intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩm nang Hỗ trợ hoạt động kinh doanh Thương mại và Thủ công Mỹ nghệ truyền thống khu vực miền Trung Tây Nguyên trong Thời kỳ hội nhập Kinh tế Quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cẩm nang Hỗ trợ hoạt động kinh doanh Thương mại và Thủ công Mỹ nghệ truyền thống khu vực miền Trung Tây Nguyên trong Thời kỳ hội nhập Kinh tế Quốc tế gồm các nội dung chính như sau: Giới thiệu và hướng dẫn về các cam kết HNKT quốc tế có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và sản xuất truyền thống; Một số lời khuyên trong kinh doanh đối với các hộ kinh doanh thương mại và sản xuất truyền thống trong bối cảnh hội nhập KTQT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩm nang Hỗ trợ hoạt động kinh doanh Thương mại và Thủ công Mỹ nghệ truyền thống khu vực miền Trung Tây Nguyên trong Thời kỳ hội nhập Kinh tế Quốc tế

  1. SỞ CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRUNG TÂM WTO ĐÀ NẴNG CẨM NANG Hỗ trợ Hoạt động Kinh doanh Thương mại và Thủ công Mỹ nghệ truyền thống khu vực MIỀN TRUNG TÂY NGUYÊN trong Thời kỳ hội nhập Kinh tế Quốc tế NXB VĂN HÓA - THÔNG TIN
  2. Lời cảm ơn Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng xin chân thành cảm ơn sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Ôxtrâylia (AusAID) và Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DfID) cho Dự án thông qua Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật Hậu gia nhập WTO. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật Hậu gia nhập WTO, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công Cẩm nang. Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Phát triển Quang Minh – Tư vấn của Dự án về sự hợp tác và đóng góp xây dựng nội dung Cẩm nang này. Tài liệu này không phản ánh quan điểm của AusAID, DfID và Chương trình HTKT hậu gia nhập WTO.
  3. Acknowledgement Danang Department of Industry and Trade would like to thank the Australian Agency for International Development (AusAID) and the UK’s Department for International Development (DFID) for their support for The Project through The Beyond WTO Program. We would also like to send our sincere thanks to The Beyond WTO Program, Danang People’s Committee for strongly supporting and creating favorable conditions so that we could successfully complete this Handbook. We would herewith like to warmly thank Quang Minh Investment and Development Joint Stock Company - Consultant of The Project - for their cooperation and contribution to this Handbook. This report does not reflect the viewpoint of AusAID, DfID or the Beyond WTO Program.
  4. Mục lục LỜI GIỚI THIỆU 9 Phần 1: Giới thiệu và hướng dẫn về các cam kết HNKT quốc tế có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và sản xuất truyền thống 11 I. Các cột mốc chính của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 11 1. Những loại cam kết hội nhập kinh tế quốc tế nào Việt Nam đã tham gia? 11 2. Việt Nam đã ký những hiệp định thương mại tự do nào? 11 3. Gia nhập WTO, Việt Nam đã ký những hiệp định nào? 13 II. Các cam kết cắt giảm hàng rào thuế quan (thuế nhập khẩu) của Việt Nam và ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp nhỏ 14 1. Các cam kết cắt giảm thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do 14 2. Cam kết thuế quan của Việt Nam trong khuôn khổ WTO 14 III. Các cam kết mở cửa thị trường và hàng rào kỹ thuật theo WTO 17 1. Mở cửa thị trường dịch vụ 17 2. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) 30 3. Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) 32 4. Trợ cấp của chính phủ 35 5. Tự vệ thương mại 39 6. Chống bán phá giá 42 Phần 2: Một số lời khuyên trong kinh doanh đối với các hộ kinh doanh thương mại và sản xuất truyền thống trong bối cảnh hội nhập KTQT 46 I. Lựa chọn mô hình kinh doanh 46 1. Đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh 46 2. Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp Tư nhân 49 3. Đăng ký kinh doanh công ty cổ phần 51 4. Đăng ký kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn 55 5. Đăng ký kinh doanh Công ty Hợp danh 59 6. Đăng ký kinh doanh hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã 61 II. Quyền sở hữu trí tuệ 63 1. Việt Nam dã tham gia các Công ước về sở hữu trí tuệ nào? 63 2. Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng nào? 64 3. Thế nào là quyền tác giả? 64 4. Thế nào là tác phẩm? Tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả? 64 -6-
  5. 5. Những người nào được coi là chủ sở hữu tác phẩm? 66 6. Có bắt buộc đăng ký quyền tác giả với Cục bản quyền tác giả mới phát sinh quyền không? 66 7. Quyền của tác giả (quyền tác giả) bao gồm những quyền gì? 66 8. Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền tác giả? 67 9. Thế nào là quyền sở hữu công nghiệp? 68 10. Sáng chế là gì? Giải pháp hữu ích là gì? 68 11. Ai là người có quyền đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích? 69 12. Kiểu dáng công nghiệp là gì? 70 13. Vì sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp và ai có quyền đăng ký ? 70 14. Nhãn hiệu là gì? 71 15. Những dấu hiệu nào không được bảo hộ làm nhãn hiệu? 71 16. Cần lưu ý điều gì khi thiết kế nhãn hiệu? 72 17. Tên thương mại là gì? 72 18. Những yêu cầu của tên thương mại? 73 19. Cần lưu ý điểm gì khi lựa chọn tên thương mại? 73 20. Chủ doanh nghiệp có những quyền sở hữu công nghiệp nào đối với tên thương mại của mình? 74 21. Thế nào là chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý phải đăng ký không? 74 22. Đối tượng nào không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý? 74 23. Ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý, người có quyền đăng ký chỉ dẫn chỉ dẫn địa lý và gồm những quyền gì? 74 24. Thế nào là bí mật kinh doanh? 75 25. Tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? 75 26. Giống cây trồng mới là gì? 76 27. Các đối tượng nào được bảo hộ là giống cây trồng mới? 76 28. Phải tiến hành những thủ tục gì để xác lập chủ quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp? 76 29. Thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp? 77 30. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì? 78 31. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì? 78 III. Tiếp cận tài chính 78 1. Phương pháp tiếp cận với ngân hàng 78 2. 5C trong tín dụng: Năng lực, Vốn, Thế chấp, Uy tín và các Điều kiện khác 79 3. Bạn đã có kế hoạch kinh doanh chưa? 80 4. Sử dụng kế hoạch kinh doanh tại ngân hàng như thế nào? 81 IV. Thuế 81 1. Nên quan tâm đến thuế như thế nào? 81 2. Thuế môn bài phải nộp như thế nào? 82 -7-
  6. 3. Thuế đối với hoạt động kinh doanh thường ngày của doanh nghiệp bao gồm những loại nào? 82 4. Thuế với hộ gia đình đăng ký kinh doanh 85 5. Thuế trước bạ 87 6. Thuế tiêu thụ đặc biệt 88 V. Các giấy phép kinh doanh bắt buộc 89 1. Các giấy phép và tiêu chuẩn bắt buộc 89 2. Các tiêu chuẩn quốc gia 90 3. Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm 91 VI. Quản lý nhân sự 91 1. Việc tìm kiếm nhân viên được thực hiện ra sao? 92 2. Làm thế nào để doanh nghiệp có chính sách đúng đắn với người lao động? 94 3. Sự cần thiết phải lưu trữ hồ sơ lao động? 95 4. Làm thể nào để giúp người lao động tuân thủ quy định lao động? 96 5. Làm thế nào để xây dựng hệ thống lương? 98 6. Lựa chọn hệ thống trả lương phù hợp được thực hiện ra sao? 99 VII. Đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có quan trọng không? 100 1. Làm thể nào để kiểm soát rủi ro trong công việc? 101 2. Phòng chống cháy nổ có phải là 1 yêu cầu bắt buộc hay không? 102 VIII. Bán hàng - Phân phối 103 1. Làm thể nào để tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh và thị trường? 103 2. Hội chợ thương mại có phải là một phương pháp truyền thống để khuếch trương hàng hóa hoặc dịch vụ không? 104 3. Các bước chuẩn bị tham gia hội chợ 105 4. Ứng dụng thương mại điện tử trong công việc kinh doanh 106 IX. Tham gia các hội nghề nghiệp đem lại những ích lợi gì cho doanh nghiệp? 108 Phụ lục 1. Tổng hợp các cam kết cắt giảm thuế quan của Việt Nam và các đối tác trong các FTA song phương và khu vực 111 -8-
  7. LỜI GIỚI THIỆU Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam gắn bó chặt chẽ với đường lối đổi mới kinh tế đất nước. Quá trình này đánh dấu bước khẳng định quan trọng khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào đầu năm 2007. Trong tiến trình đó, Đà Nẵng có nhiều hoạt động nổi bật và đã đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế - xã hội. Được sự hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO (Chương trình B-WTO), thành phố Đà Nẵng đã triển khai dự án Tăng cường năng lực cho Trung tâm WTO của Đà Nẵng nhằm hỗ trợ cho quá trình hội nhập tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận. Từ các kết quả hoạt động của Dự án, Trung tâm về các vấn đề WTO Đà Nẵng, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng đã nghiên cứu, biên soạn Cẩm nang hỗ trợ hoạt động kinh doanh - thương mại và thủ công mỹ nghệ truyền thống khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Cẩm nang hướng đến đối tượng bạn đọc là các hộ gia đình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu tiếp cận thông tin về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề liên quan, tác động trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Mục tiêu của Cẩm nang là cung cấp nguồn tư liệu tư vấn, hỗ trợ hoạt động sản xuất - kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với cách viết chắt lọc, gần gũi, đảm bảo tính chính xác về mặt thông tin, dễ đọc, dễ hiểu, dễ tra cứu dành cho mọi đối tượng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Vì vậy, nội dung Cẩm nang không đi sâu vào các vấn đề hoặc các thuật ngữ có tính kĩ thuật pháp lý, thương mại quốc tế. Những vấn đề mang tính kĩ thuật, chuyên môn sâu này đã được trình bày khá kĩ lưỡng tại nhiều tài liệu được phát hành và đăng tải trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các website của VCCI, Bộ Công Thương, các Trung tâm WTO. Hy vọng rằng Cẩm nang sẽ là nguồn tài liệu hữu ích, góp phần thiết thực trong việc nâng cao nhận thức và hỗ trợ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đồng thời là một bước đệm giúp người đọc tiếp cận, tìm hiểu những tài liệu sâu hơn về hội nhập. Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng, Trung tâm về các vấn đề WTO Đà Nẵng trân trọng giới thiệu Cẩm nang và mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để bổ sung, nhằm phục vụ tốt hơn trong lần tái bản sau. -9-
  8. NỘI DUNG CẨM NANG GỒM 2 PHẦN: Phần 1: Giới thiệu và hướng dẫn về các cam kết HNKT quốc tế có ảnh hưởng đến các hộ kinh doanh thương mại và sản xuất truyền thống - Giới thiệu về các cam kết HNKTQT - Hàng rào thuế quan và lộ trình cắt giảm thuế - TBT-SPS - Phòng vệ thương mại - chống bán phá giá - Mở cửa thị trường Phần 2: Một số lời khuyên trong kinh doanh đối với các hộ kinh doanh thương mại và sản xuất truyền thống trong bối cảnh hội nhập KTQT - Mô hình pháp lý tổ chức kinh doanh - Thuế  - Tiếp cận vốn - Quyền sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn chất lượng - Quản lý nhân sự - Quản lý rủi ro - Phân phối và bán hàng - Tham gia hoạt động của các hiệp hội - 10 -
  9. PHẦN 1: Giới thiệu và hướng dẫn về các cam kết HNKT quốc tế có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và sản xuất truyền thống I. CÁC CỘT MỐC CHÍNH CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Những loại cam kết hội nhập kinh tế quốc tế nào Việt Nam đã tham gia? Liên quan đến HNKTQT, Nhà nước Việt Nam hiện đã ký kết và tham gia 1 số Hiệp định thương mại tự do đa phương theo cơ chế ASEAN+ (khối ASEAN và các nước đối tác), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam Nhật Bản và gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới). 2. Việt Nam đã ký những hiệp định thương mại tự do nào? Việt Nam đã ký kết, tham gia 1 số hiệp định thương mại tự do sau đây: l Nhóm các Hiệp định thương mại tự do (FTA), gồm Hiệp định thương mại tư do nội khối ASEAN (AFTA)và tiếp đó là hiệp định mậu dịch tự do với các đối tác (ASEAN+) như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn độ…vv với các cam kết cắt giảm sâu rộng hàng rào thuế quan. l Việt Nam cũng đã ký hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản (EPA) mà thực chất là một FTA song phương. Các quy định của những hiệp định này có liên quan đến các doanh nghiệp nhỏ kinh doanh truyền thống chủ yếu liên quan đến 2 khía cạnh: (1) Cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình sẽ tạo cơ hội cho hàng hoá nước ngoài có giá cả thấp hơn, cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất trong nước, trong đó có các sản phẩm do các hộ gia đình, doanh nghiệp kinh doanh kiểu truyền thống sản xuất (2) Cam kết cắt giảm thuế quan từ các nước đối tác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn độ, Trung Quốc..vv) sẽ tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam gia nhập các thị trường nước ngoài. Các sản phẩm của hộ gia đình, doanh nghiệp kinh doanh kiểu truyền thống sản xuất sẽ có cơ hội mở rộng thị trường khi xuất khẩu hoặc cung cấp đầu vào cho chuỗi hàng hoá xuất khẩu. - 11 -
  10. BẢNG 1: TÓM TẮT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐÃ KÝ KẾT VÀ ĐANG ĐÀM PHÁN Các mốc Thành viên Hiện trạng Ký năm 1992 (ASEAN-6), Việt Nam tham gia năm 1995, AFTA 10 nước ASEAN các nước còn lại tham gia những năm sau Ký kết năm 2000 Việt Nam - Mỹ Việt Nam và Mỹ và thực hiện năm 2001 10 nước ASEAN và ASEAN-Trung Quốc Ký năm 2004 Trung Quốc Trở thành thành viên WTO Gia nhập năm 2007 thứ 150 10 nước ASEAN và ASEAN-Nhật Bản Ký năm 2008 Nhật Bản 10 nước ASEAN và Ký năm 2006; ASEAN-Hàn Quốc Hàn Quốc riêng Thái Lan ký năm 2009 10 nước ASEAN và ASEAN-Ấn Độ Ký năm 2009 Ấn Độ 10 nước ASEAN và Úc, ASEAN-Úc-Niu Di-lân Ký năm 2009 Niu Di-lân Việt Nam - Nhật Bản Việt Nam và Nhật Bản Ký năm 2008 Việt Nam - EU Việt Nam và khối EU Tạm dừng đàm phán Việt Nam - Chi lê Việt Nam và Chi lê Đã hoàn tất Niu-Di-lân, Xinh-ga-po, Chi-lê, Bru-nây là thành viên sáng lập. Các thành Hiệp định kinh tế viên đang đàm phán: Đàm phán vòng thứ 19 xuyên Thái Bình Hoa Kỳ, Úc, Peru, (tính đến tháng 8/2013) Dương (TPP) Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Mê-xi-cô, Ca-na-đa, Nhật Bản Ghi chú: các nước ASEAN-6 gồm: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po và Thái Lan. - 12 -
  11. 3. Gia nhập WTO, Việt Nam đã ký những hiệp định nào? Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) và trở thành thành viên của tổ chức này, chính thức mở ra một giai đoạn mới về HNKTQT, với lợi thế là 1 thành viên đầy đủ của tổ chức thương mại đa phương lớn nhất toàn cầu. Là thành viên của WTO, Việt Nam đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được ký kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15 - 4 -1994. Bốn phụ lục đó bao gồm: Các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên, các thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung. Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải ký kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện. Các hiệp định : l Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994) l Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) l Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) l Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS) l Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) l Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC) l Hiệp định về Chống bán Phá giá l Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp chống Trợ cấp l Hiệp định về Tự vệ l Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu l Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS) l Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) l Hiệp định về Định giá Hải quan l Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển l Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO) l Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp. Để thực hiện các cam kết WTO, Việt Nam đã ban hành mới hoặc sửa đổi, bãi bỏ hàng loạt các văn bản luật, nghị định và các văn bản pháp lý khác có liên quan cho phù hợp với cam kết WTO như ban hành Luật Đàm phán và Ký kết các Điều ước quốc tế, Luật Đầu tư 2005, Luật Kinh doanh Bảo hiểm (sửa đổi), bãi bỏ quy định về thưởng, trợ cấp xuất khẩu, chuyển đổi Quỹ Hỗ trợ Phát triển thành Ngân hàng phát triển…vv.Việc này đã tạo ra những thay đổi chưa từng có tiền lệ về khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trong 1 thời gian tương đối ngắn đối với hệ thống pháp luật Việt Nam; việc làm quen cũng như thích nghi với điều kiện thay đổi nhanh chóng về thể chế, mở cửa thị trường cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, hàng rào bảo hộ thuế quan bị loại bỏ - 13 -
  12. hoặc cắt giảm cũng đã gây ra không ít các khó khăn, thách thức cho các cơ quan thực thi chính sách, các doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2013-2018, các cam kết HNKTQT tiếp tục được thực hiện với việc Việt Nam hoàn tất các cam kết cắt giảm thuế theo cam kết WTO (hạn chót là 2013), theo các hiệp định FTA theo cơ chế ASEAN+ (hạn chót từ năm 2015-2024), mở cửa thị trường dịch vụ theo các cam kết WTO. Song song với quá trình này, Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán các hiệp định FTA với các đối tác thương mại lớn như EU, LB Nga hoặc các hiệp định FTA “thế hệ mới” với các cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường mạnh mẽ hơn nữa như Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương. II. CÁC CAM KẾT CẮT GIẢM HÀNG RÀO THUẾ QUAN (THUẾ NHẬP KHẨU) CỦA VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ 1. Các cam kết cắt giảm thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) Nhìn chung các cam kết cắt giảm thuế quan theo những Hiệp định Thương mại được chia làm 3 nhóm danh mục sau: l Danh mục giảm thuế thông thường (NT) Danh mục giảm thuế thông thường (NT) bao gồm phần lớn các mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu.Các loại hàng hoá này không cần phải được bảo hộ với thời hạn dài hoặc loại trừ việc giảm thuế. Tuy nhiên trong các hiệp định thương mại tự do ASEAN+ hoặc song phương đã ký, Việt Nam thường được hưởng thời gian thực hiện nghĩa vụ cắt giảm thuế dài hơn các nước đối tác cùng với các nước thuộc nhóm chậm phát triển hơn như Myanmar, Lào, Campuchia. l Danh mục nhạy cảm (SL và HSL) Danh mục nhạy cảm gồm những mặt hàng có lộ trình bảo hộ dài hơn, mức thuế suất bảo hộ cao hơn (so với Danh mục thông thường). SL gồm 2 nhóm: Nhóm nhạy cảm thường (SL) và Nhóm nhạy cảm cao (HSL). Những mặt hàng thuộc Danh mục SL không có lịch trình giảm thuế cụ thể theo từng năm nhưng bị giới hạn mức thuế suất cuối cùng và năm cuối cùng thực hiện. Đối tượng bảo hộ cao của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do là tương đối giống nhau, gồm trứng gia cầm, lá thuốc lá, thuốc lá, xăng dầu, lốp ô tô, sắt thép xây dựng, các loại ô tô, xe máy nguyên chiếc và phụ tùng. Những nhóm mặt hàng được bảo hộ với lộ trình dài hơn bao gồm thực phẩm chế biến, đồ uống có cồn, một số chế phẩm dầu khí, xi măng, nhựa, sản phẩm dệt, nhựa, phụ tùng ô tô, xe máy, máy móc thiết bị. Các thống kê chi tiết những mặt hàng chủ yếu thuộc nhóm giảm thuế thông thường, nhóm nhạy cảm được bảo hộ của cả Việt nam và các nước đối tác được nêu tại các bảng tương ứng trong Phụ lục 1 kèm theo. 2. Cam kết thuế quan của Việt Nam trong khuôn khổ WTO Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết ràng buộc toàn bộ biểu thuế đối với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành, gồm khoảng 10.600 dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối - 14 -
  13. cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức bình quân hiện hành (thuế suất ưu đãi MFN năm 2005) của biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5 - 7 năm. Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ thực hiện cắt giảm thuế đối với khoảng 3.800 dòng thuế, ràng buộc ở mức thuế suất hiện hành với khoảng 3.700 dòng thuế, ràng buộc theo mức thuế trần - cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế, chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hóa chất, phương tiện vận tải. Một số mặt hàng đang có thuế suất cao (trên 30%) sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử. Trong lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp trước khi gia nhập là 23,5% thì mức cắt giảm là 10%. Việt Nam bảo lưu áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng là trứng, đường, lá thuốc lá và muối. Đối với 4 mặt hàng này, thuế suất trong hạn ngạch tương đương mức MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, lá thuốc lá 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với thuế suất ngoài hạn ngạch. Trong lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1% và mức cắt giảm cuối cùng là 12,6%. Nếu so với mức thuế MFN bình quân trước thời điểm gia nhập là 16,6% thì mức cắt giảm sẽ tương đương 23,9%. BẢNG 2: THUẾ CAM KẾT BÌNH QUÂN THEO NHÓM NGÀNH HÀNG CHÍNH Thuế suất cam kết Thuế suất TT Nhóm mặt hàng khi gia nhập WTO cuối cùng (2013) 1 Nông sản 25,2 21,0 2 Cá, sản phẩm cá 29,1 18,0 3 Dầu khí 36,8 36,6 4 Gỗ, giấy 14,6 10,5 5 Dệt may 13,7 13,7 6 Sản phẩm da, cao su 19,1 14,6 7 Kim loại 14,8 11,4 8 Hóa chất 11,1 6,9 9 Thiết bị vận tải 46,9 37,4 10 Máy móc thiết bị cơ khí 9,2 7,3 11 Máy móc thiết bị điện 13,9 9,5 12 Khoáng sản 16,1 14,1 13 Hàng chế tạo khác 12,9 10,2 14 Cả biểu thuế 17,2 13,4 Nguồn: Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Quốc tế - 15 -
  14. Như tất cả các thành viên mới gia nhập WTO khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia một số Hiệp định tự do hóa theo ngành. Những ngành mà Việt Nam tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Các ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng BẢNG 3: CAM KẾT CẮT GIẢM THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG CHÍNH Thuế suất Thuế suất Thời hạn MFN TT Ngành/sản phẩm khi gia nhập cuối cùng thực hiện (%) (%) (%) (năm) 1. Nông nghiệp Thịt bò 20 20 14 5 Thịt lợn 30 30 15 5 Sữa nguyên liệu 20 20 18 2 Sữa thành phẩm 30 30 25 5 Thịt chế biến 50 40 22 5 Bánh kẹo 39,3 34,4 25,3 3-5 Bia 80 65 35 5 Rượu 65 65 45-50 5-6 Thuốc lá điếu 100 150 135 3 Xì gà 100 150 100 5 Thức ăn gia súc 10 10 7 2 2 Công nghiệp Xăng dầu 0-10 38,7 38,7 Sắt thép 7,5 17,7 13 5-7 Xi măng 40 40 32 4 Phân hóa học 0-5 6,5 6,4 2 Giấy 22,3 20,7 15,1 5 Tivi 50 40 25 5 Điều hòa 50 40 25 3 Máy giặt 40 38 25 4 Dệt may 37,3 13,7 13,7 0 Giày dép 50 40 30 5 Nguồn: Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Quốc tế - 16 -
  15. III. CÁC CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG VÀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT THEO WTO 1. Mở cửa thị trường dịch vụ Ü Câu hỏi 1: Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ được quy định ở đâu? Các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam tuân thủ theo Hiệp định GATS – Tên viết tắt của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services) là một Hiệp định thuộc hệ thống WTO, ra đời năm 1995, quy định các nguyên tắc về thương mại dịch vụ. Các nguyên tắc trong Hiệp định này áp dụng bắt buộc đối với tất cả các nước Thành viên WTO. Tuy nhiên, đây chỉ là các nguyên tắc chung về thương mại dịch vụ. Nghĩa vụ cụ thể của mỗi nước thành viên trong việc mở cửa thị trường dịch vụ của nước mình (cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ từ các nước thành viên WTO khác) được nêu trong Biểu cam kết dịch vụ riêng của nước đó (Biểu này là kết quả của đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ của nước đó khi gia nhập WTO). Ü Câu hỏi 2: Mở cửa thị trường dịch vụ có ý nghĩa như thế nào “Mở cửa thị trường” được hiểu là việc cho phép dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ của các nước thành viên khác được tiếp cận thị trường nội địa ở những mức độ nhất định. Với mỗi nước, cam kết mở cửa thị trường được thực hiện đối với từng phân ngành dịch vụ, với mức độ mở cửa khác nhau tuỳ thuộc vào kết quả đàm phán khi gia nhập WTO. Thực chất nội dung mỗi cam kết mở cửa thị trường trong từng phân ngành dịch vụ bao gồm các điều kiện có tính ràng buộc, hạn chế đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ở mức độ khác nhau. Dựa trên kết quả đàm phán, mỗi nước thành viên WTO phải đưa ra Biểu cam kết dịch vụ của mình. Biểu cam kết dịch vụ của một nước là tập hợp tất cả các cam kết cụ thể của nước đó về mức độ mở cửa trong từng ngành, phân ngành dịch vụ. Mỗi Biểu cam kết sẽ bao gồm 02 phần: l Phần cam kết nền (còn gọi là cam kết chung): là các cam kết áp dụng cho tất cả các ngành dịch vụ nêu trong Biểu cam kết, thường là các điều kiện về phương thức cung cấp dịch vụ như hiện diện thương mại hay hiện diện của thể nhân; l Phần cam kết riêng: là các cam kết cụ thể trong từng ngành dịch vụ (bao gồm các điều kiện tiếp cận thị trường cụ thể trong từng ngành dịch vụ. Trường hợp có khác biệt giữa cam kết nền và cam kết riêng thì áp dụng quy định tại cam kết riêng). - 17 -
  16. 1.1 Các ngành dịch vụ sẽ được mở cửa Việt Nam cam kết cho phép các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động trong 11 ngành dịch vụ sau BẢNG 4: CAM KẾT MỞ CỬA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ STT Ngành dịch vụ Ngành nghề cụ thể Bao gồm các dịch vụ chuyên môn như dịch vụ pháp lý, kế toán, kiểm toán, dịch vụ kiến trúc; 1 Dịch vụ kinh doanh máy tính và các dịch vụ liên quan; các dịch vụ kinh doanh khác Bao gồm dịch vụ chuyển phát, viễn thông và 2 Dịch vụ thông tin nghe nhìn 3 Dịch vụ xây dựng Bao gồm dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn, 4 Dịch vụ phân phối bán lẻ và nhượng quyền thương mại Bao gồm các dịch vụ giáo dục phổ thông cơ sở, 5 Dịch vụ giáo dục giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn, các dịch vụ giáo dục khác Bao gồm các dịch vụ xử lý nước thải, xử lý rác 6 Dịch vụ môi trường thải, các dịch vụ khác Bao gồm dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng và 7 Dịch vụ tài chính chứng khoán Bao gồm dịch vụ bệnh viện, nha khoa và các 8 Dịch vụ y tế dịch vụ y tế khác Bao gồm dịch vụ khách sạn và nhà hàng, đại lý 9 Dịch vụ du lịch lữ hành và điều hành tour du lịch, các dịch vụ du lịch khác Dịch vụ văn hóa, 10 giải trí và thể thao Bao gồm dịch vụ vận tải biển, vận tải đường 11 Dịch vụ vận tải bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, các dịch vụ hỗ trợ vận tải - 18 -
  17. 1.2 Cam kết cụ thể của Việt Nam đối với 1 số ngành dịch vụ có liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh kiểu truyền thống Một số ngành dịch vụ được mở cửa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh trên thị trường và cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước gồm HỘP 1: HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TRONG NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Các ngành nghề doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh: Việt Nam cam kết mở cửa tất cả các phân ngành dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO, bao gồm: l Dịch vụ đại lý hoa hồng; l Dịch vụ bán buôn; l Dịch vụ bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp); l Dịch vụ nhượng quyền thương mại. Về chủng loại sản phẩm doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh: Việt Nam cam kết mở cửa các dịch vụ phân phối đối với tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam kể từ ngày 11/1/2007, trừ một số mặt hàng thuộc các nhóm sau đây: l Thuốc lá và xì gà; l Sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình; l Kim loại quý và đá quý; l Dược phẩm; l Thuốc nổ; l Dầu thô và dầu đã qua chế biến; l Gạo, đường mía và đường củ cải. - 19 -
  18. HỘP 1: HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TRONG NGÀNH DỊCH VỤ PHÂN PHỐI Loại hình doanh nghiệp nước ngoài được thành lập: Việt Nam cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động phân phối tại Việt Nam dưới các hình thức sau: l Lập liên doanh với đối tác Việt Nam với điều kiện phần vốn nước ngoài trong liên doanh không quá 49% (từ ngày 1/1/2008 sẽ không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh); l Lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài (với điều kiện là phải lập sau ngày 1/1/2009). Một hạn chế chung trong hoạt động của các hình thức hiện diện thương mại này là họ chỉ được phép cung cấp dịch vụ bán lẻ thông qua việc lập cơ sở bán lẻ (cửa hàng, siêu thị...). Tuy nhiên, các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tự động mở một địa điểm bán lẻ, việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. WTO cho phép cơ quan nhà nước cấp phép được kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) nhằm đảm bảo các cơ sở này được xây dựng ở địa điểm thích hợp, bảo vệ môi trường, đủ điều kiện giao thông và không cạnh tranh trực tiếp với hệ thống thương mại truyền thống đã có sẵn của địa phương. Việc lập cơ sở bán buôn không phải chịu hạn chế này. Doanh nghiệp Việt Nam và các hộ gia đình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia cùng chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). - 20 -
  19. HỘP 2: HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TRONG NGÀNH DU LỊCH Doanh nghiệp nước ngoài được kinh doanh các hoạt động dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch. Doanh nghiệp nước ngoài không được thực hiện dịch vụ hướng dẫn viên du lịch. Đối với dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch: l Mở cửa thị trường: Việt Nam chỉ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nước ngoài có thể thành lập liên doanh với vốn góp tối đa lên đến 99,99% nhưng không được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. l Hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là người Việt Nam; l Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ Inbound là dịch vụ đưa khách nước ngoài vào Việt Nam và lữ hành nội địa đối với khách vào du lịch Việt Nam như là một phần của dịch vụ đưa khách vào du lịch VN. Doanh ng- hiệp nước ngoài không được thực hiện dịch vụ Outbound là dịch vụ đưa khách Việt Nam ra nước ngoài. Một số lưu ý: l Không cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (phù hợp với Điều 51 Luật Du lịch); l Không hạn chế vốn nước ngoài trong liên doanh (Luật Du lịch Việt Nam - 2005 chưa có); l Chưa cam kết cho phép thành lập chi nhánh (Điều 42 Luật Du lịch); l Không hạn chế đối tác Việt Nam trong liên doanh (Điều 51 Luật Du lịch). - 21 -
  20. HỘP 3: HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Theo cam kết riêng về ngành tài chính ngân hàng, doanh nghiệp nước ngoài được thực hiện các dịch vụ tài chính ngân hàng sau: l Dịch vụ nhận tiền gửi (nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng); l Dịch vụ cho vay (cho vay dưới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại); l Dịch vụ thuê mua tài chính; l Dịch vụ thanh toán (tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng); l Bảo lãnh và cam kết; l Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch, trên thị trường giao dịch thoả thuận hoặc bằng cách khác, các loại: - Công cụ thị trường tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi); - Ngoại hối; - Các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sản phẩm như hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn; - Vàng khối. l Môi giới tiền tệ; l Quản lý tài sản (quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác); l Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính (bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyển nhượng khác); - 22 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2