intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ: Phần 1 - Phùng Đắc Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ: Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: kiến thức chung về bảo hiểm nhân thọ; nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ: Phần 1 - Phùng Đắc Lộc

  1. 1
  2. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự đổi mới, phát triển và hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế quốc tế và khu vực, bảo hiểm ngày càng trở thành lĩnh vực vô cùng quan trọng với đời sống, xã hội. Trong đó, ở nước ta, bảo hiểm nhân thọ là công cụ tài chính có tốc độ phát triển nhanh và thực sự hữu dụng với mỗi người, cũng như mỗi gia đình. Dù đã có lịch sử phát triển mấy chục năm, nhưng so với các quốc gia tiên tiến trên thế giới, bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam vẫn còn tương đối mới mẻ. Bởi vậy, dư địa và tiềm năng phát triển của loại hình sản phẩm tài chính này còn rất lớn, nhất là với một quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao, có dân số lên đến trên 90 triệu người, đa phần là dân số trẻ như Việt Nam. Thực tế đó cho thấy, việc kịp thời có những tư vấn, hướng dẫn, bổ trợ kiến thức và pháp luật cho khách hàng, nhân viên, tư vấn viên về bảo hiểm nhân thọ nhằm tránh được những vướng mắc không đáng có luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với ngành Bảo hiểm nói chung và lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Dựa trên kinh nghiệm, bề dày lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực bảo hiểm, ông Phùng Đắc Lộc - Nguyên Trưởng bộ môn Bảo hiểm - đào tạo cử nhân bảo hiểm từ năm 1982 của Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính), Nguyên Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (từ năm 2003 đến năm 2016) - đã biên soạn cuốn sách Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ. Là một chuyên gia bảo hiểm với nhiều bài viết có giá trị khoa học và thực tiễn cao về lĩnh vực bảo hiểm trên các tờ báo, tạp chí trong và ngoài nước, ông Phùng Đắc Lộc đồng thời là tác 3
  4. giả của 6 cuốn sách về bảo hiểm nhân thọ đã xuất bản. Không chỉ có có lý luận sâu sắc về lĩnh vực bảo hiểm và bảo hiểm nhân thọ, ở cương vị Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam hơn một thập kỷ, tác giả còn là người rất am hiểu thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thị trường bảo hiểm và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đại lý, tư vấn viên và khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. Với tâm huyết và trách nhiệm nghề nghiệp cao cùng bề dày kinh nghiệm phong phú, những năm qua, tác giả đã dành nhiều thời gian lên sóng Phát thanh, Truyền hình, tham dự các cuộc toạ đàm, giao lưu trực tuyến do các cơ quan truyền thông - báo chí tổ chức, nhiệt tình hướng dẫn, tư vấn về bảo hiểm nhân thọ cho hàng vạn đối tượng độc giả, khách hàng, nhân viên bảo hiểm về các lĩnh vực nghiệp vụ liên quan. Trong quá trình đó, để lưu lại nhưng kiến thức bổ ích, tác giả Phùng Đắc Lộc đã sàng lọc, đúc rút, biên soạn lại 215 câu hỏi và trả lời về bảo hiểm nhân thọ, tạo nên bộ Cẩm nang Bảo hiểm Nhân thọ đầy đủ, dễ hiểu, là ấn phẩm ý nghĩa mà độc giả đang có trên tay, có thể coi đây là bộ cẩm nang “gối đầu giường” đối với người quản lý, điều hành, nhân viên, đại lý, tư vấn viên bảo hiểm, khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực bổ ích và thú vị này. Với vị trí là cơ quan xuất bản duy nhất của ngành Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính một lần nữa vinh dự được đồng hành cùng tác giả Phùng Đắc Lộc, thực hiện xuất bản ấn phẩm Cẩm nang Bảo hiểm nhân thọ. Qua đây, Nhà xuất bản mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc với tác phẩm để hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH 4
  5. LỜI TÁC GIẢ Tôi viết cuốn Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ để phục vụ cho các khách hàng đã, đang và sẽ tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng như các đại lý, tư vấn viên bảo hiểm. Với kinh nghiệm của Trưởng Bộ môn Bảo hiểm tham gia đào tạo và giải đáp nhiều vướng mắc của học viên, kinh nghiệm của Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam giải đáp thắc mắc, nhiều câu hỏi phỏng vấn, giao lưu trực tuyến trên đài phát thanh truyền hình, báo điện tử, hội thảo hội nghị hay giải quyết các phản ứng khiếu nại về bảo hiểm nhân thọ, tôi thấy cần thiết phải có cuốn Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ và nội dung cuốn cẩm nang nên biên soạn theo hình thức hỏi đáp đi vào những nội dung mà mọi người có nhu cầu về bảo hiểm cần và phải quan tâm. Cuốn Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ gồm 215 câu hỏi và trả lời chia làm 4 chương: Kiến thức chung về bảo hiểm nhân thọ; Nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; Hướng dẫn tham gia bảo hiểm nhân thọ và Các quy định pháp luật về bảo hiểm nhân thọ. Đây là cuốn sách thứ 7 viết về bảo hiểm nhân thọ khi tôi tuổi đã cao, sau các cuốn sách đã được viết và đưa đi phát hành về bảo hiểm: Giáo trình đào tạo cử nhân bảo hiểm; Giáo trình đào tạo đại lý bảo hiểm; Cẩm nang bảo hiểm nhân thọ dành cho khách hàng; Cẩm nang bảo hiểm phi nhân thọ dành cho khách hàng; Cẩm nang bảo hiểm xe cơ giới; Phổ biến kiến thức và pháp luật về bảo hiểm nhân thọ. 5
  6. Xin cám ơn anh Phùng Minh Trí - cử nhân bảo hiểm đã trợ giúp tích cực cho tôi để hoàn thành biên soạn được cuốn Cẩm nang này. Tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều các câu hỏi về những vấn đề thực tế đang bức xúc để tổng hợp biên soạn tập 2 của cuốn này trong thời gian tới. Đồng thời, tôi xin nhận được nhiều ý kiến đóng góp về những khiếm khuyết của cuốn sách để chỉnh sửa, hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn độc giả! Tác giả PHÙNG ĐẮC LỘC 6
  7. CHƯƠNG I KIẾN THỨC CHUNG VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ Câu 1: Bảo hiểm nhân thọ là gì? Trả lời: Bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm thực hiện các cam kết của người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm liên quan đến sự sống hoặc cái chết của người được bảo hiểm hoặc cho chính người tham gia bảo hiểm, trong đó: - Người bảo hiểm (Doanh nghiệp bảo hiểm) cam kết trả cho người hưởng thụ quyền lợi bảo hiểm (người được bảo hiểm hoặc người tham gia bảo hiểm) một số tiền nhất định mà hai bên đã thỏa thuận trước các rủi ro thiên tai, tai nạn, ốm đau, thương tật bất ngờ hoặc các sự kiện được quy định trong hợp đồng bảo hiểm xảy ra theo cách thức và thời hạn chi trả đã thỏa thuận. - Người tham gia bảo hiểm (người mua bảo hiểm) cam kết đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn tương xứng với những rủi ro, sự kiện bảo hiểm được chấp thuận. Hay nói một cách khác, bảo hiểm nhân thọ là sự cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, để đáp ứng nhu cầu về tài chính trong số tiền được bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đã thỏa thuận cho các chi tiêu về ốm đau, tai nạn, thương tật, tử vong và tích lũy tiết kiệm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với người được bảo hiểm. 7
  8. Câu 2: Ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ là vừa bảo vệ, vừa tiết kiệm thể hiện như thế nào? Trả lời: - Phòng ngừa rủi ro bảo vệ khách hàng: là đặc tính chung của các sản phẩm bảo hiểm (kể cả nhân thọ và phi nhân thọ). Nếu không có đặc tính này thì không còn được xếp vào bảo hiểm. Các rủi ro được bảo hiểm bao gồm:  Ốm đau của người được bảo hiểm bao gồm chi phí điều trị ốm đau hoặc có thể thêm cả chi phí phục hồi chức năng, thay thế bộ phận nhân tạo, chi phí cho người chăm sóc, giảm sút thu nhập trong thời gian điều trị hoặc sau thời gian điều trị.  Tai nạn của người được bảo hiểm bao gồm chi phí điều trị tai nạn tương tự như các chi phí điều trị ốm đau.  Tử vong của người được bảo hiểm hoặc có thể mở rộng với cả người tham gia bảo hiểm và người liên quan (vợ, chồng, con cái, cha mẹ) vì sự tử vong của những người này ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của người được bảo hiểm hay người tham gia bảo hiểm. Mức độ tài chính để phòng ngừa rủi ro (số tiền chi trả) cho từng rủi ro ốm đau, tai nạn, thương tật, tử vong được người tham gia bảo hiểm lựa chọn và doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận - Tích lũy, tiết kiệm: Trước đây hợp đồng bảo hiểm tử kỳ, sinh kỳ không mang tính chất tích lũy tiết kiệm chỉ chi trả khi người được bảo hiểm chết trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm (với tử kỳ) hoặc sống đến hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm (với sinh kỳ). Song ngày nay, bảo hiểm tử kỳ có chi trả cho cả trường hợp sống đến hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm.  Tính tiết kiệm: Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều mang tính tiết kiệm phí bảo hiểm nộp vào cho doanh nghiệp bảo hiểm không mất đi mà còn được chi trả lớn hơn nhiều lần phí đã đóng nếu người được bảo hiểm bị tử vong trong thời hạn 8
  9. hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm và khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm được chi trả ít nhất bằng số phí bảo hiểm đã đóng (chưa kể bảo tức, thưởng).  Tính tích lũy: Số phí bảo hiểm thu được doanh nghiệp bảo hiểm đem đi đầu tư vừa đảm bảo sinh lời vừa đảm bảo an toàn vốn. Lãi đầu tư được trang trải cho các thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra, chi phí hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm còn lại trả bảo tức cho người tham gia bảo hiểm. Ngoài ra muốn tích lũy nhiều hơn người tham gia bảo hiểm ngoài phần tham gia bảo hiểm cho các rủi ro (sản phẩm bảo hiểm truyền thống) còn có thể bỏ thêm tiền đầu tư cho phần bảo hiểm đầu tư trong sản phẩm bảo hiểm liên kết chung hoặc sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. Đặc tính tích lũy tiết kiệm là sự khác biệt giữa bảo hiểm nhân thọ với bảo hiểm phi nhân thọ trong các sản phẩm bảo hiểm liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người. Câu 3: Tại sao bảo hiểm nhân thọ không bị giới hạn bảo hiểm trong phạm vi một số tiền bảo hiểm nhất định? Trả lời: Tính mạng, sức khỏe con người là vô giá: Bảo hiểm nhân thọ bảo vệ cho rủi ro liên quan đến tính mạng sức khỏe con người nên không có thể đo đếm bằng tiền. Số tiền được bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm thỏa thuận ở một mức nhất định sao cho: - Có đủ nguồn tài chính để điều trị các rủi ro bệnh tật tai nạn thông thường, mở rộng thêm với các bệnh hiểm nghèo và tai nạn nghiêm trọng, mở rộng thêm nữa với áp dụng điều trị tự nguyện điều trị cao cấp, thậm chí còn có nhu cầu chi phí cho người chăm sóc, chi phí thay thế bộ phận nhân tạo, giảm sút tiền lương trong điều trị và sau điều trị. 9
  10. - Có đủ nguồn tài chính để thực hiện các công việc dở dang thuộc trách nhiệm của người quá cố được bảo hiểm bao gồm trách nhiệm trả nợ (ngân hàng, bạn bè), nuôi dưỡng chăm sóc người thân (vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh chị em), cho con ăn học, dựng vợ gả chồng cho con, cho con ra ở riêng,... Ngay những trách nhiệm trên mỗi người có một nhu cầu chi tiêu khác nhau để thực hiện một trách nhiệm nhất định khi họ đang còn sống hoặc dự định trong tương lai. Ví dụ nuôi con cho con ăn học mỗi người một mục đích nuôi nấng, dạy dỗ, đào tạo con khác nhau và chi tiêu khác nhau. Từ những đặc trưng này cho ta thấy bảo hiểm nhân thọ không bị giới hạn số tiền bảo hiểm như bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm trách nhiệm. Đồng thời bảo hiểm nhân thọ có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng người tham gia bảo hiểm cả về giá trị được bảo hiểm (số tiền bảo hiểm không giới hạn). Câu 4: Xin cho biết những lợi ích mà bảo hiểm nhân thọ mang lại? Trả lời: Bảo hiểm nhân thọ sẽ cung cấp cho người tham gia bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm một số tiền nhất định theo sự lựa chọn của người tham gia bảo hiểm khi gặp các rủi ro, sự kiện bảo hiểm sau: 1. Các rủi ro được bảo hiểm xảy ra với người tham gia bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm a. Chi phí điều trị ốm đau, bệnh tật (theo mức khoán đã thỏa thuận) b. Chi phí điều trị tai nạn, thương tật (theo mức khoán đã thỏa thuận) 10
  11. Chi trả của a và b có thể theo các cách: - Thanh toán theo hóa đơn thực tế, thanh toán theo mức bảo lãnh viện phí. - Thanh toán theo mức khoán cho một ngày điều trị (có giới hạn số ngày/năm). - Thanh toán mức khoán tối đa cho một bệnh, một thương tật điều trị. Các chi phí trên có thể được bao gồm cả chi phí điều trị theo yêu cầu, tại bệnh quốc tế, tại bệnh viện nước ngoài, thay thế bộ phận, bồi dưỡng sức khỏe, mất thu nhập, thuê người chăm sóc,... c. Trả tiền bảo hiểm khi tử vong theo mức khoán đã thỏa thuận Với số tiền được chi trả này, người mất đi tin tưởng rằng những người thân mà mình đang có trách nhiệm nuôi dưỡng sẽ có đủ tiền duy trì cuộc sống bình thường không bị thiếu thốn, đói nghèo, con cái tiếp tục được học hành đào tạo thành người tốt. Cần lưu ý rằng tất cả rủi ro a, b, c không thuộc các trường hợp loại trừ bảo hiểm sẽ được chi trả. 2. Các sự kiện bảo hiểm a. Sống đến hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm (trừ bảo hiểm tử kỳ) có trả thêm bảo tức (nếu hợp đồng bảo hiểm có cam kết trả bảo tức). b. Các sự kiện được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm: người được bảo hiểm đạt được độ tuổi nhất định (đi du học hoặc học đại học, kết hôn, hưu trí,...) c. Tiền thưởng: Tại những kỳ hạn mà trong kỳ hạn đó người tham gia bảo hiểm đóng phí đầy đủ và không có nhu cầu trả tiền bảo hiểm cho ốm đau, tai nạn. 11
  12. 3. Giá trị hoàn lại: Khi vì lý do gì đó người tham gia bảo hiểm không thể tiếp tục duy trì hợp đồng bảo hiểm buộc phải chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Tóm lại bảo hiểm nhân thọ sẽ đảm bảo mọi gia đình ổn định cuộc sống, ổn định tài chính ngay cả khi gặp những rủi ro thiên tai, tai nạn, ốm đau phải tốn rất nhiều chi phí nhưng đã được bảo hiểm nhân thọ chi trả vào bất kỳ thời điểm nào khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Câu 5: Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm trên thế giới đã diễn ra như thế nào? Trả lời: Thời kỳ nguyên thủy: Loài người sống bằng săn bắt và hái lượm luôn lo lắng khi không kiếm được đủ đồ ăn dẫn đến bệnh tật, ốm đau, chết chóc đe dọa. Họ đã biết được cách dự trữ thức ăn bằng phơi sấy, nướng, hun khói, ngâm tẩm là hình thức sơ khai của bảo hiểm. Sau đó con người đã biết gieo trồng cây để thu hái thức ăn, nhốt những con vật còn khỏe đã săn bắt được và phát triển thành nghề trồng trọt chăn nuôi tự bảo hiểm cho mình trước rủi ro thiếu thức ăn dẫn đến ốm, đau, chết chóc. Thời kỳ trước Công nguyên: - Năm 2500 trước Công nguyên, người dân Địa Trung Hải lo sợ những thiệt hại xảy ra gây chết chóc, thương tật cho các nhà buôn và nô lệ của họ do bão tố và hải tặc gây nên đã tiến hành đóng góp tiền xây dựng quỹ bảo hiểm chi trả cho những người trong nhóm cùng đóng góp khi xảy ra rủi ro và hậu quả nói trên. 12
  13. - Năm 1750 trước Công nguyên, nhà vua Hammurabi vùng Babylon đã ban hành “quy tắc đền bù công bằng” để thương nhân Địa Trung Hải tiến hành mua bảo hiểm cho người đi vay tiền của mình để khi người đi vay tiền tử vong thì quỹ bảo hiểm chi trả thay cả gốc lẫn lãi số tiền đã vay. - Năm 600 trước Công nguyên, người Hy Lạp và La Mã tổ chức các phường hội “xã hội thân thiện” để chăm lo sức khỏe và chi phí tang lễ cho các gia đình thành viên. Hoạt động này được cho là tiền thân của bảo hiểm y tế và tử vong. Sau Công nguyên - Năm 1583, một thuyền thủy của Anh yêu cầu một công ty bảo hiểm phi nhân thọ bán bảo hiểm tính mạng sức khỏe cho mình (bao gồm rủi ro tai nạn, cướp bóc, bắt giữ để tống tiền, bệnh tật, tử vong) cùng với gói bảo hiểm cho con tàu. Công ty bảo hiểm đã chấp thuận thuyền trưởng William Gubbon trả phí bảo hiểm 32£, sau hơn 1 năm thuyền trưởng này bị tử vong và được công ty bảo hiểm bồi thường 400£. Hợp đồng bảo hiểm còn được lưu trữ cho đến nay và được coi là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên trên thế giới. - Năm 1653, tại Pháp đã phổ biến và phát triển hình thức chơi họ. Người tham gia chơi họ đóng tiền vào quỹ chung cho đến khi đạt độ tuổi nhất định (tương tự như tuổi về hưu hiện nay). Quỹ này dùng để chi trả cho các thành viên còn sống đến độ tuổi nói trên một khoản tiền nhận hàng kỳ đủ để sống khi hết khả năng lao động cho đến khi tử vong. Hình thức chơi họ này sau đó được phát triển sang Anh, Hà Lan vào năm 1690. Đây có thể xem là tiền thân của bảo hiểm hưu trí. - Năm 1662, John Grant người Anh đã đưa ra bảng phân tích có hệ thống giữa người còn sống và người tử vong dựa trên dữ liệu thu được tại lễ đặt tên và lễ an táng của London. Sau đó Edmund Halley phát triển thành bảng tuổi thọ bình quân. 13
  14. - Năm 1762, công ty bảo hiểm nhân thọ của Anh đầu tiên ra đời mang tên Equatable. Tổ chức này lần đầu tiên tính phí bảo hiểm dựa trên cơ sở bảng tỉ lệ tử vong. Bảng tỉ lệ tử vong xây dựng trên cơ sở lấy dữ liệu số lượng người chết tại London từ năm 1728 đến 1750, sau đó có lấy thêm dữ liệu từ năm 1770 đến 1780 tại Norhthampton. - Năm 1774, đạo luật về quyền lợi bảo hiểm được ra đời ở Anh để chống lại tệ nạn cá cược trong bảo hiểm nhân thọ, trong đó rất nhiều người mua bảo hiểm cho cái chết của ông chủ hoặc nhân vật nổi tiếng để hưởng lợi khi những người nói trên bị tử vong. Theo đạo luật này, chỉ có người có quan hệ về quyền lợi nhất định với người được bảo hiểm mới được mua bảo hiểm và được trả tiền bảo hiểm như mua bảo hiểm cho vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh chị em ruột thịt, mua bảo hiểm cho con nợ. - Năm 1849, công ty bảo hiểm hành khách đi tàu hỏa của Anh được thành lập để bảo hiểm cho các hành khách bị tai nạn trên suốt hành trình của mình. - Năm 1860, tại Đức bắt đầu phát triển bảo hiểm cho ông chủ sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn, tử vong. Sau đó loại bảo hiểm này được phát triển ra khắp châu Âu. - Năm 1862, công ty bảo hiểm đầu tiên của châu Á được thành lập đó là công ty bảo hiểm Meiji của Nhật. Từ thế kỷ XX đến nay: - Đầu những năm 1960, chương trình bảo hiểm hưu trí được triển khai tại Mỹ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Úc. Chính phủ các nước đã hỗ trợ cho chương trình này như khấu trừ vào thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp khoản đóng phí bảo hiểm. Hầu hết luật pháp các nước đều quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm hưu trí cho người lao động. 14
  15. - Từ đầu năm 1970, sản phẩm bảo hiểm đầu tư được ra đời và phát triển hầu hết các nước Mỹ, châu Âu, châu Á để phù hợp với sự phát triển của thị trường tài chính. Theo đó sản phẩm truyền thống (gắn liền với rủi ro) được kết hợp đầu tư tài chính nhằm đem lại sinh lời cao hơn cho người tham gia bảo hiểm. - Đến nay hầu hết các nước có nền kinh tế tăng trưởng ổn định, thị trường tài chính tiền tệ tăng trưởng, đồng tiền không bị mất giá, lạm phát được kiểm soát, đầu tư vào thị trường tài chính tiền tệ an toàn là tiền đề để thành lập và phát triển hoạt động bảo hiểm nhân thọ. Câu 6: Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã diễn ra như thế nào? Trả lời: Giai đoạn trước năm 1975: năm 1970, tại miền Nam công ty bảo hiểm nhân thọ Hưng Việt ra đời triển khai sản phẩm bảo hiểm trọn đời và tử kỳ 5, 10, 20 năm nhưng diễn biến chiến tranh ác liệt nên công ty chưa có kết quả rõ rệt. Giai đoạn năm 1975-1993: sau khi giải phóng miền Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố đình chỉ các hoạt động của các công ty bảo hiểm miền Nam Việt Nam trong đó có Hưng Việt. Chính phủ tuyên bố thanh lý, giải thể các doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân. Năm 1976, Bộ trưởng Bộ Tài chính Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Quyết định 21/QĐ-BKT thành lập Công ty Bảo hiểm, Tái bảo hiểm Việt Nam (viết tắt là Bavina) thuộc Tổng nha Tài chính. Năm 1977, Bavina trở thành chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định 61/TCQĐ của Bộ Tài chính. Giai đoạn 1975-1993, Nhà nước độc quyền về bảo hiểm thông qua Bảo Việt. Trong giai đoạn này tiếp thu các sản phẩm bảo hiểm đang được triển khai tại miền 15
  16. Nam trước đây, Bảo Việt tiến hành các sản phẩm bảo hiểm học sinh, bảo hiểm con người với 3 nhóm rủi ro: tai nạn (nhóm A), ốm đau điều trị (nhóm B), tử vong (nhóm C) để người tham gia bảo hiểm lựa chọn một, hai hay cả ba nhóm trên. Đồng thời Bảo Việt tiến hành triển khai một số sản phẩm bảo hiểm khác: bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm tai nạn người lao động (cho chủ sử dụng lao động), bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới (bồi thường cho chủ xe số tiền phải chi trả cho nạn nhân trong tai nạn). Song các hợp đồng bảo hiểm chỉ có thời hạn 1 năm và mang tính chất kỹ thuật như bảo hiểm phi nhân thọ. Các sản phẩm bảo hiểm nói trên vẫn được các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục triển khai từ đó đến nay, nội dung sản phẩm có cải tiến tăng thêm quyền lợi và lợi ích cho người tham gia bảo hiểm. Giai đoạn năm 1993-1999: nền kinh tế xã hội Việt Nam đã có bước phát triển vững chắc. Lạm phát đã đẩy lùi về một con số, tỷ giá ổn định, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, kinh tế tư nhân được Nhà nước công nhận và tạo điều kiện phát triển, từ một nước thiếu ăn đã bắt đầu xuất khẩu gạo và nông sản. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ nước ngoài đã xin phép Chính phủ thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam. Ngày 18/12/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 100/1993/NĐ-CP về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và Bộ Tài chính sau đó ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện. Cùng thời gian này, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cho Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) tổ chức nghiên cứu, khảo sát học tập kinh nghiệm nước ngoài để thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, cùng thời kỳ này các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài được cấp phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam có sự 16
  17. đóng góp tích cực hỗ trợ Bộ Tài chính nghiên cứu về chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Ngày 22/6/1996, Bộ Tài chính ban hành quyết định cho phép Bảo Việt triển khai thí điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Đầu tháng 8/1996, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được ký kết. Thời gian thí điểm Bảo Việt triển khai 2 sản phẩm bảo hiểm bao gồm bảo hiểm hỗn hợp và bảo hiểm an sinh giáo dục với thời hạn từ 5 năm, 10 năm, 15 năm, số tiền bảo hiểm từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, số phí bảo hiểm khai thác mới trên 1 tỷ đồng/năm. Giai đoạn năm 1999-2004, sau khi triển khai thí điểm, Bộ Tài chính đã đánh giá Việt Nam đã có đủ điều kiện và nhu cầu để phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ nên bắt đầu cấp phép thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam. Năm 1999, cấp phép 3 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là Bảo Minh-CMG (Bảo Minh liên doanh với Công ty bảo hiểm nhân thọ CMG của Úc) sau này bán lại cho Dai-ichi (Nhật Bản), Prudential Việt Nam, Chinfon-Manulife (sau này Chinfon chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho Manulife. Năm 2000, cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho AIA. Trong 5 năm này 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (4 doanh nghiệp nhân thọ nước ngoài và Bảo Việt) cùng nhau cạnh tranh phát triển phát triển sản phẩm, cung cấp sản phẩm bảo hiểm, mở rộng kênh phân phối làm cho khách hàng có điều kiện lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất. Đánh giá kết quả 5 năm phát triển thị trường, cạnh tranh, chế độ quản lý Nhà nước, Chính phủ đã thấy được chúng ta có đủ năng lực quản lý các doanh nghiệp bảo hiểm và thị trường bảo hiểm, dung lượng thị trường và nhu cầu bảo hiểm còn nhiều tiềm năng để cấp phép 17
  18. thêm các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam. Giai đoạn năm 2005 đến nay: có thêm 13 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài gia nhập thị trường bảo hiểm Việt Nam: ACE Life, Prevoir (2005), Cathay Life, Great Eastern (2007), Korea Life, Vietcombank-Cardiff (2008), Fubon Life (2010), Generali, Vietinbank-AVIVA (2011), PVI Sun Life, Phú Hưng Life, BIDV-Metlife và MB-Ageas Life. Câu 7: Kết quả đạt được của thị trường bảo hiểm nhân thọ tính đến hết năm 2016 như thế nào? Trả lời: 1. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam thuộc loại thị trường mở một phần: Thị trường bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam có 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài trong đó có 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có vốn chung của phía Việt Nam và nước ngoài bao gồm Bảo Việt, BIDV Metlife, Vietcombank Cardif, Vietinbank Aviva, MB Ageas và PVI Sunlife và 12 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài. Việc cấp phép thành lập và hoạt động các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có yếu tố nước ngoài phù hợp với lộ trình mở của hội nhập hợp tác quốc tế của Việt Nam: EU, FTA song phương với các nước. Trừ Phú Hưng Life là công ty cổ phần bảo hiểm nhân thọ còn lại các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đều được sang lọc qua điều kiện cấp phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, có công ty mẹ là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ hoạt động lâu năm, năng lực tài chính vững vàng, tốp đầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại nước họ đồng thời cũng là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có uy tín trên quốc tế. 18
  19. 2. Thị trường bảo hiểm nhân thọ có sự mua bán sát nhập đổi tên các doanh nghiệp bảo hiểm: Dai-ichi Nhật Bản mua lại Bảo Minh-CMG (2007), FWD mua lại Great Eastern, Sun Life mua lại 100% vốn góp của PVI trong PVI Sun Life, ACE Life đổi tên thành Chubb Life, Korea Life đổi tên thành Hanwha Life theo công ty mẹ. 18 doanh nghiệp bảo hiểm cùng cạnh tranh phát triển sản phẩm, cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường, nhu cầu của khách hàng. Hiện đã có trên 350 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ để khách hàng lựa chọn. Tính cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải tăng cường chất lượng hoạt động của kênh phân phối và dịch vụ sau bán hàng ngày một tốt hơn. 3. Chế độ quản lý Nhà nước ngày một hoàn thiện theo hướng tuân thủ các cam kết hợp tác hội nhập quốc tế, kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo thêm quyền chủ động sáng tạo tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp bảo hiểm: - Từ Nghị định 100/1993/NĐ-CP được nâng cấp thành Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 (được Quốc hội thông qua ngày 9/12/2000). - Ngày 1/8/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2001/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. - Ngày 28/8/2001, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 71/2001/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 42/2001/NĐ-CP và Thông tư 72/2001/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2001/NĐ-CP. 19
  20. - Ngày 19/10/2004, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 98/2004/TT-BTC và Thông tư 99/2004/TT-BTC thay thế Thông tư 71/2001/TT-BTC và Thông tư 72/2001/TT-BTC theo hướng không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam và doanh nghiệp bảo hiểm có yếu tố nước ngoài, bỏ các rào cản về tái bảo hiểm bắt buộc, bán bảo hiểm vào khu vực kinh tế Nhà nước và triển khai sản phẩm bảo hiểm bắt buộc (đối với phi nhân thọ). - Ngày 27/3/2007, Chính phủ ban hành Nghị định 45/2007/NĐ-CP và Nghị định 46/2007/NĐ-CP thay thế Nghị định 42/2001/NĐ-CP và Nghị định 43/2001/NĐ-CP để đưa vào các nội dung được đưa thêm vào Thông tư 98/2004/TT-BTC, Thông tư 99/2004/TT-BTC. - Ngày 24/11/2010, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm để phù hợp với cam kết WTO về thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bán bảo hiểm qua biên giới (đối với phi nhân thọ), đấu thầu trong bảo hiểm, thành lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm. - Ngày 28/12/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 123/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP. - Ngày 30/7/2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 124/2012/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP và Thông tư 125/2012/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2