinder Overview Viet 2.indd 3<br /> <br /> 3<br /> <br /> 7/19/08 10:19:40 AM<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2