intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cần cung cấp nhiều hơn nữa các tác dụng không mong muốn của thuốc

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

93
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Riêng ở Pháp, tai biến về thuốc gây ra 10.000 – 30.000 ca tử vong mỗi năm. Hệ thống cảnh giác chịu trách nhiệm phát hiện và phòng ngừa phản ứng phụ trong điều trị hiện mới chỉ phát hiện được khoảng 5%. Các loại thuốc gây tai biến trong điều trị Theo một công trình nghiên cứu tiến hành ở 31 trung tâm dược cảnh giác khắp nước Pháp, các điều trị gây tai biến như sau: Thuốc tim mạch 30%; thuốc hướng tâm thần 10,9%; thuốc kìm tế bào 8%; thuốc chống đông máu 7,8%; thuốc kháng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cần cung cấp nhiều hơn nữa các tác dụng không mong muốn của thuốc

  1. Cần cung cấp nhiều hơn nữa các tác dụng không mong muốn của thuốc Riêng ở Pháp, tai biến về thuốc gây ra 10.000 – 30.000 ca tử vong mỗi năm. Hệ thống cảnh giác chịu trách nhiệm phát hiện và phòng ngừa phản ứng phụ trong điều trị hiện mới chỉ phát hiện được khoảng 5%. Các loại thuốc gây tai biến trong điều trị Theo một công trình nghiên cứu tiến hành ở 31 trung tâm dược cảnh giác khắp nước Pháp, các điều trị gây tai biến như sau: Thuốc tim mạch 30%; thuốc hướng tâm thần 10,9%; thuốc kìm tế bào 8%; thuốc chống đông máu 7,8%; thuốc kháng sinh 7,8%; thuốc giảm đau 6,7%; thuốc chống viêm và chữa thấp khớp 5,7%; thuốc chống co giật 3,6%; các thuốc corticoid 3,1%; các thuốc khác 10,4%. Theo Cơ quan Pháp quản lý về an toàn sức khỏe của thuốc (Afssaps), năm 1984 đã thống kê được 240.000 ca tác dụng không mong muốn (20% ca
  2. bệnh ngoài da, 19% ca bệnh thần kinh trung ương, 12% ca bệnh tiêu hóa, 37% ở người già trên 60 tuổi chiếm 17% dân số Pháp). Tần số gây tai biến liên quan chặt chẽ với số thuốc dùng: - 10% nếu chỉ dùng một loại thuốc. - 20% nếu dùng 2 loại thuốc. - 30% nếu dùng trên 5 loại thuốc. Phát hiện và khai báo khi có tai biến về thuốc Có nhiều ca tử vong vẫn không phát hiện kịp thời. Ví dụ năm 2004, thuốc chống viêm vioxx gây hàng ngàn người chết vì nhồi máu cơ tim. Mỹ báo động 3 năm sau khi thuốc đó bán ra thị trường; Pháp thì chưa chú ý đến vấn đề này. Các thăm dò lâm sàng thường tiến hành ngắn hạn, trong trường hợp đặc biệt (ở phòng thí nghiệm) với bệnh nhân chọn lọc. Do đó, các thông tin chưa phản ứng đúng trong thực tế và ở quy mô lớn ngoài xã hội. Trẻ em thường bị loại trừ trong thăm dò điều trị.
  3. Từ 1984, luật pháp ở Pháp bắt buộc thầy thuốc, các chuyên gia phẫu thuật, nha khoa, nữ hộ sinh, dược sĩ báo cáo các tác dụng “nặng và không ngờ tới” như: tử vong, tàn phế, dị tật, phải nhập viện... Có 2 cách thông báo: - Cho nhà sản xuất thuốc đó. - Hoặc và thường là thông báo cho trung tâm dược cảnh giác. Ở trung tâm dược cảnh giác, người ta tiếp nhận hồ sơ, phân tích các tác dụng không mong muốn, nhưng thấy khó khăn xác định vì có bệnh nhân dùng nhiều thuốc một lúc. Người ta thường chia ra 5 mức đánh giá: loại trừ, nghi ngờ, chấp nhận được, có thể và rất có thể. Khi có ca tác dụng không mong muốn mới hay nặng, cơ quan quản lý cảnh giác mới quyết định điều tra và đi tới thông báo: - Hoặc thay đổi thông tin sử dụng cho các nhà thực hành. - Hoặc hạn chế chỉ định. - Hoặc rút thuốc đó khỏi thị trường. Từ 1998 – 2004 ở Pháp đã cấm dùng 21 loại thuốc.
  4. Việc thu nhận thông tin ở cơ quan dược cảnh giác hiện còn xa với thực tế tác hại của thuốc. Nguyên nhân có nhiều: - Các phẫu thuật viên, nha sĩ, nữ hộ sinh hầu như không khai báo gì. - Bác sĩ nội là người chủ yếu kê đơn lại không muốn khai báo vì sợ mất lòng các nhà kinh doanh, sản xuất thuốc. - Khi các hiệp hội thầy thuốc tổ chức hội thảo về dược cảnh giác, thầy thuốc quan tâm nhưng khi về nơi làm việc lại quên không báo những gì họ quan sát được. - Các lý do khác: Sợ liên quan đến kiện tụng, sợ có lỗi đã làm bệnh nhân ốm thêm, sợ người ta cho là mình không giỏi. - Có bác sĩ còn nghĩ rằng các thuốc chắc chắn, đáng tin cậy, mới được bán ra thị trường. - Có tới 25-30% chỉ định điều trị mà các trình dược viên trình bày không phải là chỉ định chính thức (theo tập san Kê đơn năm 2006). - Có tới 15% liều lượng do trình dược viên trình bày không đúng với các chỉ định chính thức; các nguy cơ gây tai biến chỉ được trình bày ít hơn
  5. 30%. Nhà khoa học Véronique Lamarque đánh giá “Họ cần thay đổi cách hoạt động”. Tử vong vì thuốc nhiều hơn tai nạn giao thông GS. Patrice Queneau ở Viện Hàn lâm y học Pháp cho biết: Có nhiều thông số tham gia vào tai biến do thuốc không dễ buộc tội chính quyền, thầy thuốc, các phòng thí nghiệm Ví dụ: bệnh nhân có thể bị tai biến do chính mình dùng thuốc không có đơn hay không tuân thủ đơn của thầy thuốc. Khó cho con số chính xác vì số ca tai biến. Ở Pháp, ước lượng khoảng 10.000-30.000 ca mỗi năm, nhiều hơn số tai nạn giao thông. Khoảng 1/2 thậm chí đến 2/3 số ca tai nạn về thuốc có thể tránh được (nếu bệnh nhân được thầy thuốc thông tin tốt hơn, bác sĩ được đào tạo tốt hơn trong thực tế....). Cần chú ý cảnh giác nhất là bệnh nhân về tim, gan, thận. Phải phổ biến rộng rãi cho nhân dân: Thuốc là gì (cần học ngay từ nhà trường).
  6. Kết luận: Ở Pháp các cơ quan cảnh giác là “người bà con nghèo” (chỉ được cấp kinh phí có 5 triệu euro mỗi năm trong khi chi phí thuốc trên xã hội tới 30 tỷ euro mỗi năm). Trách nhiệm không riêng ở thầy thuốc mà phần lớn do bệnh nhân (tự dùng thuốc không đơn, liều không thích hợp, trộn nhiều thuốc với nhau, ngừng thuốc đột ngột...).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2