intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cấu hình STP trên Catalyst Switch 2960

Chia sẻ: Dao Huong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

436
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phần này các bạn sẽ được tìm hiểu về phương pháp cấu hình Spanning Tree Protocol (STP) trên port-based VLANs thực hiện trên Catalyst Switch 2960. Switch có thể dùng một trong hai giao thức PVST+ dựa trên chuẩn IEEE 802.1D hoặc giao thức rapid-PVST+ dựa trên chuẩn IEEE 802.1w. - Bài viết về Cấu hình STP sẽ bao gồm những bài viết nhỏ sau: + Phần I: Tìm hiểu về những tính năng của Spanning-tree + Phần II: Cấu hình một số tính năng của Spanning-Tree + Phần III: Hiển thị trạng thái Spanning-Tree Phần-I. Tìm hiểu về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cấu hình STP trên Catalyst Switch 2960

  1. Cấu hình STP trên Catalyst Switch 2960 Trong phần này các bạn sẽ được tìm hiểu về phương pháp cấu hình Spanning Tree Protocol (STP) trên port-based VLANs thực hiện trên Catalyst Switch 2960. Switch có thể dùng một trong hai giao thức PVST+ dựa trên chuẩn IEEE 802.1D hoặc giao thức rapid-PVST+ dựa trên chuẩn IEEE 802.1w. - Bài viết về Cấu hình STP sẽ bao gồm những bài viết nhỏ sau: + Phần I: Tìm hiểu về những tính năng của Spanning-tree + Phần II: Cấu hình một số tính năng của Spanning-Tree + Phần III: Hiển thị trạng thái Spanning-Tree Phần-I. Tìm hiểu về các tính năng của Spanning-Tree - Trong phần I của bài viết về cấu hình STP sẽ bao gồm những khái niệm sau: + Tổng quan về STP + Mô hình Spanning-Tree và BPDUs + Bridge ID, Switch Priority, Extended System ID + Trạng thái của các Interface Spanning-tree + Cách thức để một Switch hoặc Port của Switch trở thành Root switch hoặc Root Port + Spanning Tree và Kết nối dự phòng + Quản lý Spanning-tree Address + Dùng Accelerated Aging để giữ lại một kết nối + Các chế độ của Spanning-Tree và Các giao thức + Sự hỗ trợ của Spanning-tree Instances + Sự tương thích của Spanning-Tree + STP và IEEE 802.1Q Trunks. 1. Tổng quan STP - STP là một giao thức quản lý liên kết layer 2, cung cấp một đường dự phòng trong khi vẫn ngăn cản được hiện tượng loop xảy ra trong hệ thống. Khi công nghệ Ethernet hoạt động ở Layer 2 trong mô hình OSI đã được cấu hình đúng, thì duy nhất một đường sẽ được hoạt động giữa hai PC. Trong hệ thống tồn tại nhiều đường cùng hoạt động giữa 2 PC sẽ là nguyên nhân của hiện tượng loop xảy ra. Nếu một loop tồn tại trong hệ thống, thì các thiết bị đầu cuối (PC) sẽ phải nhận nhiều các thông điệp trùng nhau (Cơ chế này gọi là Multi-Frame copy). Switch sẽ phải học thông tin về địa chỉ MAC của các PC trên nhiều port (Cơ chế này gọi là MAC Table Instable). Những hậu quả như vậy sẽ làm cho hệ thống của chúng ta trở nên không ổn định. Spanning-Tree hoạt động trên các switch sẽ có thể giúp hệ thống của chúng ta ngăn được loop và vẫn cho phép hệ thống xây dựng được mô hình có dự phòng. - STP sử dụng thuật toán Spanning-Tree để chọn một switch đóng vai trò làm Root Bridge trong mô hình hệ thống có dự phòng. Thuật toán Spanning-tree sẽ tính toán đường tốt nhất không có loop thông qua hệ thống switch layer2 bằng cách gán vai trò cho mỗi port hoạt động trong mô hình hệ thống đó, và mỗi port sẽ có một vai trò trong số những vai trò dưới đây: + Root: là một port có khả truyền dữ liệu trong mô hình spanning-tree + Designated: một port có khả năng truyền dữ liệu được chọn cho tất cả các switch trong
  2. segment LAN + Alternate: là một port sẽ bị blocked và port sẽ là port được dùng trong trường hợp dự phòng. + Backup: là một port blocked trong cấu hình loopback. - Switch có tất cả các port của nó đóng vai trò là designated hoặc đóng vai trò là backup thì swtich là root swtich. Switch có ít nhất một port của nó đóng vai trò là designated thì switch đó gọi là designated switch. - Spanning tree sẽ đưa đường dùng cho việc dự phòng trở về trạng thái standby (blocked). Nếu một hệ thống đang dùng spanning-tree bị lỗi xẩy ra và đường dự phòng vẫn có, thì thuật toán spanning-tree sẽ thực hiện việc tính toán lại mô hình spanning-tree và đưa đường dự phòng nên hoạt động. Các switch sẽ gửi và nhân các frame spanning-tree, những frame đó được gọi là Bridge Protocol Data Units (BPDUs). Có rất nhiều switch không thực hiện việc truyền những frame BPDUs nhưng những switch đó vẫn sử dụng để xây dựng đường không loop (loop-free). BPDUs chứa những thông tin về swtich gửi và các port của switch đó, bao gồm MAC address, switch priority, port priority, và cost path. Thuật toán Spanning-Tree sẽ sử dụng những thông tin đó để bầu chọn root swtich và root port cho hệ thống switch và các root port và designated port cho mỗi một phân đoạn mạng chuyển mạch (Colision domain = segment). - Khi hai port trên một switch là thành phần của một loop, giá trị độ ưu tiên của port spanning- tree và chi phí đường đi sẽ điều khiển và đưa một port trở về trạng thái forwarding (trạng thái truyền dữ liệu) và một port trở về trạng thái blocking. Giá trị độ ưu tiên của port sẽ đại diện cho vị trí của port đó mô hình hệ thống và hơn hết nó xác định vị trí để cho phép lưu lượng đi qua. Chi phí đường đi là giá trị đại diện cho tốc độ đường truyền. 2. Mô hình Spanning-Tree và BPDUs - Spanning-tree hoạt động trong hệ thống switch sẽ được điều khiển bởi những thành phần sau: + Bridge ID (switch priority và MAC address) tương ứng với mỗi một VLan trên một switch + Spanning-Tree path cost đến root switch. + Port ID (port priority và MAC address) tương ứng với mỗi một interface layer 2 của switch. - Khi các switch trong hệ thống được khởi động, thì mỗi switch sẽ hoạt động với chức năng nhưn một root swtich. Mỗi switch sẽ gửi một cấu hình BPDU thông qua tất cả các port của switch đó đến các switch khác. BPDUs dùng để thông báo và tính toán mô hình spanning-tree. Mỗi gói BPDU có chứa những thông tin sau: + Bridge ID của switch đóng vai trò là root switch (trong trường hợp này chính là switch đang gửi gói BPDU) + Chi phí của đường tới root + Bridge ID của switch đang gửi gói BPDU + Thời gian tồn tại của gói BPDU + ID của port đã gửi BPDU ra ngoài qua port đó + Thời gian của gói Hello, Forward delay, và max-age. - Khi một switch nhận một gói tin BPDU có chứa những thông tin tốt hơn (như: Bridge ID thấp hơn, Chi phí đường đi thấp hơn), swtich đó sẽ lưu thông tin đó lại trên port của switch. Nếu BPDU này được nhận trên root port của switch thì switch đó sẽ chuyển tiếp gói BPDU này đến tất cả các designated Switch. - Nếu một switch nhận được một gói BPDU có chứa những thông tin không tốt bằng những thông tin mà switch đó đang có trên port đó thì switch đó sẽ hủy gói BPDU đi. Nếu switch đóng vai trò là designated switch cho mạng LAN mà nhận được một gói BPDU có thông tin không tin bằng những thông tin mà switch đó đang có trên port thì switch đó sẽ thay thế những thông tin
  3. tốt hơn của mình vào gói BPDU và sẽ gửi đi. Với phương pháp hoạt động như vậy, thì những thông tin không tốt sẽ bị hủy và những thông tin tốt hơn sẽ được quảng bá ra toàn bộ hệ thống. - Kết quả cuối cùng của việc trao đổi các gói BPUD giữa các switch sẽ là: + Một switch trọng hệ thống sẽ được bầu chọn là root switch. Trong mỗi Vlan, switch có priority cao nhất (giá trị số priority thấp nhất) sẽ được bầu chọn với vai trò là root switch. Nếu tất cả các switch trong hệ thống được cấu hình priority mặc định (32768), thì switch nào có địa chỉ MAC thấp nhất trong VLAN sẽ trở thành root switch + Một root port sẽ được chọn trên mỗi switch (trừ trường hợp là root switch). Port này sẽ cung cấp chi phí thấp nhất khi mà switch chuyển dữ liệu đến root switch. + Khoảng cách ngắn nhất đến root switch được tính toán cho mỗi switch dựa trên chi phí đường đi. + Một designated Switch cho mỗi LAN segment (Colision Domain) sẽ được chọn. Designated Switch sẽ phải có đường có chi phí thấp nhất khi chuyển dữ liệu từ mạng LAN đến Root Switch. Port được dùng để truyền dữ liệu thông qua nó trên designated switch được gắn vào mạng LAN gọi là designated port. - Tất cả các đường đi nếu không cần thiết để truyền dữ liệu đến root switch từ mọi nơi trên các switch trong mạng thì sẽ được đưa về trạng thái spanning-tree blocking. 3. Bridge ID, Switch Priority, và Extended System ID. - Chuẩn IEEE 802.1D yêu cầu mỗi switch phải có duy nhất một bridge ID, được dùng trong quá trình bầu chọn root switch. Bởi vì mỗi VLAN có logical bridge khác nhau với PVST+ và rapid PVST+, trên cùng switch phải có các bridge ID khác nhau cho mỗi cấu hình VLAN. Mỗi VLan trên mỗi switch có duy nhất 8-byte bridge ID. Trong đó dùng 2 byte để xác định switch priority, và 6 byte còn lại dành cho switch MAC Address. - Catalyst switch 2960 hỗ trợ IEEE 802.1t spanning-tree mở rộng, và các bit trước kia được dùng cho switch priority thì bây giờ được sử dụng làm VLAN ID. Các bạn có thấy rằng trong 2 byte trước kia được dùng làm switch priority thì trong đó có 4-bit được dùng làm giá trị priority và 12-bit còn lại được mở rộng làm System ID tương ứng với VLAN ID. - Spanning tree sử dụng System ID mở rộng, switch priority và MAC address để làm bridge ID duy nhất trọng mỗi một VLAN. - Dựa vào việc các catalyst switch có hỗ trợ System ID, bạn có thể cấu hình để chọn root switch, secondary root switch, và switch priority cho mỗi VLAN. Ví dụ, khi bạn thay đổi giá trị switch priority, việc thay đổi đó có thể dẫn đến switch đó sẽ được bầu chọn làm root switch. 4. Trạng thái của các interface Spanning-tree. - Mỗi một interface layer 2 của switch (port) sử dụng spanning tree sẽ hoạt động ở một trong các trạng thái sau: + Blocking: interface ở trạng thái này không có khả năng tham gia vào quá trình chuyển frame + Listening: là trạng thái đầu tiên của quá trình chuyển đổi từ trạng thái blocking khi spanning tree quyết định rằng interface này sẽ được tham gia vào trong quá trình chuyển frames. + Learning: Interface ở trạng thái này sẽ chuẩn bị tham gia vào quá trình chuyển frame + Forwarding: Interface ở trạng thái này sẽ có khả năng chuyển frame + Disable: Interface ở trạng thái này không được xử lý bởi spanning tree vì nó đang ở trạng thái shuttdown, hoặc không có liên kết, hoặc spanning tree đang không chạy trên port này. - Một interface sẽ chuyển đổi qua những trạng thái như sau: + Từ khởi tạo đến Blocking
  4. + Từ Blocking đến Listening hoặc Disable + Từ Listening to Learning hoặc Disable + Từ Learning đến Forwarding hoặc Disable + Từ Forwarding đến Disable. - Khi switch được khởi động, spanning tree được enable mặc định, và mọi interface trên switch, VLAN, hoặc hệ thống sẽ phải trải qua trạng thái blocking và bắt đầu chuyển đổi sang trạng thái Listening và learning. Spanning tree sẽ trở nên ổn định (mạng hội tụ) thì mỗi interface sẽ ở một trong hai trạng thái đó là Forwarding hoặc blocking. - Khi thuật toán spanning tree hoạt động tính toán để đưa một port của switch về trạng thái forwarding, thì tiến trình xử lý sẽ xảy ra theo tuần tự sau: + Một interface ở trạng thái listening trong khi spanning tree sẽ trờ cho thông tin để di chuyển interface sang trạng thái blocking. + Trong khi spanning tree đang trờ thời gian forward-dely hết, nó sẽ di chuyển interface sang trạng thái learning và khởi động lại thời gian forward-delay. + Ở trạng thái learning, interface sẽ tiếp tục ngăn những frame đến nó nhưng nó vẫn học những thông tin về địa chỉ MAC vào trong bảng CAM . + Khi thời gian forward-dely hết, spanning-tree chuyển đổi trạng thái interface sang trạng thái forwarding. a. Trạng thái Blocking - Một interface ở trạng thái Blocking sẽ không có khả năng chuyển frame dữ liệu. Sau khi khởi tạo, một BPDU sẽ được gửi đến mỗi port của switch. Một switch sẽ khởi tạo vai trò root cho đến khi switch đó trao đổi các gói BPUD với những switch khác. Sau khi trao đổi được thiết lập thì switch sẽ có khả năng trở thành root hoặc root switch. Nếu có duy nhất một switch trong hệ thống mạng thì sẽ không có sự trao đổi các gói BPDU, thời gian forward-delay hết, thì interface sẽ chuyển sang trạng thái Listening. Một interface của switch sẽ luôn ở trạng thái blocking khi switch bắt đầu khởi động. - Một interface của switch ở trạng thái blocking sẽ có những khả năng sau: + Hủy tất cả các frame mà switch đó nhận được thông qua port này. + Không có khả năng học địa chỉ MAC. + Có khả năng nhận các gói BPDUs. b. Trạng thái Listening: - Đây là trạng thái tiếp theo của một interface sau khi hết thời gian forward-delay của trạng thái blocking. Interface sẽ được chuyển đổi sang trạng thái này khi spanning tree quyết định là interface này sẽ được tham gia vào trong quá trình chuyển frame dữ liệu. - Một interface ở trạng thái Listening sẽ có những vai trò sau: + Hủy những frame nhận được từ interface này + Hủy những frame chuyển mạch từ interface khác + Không học địa chỉ MAC + Có khả năng nhận các gói BPDUs C. Trạng thái Learning - Khi một interface đã chuyển sang trạng thái learning, thì interface đó sẽ có những khả năng dưới đây: + Hủy tất cả những frame nhận được trên interface này.
  5. + Hủy tất cả những frame chuyển mạch từ interface khác. + Có khả năng học địa chỉ MAC để xây dựng bảng MAC table. + Có khả năng nhận các gói BPDU. D. Trạng thái Forwarding. - Khi một port hoạt động ở trạng thái forwarding thì port sẽ có những khả năng sau: + Nhận và chuyển tất cả các frame mà switch đó nhận được thông qua interface này. + Chuyển tất cả những frame được chuyển đến từ interface khác. + Học địa chỉ MAC + Nhận các gói BPDU. E. Trạng thái Disable. - Một interface ở trạng thái này sẽ thực thi những chức năng sau: + Hủy tất cả các frame nhận được thông qua interface này + Hủy tất cả các frame chuyển từ port khác sang + Không học địa chỉ MAC + Không nhận các gói BPDU Trong bài viết tiếp theo các bạn sẽ được giới thiệu về các chuyên đề còn lại của Phần I: Tìm hiểu về các tính năng của Spanning-Tree. Trong bài viết "Cấu hình STP trên Catalyst Switch 2960 - Phần I (tiếp theo)", các bạn sẽ được giới thiệu về các chuyên đề còn lại của phần I đó là: Cách thức để một Switch hoặc Port của Switch trở thành Root switch hoặc Root Port. + Spanning Tree và Kết nối dự phòng. + Quản lý Spanning-tree Address. + Các phương thức hoạt động của Spanning-Tree và Các giao thức khác. + Sự hỗ trợ của Spanning-tree Instances. + Sự tương thích của Spanning-Tree. + STP và IEEE 802.1Q Trunks.. 5. Cách thức để một Switch hoặc Port của Switch trở thành Root switch hoặc Root Port: - Nếu tất cả các switch trong hệ thống mạng để chế độ mặc định spanning-tree đã được chạy, thì switch nào có địa chỉ MAC thấp nhất sẽ trở thành root switch. Trong hình 2.1, Switch A được bầu chọn là root switch bởi vì độ ưu tiên của tất các switch mặc định đều bằng nhau và bằng 32768 và switch A có địa chỉ MAC thấp nhất. Tuy nhiên, bởi vì những lý do như: các lưu lượng đặc biệt, số interface truyền dữ liệu, hoặc các loại liên kết, Switch A sẽ không phải là một root switch có thể hoạt động tốt được. Bằng cách đưa giá trị ưu tiên của một switch nào đó thấp hơn các switch còn lại thì switch sẽ trở thành root switch, bạn sẽ thấy rằng các spanning-tree trên các switch sẽ thực hiện việc tính toán lại mô hình mới với một root switch mới.
  6. hình 2.1: Spanning tree protocol - Khi mô hình của spanning-tree đã được tính toán dựa trên các tham số mặc định, thì đường đi giữa máy nguồn và máy đích sẽ được chuyển mạch không phải là một đường tốt. Cho ví dụ, đang kết nối một liên kết có tốc độ cao hơn vào một interface có độ ưu tiên cao hơn root port có thể sẽ là nguyên nhân của việc root-port thay đổi. Tốt nhất chúng ta nên thay đổi sao cho kết nối nào có tốc độ nhanh nhất thì sẽ là đường được kết nối vào root port. - Cho ví dụ: một port trên switch B là Gigabit Ethernet và một port khác trên Switch B (là port 10/100 Mbps) là một root port. Các lưu lượng truyền trên mạng cần một đường kết nối vào port Gigabit Ethernet để truyền hiệu quả. Bằng cách thay đổi giá trị độ ưu tiên của port spanning-tree trên Gigabit Ethernet port có độ ưu tiên thấp hơn root port, khi đó Gigabit Ethernet port sẽ trở thành root port 6. Spanning Tree và kết nối dự phòng. - Bạn có thể tạo một mạng chuyển mạch backbone dự phòng với spanning tree bằng cách kết nối hai interface của switch với một hoặc hai switch khác, ví dụ trong hình 2.2. Spanning tree sẽ tự động disable một interface nhưng sẽ lại enable nếu interface khác bị lỗi. Nếu một kết nối tốc độ cao và một kết nối khác có tốc độ thấp, thì kết nối có tốc độ thấp sẽ luôn luôn bị disable. Nếu hai kết nối có cùng tốc độ, thì độ ưu tiên của port và port ID được dùng để quyết định disable đường nào, và spanning tree sẽ disable đường kết nối có giá trị thấp nhất. hình 2.2: Spanning tree và kết nối dự phòng
  7. - Các bạn cũng có thể tạo đường dự phòng kết nối giữa các switch bằng cách sử dụng EtherChannel. Các bạn có thể tham khảo bài viết: "Cấu hình EtherChannel trên Catalyst Switch 2960" trên website của vnexperts. 7. Quản lý Spanning-Tree Address - Chuẩn IEEE 802.1D chỉ định 17 địa chỉ multicast có dải: bắt đầu từ 0x00180C2000000 đến 0x0180C2000010, để sử dụng bởi các giao thức khác nhau. Những địa chỉ multicast này là những địa chỉ tĩnh không thể thay đổi hoặc bỏ được. - Không quan tâm đến các trạng thái của spanning-tree, mỗi switch sẽ nhận các thông tin nhưng không chuyển các thông tin này đến đích với những địa chỉ nằm trong dải: từ 0x0180C2000000 đến 0x0180C200000F. - Nếu spanning tree đã được enable, thì CPU trên switch sẽ nhận các gói tin với địa chỉ đích nằm trong dải: từ 0x0180C2000000 đến 0x0180C2000010. Nếu spanning tree bị disable, thì switch sẽ chuyển các gói tin với địa chỉ multicast không xác định. 8. Các phương thức hoạt động của spanning tree và các giao thức: Switch có khả năng hỗ trợ rất nhiều các phương thức và các giao thức khác nhau: - PVST+: + Đây là một phương thức hoạt động của spanning tree dựa trên chuẩn IEEE 802.1D và sự mở rộng độc quyền của Cisco. Phương thức này là phương thức hoạt động mặc định trên tất cả các Ethernet Vlan port-base (cấu hình vlan trên switch theo phương pháp gán port vào các vlan). PVST+ chạy trên mỗi một VLAN của switch, và nó đảm bảo một điều rằng sẽ có một đường đi không có loop (lặp) trên một mạng (network, hoặc subnet). + PVST+ cung cấp cơ chế cân bằng tải layer 2 (Layer 2 load balancing) cho Vlan chạy trên
  8. nó. Bạn có thể tạo một mô hình luận lý (logical topologies) bằng cách sử dụng nhiều Vlan trên mạng của bạn để đảm bảo rằng tất các các kết nối được sử dụng nhưng sẽ không có một kết nối nào hoạt động quá mức cho phép. Mỗi trường hợp của PVST+ trên một VLAN sẽ có một switch giữ vai trò là root switch. Root switch sẽ quảng bá thông tin spanning tree đến tất cả các switch khác trong cùng VLAN. Bởi vì mỗi switch sẽ có các thông tin về mạng giống nhau, nên tiến trình xử lý sẽ đảm bảo rằng hệ thống mạng sẽ được duy trì tốt. - Rapid PVST+: + Đây là một phương thức hoạt động của spanning tree cũng giống như đối với PVST+, nhưng phương thức này có ưu điểm là tốc độ hội tụ sẽ nhanh hơn so với phương thức PVST+ và sự hoạt động của phương thức này dựa trên chuẩn 802.1W. Để cung cấp được tốc độ hội tụ nhanh, rapid PVST+ ngay lập tức xóa toàn bộ giai đoạn tự động học địa chỉ MAC trên mỗi port của switch khi nhận được thông tin thay đổi về mô hình. Với PVST+ thì phương thức này sẽ sử dụng một khoảng thời gian ngắn cho quá trình tự động học toàn bộ địa chỉ MAC. + Rapid PVST+: sử dụng phương pháp cấu hình giống như đối với PVST+, và switch chỉ cần duy nhất rất ít thông tin cấu hình. Ưu điểm của rapid PVST+ là bạn có thể chuyển từ PVST+ sang việc cài đặt và cấu hình rapid PVST+ mà không cần thiết phải nghiên cứu thêm những tham số phức tạp như cấu hình MSTP (Multiple Spanning Tree Protocol). Với rapid-PVST+ thì mỗi một VLAN cũng cần một instance của rapid-PVST+ hoạt động riêng biệt. - MSTP(Multiple Spanning Tree Protocol): phương thức này hoạt động dựa trên chuẩn IEEE 802.1S. Bạn có thể ánh xạ nhiều VLAN vào trong cùng một instance spanning-tree, để hạn chế số instance spanning tree cần thiết có thể hoạt động cho nhiều VLAN. MSTP hoạt động dựa trên RSTP, cung cấp tốc độ hội tụ nhanh bằng cách giới hạn thời gian trễ trong quá trình chuyển dữ liệu và nhanh chóng chuyển trạng thái từ root port và designated port sang trạng thái forwarding. Bạn không thể chạy MSTP mà không có sự hoạt động của RSTP. 9. Sự hỗ trợ của Spanning-tree Instances - Trong các phương thức hoạt động như PVST+ hoặc rapid-PVST+, thì switch có khả năng hỗ trợ nên tới 128 spanning-tree instances. - Trong phương thức hoạt động MSTP, switch có khả năng hỗ trợ tối đa nên tới 65 MST instances. Số VLAN được phép ánh xạ vào một MST instance là không giới hạn. 10. Sự tương thích của các phương thức hoạt động của spanning-tree. - Bảng 2.3 là danh sách của phương thức hoạt động của spanning tree có sự tương thích với nhau: Bảng 2.3: Sự tương thích của PVST+, MSTP, and Rapid-PVST+
  9. - Trong hệ thống mạng chạy cả MSTP và PVST+, thì Common spanning-tree (CST) root sẽ phải hoạt động dưới hệ thống backbone, và một PVST+ switch không thể kết nối đến nhiều vùng MST. - Khi một hệ thống mạng có chứa nhiều switch cùng chạy rapid PVST+ và nhiều switch cùng chạy PVST+, thì chúng tôi khuyến cáo rằng các switch chạy rapid-PVST+ và các switch chạy PVST+ phải cấu hình khác spanning tree instances. Trong rapid-PVST+ spanning tree instance, thì root switch sẽ phải là một rapid-PVST+ switch. Trong PVST+ instances, thì root switch sẽ phải là PVST+ switch. 11. STP và IEEE 820.1Q Trunks. - Chuẩn IEEE 802.1Q cho VLAN Trunks sẽ bắt buộc một vài giới hạn cho việc thiết kế spanning tree cho hệ thống mạng. Chuẩn này yêu cầu duy nhất trên một spanning tree instace cho tất cả các VLANs đều cho phép dữ liệu của các VLANs này có thể truyền trên một đường Trunk. Tuy nhiên, trong hệ thống mạng của Cisco thì các switch đang kết nối trực tiếp với nhau thông qua chuẩn IEEE 802.1Q trunks, những switch này phải duy trì một spanning tree instance cho mỗi một VLAN cho phép trên một đường trunk. - Khi bạn kết nối một thiết bị switch của Cisco đến một thiết bị không phải của Cisco thông qua đường Trunk thì Cisco switch sử dụng PVST+ để cung cấp sự tương thích với spanning tree. Nếu rapid PVST+ đã được hoạt động, thì switch sử dụng PVST+ để thay thế. Switch sẽ tích hợp cả spanning tree instance của chuẩn IEEE 802.1Q VLAN của trunk với spanning tree instance của thiết bị switch không phải của Cisco. - Tuy nhiên, tất cả những thông tin về PVST+ hoặc rapid-PVST+ được duy trì bởi thiết bị switch của Cisco là riêng biệt so với những thiết bị switch của các hãng khác. Các thiết bị switch của hãng khác phải support IEEE 802.1Q và duy trì những thông tin khác so với các thiết bị switch của cisco nhưng chúng vẫn sử dụng chung một đường trunk giữa hai switch này. - PVST+ sẽ tự động được enable trên đường IEEE 802.1Q trunk, và không cần thiết phải cấu hình thêm thông số nào cả. Sự mở rộng spanning tree trên các port access của switch và Inter- Switch Link (ISL) trunk port sẽ không ảnh hưởng đến sự hoạt động của PVST+ Với các chuyên đề trong phần này đã kết thúc Phần-I: Tìm hiểu về các tính năng của Spanning- Tree. Để có thể hiểu rõ về các phương pháp cấu hình STP như nào mời các bạn đón đọc ở các bài viết tiếp theo: Phần II: Cấu hình một số tính năng của Spanning-Tree.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2