intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Carbon dioxide CO2

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

74
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Carbon dioxide CO2 trình bày về các nội dung như: Giới thiệu chung về Carbon dioxide CO2, tính chất lý hóa, nguồn gốc, cơ chế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trinh học tập cũng như nâng cao kiến thức của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Carbon dioxide CO2

  1. Carbon dioxide CO2 1. Giới thiệu chung CO2 hay khí cacbonic trong điều kiện bình thường nó có dạng khí trong  khí quyển Trái Đất, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên tử ôxy,  Trong dạng rắn, nó được gọi là băng khô. Cacbon dioxit có vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong sản xuất: Nó là  thành phần của quá trình quang hợp – hô hấp Theo nghiên cứu của USDA  [1], sự thở của một người trung bình mỗi ngày sinh ra khoảng 450 lít  (khoảng 900 gam) điôxít cacbon. và có vai trò làm nóng lên của TĐ thông qua HUNK. Điôxít cacbon lỏng và  rắn là chất làm lạnh quan trọng, đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm,  trong đó chúng tham gia vào quá trình lưu trữ và vận chuyển các loại kem  và các thực phẩm đông lạnh. Nó còn được sử dụng để sản xuất nước giải  khát cacbonat hóa và nước sôđa, được sử dụng trong cứu hỏa và trong y  học tới 5% điôxít cacbon được thêm vào ôxy nguyên chất để trợ thở sau  khi ngừng thở và để ổn định cân bằng O2/CO2 trong máu. 2. Tính chất lý hóa Khí cacbonic không duy trì sự cháy và sự sống Điôxít cacbon là một khí không màu mà khi hít thở  phải  ở  nồng độ  cao  (nguy hiểm do nó gắn liền với rủi ro ngạt thở) tạo ra vị chua trong mi ệng   và cảm giác nhói  ở  mũi và cổ  họng. Các hiệu  ứng này là do khí hòa tan  trong màng nhầy và nước bọt, tạo ra dung dịch yếu của axít cacbonic. Ở nhiệt độ dưới ­78 °C, điôxít cacbon ngưng tụ lại thành các tinh thể màu  trắng gọi là băng khô Nước sẽ hấp thụ một lượng nhất định điôxít cacbon, và nhiều hơn lượng  này khi khí bị nén. Khoảng 1% điôxít cacbon hòa tan chuyển hóa thành axít  cacbonic.   Axít   cacbonic   phân   ly   một   phần   thành   các   ion   bicacbonat   (HCO3­) và cacbonat (CO3­2). 3. Nguồn gốc a. Tự nhiên - Tồn tại sẵn có trong bầu khí quyển: khí cacbonic chiếm 0,0035% thể  tích khí quyển
  2. - Hoạt động của núi lửa: các nhà khoa học đã ước tính rằng, qua 1 số tỷ  năm lượng CO2 do núi lửa phun ra ước tính bằng 40000 lần lượng CO2   có trong khí quyển hiện nay. Tồn tại trong đáy biển ( Các đại dương của Trái Đất chứa một lượng   khổng lồ  điôxít cacbon trong dạng các ion bicacbonat và cacbonat— nhiều hơn rất nhiều so với lượng CO2 trong khí quyển. Bicacbonat   được tạo ra trong các phản  ứng của đá, nước và điôxít cacbon. Dưới  đây là ví dụ về sự hòa tan canxi cacbonat: CaCO3 + CO2 + H2O ⇌ Ca2+ + 2 HCO3­ Các phản  ứng tương tự như thế có xu hướng tạo ra các thay đổi đệm  của CO2 khí quyển. Các phản  ứng giữa điôxít cacbon và các loại đá  không cacbonat cũng bổ  sung thêm bicacbonat vào biển cả, chúng sau  đó phản ứng theo chiều ngược lại của phản ứng trên để tạo ra các loại   đá cacbonat và giải phóng một nửa các bicacbonat thành CO2. Hàng  trăm triệu năm qua chúng đã tạo ra một lượng lớn đá cacbonat. Nếu tất  cả các loại đá cacbonat trong lớp vỏ Trái Đất được chuyển hóa ngược   lại thành điôxít cacbon thì lượng khí này sẽ  nặng gấp 40 lần toàn bộ  khí quyển. Phần chủ  yếu của CO2 được bổ  sung vào khí quyển cuối cùng sẽ  bị  các đại dương hấp thụ trong dạng các ion bicacbonat, nhưng quá trình  này phải mất hàng trăm năm do phần lớn nước biển lại không  ở  gần   bề mặt) ­   Cháy rừng b. Nhân tạo - Hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch - Hoạt động giao thông vận tải - Hoạt động sinh hoạt của con người: đun nấu… - Chặt phá rừng bừa bãi 4. Cơ chế CO2 chủ  yếu hoạt động  ở  tầng đối lưu. Bức xạ  của mặt trời có song   ngắn và sóng dài. Khi sóng dài tới TĐ thì đã bị khí quyển TĐ ngăn lại do   trong khí quyển có chứa các khí ozon, CH4, CFC, CO2 và hơi nước… còn  các sóng ngắn thì dễ dàng xuyên qua các lớp khí này chiếu xuống TĐ, sau   đó bức xạ nhiệt từ TĐ phát xạ  trở lại vào khí quyển, tuy nhiên do 1 mất   đi 1 phần năng lượng do mặt đất hấp thụ  nên nó đã chuyển thành sóng 
  3. dàiCác sóng này không có khả  năng xuyên qua lớp CO2 và lại bị  CO2 và  hơi nước hấp thụ, do đó nhiệt độ của khí quyển bao quanh TĐ nóng lên. .  Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ  CO2 trong khí quyển  tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3 oC. Các số liệu  nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian  từ  1885 đến 1940 có liên quan đến việc thay đổi của nồng độ  CO2 trong  khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. 5. Biện pháp giảm phát thải khí CO2 a. Biện pháp kỹ thuật và công nghệ - Giảm việc đốt nhiên liệu hóa thạch - Thay đổi máy móc lỗi thời, tiêu tốn nhiên liệu, -  liên tục cải tiến công nghệ hiệu quả hơn để giảm lượng chất thải và   giảm lượng tiêu thụ tài nguyên - Thay thế nguyên vật liệu sạch, thân thiện với môi trường. - Tìm nguồn tài nguyên thay thế  sạch hơn, có thể  tái sinh: NL gió, mặt  trời, thủy triều… b. Biện pháp quy hoạch và quản lý - Quy hoạch sản xuất nằm ngoài khu dân cư, tập trung tại khu công  nghiệp để dễ dàng quản lý - Hạn chế  dẫn đến việc chấm dứt hoàn toàn việc xây dựng nhà máy  nhiệt điện, thủy điện - Giáo dục ý thức sản xuất sạch và bảo vệ  môi trường của cá nhân và   chủ doanh nghiệp c. Biện pháp chế tài - Sử  phạt nghiêm minh và khắt khe với cơ  sở  sản xuất vi phạm luật   BVMT và gây ô nhiễm MT - Đóng cửa cơ  sở  sản xuất hoặc di dời các khu sản xuất gây ô nhiễm  môi trường d. Biện pháp sinh học - Sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên liệu hydro… - Trồng rừng, phát triển các dự án lâm sinh. - ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Tài liệu tham khảo: http://ccco.danang.gov.vn/98_134_990/Nguyen_nhan_gay_hien_tuong_bien _doi_khi_hau.aspx https://en.wikipedia.org/wiki/Fluorocarbon
  4. http://climatechangegis.blogspot.com/2012/03/nhung­nuoc­tao­ra­nhieu­khi­ thai­nhat_4128.html https://congnghiepxanh.wordpress.com/2014/11/10/qa­150­cau­hoi­ve­bien­ doi­khi­hau/ https://en.wikipedia.org/wiki/Methane http://www.nova­gas.com/analyzers/methane http://www.cryotechvietnam.com.vn/Khi­dac­biet/Methane­ CH4/flypage.tpl.html https://en.wikipedia.org/wiki/Nitrous_oxide https://www.britannica.com/science/nitrous­oxide https://en.wikipedia.org/wiki/Sulfur_hexafluoride http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10680375
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2