intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cẩm nang Phương pháp phân tích chuỗi giá trị hàng nông sản

Chia sẻ: Hoang Van Long | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

261
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị (CGT) được các nước phát triển áp dụng trong nhiều thập niên qua nhằm đưa sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp. Để nắm chi tiết mời các bạn cùng tham khảo "Cẩm nang Phương pháp phân tích chuỗi giá trị hàng nông sản" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cẩm nang Phương pháp phân tích chuỗi giá trị hàng nông sản

Caåm nang<br /> <br /> phöông phaùp phaân tích chuoãi giaù trò haøng noâng saûn<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP<br /> PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ HÀNG NÔNG SẢN<br /> Phần 1:<br /> <br /> GIỚI THIỆU<br /> 1. Giới thiệu<br /> Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị (CGT) được các nước phát triển áp dụng trong nhiều thập<br /> niên qua nhằm đưa sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp.<br /> Riêng ở Việt Nam, cách tiếp cận này được biết đến và sử dụng rộng rãi từ sau năm 2000. Phương<br /> pháp tiếp cận CGT được đề cập bởi nhiều tác giả khác nhau như Kaplinsky (1999), Kaplinsky<br /> và Morris (2001), Porter (1985), Gereffi (1994, 1999), Gereffi G. và J. Humphrey, et al. (2003)<br /> và cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị “ValueLinks” của GTZ (2007) - (Deutsche Gesellschaft<br /> für Technische Zusammenarbeit – Đức). Nếu những sản phẩm có liên quan đến người nghèo thì<br /> “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo” (M4P, 2008) là sự kết hợp tốt với phương pháp<br /> tiếp cận CGT trong nghiên cứu và kết nối thị trường các sản phẩm. Hiện tại có nhiều chuyên gia<br /> quốc tế đang làm việc tại các tổ chức quốc tế trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến việc thực<br /> hiện và tư vấn phát triển phương pháp CGT như Michael van den Berg, Marije Boomsma, Ivan<br /> Cucco, Luigi Cuna, Nico Janssen, Paule Moustier, Laura Prota, Tim Purcell, Dominic Smith và<br /> Siebe Van Wijk (phụ lục 1).<br /> 2. Định nghĩa chuỗi giá trị<br /> Định nghĩa CGT có thể được giải thích theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.<br /> Chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp là một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để<br /> sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao gồm giai đoạn xây dựng<br /> khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, thực hiện<br /> các dịch vụ hậu mãi đến người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng v.v...Tất cả những hoạt động này<br /> trở thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại<br /> bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Nói cách khác, CGT theo nghĩa hẹp là các hoạt động<br /> trong cùng một tổ chức hay một công ty theo khung phân tích của Porter (1985).<br /> Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một tập hợp những hoạt động do nhiều người khác nhau<br /> tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, người thu gom, nhà chế biến, công ty, người bán sỉ,<br /> người bán lẻ...) để sản xuất ra một sản phẩm sau đó bán cho người tiêu dùng trong nước và xuất<br /> khẩu (phương pháp tiếp cận toàn cầu).<br /> Nói cách khác, CGT theo nghĩa rộng là<br /> • <br /> <br /> một chuỗi các quá trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra;<br /> <br /> • <br /> một sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhóm sản xuất,<br /> doanh nghiệp và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể;<br /> <br /> 1<br /> <br /> DÖÏ AÙN “HOÃ TRÔÏ XUAÁT KHAÅU TRAÙI CAÂY TAÏI CAÙC TÆNH ÑBSCL - MOÂ HÌNH THÍ ÑIEÅM TAÏI TÆNH TIEÀN GIANG”<br /> <br /> • một mô hình kinh tế trong đó kết nối việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích hợp<br /> với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan để tiếp cận thị trường.<br /> 3. Ý nghĩa của phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển bền vững sản<br /> phẩm<br /> Phương pháp tiếp cận CGT có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển bền vững sản phẩm/<br /> ngành hàng, nhất là sản phẩm nông nghiệp bởi vì:<br /> • Phân tích CGT được xem như là công cụ đắc lực giúp cho những nhà quản trị, người giữ<br /> vai trò quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp xác định đâu là những hoạt động chính của một tổ<br /> chức, một ngành hàng, và xác định xem mỗi hoạt động đã góp phần vào chiến lược cạnh tranh<br /> cũng như sự phát triển của tổ chức, của ngành hàng như thế nào.<br /> • Phân tích CGT là một công cụ mô tả nhằm giúp cho nhà quản trị kiểm soát được sự<br /> tương tác giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Là một công cụ có tính mô tả nên<br /> nó có lợi thế ở chỗ buộc người phân tích phải xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong<br /> các hoạt động sản xuất và trao đổi, nhằm chỉ ra được năng lực cạnh tranh của một công ty, một<br /> ngành hàng… có thể bị ảnh hưởng do tính không hiệu quả ở một khâu nào đó trong CGT.<br /> • Giúp cho nhà quản trị đo lường được hiệu quả chung của sản phẩm, của ngành hàng và<br /> xác định được mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân tham gia chuỗi để có cơ sở đưa ra những<br /> quyết định phù hợp.<br /> • Phân tích CGT có vai trò trung tâm trong việc xác định phân phối lợi ích – chi phí của<br /> những người tham gia trong chuỗi, từ đó khuyến khích sự hợp tác giữa các khâu trong chuỗi<br /> để việc phân phối lợi ích vươn tới sự công bằng, tạo ra nhiều hơn giá trị tăng thêm và nâng cao<br /> lợi thế cạnh tranh.<br /> • Giúp cho các nhà tạo lập chính sách có nguồn thông tin cần thiết để có những giải pháp<br /> phù hợp và không ngừng hoàn thiện chính sách vĩ mô và vi mô.<br /> • Giúp hình thành và phát triển các liên kết sản xuất dọc (hợp tác giữa các tác nhân tham<br /> gia chuỗi) và liên kết ngang (giữa từng khâu trong chuỗi) là cơ sở chính để sản phẩm tiếp cận<br /> thị trường một cách bền vững.<br /> • Giúp cho quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả (chi phí sản xuất thấp) từ đầu vào đến đầu ra<br /> và quản lý chất lượng tốt (từ đầu ra trở về đầu vào) nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành<br /> hàng (giá thành cạnh tranh, chất lượng tốt).<br /> • Giúp quản lý rủi ro dọc theo chuỗi tốt hơn và tổ chức hậu cần (logistics) hiệu quả.<br /> • Giúp cho các tác nhân tham gia chuỗi có nhận thức, năng động và trách nhiệm đến sản<br /> phẩm cuối cùng.<br /> • Giúp cho việc nâng cấp chuỗi giá trị kịp thời, hiệu quả từ việc nâng cao trách nhiệm từng<br /> tác nhân và nhà hỗ trợ chuỗi.<br /> 4. Phương pháp luận trong cách tiếp cận chuỗi giá trị<br /> 4.1 Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị<br /> <br /> 2<br /> <br /> Caåm nang<br /> <br /> phöông phaùp phaân tích chuoãi giaù trò haøng noâng saûn<br /> <br /> Có nhiều định nghĩa cách tiếp cận khác nhau về CGT nhưng nhìn chung CGT có ba cách<br /> tiếp cận chính đó là phương pháp Filière (phương pháp chuỗi), khung phân tích của Porter và<br /> cách tiếp cận toàn cầu.<br /> 4.1.1 Phương pháp Filière (chuỗi, mạch)<br /> Phương pháp Filière gồm có nhiều trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác<br /> nhau. Khởi đầu, phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước<br /> đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Phân tích chuỗi, chủ yếu là làm công cụ<br /> để nghiên cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông nghiệp (cao su, bông, cà phê, dừa…)<br /> được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang phát triển. Trong bối cảnh này, khung filière<br /> chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế<br /> biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng.<br /> Do đó, khái niệm chuỗi (Filière) được nhận thức chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tế và<br /> được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những người tham gia<br /> vào các hoạt động. Tính hợp lý của chuỗi cũng tương tự như khái niệm rộng về CGT (đã trình<br /> bày ở trên). Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ<br /> vật chất và kỹ thuật được tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan<br /> hệ chuyển đổi thông qua những người tham gia chuỗi (hình 1).<br /> Nhà cung<br /> ứng đầu vào<br /> <br /> Nhà<br /> sản xuất<br /> <br /> Nhà<br /> chế biến<br /> <br /> Nhà<br /> phân phối<br /> <br /> Người<br /> tiêu dùng<br /> <br /> Hình 1: Khái niệm chuỗi theo phương pháp Filière<br /> <br /> CGT:<br /> <br /> Phương pháp chuỗi (Filière) có hai lĩnh vực và có một số điểm chung so với phân tích<br /> <br /> • Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và<br /> phân phối trong chuỗi hàng hóa và phân biệt các khoản chi phí, thu nhập giữa kinh doanh nội<br /> địa và quốc tế nhằm phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng<br /> góp của nó vào GDP.<br /> • Phân tích chú trọng vào chiến lược của phương pháp chuỗi được sử dụng nhiều nhất ở<br /> trường Đại học Paris – Nanterre, một số viện nghiên cứu như Viện Nghiên cứu và Phát triển<br /> của Pháp (CIRAD), các tổ chức phi chính phủ như IRAM (về phát triển nông nghiệp), nghiên<br /> cứu một cách có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục tiêu, các cản trở và kết quả của mỗi<br /> bên có liên quan trong chuỗi; các chiến lược cá nhân và tập thể cũng như các hình thái qui định<br /> mà Hugon (1985) đã xác định là có bốn loại liên quan đến chuỗi hàng hóa ở Châu Phi được<br /> phân tích gồm qui định trong nước, qui định về thị trường, qui định của nhà nước và qui định<br /> kinh doanh nông nghiệp quốc tế. Moustier và Leplaideur (1989) đã đưa ra một khung phân tích<br /> về tổ chức chuỗi hàng hóa (lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể, hiệu suất về mặt giá<br /> cả và tạo thu nhập, vấn đề chuyên môn hóa của nông dân, thương nhân ngành thực phẩm so<br /> với chiến lược đa dạng hóa).<br /> <br /> 3<br /> <br /> DÖÏ AÙN “HOÃ TRÔÏ XUAÁT KHAÅU TRAÙI CAÂY TAÏI CAÙC TÆNH ÑBSCL - MOÂ HÌNH THÍ ÑIEÅM TAÏI TÆNH TIEÀN GIANG”<br /> <br /> 4.1.2 Khung phân tích của Porter<br /> Cách tiếp cận thứ hai có liên quan đến công trình của Michael Porter (1985) về các lợi<br /> thế cạnh tranh. Michael Porter đã dùng khung phân tích CGT để đánh giá xem một công ty<br /> nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp,<br /> khách hàng và các đối thủ cạnh tranh khác (cách tiếp cận CGT theo nghĩa hẹp). Trong đó, ý<br /> tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được ông tóm tắt như sau: Một công ty có<br /> thể cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ<br /> cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí). Hoặc, làm thế nào<br /> để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng chấp nhận mua với giá cao<br /> hơn (chiến lược tạo sự khác biệt).<br /> Trong bối cảnh này, khái niệm CGT được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh<br /> nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm năng) của mình. Đặc<br /> biệt, Porter còn lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công<br /> ty như một tổng thể. Một công ty cần được phân tách thành một loạt các hoạt động và có thể tìm<br /> thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều hơn) ở các hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các<br /> hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp phần tăng thêm cho giá trị sản xuất hàng hoá (dịch vụ) và các hoạt<br /> động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm (Hình 2).<br /> <br /> Hình 2: Khung phân tích chuỗi giá trị của Porter (1985)<br /> <br /> Trong khung phân tích của Porter, khái niệm CGT không trùng với ý tưởng về chuyển<br /> đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng, theo đó tính cạnh tranh của một công ty không chỉ liên<br /> quan đến qui trình sản xuất. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem<br /> xét CGT bao gồm thiết kế sản phẩm, mua vật tư đầu vào, hậu cần (bên trong và bên ngoài),<br /> tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ (lập chiến lược, quản lý nguồn nhân<br /> lực, hoạt động nghiên cứu…). Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm CGT chỉ áp<br /> dụng trong kinh doanh. Phân tích CGT chủ yếu nhằm hỗ trợ các hoạt động quản lý, điều hành<br /> đưa ra các quyết định mang tính chiến lược.<br /> 4.1.3 Phương pháp tiếp cận toàn cầu<br /> Khái niệm CGT còn được áp dụng để phân tích vấn đề toàn cầu hóa (Gereffi and<br /> Kozeniewicz 1994, Kaplinsky 1999, Kaplinsky and Morris 2001). Theo đó, các nhà nghiên<br /> cứu dùng khung phân tích CGT để tìm hiểu cách thức mà các công ty, các quốc gia hội nhập<br /> <br /> 4<br /> <br /> Caåm nang<br /> <br /> phöông phaùp phaân tích chuoãi giaù trò haøng noâng saûn<br /> <br /> toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyết định liên quan đến việc phân phối và thu nhập toàn cầu.<br /> Phân tích CGT còn giúp làm sáng tỏ việc các công ty, quốc gia và vùng lãnh thổ được kết nối<br /> với nền kinh tế toàn cầu như thế nào. Tương tự, theo cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (GTZ<br /> Eschborn, 2007) của GTZ (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – Đức) thì<br /> CGT là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung<br /> cấp các giá trị đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing,<br /> cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Hay CGT là một loạt quá trình mà các<br /> doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng chủ yếu của mình để sản xuất, chế biến,<br /> và phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt<br /> các giao dịch sản xuất và kinh doanh, trong đó sản phẩm được chuyển từ tay nhà sản xuất, sơ<br /> chế ban đầu đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo thứ tự các chức năng và các nhà vận hành,<br /> CGT sẽ bao gồm một loạt các khâu trong chuỗi (hay còn gọi là các chức năng chuỗi).<br /> Kết hợp với cách tiếp cận CGT của GTZ, phòng Phát triển Quốc tế của Anh còn giới<br /> thiệu cuốn sổ tay thực hành phân tích CGT có liên quan đến người nghèo với tựa đề “Để chuỗi<br /> giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo” hay “Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo”<br /> (M4P, 2008). Đây là cách tiếp cận rất phù hợp để nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, nhất<br /> là những sản phẩm có liên quan đến người nghèo.<br /> <br /> Hình 3: Sơ đồ chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007)<br /> Trong phần còn lại của quyển sách này, tác giả sẽ đề cập CGT theo nghĩa rộng, nghĩa là<br /> CGT là một hoạt động kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào để sản<br /> xuất một sản phẩm, đến sơ chế, vận chuyển, tiếp thị đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho<br /> người tiêu dùng (GTZ Eschborn, 2007).<br /> 4.2 Những hạn chế của phân tích chuỗi giá trị<br /> Vào năm 2006, các học giả và những người thực hành đã lên tiếng phê bình về mô<br /> hình chuỗi giá trị và sự ứng dụng của nó vào các tổ chức dịch vụ. Họ cho rằng phân tích<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2