intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi ôn tập Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

488
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1. Miễn dịch là gì? Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu? Hướng dẫn trả lời Câu 2. Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào? Hướng dẫn trả lời Câu 3. Trình bày các con đường lây nhiễm bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây nên và cách phòng tránh? Hướng dẫn trả lời Câu 4. Bệnh truyền nhiễm là gì? Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi ôn tập Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

  1. Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Câu 1. Miễn dịch là gì? Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu? Hướng dẫn trả lời Câu 2. Phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào? Hướng dẫn trả lời Câu 3. Trình bày các con đường lây nhiễm bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây nên và cách phòng tránh? Hướng dẫn trả lời Câu 4. Bệnh truyền nhiễm là gì? Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut? Hướng dẫn trả lời
  2. Câu 5. Lấy ví dụ về một số bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra trên cơ thể con người? Hướng dẫn trả lời Câu 1. Hướng dẫn trả lời: – Miễn dịch là khả năng tự bảo vệ đặc biệt của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (các vi sinh vật, độc tố vi sinh vật, các phân tử lạ…) khi chúng xâm nhập vào cơ thể. – Miễn dịch được chia làm 2 loại là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu: + Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: da, niêm mạc, các dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hoá, dịch mật, nước mắt, nước bọt…), dịch nhầy và lông rung ở hệ hô hấp, các đại thực bào, các bạch cầu trung tính đều có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Miễn dịch không đặc hiệu không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên. Miễn dịch không
  3. đặc hiệu có vai trò quan trọng khi miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy. + Miễn dịch đặc hiệu xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, bao gồm 2 loại: miễn dịch tế bào (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc) và miễn dịch thể dịch (là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra). Câu 2. Hướng dẫn trả lời: – Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào đều là những loại miễn dịch đặc hiệu: + Miễn dịch thể dịch: là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong thể dịch của cơ thể do tế bào limphô B tiết ra, kháng thể nằm trong tất cả các chất lỏng (thể dịch) của cơ thể như: sữa, máu, dịch bạch huyết, dịch tuỷ sống, màng phổi... vì vậy nên có tên gọi là “miễn dịch thể dịch”. Chúng có nhiệm vụ ngưng kết, bao bọc các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, lắng kết các loại độc tố do chúng sinh ra.
  4. + Miễn dịch tế bào: là miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của tế bào limphô T độc. Các tế bào mang kháng thể này có nhiệm vụ tiêu diệt các loại virut, vi sinh vật gây bệnh, thu gom các mảnh vụn trong cơ thể, bằng cách tiết ra loại prôtêin làm tan các tế bào bị nhiễm độc, ngăn cản sự nhân lên của virut. Trong những bệnh do virut gây ra, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể. Câu 3. Hướng dẫn trả lời: – Các con đường lây nhiễm bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây nên: + Lây truyền theo đường hô hấp: qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí) bắn ra khi ho hoặc hắt hơi. + Lây truyền theo đường tiêu hoá: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm. + Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp (qua da và niêm mạc bị tổn thương, qua vết cắn của động vật và côn trùng, qua đường
  5. tình dục). + Truyền từ mẹ sang thai nhi (khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ). – Muốn phòng tránh các bệnh do vi sinh vật gây nên cần tiêm phòng vacxin, kiểm soát vật trung gian (muỗi, ve, bét...), giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống, vệ sinh ăn uống và thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm, an toàn trong truyền máu và quan hệ tình dục... Câu 4. Hướng dẫn trả lời: – Khái niệm bệnh truyền nhiễm: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng: có thể là vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut... Không phải cứ có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh. Muốn gây bệnh phải hội tụ đủ 3 điều kiện: độc lực (mầm bệnh và độc tố), số lượng nhiễm đủ lớn và con đường xâm nhiễm thích hợp. – Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut: + Bệnh đường hô hấp: virut từ sol khí đi
  6. qua niêm mạc vào mạch máu rồi tới các nơi khác nhau của đường hô hấp. Các bệnh thường gặp như: viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp (bệnh SARS)... + Bệnh đường tiêu hoá: virut xâm nhập qua miệng, lúc đầu nhân lên trong mô bạch huyết, sau đó một mặt vào máu rồi tới các cơ quan khác nhau của hệ tiêu hóa, một mặt vào xoang ruột rồi ra ngoài theo phân. Các bệnh thường gặp như: viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày - ruột... + Bệnh hệ thần kinh: virut vào cơ thể theo nhiều con đường: hô hấp, tiêu hóa, niệu, sau đó vào máu rồi tới hệ thần kinh trung ương (như viêm não, viêm màng não, bại liệt). Một số virut (bệnh dại) tới thần kinh trung ương theo dây thần kinh ngoại vi. + Bệnh lây qua đường sinh dục: lây trực tiếp qua quan hệ tình dục như HIV, hecpet (bóng nước sinh dục, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung), viêm gan B. + Bệnh da: virut vào cơ thể qua đường hô hấp, sau đó vào máu rồi mới đi đến da.
  7. Tuy nhiên cũng thường lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ dùng hàng ngày. Các bệnh trên da như đậu mùa, mụn cơm, sởi... Câu 5. Hướng dẫn trả lời: – Bệnh cúm do virut cúm gây ra, lây truyền qua đường hô hấp. – Bệnh AIDS do virut HIV gây nên, lây truyền qua đường máu, đường tình dục hoặc truyền từ mẹ sang con. – Bệnh tả, lị do vi khuẩn gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa. – Bệnh quai bị là bệnh do virus quai bị gây ra, lây truyền chủ yếu do các chất tiết của đường hô hấp. – Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, lây truyền qua đường hô hấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2